1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Chuyện Người Thái Tây Bắc Tiễn dặn người yêu docx

6 842 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 258,84 KB

Nội dung

Chuyện Người Thái Tây Bắc Tiễn dặn người yêu "Tiễn dặn người yêu" là một truyện thơ dài 1846 câu của người TháiTây Bắc nước ta. Truyện kể về một mối tình chung thuỷ của lứa đôi, trải qua nhiều trắc trở đắng cay, cuối cùng cũng đoàn tụ. Cốt truyện như sau: Chàng trai nhà nghèo yêu một cô gái. Hai người có bao kỷ niệm đẹp êm đềm và từng gắn bó thề nguyền:"Sông Đà cạn bằng chiếc đũa hãy quên". Anh nhờ người mối lái, lo lễ vật đến xin ở rể, nhưng bố mẹ cô gái chê anh nghèo, không nhận lời. Cô bị bố mẹ ép gả cho một người con trai giàu có. Cô kêu van chú thím anh chị em trong nhà, kêu van đến cả chim cu, nhưng ai cũng không giúp được, "dẫu van xin bố mẹ cũng không buông, không tha". Người con trai nhà giàu đến ở rể. Người yêu của cô đau khổ, phẫn chí bỏ nhà đi buôn, hy vọng trở nên giàu có, sẽ trở về giành lại người yêu. Trước lúc ra đi, cô trao lại người yêu chiếc đàn môi hẹn ngày tái ngộ. Cô mòn mỏi chờ trông mà người yêu đi mãi vẫn chưa về. Năm tháng đã trôi qua, người con trai nhà giàu đã hết hạn "ở rể ngoài" và được làm "rể trong". Hết hạn ở rể, cô phải về nhà chồng. Cùng lúc ấy, người yêu trở về, anh tiễn chị đi. Đôi bạn tình bịn rịn, không muốn rời nhau. Anh tiễn người tình trước lúc chia tay: " Không lấy được nhau thời trẻ" thì hãy lấy nhau "khi goá bụa về già". Mấy năm sau, chị bị nhà chồng đuổi về nhà cha mẹ đẻ vì theo họ, chị không thể nào trở thành "vợ hiền, dâu thảo". Rồi cha mẹ chị bán chị cho một nhà quan. Chị đau khổ như điên như dại. Gia đình nhà quan đưa chị ra chợ bán với giá bán một cuộn dong. Người mua chị lại chính là người yêu cũ, nay đã trở nên giàu có và đã có vợ. Chị đã quá thay đổi, anh chẳng nhận ra chị được nữa. Chị đem đàn môi ra gảy. Anh chợt nhận ra chị qua tiếng đàn môi não nùng. Anh thu xếp cho người vợ trước trở về nhà cha mẹ mình rồi cưới chị làm vợ như lời nguyền ngày trước. Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa 1. Đoạn thơ ghi lại tâm trạng hoảng hốt, đau khổ của cô gái Thái khi bị cha mẹ ép duyên. - Đó là một buổi chiều, cô đang kiếm củi trên nương. Cô vừa hái củi vừa nghĩ đến người yêu: " một bó dành nhen lửa sàn hoa - Lứa sàn hoa để bạn trai xa hơ áo - Em chỉ đón chờ mồi thuốc anh yêu". Cô mơ ước "Hỡi vía anh yêu, về nhà theo nhau". Mặt trời được nhân hoá như đang đối thoại với cô gái, mặt trời "qua sàn người thương", lúc "sắp lặn", lúc "khuất mây mờ", mặt trời "không gọi không chờ", - chẳng khác nào chàng trai - người yêu của cô. Gánh củi về nhà, cô ngạc nhiên nhìn thấy gói cà, gói xôi, gói thuốc lào . Lúc đầu cô tưởng là hàng hoá của người Xá mang tới đổi bán. Khi biết là sính lễ "ràng cuốn tình con", cô luống cuống hoảng sợ, đau khổ "lập cập chạy ra sân" ."nát ruột gan" nghĩ về người yêu. Kêu van bác trai, bác gái, chú thím, chị em dâu rể, ai cũng bảo: "Không giúp nổi cháu ơi", "không giúp được em ơi!" Nghe chim cu khuyên giải: "Bố gả chồng cho, đừng chối cô à!". Như một định mệnh "dầu van xin cha cũng không buông không thả", cô gái tủi thân, tủi phận, than khóc: "Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa. Bằng con chẫu chuộc thôi!" 2. Ý nghĩa, giá trị - Đoạn thơ phản ánh tục lệ ép duyên, lên án lễ giáo phong kiến về hôn nhân đã chà đạp lên tình yêu hạnh phúc của người phụ nữ. (Thái) - Đoạn thơ có giá trị nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm đối với nỗi đau khổ của người con gái bị ép duyên. Chuyện người Tày Nùng Vượt biển "Vượt biển" là một truyện thơ dân gian Tày, Nùng, dài chừng 1.000 câu thơ. Tiếng Tày, Nùng gọi là "Khảm hải". Truyện được lưu truyền rộng rãi ở vùng xung quanh hồ ba bể, tỉnh Bắc Cạn. Các thầy cúng xưa nay vẫn đọc "Vượt biển" trong những buổi lễ cầu hôn, cầu mát nghe rất não nùng, ai oán. Có thể tóm tắt truyện thơ "Vượt biển" như sau: Có hai anh em nhà kia mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Sau khi người anh lấy vợ, rồi giàu có. Người anh trở nên nhạt nhẽo và bỏ mặc em sống nghèo đói lam lũ, rách rưới. Chị dâu thương tình vá áo cho đứa em chồng. Lưng áo rách của em đã in những ngón tay chàm của chị dâu. người anh đi làm về nhìn thấy vết tay chàm trên lưng áo em, ghen tức. "Chém đầu em treo ngọn cọ, Chặt chân em treo ở ngọn vông". Em chết đau đớn, oan khuất. Linh hồn không nơi lưng tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm phủ bắt làm sa dạ sa đồng - phu chèo thuyền trên biển ma. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài 12 rán nước, đay thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các sa dạ sa đồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương), sa dạ ngồi trên bờ biển than khóc, khiếp sợ nghĩ đến cảnh phải vượt biển trở lại tiếp theo . Phân tích đoạn thơ "Chèo thuyền vượt biển" Ở dương gian, người em trải qua nhiều cái khổ: mồ côi, cô đơn, đói rách, bị anh giết chết một cách dã man và oan uổng. Xuống địa ngục lại trở thành sa dạ sa đồng, phải trèo thuyền vượt qua biển dữ, biển ma. Hải trình là 12 rán nước, mỗi rán nước là một cửa tử, rùng rợn vô cùng. Phép liệt kê tăng cấp cùng với tiếng than khóc, tiếng biển sôi, biển réo tạo nên cảnh chết vô cùng hãi hùng! Rán thứ chín "mặt biển nước sôi gầm réo", rán thứ mười "nước trời băng băng, làm cho con thuyền "cánh dầm tung bốn góc". Rán thứ mười một "sóng đuổi sóng xô đi", v.v… Thuỷ quái, nhất là con "ngọ lồm" - quỷ biển ma - đón đường cắn xé sa dạ sa đồng. Phu chèo thuyền kinh hãi, cất tiếng khóc than: "Biển ơi, đừng giết tôi Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền". Họ gọi nhau "chèo mau lên, chèo cố" giữa biển ma mịt mù và cái chết nơi cõi âm bủa vây. Các slay - quan quân lên bờ, có người "ôm hoa", "ôm hương", có người "cầm nón", "cầm ô", "xách giầy hoa .giầy đẹp", gánh gồng bao của quý "đi lễ người". Còn các sa dạ sa đồng, hồn ma của người em bất hạnh ngồi trên bờ biển càng cảm thấy cô đơn, nghĩ đường về nhà kinh hãi: "Chèo thuyền qua lò than, qua biển Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung". Hết rán nước này qua rán nước khác, chèo thuyền đi rồi lại chèo thuyền về trên biển ma - kết cấu chuyển dịch nhằm diễn tả những kiếp người luân hồi đau khổ. "Vượt biển" qua giọng đọc và khấn cầu của thầy cúng, ai đã một lần được nghe mới súc động trước âm điệu thê thiết não nùng, mới cảm thấy cái khủng khiếp của bể trầm luân và thương sót với những kiếp người đau khổ, bất hạnh. Truyện thơ "Vượt biển" là tiếng kêu đau thương từ cõi âm vọng về cõi dương. Đó là nội dung nhân đạo của nó. Chuyện Người Ê Đê Bài ca chàng Đam Săn "Bài ca chàng Đam Săn" là sử thi anh hùng của tộc người Ê đê ở Tây Nguyên. Tác phẩm được nhiều người sưu tầm tuy lời kể có khác nhau ít nhiều, nhưng cốt truyện đều giống nhau. Tóm tắt Theo tục "nối dây", Đam Săn phải lấy hai chị em Hơ Nhí và Hơ Bhí làm vợ. Anh đã chống lại, nhưng bị trời lấy ống điếu gõ vào đầu 7 lần "Đam Săn chết lịm, rồi Trời cho sống lại". Cuối cùng Đam Săn phải làm theo lời Trời. Đam Săn trở thành tù trưởng giàu mạnh, danh tiếng vang lừng rừng núi, "đầu đội khăn kép, vai mang túi da". Đam Săn đã cùng bộ tộc đánh thắng hai tù trưởng hùng mạnh khác là Mơtao Grứ và Mơtao Mơxây, bắt được nhiều nô lệ, thu được nhiều tài sản quý báu. Ngang tàn coi thường thần linh, Đam Săn chặt cây thần. Chặt mãi cây mới đổ. Cây đổ quật chết cả hai nàng Hơ Nhí và Hơ Bhí. Anh vác rìu đi lên trời, cầu xin Trời cứu sống vợ anh. Đang sống trong yên vui giàu có, Đam Săn lại lên đường đi bắt Nữ thần Mặt Trời để có "hai vợ lẽ . vợ thật đẹp”. Cuộc cầu hôn thất bại, anh trở lại quê nhà, bị chết lún giữa rừng của bà Sun Y Rít. Đam Săn chết, cháuĐam Săn ra đời, lại theo tục "nối dây" đi tiếp hành trình của cậu chàng, dấn thân vào cuộc chiến đấu mới. Giảng văn Đi bắt nữ thần Mặt Trời 1. Xuất xứ và ý tưởng chủ đạo Đoạn trích "Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời" nằm trong chương 7 " Bài ca chàng Đam Săn" Đoạn sử thi này nói lên khát vọng và dũng khí, lòng quả cảm của người anh hùng Đam Săn được bộ tộc ngưỡng mộ. 2. Hình ảnh dũng sĩ Đam Săn - Khát vọng phi thường. Là một tù trưởng giàu có và hùng mạnh: "Trăm chiêng núp anh đã có. Trăm chiêng bằng anh đã có. Trăm con voi anh đã có .". Nhiều nồi đồng, lợn dê đầy sân. "Tiếng tăm anh vang đến thần núi", ai cũng phải khen anh là "gan dạ, anh dũng", không hề lùi trước bất cứ địch thủ nào! Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời vì nàng là "người đẹp nhất", "bắp chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời". Đi bắt nữ thần Mặt Trời mới thành một tù trưởng "hết sức giàu mạnh . trên đời không ai bì kịp" . Khi đến vương quốc của nữ thần Mặt Trời, Đam Săn đã nói với người đẹp: "Tôi muốn có hai vợ lẽ, tôi muốn có một người vợ thật đẹp và tôi hứa với nàng tôi sẽ mang nàng xuống trần lập một gia đình chung với Hơ Nhí và Hơ Bhí". Người tù trưởng phải có khát vọng phi thường như vậy mới tiêu biểu cho phẩm chất cao đẹp của cộng đồng bộ tộc xa xưa. - Dũng khí quả cảm vô song. Lên đường với con tuấn mã, tay cầm lao, gươm dắt thắt lưng, khoác áo màu đen màu trắng, mang theo bùa ngải ."sẽ giúp tôi thắng!". Đừng đi đầy tê giác, hùm thiêng, cọp dữ, đã cắm chông, đã cắm bẫy, nước đầy đỉa, cây đầy sên, bò cạp giữa đường, rết trên ngọn cây . xương người và xương trâu đầy rừng! . Nhưng quyết tâm của Đam Săn không hề nao núng: "Mặc kệ! để tôi kiếm một nối đi. Tôi sẽ tới chỗ tôi muốn! Gặp hùm tôi sẽ giết hùm". Đam Săn ra đi từ lúc gà gáy. Chàng vượt qua rừng âm u, núi rậm chân và tay bị cỏ tranh, mây "cắt nát". Đến ranh giới giữa trời và đất, Đam Săn đã "chặt một sườn núi ném xuống bùn làm con đường" để vượt qua và tiến lên. Chàng dũng sĩ vô cùng ngạc nhiên trước cái nhà của nữ thần: cầu thang nhà là chiếc cầu vồng, cối và chày giã gạo đều bằng vàng, sân nhà đầy voi, trong nhà đầy chiêng núp. Tôi tớ trai và gái đi lại đông như mây. Đam Săn thì được người nhà của nữ thần ngắm nghía như nhìn một "thần linh danh tiếng". Còn nữ thần Mặt Trời thay hai lần váy mới "nhấp nháy như chớp sáng". Tóc chải bóng buông dài. Dáng đi thướt tha "như chim diều bay, như phượng hoàng liệng, như nước chảy êm đềm". Cổ nàng "đẹp như cổ con công". Nàng là dòng dõi nhà "Trời và Đất". Với tưởng tượng kì diệu, tác giả sử thi đã miêu tả hành trình của Đam Săn và hình ảnh nữ thần Mặt Trời để ca ngợi dũng khí, lòng quả cảm và khát vọng về công danh, hạnh phúc của người dũng sĩ lỗi lạc. Cuộc cầu hôn không thành, Đan Săn lên ngựa trở về. Thần ánh sáng đã làm cho đất nhão ra. Chàng dũng sĩ đã chết trong tư thế lẫm liệt. Mặc dù vậy, Đam Săn là tù trưởng duy nhất đi tới được vương quốc nữ thần Mặt Trời. Người Ê đê xưa và nay vô cùng tự hào về hành trình của Đam Săn. Cách giải thích hiện tượng tự nhiên, Mặt Trời và ánh sáng của người Ê đê xa xưa rất kì diệu. Đoạn Đam Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời là đoạn hay nhất tràng lệ nhất, bi tráng nhất trong sử thi"Bài ca chàng Đam Săn". Nghệ thuật phóng đại và so sánh được sử dụng trong miêu tả và chuyện kể rất thần tình, đầy ấn tượng. . Chuyện Người Thái Tây Bắc Tiễn dặn người yêu " ;Tiễn dặn người yêu& quot; là một truyện thơ dài 1846 câu của người Thái ở Tây Bắc nước ta yêu hạnh phúc của người phụ nữ. (Thái) - Đoạn thơ có giá trị nhân đạo, thể hiện sự đồng cảm đối với nỗi đau khổ của người con gái bị ép duyên. Chuyện người

Ngày đăng: 13/12/2013, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w