Tài liệu Thói quen xấu gây cận thị docx

6 309 0
Tài liệu Thói quen xấu gây cận thị docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thói quen xấu gây cận thị Cận thị học đường gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu do điều kiện học tập và dinh dưỡng chưa phù hợp Lần khảo sát gần đây nhất trong năm 2008 do Viện Khoa học giáo dục VN tiến hành tại một số trường phổ thông cho thấy: tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ rất cao, trong đó chủ yếu là cận thị với khoảng 26,14% trong tổng số học sinh phổ thông; học sinh tiểu học (lớp 4, 5) bị tật khúc xạ là 18,67%; ở cấp THCS, tỷ lệ này tăng lên 23,47%; ở cấp THPT đã lên đến 32,7%. Nhưng tại nông thôn, tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ 14,4% - thấp hơn so với tỷ lệ này ở thành phố là 23%. Những nguyên nhân Ông Nguyễn Đức Minh, Viện Khoa học giáo dục, cho biết: qua thực tế khảo sát tại các trường cho thấy, nhiều yếu tố trong môi trường sư phạm đã tác động không tốt đến thị giác của học sinh. Ông dẫn chứng: nhiều lớp học, bảng không đủ điều kiện chống lóa, khoảng cách từ bàn đến bảng xa, trong khi, nhiều thầy cô viết chữ nhỏ, xấu như "thả giun" lên bảng. Nhiều trường xây mới, đẹp nhưng thiết kế chưa hợp lý: cửa sổ nhỏ không tận dụng được ánh sáng tự nhiên - đây là nguồn ánh sáng rất tốt cho mắt. Ngoài ra "sáng kiến" mới đóng những bộ bàn ghế mà mặt bàn phẳng ngang rất ảnh hưởng đến mắt của học sinh. Bàn phù hợp với tầm nhìn là mặt bàn cần có độ nghiêng 10-15 độ. Bác sĩ Cương, Bệnh viện mắt T.Ư nêu rõ: những yếu tố gây cận thị thường do di truyền và đời sống hoạt động giáo dục . chủ yếu là những công việc gần mắt. Có thể giảm bớt ảnh hưởng của những yếu tố có thể gây tăng độ như những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic; thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn; tránh cúi sát khi đọc sách, đọc phải đủ ánh sáng, bàn nghế ngồi thoải mái; sau 1 giờ học, nên nghỉ 5-10 phút, nhắm mắt lại hay nhìn ra xa qua cửa sổ vào khoảng không cho mắt thư giãn. Có thể xoa nhẹ lên mắt cho máu lưu thông, cơ mắt được thư giãn, giảm lực cơ co kéo vào võng mạc lúc học nhiều. Những lưu ý Cần lưu ý, không nằm, quỳ khi đọc sách, hoặc viết bài; không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay; không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn; khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem. Tư thế đúng khi ngồi học: ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh THCS, 35 cm với học sinh THPT và người lớn. Không cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới cận thị. Nếu ăn quá nhiều đường (nhất là ở lứa tuổi học trò) là yếu tố làm mắt cận thị. Bởi, khi cơ thể hấp thu quá nhiều đường sẽ khiến cho hàm lượng vitamin B1 giảm, lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới lượng vitamin cung cấp cho thần kinh thị giác, dẫn tới bệnh cận thị nặng thêm. Để phòng ngừa cận thị, chế độ ăn uống cần có đầy đủ các vitamin như: vitamin A,D,E… (có nhiều trong gan cá, gan gia súc gia cầm, lòng đỏ trứng,bơ .) có tác dụng hạn chế mức tiến triển của cận thị; giúp chuyển hóa tốt can-xi, củng cố mao mạch hắc mạch mắt, làm dẻo vỏ nhãn cầu phòng ngừa cận thị… Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng (Bệnh viện Mắt T.Ư) cho biết: mới có 50-67% các em mắc tật khúc xạ được chỉnh kính. Nếu mắt đã bị tật mà không đeo kính, chăm sóc, điều trị, tật khúc xạ sẽ ảnh hưởng nhiều trẻ nhìn không rõ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt; cận thị nặng có thể gây biến chứng bong võng mạc, dẫn đến mù lòa. Một số tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác dẫn đến nhược thị một mắt. Thông điệp của sắc màu Những màu sắc tự nhiên trong thực phẩm như trái cây và rau quả là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin chống ô-xy hóa, khoáng chất và hóa thực vật. Đây là những chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cải thiện khả năng chống chọi với bệnh tật. Cụ thể, các thực phẩm có màu đỏ sậm, hồng và cam rất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể, trong khi những trái cây màu đỏ, vàng, cam có nhiều caratenoid, vitamin A, còn rau cải xanh, dầu thực vật, hạt các loại chuyên cung cấp vitamin E. Theo báo Times of India dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng Sveta Bhassin (Ấn Độ), để tăng cường hệ miễn dịch chống lại cúm A/H1N1, nên uống 2 ly nước ép táo/quả anh đào/cà chua mỗi ngày. Những loại nước ép như dứa, lựu, dưa hấu cũng rất tốt cho hệ miễn dịch. Thuốc giảm đau - Tai biến khó lường Tác dụng của thuốc giảm đau có thể nhận thấy ngay sau khi sử dụng, nhưng việc lạm dụng này có thể gây hậu quả lâu dài. Khoa Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội từng tiếp nhận không ít những nạn nhân do lạm dụng thuốc giảm đau mỗi khi cơ thể bị đau nhức. Nhẹ thì nổi mẩn đỏ khắp người, đầu choáng váng, nặng thì sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo các bác sĩ, trong những thuốc gây dị ứng, thuốc giảm đau được liệt vào hàng thứ 2, sau thuốc kháng sinh. Bôi thuốc giảm đau . đau thêm GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp học VN, cho biết mới đây ông đã điều trị cho một bệnh nhân nam, 60 tuổi, có tiền sử bị viêm đa khớp nhập viện trong tình trạng sốt, sưng đau hai khớp gối. Theo lời bệnh nhân kể lại, trước đó ông bị sốt kèm theo sưng đỏ hai khớp gối, nghe lời mách bảo ông đã tự ý mua thuốc bôi ngoài da. Ngày đầu tiên các cơn đau nhức khớp gối có giảm đôi chút nhưng sau đó khớp gối bắt đầu sưng to và đau nhiều hơn mặc dù ông đã tăng thêm liều bôi. Theo GS Ân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thuốc có chất gây dị ứng. Điều đáng sợ là nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc gia truyền đã trộn vào những thuốc giảm đau rẻ tiền như coticoid dẫn tới việc người tiêu dùng phụ thuộc vào thuốc, bệnh không chữa được lại còn gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều phản ứng phụ Theo GS Ân, trên thị trường hiện có hai dòng thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến là: thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giảm đau hạ nhiệt (thường dùng nhất là nhóm thuốc paracetamol với nhiều tên biệt dược khác nhau như: epanadol, tylenol, efferalgan .) trong đó nhiều loại thuốc sử dụng mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng bệnh nhân có thể phản ứng da như mẩn ngứa, mề đay hoặc phù mạch, phù thanh quản. Nếu dùng bừa bãi có thể gây ngộ độc, tổn thương gan và hệ thần kinh trung ương. Thực tế, đã có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng paracetamol quá liều. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đối với nhóm thuốc giảm đau kháng viêm đặc trị thường mang lại kết quả điều trị cao nhưng rất dễ gây biến chứng, nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh tiêu hóa. Bởi đa số các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào, cho đến khi dạ dày bị thủng hoặc xuất huyết nặng mới được phát hiện. Nhưng đáng nói là khá nhiều người cứ thấy đau bụng, đau đầu, đau khớp . thường tự ý mua thuốc mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. “Trong khi đó, những trường hợp có các triệu chứng viêm xương khớp nếu dùng thuốc bừa bãi rất nguy hại vì có thể kích thích bệnh lý khác phát triển. Đối với những người có bệnh về gan, dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định sẽ đẩy nhanh quá trình suy gan, viêm gan mãn”- GS Ân cảnh báo! TS Dũng khuyến cáo, trong các thuốc giảm đau, cần thận trọng nhất với aspirin, đặc biệt là trẻ em mới bị bệnh do virus vì thuốc có thể gây tổn thương gan và não. Việc sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt khác cho trẻ nhỏ cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Thận trọng với thuốc dạng dán và bôi Nhiều bác sĩ cho biết, không ít người nghĩ đơn giản các cơn đau đầu hay các sang chấn ngoài da là những bệnh vặt vãnh nên hay tự ý mua các loại thuốc ngoài da về sử dụng. Tuy nhiên, trường hợp nếu các khớp viêm có triệu chứng sưng, nóng, đỏ không được sử dụng các loại cao dán hoặc thuốc bôi giảm đau có tác dụng làm nóng như Salonpas, Perkindon, Deep heat, Sungaz . Bởi khi đó, tinh dầu nóng sẽ gây dãn mạch, khiến lượng máu đổ về chỗ viêm tăng lên. Hậu quả chỗ viêm càng sưng và phù nề hơn làm cho tình trạng viêm khớp càng nặng hơn. Với những thuốc giảm đau có tinh dầu nóng chỉ nên sử dụng khi bị các sang chấn như va đập phần mềm sưng bầm, bong gân, trật khớp, dãn dây chằng, đau khớp, đau mỏi mình mẩy . Các chế phẩm có tinh dầu nóng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải vì có thể gây bỏng da và tốt nhất không dùng cho trẻ nhỏ.

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan