1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Đáp án và đề thi thử ĐH đợt 1 môn Ngữ văn năm 2010 pdf

3 603 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2010. MÔN NGỮ VĂN A. YÊU CẦU CHUNG: 1. HS nhận thức đúng yêu cầu của đề, biết cách trình bày một đoạn văn (câu 1), cách làm một bài văn nghị luận (câu 2, 3a-3b) 2. Phân bố thời gian hợp lý 3. Hành văn lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp . B. YÊU CẦU CỤ THỂ: I. PHẦN CHUNG: Câu 1(2 điểm): Trình bày ngắn gọn những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh/ chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào? *Đáp án biểu điểm cụ thể : 1. Văn chương phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng Phải có tính chiến đấu, nhà văn phải có tinh thần chiến sĩ. 2. Quan tâm đến đối tượng thưởng thức văn chương: quần chúng nhân dân . 3. Đề cao tính chân thực của sáng tác văn nghệ . 4. HS rút ra nhận xét, khái quát: - Quan điểm sáng tác của HCM giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về mục đích sáng tác của HCM, lí giải được những đặc điểm nội dung nghệ thuật trong những sáng tác cụ thể vào những hoàn cảnh cụ thể. - Những quan điểm vừa có sự kế thừa truyền thống, vừa phù hợp với thực tiễn cách mạng. Quan điểm ấy thống nhất với sự nghiệp sáng tác của Người. * Biểu điểm: Mỗi ý 1-2-3-4 được 0,5 điểm (GK chỉ cho điểm tối đa khi HS biết cách trình bày đoạn văn, hành văn lưu loát, chặt chẽ) Câu 2 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: "Không có tình yêu gia đình thì cũng không có bất cứ một tình yêu nào khác". * Đáp án biểu điểm cụ thể: 1. Dẫn dắt vấn đề (0,25 đ) 2. Giải thích ngắn gọn: Câu nói đề cao vai trò của tình cảm gia đình trong đời sống của mỗi con người (0,5 đ). 3. Bình luận: HS chỉ ra tính đúng đắn của câu nói: - Tình yêu gia đình là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng nhất trong đời sống tâm hồn của mỗi con người (0,5 đ) - Gia đình gắn bó với con người từ thuở sinh ra cho đến khi từ giã cuộc đời. Đó là điểm tựa cho mỗi con người trong cuộc sống cũng là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Vì vậy, tình yêu gia đình là cơ sở của mọi tình cảm khác mang tính nhân loại (tình yêu quê hương đất nước, tình cảm đối với cộng đồng .) (0,75đ) 3. Mở rộng: - HS cần đặt vấn đề vào những trường hợp, những hoàn cảnh khác nhau để xem xét, đánh giá nhằm có cái nhìn toàn diện hơn, tránh thái độ cực đoan khi tuyệt đối hóa tình cảm gia đình mà coi nhẹ những tình cảm khác (0,5đ). - Cần biết liên hệ thực tế cuộc sống để rút ra bài học nhận thức hành động: Cần gắn bó, trân trọng tình cảm gia đình .(0,5đ) II. PHẦN TỰ CHỌN: Câu 3a (5 điểm): Dành cho chương trình cơ bản: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến (Từ đầu đến câu "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"), để làm rõ bút pháp lãng mạn, tính chất bi tráng cái tôi trữ tình của nhà thơ Quang Dũng. * Đáp án biểu điểm: 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm trích dẫn vấn đề cần nghị luận (0,5 đ) 2. HS cần phân tích đoạn thơ để làm rõ các ý: - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt của tác giả về một thời Tây Tiến (nhớ rừng núi, nhớ chơi vơi) (1đ) - Cách sử dụng bút pháp lãng mạn đã giúp nhà thơ khắc họa được bức tranh tả cảnh rừng núi miền Tây vừa dữ dội hoang sơ, vừa hùng vĩ thơ mộng (qua hình ảnh, âm thanh, hương vị .) (1,5đ) - Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến hiện lên trên trên chặng đường hành quân đầy vất vả gian lao (đoàn quân mỏi, dãi dầu không bước nữa, gục lên súng .) nhưng vẫn toát lên nét đẹp lãng mạn, hào hùng (sương lấp ., hoa về ., bỏ quên đời .) => Đó là vẻ đẹp mang đậm chất bi tráng.(1,5đ) 3. Khái quát chung: Đoạn thơ đã thể hiện rõ cái tôi trữ tình đầy nhớ thương của tác giả, thể hiện rõ đặc điểm nghệ thuật của bài thơ(bút pháp lãng mạn, âm hưởng bi tráng .) (0,5đ) Câu 3b (5 điểm): Dành cho chương trình NC: Phần đầu đoạn trích trong chương Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm(Từ đầu đến câu "Làm nên Đất nước muôn đời"), tác giả đã cảm nhận lí giải ĐN trên nhiều phương diện: Lịch sử, địa lí, văn hóa .mang đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về đất nước. Anh / chị hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ điều đó. * Đáp án biểu điểm: 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm trích dẫn vấn đề cần nghị luận (0,5 đ) 2. HS phân tích đoạn thơ để làm rõ các ý theo yêu cầu của đề. - ĐN trong chiều dài lịch sử (1đ) -ĐN trong chiều rộng không gian (1đ) - ĐN trong chiều sâu văn hóa (1 đ) - Cái nhìn mới mẻ: + ĐN được cảm nhận bằng cái nhìn đa chiều của tác giả. Dù nhìn ở phương diện nào, hình ảnh ĐN hiện lên vừa bình dị, gần gũi, vừa thiêng liêng gắn bó với mỗi con người (0,5đ) + Tác giả đã sử dụng những chất liệu lấy từ văn hóa dân gian, giọng thơ trữ tình - chính luận .nhằm làm nổi bật tư tưởng cốt lõi: ĐN của nhân dân (0,5) 3. Khái quát: Đoạn thơ là một đóng góp có ý nghĩa của NKĐ vào thơ ca những năm chống Mỹ về cả 2 mặt nội dung tư tưởng nghệ thuật.(0,5đ) * LƯU Ý: - HS có thể trình bày theo nhiều cách, miễn là làm nổi bật được các ý nêu trên - Chỉ cho điểm tối đa những bài viết có hành văn tốt, có sáng tạo. . CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2 010 . MÔN NGỮ VĂN A. YÊU CẦU CHUNG: 1. HS nhận thức đúng yêu cầu của đề, biết cách trình bày một đoạn văn (câu 1) , cách. tính chất bi tráng và cái tôi trữ tình của nhà thơ Quang Dũng. * Đáp án và biểu điểm: 1. Giới thi u về tác giả, tác phẩm và trích dẫn vấn đề cần nghị luận

Ngày đăng: 13/12/2013, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w