ĐềnQuốcMẫuÂuCơ Công trình đẹp trong quần thể Khu DTLS Đền Hùng (Phú Thọ) NGUYỄN VIẾT TÔN Đền QuốcmẫuÂuCơ nguyên thủy được xây dựng từ thời Hậu Lê, tại xã Hiền Lương, huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) tuy không đồ sộ nhưng khá nổi tiếng, bởi ngoài những bức chạm gỗ quí giá được coi là những tiêu bản của nền nghệ thuật đương thời, mà nó còn quý giá bởi sự gắn kết với những truyền thuyết lịch sử của thời đầu dựng nước. ĐềnQuốcmẫuÂuCơ nguyên thủy Tương truyền, xưa kia Lạc Long Quân và mẹ ÂuCơ sinh được 100 người con, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi khai sơn phá thạch. Trong 50 người con theo mẹ thì người con đầu lên nối ngôi, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời trong hơn 2.600 năm (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên). Bà ÂuCơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Khi đến xã Hiền Lương huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ), thấy phong cảnh non xanh nước biếc, đất đai phì nhiêu, rừng nhiều muông thú bèn dừng lại khai khẩn đất đai, lập làng xóm đông vui trù phú. Một ngày kia, mẹ ÂuCơ theo đám mây ngũ sắc hóa về trời, để lại dưới gốc đa một dải yếm, dưới gốc đa ấy, nhân dân Hiền Lương lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của Tổ Mẫu, đó chính là đền Hiền Lương còn gọi là ĐềnMẫu ngày nay. Để qui tụ các giá trị văn hóa tinh thần thuộc thời đại Hùng Vương về hội tụ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng từ giữa tháng 9.2001, công trình Đền QuốcmẫuÂuCơ chính thức được khởi công xây dựng mới tại núi Vặn trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương, huyện Phù Ninh) và đến ngày 31.12.2004 đã cơ bản hoàn thành cả nội và ngoại thất với tổng giá trị đầu tư 25 tỉ đồng. Công trình do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Phú Thọ quản lý giám sát đầu tư. Do công trình mang ý nghĩa lịch sử văn hóa đặc biệt, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước nên từ khâu chọn địa điểm xây dựng mới đến quá trình thi công đều được tiến hành hết sức cẩn trọng. Phải trải qua một quá trình tìm hiểu nghiên cứu kỹ địa thế, cuối cùng ban chỉ đạo đầu tư xây dựng đã chọn đỉnh núi Vặn (có độ cao 147m so với mực nước biển, đứng thứ nhì trong quần thể núi Hùng) làm nơi an tự. Núi Vặn có phong cảnh sơn thủy hữu tình, có hồ Lạc Long Quân bao quanh ôm ấp, xa xa thấp thoáng các khu công nghiệp Bãi Bằng, Việt Trì . Khánh thành công trình Đền QuốcmẫuÂuCơ mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn do Viện Bảo tồn di tích Trung ương - Bộ VHTT đảm nhiệm. Công trình Đền QuốcmẫuÂuCơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn do Viện Bảo tồn di tích Trung ương - Bộ VHTT đảm nhiệm. Chất liệu, vật liệu xây dựng công trình cũng phải được lựa chọn kỹ càng từ mọi vùng miền của đất nước để công trình vừa có tính dân tộc vừa có tính thời đại. Quá trình thi công xây đựng đảm bảo theo nguyên tắc đúng thiết kế, phải có kinh nghiệm trình độ kỹ thuật cao trong thi công nên các đơn vị thi công cũng được lựa chọn kỹ thông qua hình thức đấu thầu. Cuối cùng thì 5 đơn vị thi công cũng đã được lựa chọn đảm trách thi công từng gói thầu cụ thể. Đến thăm công trình vào những ngày đầu năm mới 2005 tôi thực sự choáng ngợp giữa sự vĩ đại và bề thế của công trình giữa cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp. Chỉ riêng phần đường bậc lên, xuống cũng đã khá kỳ công, xây dựng trên một vách núi cao, dốc thẳng với trên 500 bậc đá làm bằng chất liệu đá Hải Lựu huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), đá Trị Quận huyện Phù Ninh (Phú Thọ); các bậc đá bố trí theo số lẻ từng đoạn, từng đoạn lại có một chỗ nghỉ chân cho du khách đến tham quan. Cổng tam quan xây cao 5,8m, lối chính cao 2,2m, hai lối phụ hai bên cao 1,2m. Khung cột, sườn mái làm bằng bê tông cốt thép nhằm tạo độ bền vĩnh cửu, mái cổng lợp dán ngói mũi hài, các đao góc, các họa tiết chạm khắc trên đá và mái cổng tam quan mô phỏng hình chim lạc. Qua cổng tam quan lên tới bậc đá thứ 500 bắt đầu bước vào cổng tứ trụ gồm hai trụ chính cao 6,5m, hai trụ phụ hai bên cao 5,2m; cột trụ làm bằng bê tông cốt thép, xung quanh đắp gờ chỉ tạo hoa văn, đắp trát các con giống thời kỳ Hùng Vương; 4 cột trụ vút thẳng trời cao biểu thị sự giao hòa giữa thiên nhiên và trời đất. Tiếp đến là hai trụ biểu cao 14m-15m được ốp bằng đá phiến xanh từ vùng Thanh Hóa, Ninh Bình, dày 20cm - 30cm được chạm khắc các họa tiết, con giống phổ thông theo hình chim lạc - đây được coi là hai trụ biểu độc đáo nhất cả nước. Sau trụ biểu là hai nhà bia xây dựng trên diện tích 66m2, kiến trúc mang tính chất đền chùa, mặt bằng hình vuông, mái chồng diêm, khung cột sườn mái làm bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, xung quanh ốp đá xanh Thanh Hóa, đá Hải Lựu và bố trí các con lân con ly bằng đá. Bia và trụ bia làm bằng đá một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với sự đóng góp công đức của đồng bào cả nước. Qua nhà bia, bước vào khu đền chính, nằm trên diện tích gần 500m2. Khu đền chính gồm một đền thờ chính và hai nhà Tả Vu, Hữu Vu nằm hai bên. Đền chính đặt theo hướng Tây Nam, kiến trúc xây dựng kiểu mái chồng diêm, mặt hình chữ đinh; khung cột sườn mái vách đố lụa bao che làm bằng gỗ lim tuyển chọn từ vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh. Mái lợp ngói mũi hài âm dương, nền lát gạch bát, sân và lan can bao quanh ốp đá xanh Thanh Hóa. Riêng thành lan can được chạm khắc các họa tiết hình chim lạc và các hoạt động văn hóa dân gian thời kỳ Đông Sơn. Nội thất trong đền gồm tượng Mẫu và hai tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng với khối lượng khoảng 2 tấn. Các nhang án, đại tự, câu đối, bệ đặt trống đồng, giá treo chuông, treo chiêng, cựa vọng, y môn . được sơn son thếp vàng trên chất liệu gỗ quí. Hai bên Tả Vu là hai bức phù điêu khắc họa cảnh 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi bằng chất liệu gò đồng. Hai nhà Tả Vu, Hữu Vu đặt hai bên trái và phải đền chính cũng làm bằng chất liệu gỗ lim, lợp ngói mũi hài âm dương dùng làm nơi đặt đồ cúng lễ. Ngoài ra, trong khu đền chính còn có hệ thống sân vườn tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp. Do đặc thù nằm trên núi cao có độ chênh cốt lớn nên hệ thống sân vườn được xây dựng khá kỳ công, xung quanh đền chính được xây kè bằng 3 lớp, lớp trong cùng là tường chắn bằng bê tông cốt thép, lớp giữa xây bằng đá hộc, lớp ngoài ốp bằng đá ong lấy từ vùng làng cổ Sơn Vi, Thanh Đình huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Trong sân trồng các giống cây đặc trưng ở đình chùa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như cây đại cổ thụ, cây cau, cây si, cây ngọc lan . Từ trên đền chính trong những ngày nắng đẹp ta có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ khung cảnh Khu công nghiệp Bãi Bằng, thành phố Việt Trì, xa xa là 3 dải sông Hồng, sông Lô, sông Đà uốn lượn như những con rồng nhỏ ôm ấp chân núi mẹ. Diện mạo một ngôi đền thế kỷ đã hiện rõ với một kiến trúc đẹp, một hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, một hệ thống chống sét tiên tiến nhất hiện nay với sự góp công, góp sức của những người thợ, những nghệ nhân tên tuổi. Đền QuốcMẫuÂuCơ đã hoàn thành đúng tiến độ đạt được ý nguyện quy tụ các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương bảo đảm phục vụ du khách trong nước và quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài về dự Giỗ Tổ Hùng Vương trong năm nay. . Đền Quốc Mẫu Âu Cơ Công trình đẹp trong quần thể Khu DTLS Đền Hùng (Phú Thọ) NGUYỄN VIẾT TÔN Đền Quốc mẫu Âu Cơ nguyên thủy được xây. trình Đền Quốc mẫu Âu Cơ mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn do Viện Bảo tồn di tích Trung ương - Bộ VHTT đảm nhiệm. Công trình Đền Quốc mẫu Âu Cơ