1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực Trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh

105 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 890,26 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp và công tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực xây lắp; Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần Trường Danh. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH

NGUYỄN THỊ HIỂU LAN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hiểu Lan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa lu ận tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng những kiến

th ức đã học vào thực tiễn kiểm nghiệm Trong quá trình thực tập và

th ực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự động viên và giúp đỡ từ

r ất nhiều phía.

Trước hết, em xin chân thành cám ơn Trường Đại Học Kinh Tế

Hu ế, Ban giám đốc, các anh chị phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kế

ho ạch- kỹ thuật tại Công ty cổ phần Trường Danh đã tạo điều kiện và nhi ệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm

b ắt được tình hình thực tế tại công ty.

Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Th ạc sĩ Hồ Phan Minh Đức đã rất tận tình, dành nhiều thời gian

và công s ức trong việc dẫn dắt và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài từ lúc xây dựng đề cương cho đến lúc hoàn thành khóa luận này.

Cu ối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè những người

đã luôn đồng hành, chia sẻ, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên c ứu của mình.

M ặc dù đã nỗ lực hết sức để nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận

m ột cách tốt nhất, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghi ệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý th ầy cô giáo và những người quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành c ảm ơn!

Hu ế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên th ực hiện Nguy ễn Thị Hiểu Lan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệpBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tếCCDC Công cụ dụng cụ

SXKD Sản xuất kinh doanh

TK Tài khoản

TSCĐ Tài sản cố địnhTSDH Tài sản dài hạnTSNH Tài sản ngắn hạnUBND Ủy ban nhân dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1- Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung 13

Bảng 1.2- Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công 14

Bảng 1.3- Định mức thu nhập chịu thuế tính trước 15

Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2015-2016 28

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2014-2016 31

Bảng 2.3 - Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2014-2016 33

Bảng 2.4 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016

36

Bảng 2.5 - Định mức khối lượng công việc 48

Bảng 2.6 - Bảng giá vật liệu 52

Bảng 2.7 - Bảng giá nhân công, máy thi công 53

Bảng 2.8 - Phân tích dự toán 54

Bảng 2.9 - Dự Toán Tổng Hợp 55

Bảng 2.10 - Bảng giá vật liệu- nhân công- máy thi công trong dự toán 64

Bảng 2.11 - Bảng giá vật liệu- nhân công- máy thi công trong thực hiện 66

Bảng 2.12 - So sánh CP NVLTT giữa kế hoạch và thực hiện 69

Bảng 2.13 - So sánh CP NCTT giữa kế hoạch và thực hiện 71

Bảng 2.14 - So sánh CP MTC giữa kế hoạch và thực hiện 72

Bảng 3.1- Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 81

Bảng 3.2 - Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 83

Bảng 3.3 - Phân tích biến động chi phí máy thi công 85

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 37

Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 40

Sơ đồ 2.3- Hình thức kế toán Công ty 42

Sơ đồ 2.4 - Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 43

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

MỤC LỤC v

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục đích nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 2

I.5 Phương pháp nghiên cứu 2

I.6 Nội dung kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 4

1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí 4

1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chi phí 4

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí 4

1.2 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 5

1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp 5

1.2.2 Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 6

1.3 Những nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí 7

1.3.1 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp 7

1.3.2 Định mức chi phí 11

1.3.3 Dự toán chi phí 15

1.3.4 Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm 19

1.3.5 Phân tích biến động chi phí 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

1.3.5.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH 25

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Trường Danh 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 25

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 26

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26

2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty 27

2.1.4.1 Tình hình lao động 27

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 29

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 34

2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 37

2.1.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 40

2.1.7.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 40

2.1.7.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 41

2.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh .44

2.2.1 Phân loại và nhận diện chi phí xây lắp tại công ty 44

2.2.2 Công tác xây dựng định mức tại công ty 46

2.2.3 Công tác lập dự toán tại công ty .50

2.2.4 Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty 58

2.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 59

2.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 60

2.2.4.3 Kế toán chi phí máy thi công 60

2.2.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 61

2.2.4.5 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 62

2.2.5 Phân tích biến động chi phí 64

2.2.5.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 68 2.2.5.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 70Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

2.2.5.3 Phân tích biến động chi phí máy thi công 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH 75

3.1 Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh 75

3.1.1 Những kết quả đạt được 75

3.1.2 Những điểm hạn chế còn tồn tại 77

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Trường Danh 79

3.2.1 Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị 79

3.2.2 Hoàn thiện công tác lập dự toán 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

III.1 Kết luận 88

III.2 Kiến nghị 88

III.3 Đề xuất hướng nghiên cứu 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo

điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ Nền kinh tế chuyển từ nền kinh

tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hóa thànhphần kinh tế, phong phú với nhiều loại hình, ngành nghề, quy mô kinh doanh

Kế toán quản trị tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên kế toán quản trị mới được hệ thốnghóa và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực tiển ở những thập kỷ gần đâytrong các doanh nghiệp

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán ra đời trong điều kiện kinh

tế thị trường, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý tại doanh nghiệp thông qua cácbáo cáo kế toán nội bộ

Thông tin chi phí do kế toán quản trị cung cấp chủ yếu phục vụ cho yêu cầu quản

lý của doanh nghiệp Nắm và hiểu rõ chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết

định tối ưu để phục vụ cho quá trình quản lý Doanh nghiệp

Công ty CP Trường Danh là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đặc điểmcủa ngành là thi công các công trình, hạng mục công trình trong thời gian dài, chi phí

và khối lượng lớn Nên việc tiến hành lập dự toán và xem xét biến động chi phí giữathực tế và kế hoạch là một vấn đề quan trọng

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong quá trình quan sát thực tế,

học hỏi kinh nghiệm tại công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực Trạng công tác

kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Trường Danh” để làm đề tài

khóa luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

I.2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp vàcông tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực xây lắp

- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổphần Trường Danh

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chiphí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh

I.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổphần Trường Danh

I.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ Phần TrườngDanh

- Phạm vi về thời gian: các số liệu kế toán thu thập giới hạn trong vòng 3 năm2014-2016

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty và công tác kếtoán quản trị chi phí xây lắp tại công ty, cụ thể nghiên cứu về thực trạng cách phânloại, nhận diện chi phí trong lĩnh vực xây lắp tại công ty,công tác xây dựng định mức,công tác lập dự toán chi phí xây lắp, phương pháp xác định chi phí sản phẩm xây lắp,kiểm soát biến động chi phí xây lắp

I.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo tài liệu ở thư viện trường đại học

Kinh tế Huế, các quy định của Pháp luật, các thông tư, sách giáo trình về kế toán quảntrị chi phí, các bài viết, khóa luận trên website nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kếtoán quản trị chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Phương pháp này giúp tìm hiểu công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán quản trị

chi phí xây lắp tại công ty Đồng thời, có thể nhận được sử vận dụng của lý thuyết vàothực tiễn, từ đó rút ra được sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết, các vướng mắc còntồn tại trong công tác kế toán tại công ty nhằm đưa ra các kiến nghị phù hợp

- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp giúp em có cách nhìn khái quát, sơ

bộ về công tác kế toán tại công ty, đồng thời bước đầu đưa ra nhận định chủ quan củabản thân về phần hành kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty

- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân

tích tổng hợp số liệu thu thập được

Phương pháp so sánh: phương pháp này căn cứ vào những số liệu và chỉ tiêu so

sánh giữa số liệu thực tế phát sinh so với chi phí theo dự toán rồi từ đó đưa ra kết luận

về tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý chi phí của đơn vị

Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: được áp dụng để xử lý số liệu thô củađơn vị bằng các phương pháp so sánh, thống kê mô tả nhằm làm sáng tỏ nội dung

nghiên cứu về lý luận, thực trạng… Sau đó toàn bộ số liệu thì được chọn lọc để đưavào kết luận sao cho thông tin phù hợp và hiệu quả với nội dung đề tài

I.6 Nội dung kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh.

Chương 3: Các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty Cổ Phần Trường Danh

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

1.1.Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí

1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chi phí

Theo chuyên đề kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Tài liệu bồi dưỡng kế toán

trưởng (Bộ tài chính, 2017), Kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý, phân tích

và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp nhà quản trị thựchiện tốt chức năng quản trị chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh

Đối với những nhà quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu Một doanh

nghiệp tồn tại và hoạt động phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt quátrình hoạt động kinh doanh và chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanhnghiệp Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí Nhận diện,phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó cónhững quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kếtoán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin

có tính dự báo thông qua việc lập kế hoạch và dự toán trên cơ sở định mức chi phínhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định

về giá bán sản phẩm, kí kết hợp đồng, tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài…

Do vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kếtoán trị chuyên thực hiện xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về chi phí nhằm phục

vụ cho việc tổ chức thực hiện chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thựchiện, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết định

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí

Kế toán quản trị chi phí là công cụ quản lý giúp nhà quản trị thực hiện chức năngquản lý, kế toán quản trị có vai trò như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

- Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và dự toán thông qua việc cungcấp thông tin về định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch : các thông tin vềchi phí của từng hoạt động để kiểm tra việc thực hiện

- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá : các báo cáo hoạt động theotừng khâu công việc

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định thông qua việc tổng hợp, phânloại thông tin

1.2 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí

1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp

Theo Võ Văn Nhị (2008), sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo từng

đơn đặt hàng Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc riêng lẻ

Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu,hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dựtoán của từng đối tượng riêng biệt Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra đểthi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩmcông nghiệp

Từ đặc điểm này, kế toán xây dựng xây lắp phải tính đến việc theo dõi ghi nhậnchi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt (từng công trình, hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng

được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu trên cùng một địa điểm nhất định

Thứ hai, Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi

công tương đối dài

Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như các loại hìnhdoanh nghiệp khác, mà được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng côngtrình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và kháchhàng Việc xác định đúng đầu đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đápTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

ứng yêu cầu quản trị kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh đúng đắn tình hình quản lý

và thi công trong thời kỳ nhất định Đồng thời tránh tình trạng căng thẳng vốn đầu tưcho nhà thầu

Thứ ba, sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi

điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức

độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ

chức quản lí lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điềukiện môi trường thời tiết thuận lợi Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh

hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phá

đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạchđiều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá

Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn

thay đổi theo địa bàn thi công Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu

khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu vềphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài Sau khi đi vào sử dụng,công trình không thể di dời, cho nên nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cầnnghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động,nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sảnxuất kinh doanh sau này

Thứ năm, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: Các công trình xâydựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công

thường khó sữa chữa phải phá đi làm lại Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa lãng phí,

vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục Do đặc điểm này

mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng côngtrình

1.2.2 Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

phí huy động công nhân, chi phí láng trại cho công nhân, chi phí kho nhà xưởng bảo

quản vật tư trong quá trình thi công,chi phí thầu phụ…Vì vậy công tác hạch toán chiphí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp rất phức tạp, trong đó có những khoản chi phíchung cần phân bổ đến từng công trình cụ thể, cần có cách thức phân bổ phù hợp đểphục vụ công tác quản lý chi phí, giá thành theo công trình

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ, dễ bị hưhỏng tùy thuộc vào thời tiết, cần chú ý đến biện pháp bảo quản và kiểm soát chi phí.Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm khoảng 15-20% trong tổng chi phí sản xuấttùy theo từng công trình sử dụng nhiều lao động tay nghề cao hay thấp Chi phí sửdụng máy thi công chiếm tỷ trọng cao hay thấp tùy thuộc vào biện pháp thi công từngcông trình

Vì thời gian thi công dài nên việc theo dõi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

ở công ty không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dõi chi phí phát sinh trong năm tài

chính mà còn phải theo dõi chi phí phát sinh, giá thành và doanh thu lũy kế qua các

năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công đến thời điểm hiện tại

1.3 Những nội dung cơ bản của kế toán quản trị chi phí

1.3.1 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp

Theo Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng doanh nghiệp (Bộ tài chính, 2017), chiphí là một chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, là đối tượng của các ngành khoa họckinh tế Chi phí được tiếp cận khác nhau gắn với nhiệm vụ, chức năng nghiên cứu củamỗi lĩnh vực Theo quan điểm truyền thống, chi phí được kế toán ghi nhận là biểu hiệnbằng tiền của các hao phí liên quan đến các nguồn lực đã được tiêu dùng cho hoạt

động SXKD hoặc chi phí là giá trị các lợi ích kinh tế đã bị suy gảm

Chi phí SXKD trong các đơn vị có nhiều thứ, nhiều loại khác nhau về công

dụng, chức năng và vai trò, do đó để phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ của từng đơn vịvào từng thời kỳ khác nhau, chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau Tùytheo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn mà kế toán lựaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

chọn cách phân loại hợp lý, hiệu quả cho đơn vị mình Theo Giáo trình kế toán quản trị

( Hồ Phan Minh Đức, 2013), có một số cách phân loại sau đây:

a Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Dựa vào cách ứng xử của chi phí theo sự biến đổi của mức hoạt động, chi phí của

tổ chức được phân loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định:

- Chi phí biến đổi: là chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức hoạt

động của tổ chức

- Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi trên tổng số bất chấp sự thay đổi củamức độ hoạt động

- Chi phí hỗn hợp: chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả các yếu tố của

định phí và biến phí Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mangđặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ

biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến

b Phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng hoạt động

Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động cóchức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, đượcchia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất: giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành

thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết

bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là giá trị các loại nguyên vật liệu tạothành thực thể của sản phẩm, chi phí này có thể tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và cáckhoản phụ cấp và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Chiphí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm được sản xuất ra, nó

có thể xác định rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

chi phí sản xuất khác Đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không thể tính trực tiếpvào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chiphí Chi phí sản xuất chung còn được gọi tên là chi phí chung của phân xưởng hay chiphí sản xuất gián tiếp.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất ngoài 3 khoản mục trên còn cókhoản mục chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là các khoảnchi phí phục vụ cho đội máy thi công hoặc mua ngoài để thi công cho các công trình

và hạng mục công trình

Chi phí ngoài sản xuất: khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn

phải chịu các chi phí ở ngoài khâu sản xuất Các chi phí này bao gồm: chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí bán hàng: là những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, baogồm chi phí cần thiết để thực hiện và đẩy mạnh quá trình lưu thông, phân phối hàng

hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng Chi phí bán hàng bao gồm

các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, khuyến mãi, chi phí tiền lương cho nhân viênbán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì dùng cho việc bánhàng, hoa hồng bán hàng

- Chi phí quản lý: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức, quản lý

hành chính và các chi phí liên quan đến hoạt động văn phòng làm việc của doanh

nghiệp mà không thể xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng Chi phí quản

lý bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân viên vănphòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ

mua ngoài…tất cả mọi tổ chức đều có chi phí quản lý

c Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáotài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sảnphẩm và chi phí thời kỳ.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản

phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sảnphẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung Thực chất chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí sảnxuất tính cho sản phẩm của doanh nghiệp, đó là sản phẩm dở dang khi sản phẩm chưahoàn thành, là giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành và trở thành giá vốn hàngbán khi sản phẩm đã tiêu thụ

Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo

nên giá trị hàng tồn kho, được ghi nhận ngay vào kết quả kinh doanh trong kỳ Baogồm: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp

d Các tiêu thức phân loại chi phí khác

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí:

Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho từng

đối chịu chi phí

Chi phí gián tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán không thể tập hợp thẳng chotừng đối tượng chịu chi phí mà phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêuthức phân bổ phù hợp

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà quản trị:

Chi phí kiểm soát được: là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh vàthuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó

Chi phí không kiểm soát được: là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sựphát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh:

Chi phí cơ hội: là lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì

chọn một phương án khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Chi phí chênh lệch: là chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ cómột phần ở phương án khác Chi phí chênh lệch là một căn cứ quan trọng để lựa chọn

phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh

Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựachọn phương án hoặc hành động nào Chi phí chìm được xem như là khoản chi phíkhông thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương

án nào Vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết

định của người quản lý

1.3.2 Định mức chi phí

Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí

trong thực tế sản xuất kinh doanh (Đoàn Ngọc Quế & Đào Tất Thắng & Lê Đình Trực,2013)

Cần phân biệt định mức chi phí và chi phí dự toán Định mức chi phí là chi phíxây dựng cho một đơn vị sản phẩm, trong khi chi phí dự toán là tổng số chi phí địnhmức theo tổng số chi phí định mức của tổng số sản phẩm sản xuất dự toán

 Phương pháp xây dựng định mức:

Phương pháp thống kê kinh nghiệm: phương pháp này thường được áp dụng ở

các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định Để xây dựng các định mức chi phí,

người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích và từ đó xây dựng định

mức về lượng Đồng thời căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết định tồn kho đểxây dựng định mức về giá

Phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: các kế toán viên phối hợp các nhân viên

kỹ thuật để phân tích công suất thiết kế của máy móc thiết bị, phân tích quy trình côngnghệ, phân tích hành vi sản xuất,… để xây dựng các định mức chi phí

Trong thực tiễn, các nhà quản lí thường phối hợp hai phương pháp này để xâydựng định mức Định mức chi phí được các nhà quản lí xây dựng cho các khoản mụccấu tạo nên giá thành sản phẩm (định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mứcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí máy thi công ) Định mức sẽ được xâydựng theo hai tiêu thức cơ bản:

- Lượng định mức: cho thấy có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng

như số lượng nguyên liệu tiêu hao hay số giờ lao động trực tiếp được sử dụng để chế

tạo ra một đơn vị sản phẩm

- Giá định mức: cho thấy đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng là bao

nhiêu như đơn giá nguyên liệu, đơn giá bình quân một giờ lao động…

Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, định mức chi phí thông thườngđược xây dựng dựa theo quy định của Bộ xây dựng, cụ thể là theo thông tư số

06/2016/TT-BXD ngày10 tháng 3 năm 2016 Việc xây dựng định mức ở doanh nghiệpxây lắp thường áp dụng theo định mức tỷ lệ (%) chi phí chung ( Bảng 1.1)

Ngoài ra một số hạng mục công trình khác có thể xây dựng định mức chi phíchung tính trên chi phí nhân công ( Bảng 1.2)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Bảng 1.1- Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung

( Theo thông tư số: 06/2016/TT-BXD ngày10 tháng 3 năm 2016)

Đơn vị tính: %

TT Loại công trình thuộc dự án

Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được

4 Công trình nông nghiệp và phát

triển nông thôn

Trang 23

Bảng 1.2- Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công

( Theo thông tư số: 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016)

Đơn vị tính:%

TT Loại công tác

Chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp (tỷ đồng)

≤15 ≤100 >100

1 Công tác duy tu sửa chữa đường bộ,

đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống

báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa

2 Công tác đào, đắp đất công trình nông

nghiệp và phát triển nông thôn hoàn

toàn bằng thủ công

3 Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ

trong các công trình xây dựng, công tác

xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu

chỉnh, điện đường dây và trạm biến áp,

thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu

xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Bảng 1.3- Định mức thu nhập chịu thuế tính trước

( Theo thông tư số: 06/2016/TT-BXD ngày10 tháng 3 năm 2016)

Đơn vị tính:%

TT Loại công trình Thu nhập chịu

thuế tính trước

4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5

6 Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công

trình xây dựng, công tác lắp đặt đường dây, thí nghiệm

hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm

vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

6,0

1.3.3 Dự toán chi phí

a Tổng quan về dự toán chi phí

Dự toán chi phí được hiểu là những dự kiến chi tiết về chi phí sử dụng các nguồnlực đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo mục tiêu đã xác

pháp nào để đạt được mục đích đề ra.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

- Là căn cứ đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí SXKD đã dự kiến.

Từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý chi phí, các nhân tố

tác động đến chi phí để đề ra các quyết định tiếp theo

Dự toán chi phí được lập căn cứ trên hệ thống định mức hiện hành, các yếu tốthuộc về môi trường kinh doanh chung và những dự báo của doanh nghiệp về các điềukiện SXKD chi phối trực tiếp đến doanh nghiệp như: giá cả các yếu tố đầu vào, năngsuất lao động…Việc lập dự toán đòi hỏi phải có sự tham gia của các bộ phận chức

năng của doanh nghiệp trong đó KTQT đóng vai trò rất quan trọng

b Phương pháp xây dựng dự toán chi phí xây lắp

Lập dự toán nói chung và dự toán chi phí sản xuất nói riêng thường xuất phát từ

đơn vị cơ sở là các trung tâm chi phí Các trung tâm chi phí căn cứ vào đặc điểm hoạtđộng và yêu cầu quản lý cụ thể của mình để lập dự toán về các chỉ tiêu chi phí Dự

thảo dự toán được chuyển cho đơn vị cấp trên để xem xét và có ý kiến phê chuẩn Các

đơn vị cấp trên, hội đồng quản trị căn cứ vào các dự toán của các trung tâm chi phí để

nghiên cứu tổng hợp, góp ý kiến, chuyển cho đơn vị cơ sở sửa chữa, bổ sung Sau khisửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh gửi lên cho đơn vị cấp trên phê chuẩn và trở thành dựtoán chính thức

Theo trình tự này, quá trình lập dự toán gắn liền với quản trị SXKD của cơ sở,tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở và tính khả thi của dự toán đãlập, đồng thời phát huy được vai trò, trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, kiểm soátcủa đơn vị cấp trên

Căn cứ lập dự toán chi phí bao gồm:

- Dự báo về sản lượng tiêu thụ, sản lượng sản xuất của doanh nghiệp trongthời kì dự toán

- Hệ thống định mức chi phí đã được xây dựng

- Dự báo, về giá các yếu tố đầu vào như vật tư, nhân công, dịch vụ, …

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

- Các chính sách của doanh nghiệp về chiết khấu bán hàng, thanh toán, hoahồng…

- Các dự báo liên quan khác về yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷgiá hối đoái, chính sách tiền lương…

Dựa theo thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016:

Giá trị dự toán xây lắp: bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu

thuế tính trước

Chi phí trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công

trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (VL):

Trong đó:

Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j

Dvlj: Chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j

Chi phí nhân công trực tiếp (NC):

Trong đó:

Dncj: Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j Chi

phí nhân công trong đơn giá bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp có tính

chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trựctiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức (áp dụng theo các vănbản hướng dẫn của nhà nước tại thời điểm tính toán)

Knc: Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công

Trang 27

Chi phí máy thi công (M):

Trong đó:

Dmj: Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j

Km: Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công

Chi phí chung (C): được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp Tỷ lệ này

được quy định theo từng loại công trình do bộ xây dựng ban hành

P: Định mức chi phí chung( %)

Thu nhập chịu thuế tính trước (TL): được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh

nghiệp và nột số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác, phần còn lại được tính vào cácquỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Thunhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp và chi phí

chung quy định theo từng loại công trình do bộ xây dựng quy định

Trang 28

1.3.4 Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm

Theo Phạm Văn Dược (2003) có hai phương pháp xác định chi phí chủ yếu:

Phương pháp xác định chi phí theo công việc và phương pháp xác định chi phí theo

quá trình sản xuất

Thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” ban hành ngày 12/06/2006 cũng nêu rõ: doanh nghiệp có thể áp

dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm sau:

a Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan

đến một đối tượng chịu chi phí Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nàođược tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó

Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến

nhiều đối tượng chịu chi phí Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanhnghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờmáy hoạt động, diện tích sử dụng, và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổtheo cấp bậc

b Phương pháp tính giá thành

Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi

phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp

hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm Các phương pháp tính giáthành chủ yếu trong doanh nghiệp hiện nay là:

Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm: là quá trình tập hợp và

phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phísản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc mộtnhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng, đối với phương pháp này:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợptrực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

- Chi phí sản xuất chung: khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợpchung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.

Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí): phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thường được áp dụng trong

các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục quanhiều giai đoạn chế biến Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biếncủa giai đoạn sau

Ngoài ra còn có các phương pháp: phương pháp tính giá thành theo định mức,

phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ

1.3.5 Phân tích biến động chi phí

Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức chi phí Biến

động chi phí được tách thành hai phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm

phục vụ cho việc kiểm soát chi phí

Biến động về giá = lượng thực tế x (giá thực tế - giá định mức)

Biến động về lượng = giá định mức x (lượng thực tế - lượng định mức)

Kết quả có được về sự biến động được đánh giá như sau:

- Nếu biến động dương, nghĩa là chi phí thực tế lớn hơn chi phí định mức:biến động không thuận lợi

- Nếu biến động âm hoặc bằng 0, nghĩa là chi phí thực tế bé hơn hoặc bằng chiphí định mức: biến động thuận lợi (nếu như chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn được

đảm bảo)

Biến động xảy ra do nhiều nguyên nhân, vừa chủ quan vừa khách quan Các nhàquản lý xác định đúng các nguyên nhân gây ra biến động thì mới đưa ra các biện pháp

đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động đó theo hướng có lợi

cho doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

1.3.5.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là kết quả so sánh giữa thực hiện với

định mức, dự toán và xác định các nguyên nhân biến động trên hai mặt lượng và giá đãtác động như thế nào đến biến động chung Các nguyên nhân biến động được xác định

bằng công thức sau:

Biến động giá = AQ × (AP - SP)

Biến động lượng = SP × (AQ - SQ)

Trong đó:

AQ ( actual quantuty) là lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng

SQ ( standard quantity) là lượng nguyên vật liệu tiêu chuẩn ( định mức lượngnguyên vật liệu )

AP (actual price) là giá thực tế

SP (standard price) là giá tiêu chuẩn

1.3.5.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Khi phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp cũng phải làm rõ ảnh

hưởng của hai nhân tố là: sự biến động về đơn giá lao động trực tiếp và sự thay đổi vềnăng suất lao động trực tiếp

Biến động mức giá lao động trực tiếp có cùng nội dung ý nghĩa như biến độnggiá nguyên vật liệu trực tiếp Sự thay đổi mức giá lao động trực tiếp có thể do nhiềunguyên nhân, chẳng hạn khi doanh nghiệp điều một công nhân có trình độ tay nghề

cao đến làm một công việc có mức giá được tính thấp hơn thì lúc đó biến động mứcgiá lao động trực tiếp sẽ xảy ra…Biến động chi phí nhân công trực tiếp được xác định

bằng công thức sau:

Biến động về giá lao động = AH × (AR - SR)

Biến động về hiệu suất lao động = SR × (AH - SH)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Trong đó:

AH (actual hours) là lượng thời gian thực tế sử dụng

SH (standard hours) là lượng thời gian định mức lượng

AR (actual rate) là đơn giá tiêu chuẩn của một giờ lao động

SR (standard rate) là đơn giá tiêu chuẩn của một giờ lao động

Khi thời gian làm việc thực tế vượt trội hơn mức thời gian tiêu chuẩn, được xem

là sử dụng lao động không hiệu quả và có biến động năng suất xấu

Ngược lại, khi thời gian làm việc thực tế ít hơn so với định mức và chất lượng

sản phẩm được đảm bảo thì xem như là đã sử dụng có hiệu quả thời gian lao động và

là biến động năng suất tốt Biến động không xảy ra khi công nhân thực hiên đúng thờigian tiêu chuẩn cho phép

1.3.5.3 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung có những đặc điểm sau đây:

- Thường bao gồm nhiều khoản mục chi phí riêng biệt

- Các khoản mục chi phí sản xuất chung thường biến động phức tạp nên sẽ khôngthực tế nếu sử dụng cách kiểm soát chúng như đối với nguyên vật lijệu và chi phí lao

động trực tiếp

- Các khoản mục chi phí sản xuất chung thường do nhiều bộ phận khác nhautrong doanh nghiệp chịu trách nhiệm

Do những đặc điểm này của chi phí sản xuất chung, các nhà KTQT phải sử dụng

kế hoach linh hoạt để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí sản xuất chung Biến phí và

định phí sản xuất chung được tính ra từ kế hoạch sản xuất kinh doanh rồi được phân

tích thành các khoản mục chi phí chi tiết

a Biến động chi phí sản xuất chung biến đổi

Biến động về giá sản xuất chung biến đổi = AH × (AVR - SVR)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Trong đó:

AH là số giờ thực tế sử dụng

AVR là đơn giá sản xuất chung thực tế

SVR là đơn giá sản xuất chung định mức

SH là số giờ tiêu chuẩn

b Biến động chi phí sản xuất chung cố định

Biến động dự toán SXC cố định = Chi phí SXC thực tế - Chi phí SXC dự toánBiến động hiệu suất SXC cố định = Chi phí SXC dự toán - Chi phí SXC phân bổ

Trong đó:

Chi phí SXC phân bổ = Đơn giá SXC cố định x Số giờ tiêu chuẩn cho phépCác biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến độngbằng phương pháp quản lý theo ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân củacác biến động có ý nghĩa Các nhà quản lí xác định mức ý nghĩa của các biến động dựavào kinh nghiệm và sự biến động chủ quan Biến động có giá trị lớn (về cả số tương

đối và tuyệt đối), biến động lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng tăng dần và

biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác

định nguyên nhân để kiểm soát chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung nghiêm cứu, hệ thống hóa và khái quát chung nhưng vấn đề

lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí Chương này trình bày khái niệm, bản chấtcủa kế toán quản trị nói chung và từ đó rút ra khái niệm, phân tích được bản chất kếtoán quản trị chi phí Đi sâu nghiên cứu và làm rõ nội dung cơ bản của kế toán quản trịchi phí trong doanh nghiệp xây lắp Những vấn đề nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lýluận để nghiên cứu, đánh giá thực trang kế toán quản trị chi phí tạo công ty cổ phần

Trường Danh nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí

tại công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Trường Danh

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

Công ty cổ phần Trường Danh tiền thân là công ty TNHH Trường Danh đượcthành lập vào năm 2003 Sau quá trình xây dựng với lực lượng và trình độ cán bộ côngnhân viên ngày càng lớn mạnh, nhiều kinh nghiệm, thực hiện đổi mới doanh nghiệpcủa Đảng và nhà nước công ty đã chính thức chuyển đổi cơ cấu thành công ty cổ phần

Trường Danh vào ngày 04 tháng 01 năm 2007 với tên giao dịch “Công ty cổ phầnTrường Danh”

Với truyền thống xây dựng và trưởng thành trên 10 năm hoạt động công ty đãxây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ trên 50 công trình công nghiệp, dân dụng, giaothông, thủy lợi Công ty cổ phần Trường Danh tự hào với đội ngũ nhân viên trẻ trung

và đầy nhiệt huyết với những đóng góp của mình cho những công trình lớn, chất lượng

và đảm bảo tiến độ hoàn thành thỏa mãn khách hàng

-Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG DANH

-Tên giao dịch nước ngoài: TRUONG DANH JOINT STOCK COMPANY

-Tên viết tắt: TRUONG DANH JSC

-Điện thoại: (053)3825164

-Fax: (053)3825164

-Email:Congtycophantruongdanh@yahoo.com

-Tài khoản số: 540.10.00.000954.4 - Tại CN ngân hàng TMCP ĐT&PT Quảng Trị

-Tên người đại diện: Nguyễn Xuân Hải - chức danh: Giám Đốc

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

-Nơi cấp giấy phép thành lập: Sở kế hoạch và đầu tư Quảng TrịTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 3003000106 do Sở kế hoạc và đầu tưQuảng Trị cấp ngày 04/01/2007

- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng

- Mã số thuế: 3200172428

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Xây dựng: dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi,thủy điện, sân bay,bến cảng

Thương mại: kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh xăng - dầu - nhớt.Sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất các loại cầu kiện bê tông đúc sẵn ( bó vĩa,cọc bê tông ly tâm), sản xuất và gia công lắp ráp thép định hình, cung cấp các loại bêtông thương phẩm mác 150- mác 300

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

 Chức năng:

Công ty CP Trường Danh là công ty xây lắp nên chức năng chủ yếu là xây dựngcác công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, mua bán vật liệu xây dựng.Ngoài ra, có chức năng khác như đào lắp, san lấp mặt bằng, hạ tầng công trình Trongnhững năm gần đây hoạt động công ty có nhiều chuyển biến tốt đang trên đà phát triển

và không ngừng củng cố từ cơ sở vật chất đến nguồn năng lực Đặc biệt công ty đangdần dần chuyển đổi về mọi mặt cả về đội ngũ nhân viên, nhằm giúp công ty phát triển

cả về quy mô và chất lượng công việc

 Nhiệm vụ:

Công ty luôn coi trọng chất lượng, kỹ thuật và tiến độ công trình, mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới

Luôn bồi dưỡng năng lực trình độ chuyên môn, nắm bắt các công nghệ, kỹ thuậthiện đại để đưa sản xuất vào kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng tỉnhnhà ngày càng giàu mạnh.

2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty

2.1.4.1 Tình hình lao động

Lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến

kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trình độ năng lực của người lao động và việc sửdụng hợp lý đội ngũ lao động là vấn đề mà công ty hiện đang quan tâm Do đó, cầnphải tổ chức tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động cho hợp lý để hoạt động có hiệu quả

- Để đánh giá tình hình biến động của công ty qua hai năm 2016 so với 2015 ta

sử dụng công thức

số biến động tuyệt đối và số biến động tương đối:

Số biến động tuyệt đối (+/-) = chỉ tiêu 2016 - chỉ tiêu 2015

Số biến động tương đối (% ) = (Số biến động tuyệt đối/ chỉ tiêu 2015)×100

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2015-2016

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Cổ phần Trường Danh)

Bên cạnh các yếu tố như vốn, tài sản… thì lao động là một trong những yếu tố rấtquan trọng quyết định đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy điều mà các doanh nghiệp quan tâm là làm sao có được một độingũ lao động toàn diện đảm bảo đủ cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng yêu cầucủa hoạt động sản xuất kinh doanh

Qua bảng 2.1, ta thấy được tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2015-2016

có sự biến động tăng từ 232 người lên 264 người, tăng 32 người so với năm 2015,

tương ứng với tốc độ tăng là 13,79% Để thấy rõ tình hình lao động của công ty, ta có

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Xét về giới tính: Do đặc trưng của ngành xây lắp nên cơ cấu lao động nam và nữ

trong công ty có sự chênh lệch rõ rệt Qua hai năm 205-2016 ta thấy số lượng lao độngnam biến động tăng, số lượng lao động nữ không thay đổi, cụ thể số lượng lao động

nam tăng 32 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng là 15,09%

Xét theo tính chất lao động: Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy lao động

trực tiếp chiếm tỷ lệ cao trên 65% tổng lao động của công ty, do đặc thù của ngành xâylắp cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất và thi công nên số lượng lao động trực tiếp làlực lượng chính tạo nên khối lượng sản phẩm Số lượng lao động trực tiếp năm 2015,

2016 lần lượt là 151 người, 176 người, ta thấy qua hai năm số lượng lao động trực tiếp

tăng 25 người tương ứng với tốc độ tăng là 16,56% Đây được xem là dấu hiệu tốt vìcông ty đang mở rộng quy mô sản xuất, trúng thầu nhiều công trình nên cần thêm sốlao động trực tiếp để xây lắp, đảm bảo hoàn thành tiến độ Bên cạnh đó cũng cần tuyển

thêm những nhân viên để quản lý, giám sát nên số lượng lao động gián tiếp từ năm

2015 đến 2016 tăng 7 người tương ứng với tốc độ tăng 8,64%

Xét theo trình độ chuyên môn: Số lượng công nhân năm 2015 là 82 người

chiếm 35,34%, năm 2016 số công nhân là 102, chiếm 38,64% Vì là công ty xây dựngnên cần lượng lao động nghề và công nhân nhiều, chiếm tỷ lệ cao Còn số lao động cótrình độ kỹ sư, đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông cũng có tăng lên

nhưng không đáng kể

Như vậy, trong 2 năm gần đây, số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng ,

chất lượng lao động vẫn được đảm bảo Việc tăng số lượng lao động phù hợp với tìnhhình kinh doanh của công ty trong tình hình nền kinh tế có sự biến động Với trình độ

chuyên môn ngày càng được nâng cao và sự bố trí nhân sự hợp lý thì chắc chắn công

ty sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

a Tình hình tài sản

Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng giá trị tài sản của Công ty qua các năm đều có

sự gia tăng Năm 2015 so với năm 2014, tổng giá trị tài sản tăng hơn 15 tỷ đồng tương

ứng tăng 22,40%, sang năm 2016 tổng tài sản tăng hơn 22 tỷ đồng so với năm 2015,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

tương ứng với tốc độ tăng là 26,97% Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây,

công ty càng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh daonh, đầu tư vào các loại máymóc thiết bị để nâng cao năng lực thi công, sản xuất kinh doanh Để thấy rõ sự biến

động này ta cần phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng hơn 230 triệu đồng, tương ứng vớ tốc độ tăng

là 0,48% so với năm 2014 Sự biến động tăng này là do sự biến động tăng của khoảnmục tiền tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và sự biến động giảm củakhoản mục hàng tồn kho, điều này cho thấy qua hai năm tình hình tiêu thụ hàng hóa vàquản lí hàng tồn kho có hiệu quả, lượng tiền và tương đương tiền tăng lên chứng tỏkhả năng thanh toán của công ty khá cao Năm 2016, tài sản ngắn hạn có xu hướnggiảm hơn 16 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 34,77% so với năm 2015 Tàisản ngắn hạn có xu hướng giảm là do sự biến động giảm của khoản mục tiền tương

đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho

Qua 3 năm, ta thấy tài sản dài hạn có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2015 Tài sản

dài hạn tăng hơn 14 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 75,61% so với năm 2014,

đến năm 2016 tài sản dài hạn tiếp tục có xu hướng tăng hơn 39 tỷ đồng, tương ứng với

tốc độ tăng là 113,63% so với năm 2015 Sự biến động tăng là do các khoản mục tàisản cố định, tài sản dài hạn khác qua 3 năm có xu hướng tăng đáng kể Điều này chothấy công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc vàcác loại tài sản khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

1.Tiền và các khoản

2.Các khoản phải thu

3.Hàng tồn kho 26.231.388.065 38,62 17.886.486.738 21,52 7.037.995.793 6,67 (8.344.901.327) (31.81) (10.848.490.945) (60,65)4.Tài sản ngắn hạn

Tổng cộng tài sản 67.916.416.749 100 83.128.761.188 100 105.551.454.951 100 15.212.344.439 22,40 22.422.693.763 26,97

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 16/06/2021, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w