Bệnh thiếumáuBệnhthiếumáu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu (RBCs) khoẻ mạnh trong cơ thể xuống quá thấp. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ do RBCs chứa hemoglobin, có nhiệm vụ đưa khí oxy đến các mô của cơ thể. Bệnhthiếumáu có thể gây ra các biến chứng khác nhau, bao gồm gây mệt mỏi và gây áp lực lên các cơ quan của cơ thể. Bệnhthiếumáu có thể do nhiều vấn đề gây ra, nhưng có 3 nguyên nhân chính gây ra thiếu máu: - Sự phá hủy quá mức của RBCs - Mất máu - Sự sản sinh RBCs không đủ Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do các rối loạn di truyền, các vấn đề dinh dưỡng (như thiếu sắt hay thiếu vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng bệnh ung thư hay do dược phẩm hoặc độc chất. Thiếumáu do sự phá hủy RBCs Thiếumáu do Hemolytic ("hemo" có nghĩa là máu, "lytic" có nghĩa là phá hủy) xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường, chu kỳ sống của RBCs 120 ngày. Ở bệnhthiếumáu do hemolytic, chu kỳ sống của chúng ngắn hơn) và tủy xương (mô mềm, xốp bên trong xương tạo các tế bào máu mới) không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể đối với các tế bào mới. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thỉnh thoảng, các căn bệnh truyền nhiễm hay các loại thuốc nào đó như kháng sinh hay thuốc chống tai biến ngập máu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này. Ở bệnhthiếumáu do hemolytic tự miễn dịch, hệ miễn dịch nhầm RBCs là những kẻ xâm nhập từ ngoài và bắt đầu phá hủy chúng. Ở những trẻ khác, các khiếm khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu dẫn tới thiếu máu. Các dạng phổ biến của bệnhthiếumáu do hemolytic di truyền bao gồm thiếumáu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm (thường thấy trong bệnhthiếumáu di truyền nặng), thiếu thalassemia, và glucose- 6-phosphate dehydrogenase. Thiếumáu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm là một dạng nặng của thiếu máu, thường gặp ở người châu Phi, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến người Saudi Arab, Ấn Độ và hạ Địa Trung Hải. Ở bệnh này, hemoglobin hình thành các que dài khi nó thải khí oxy, kéo dài các tế bào hồng cầu sang dạng lưỡi liềm bất thường. Điều này dẫn tới phá hủy sớm RBCs, làm hạ thấp lượng hemoglobin thường xuyên, và làm tái phát cơn đau cũng như các vấn đề có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ cơ quan trong cơ thể. Thalassemia là một dạng nặng của bệnhthiếu máu: RBCs bị phá hủy nhanh chóng và chất sắt lắng xuống trong da và các cơ quan quan trọng. Thiếumáu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) thường ảnh hưởng đến nam giới châu Phi, nó cũng xuất hiện ở nhiều nhóm người khác. Ở bệnh này, RBCs hoặc là không tạo đủ enzyme G6PD hoặc enzyme G6PD được sản sinh nhiều/ít bất thường và không hoạt động đúng chức năng. Nếu một người nào đó sinh ra bị thiếu G6PD mà lại bị mắc bệnh nhiễm trùng, dùng các loại thuốc nào đó hay bị nhiễm phải một chất nào đó, RBCs của cơ thể bị áp lực quá mức. Nếu không có đủ G6PD để bảo vệ chúng, nhiều tế bào hồng cầu sẽ bị phá hủy sớm. Thiếumáu do mất máu Mất máu cũng có thể gây thiếu máu, nguyên nhân có thể do mất quá nhiều máu do bị thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu. Mất máu kéo dài, chậm hơn như xuất huyết do bệnh viêm đường ruột cũng có thể gây thiếu máu. Đôi khi thiếumáu do kinh nguyệt nhiều (ở thiếu nữ và phụ nữ). Một vài dạng ung thư ở trẻ cũng có thể gây thiếumáu aplastic như có thể là các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến khả năng tủy xương tạo ra tế bào máu. Thiếumáu cũng có thể xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ RBCs khỏe mạnh do thiếu sắt. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin. Chế độ ăn ít sắt có thể dẫn tới thiếu sắt, nguyên nhân thường thấy nhất gây bệnhthiếumáu ở trẻ. Thiếumáuthiếu sắt có thể ảnh hưởng đến trẻ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ gái đang tuổi dậy thì cũng có nguy cơ mắc bệnh thiếumáuthiếu sắt cao do kinh nguyệt, mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Người trẻ phải cảnh giác với chứng thiếumáu não thoáng qua Thiếumáu não thoáng qua không phải chỉ gặp ở tuổi trung - lão niên. Người trẻ cũng có thể bị chứng này nhưng do sức khỏe tốt nên các triệu chứng dễ bị bỏ qua, khiến bệnh ngày càng nặng. Thiếumáu não thoáng qua (thiểu năng tuần hoàn não) là sự rối loạn khu trú nhất thời tại não hay tại võng mạc, gây ra bởi bệnh lý mạch máu và nó hoàn toàn mất trong vòng 24 giờ. Đây vừa là yếu tố nguy cơ vừa là dấu hiệu ban đầu của tai biến mạch máu não. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Thiếumáu não thoáng qua là dấu hiệu xác định người bệnh đang có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não thật sự. Do đó, khi có triệu chứng này, phải tích cực tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Triệu chứng của thiếumáu não thoáng qua ở người trẻ tuổi rất đa dạng. Các biểu hiện chính thường gặp gồm: Tê tay chân: Thường người bệnh thấy đột nhiên tê ở một tay, tê từ bàn tay trở vào; có thể vừa thấy tê bàn tay vừa nhức nhối khó chịu, có cảm giác như kiến bò ở tay (cần phân biệt với tê tay do gối đầu tay hay do ngủ say để ở tư thế bị chèn ép phía nách, khiến động mạnh bị chặn). Bại tay, chân: Có trường hợp người bệnh đang ngủ, khi thức dậy thấy không cử động được tay chân, hoặc cử động được nhưng chóng mỏi. Rối loạn tiếng nói: Đang nói thì dừng lại không nói được, phải nghỉ một lúc mới tiếp tục nói bình thường. Người bệnh còn có thể thấy đau, mỏi ở gáy, vai (đau ở gáy lan ra vai, có thể lan ra ở một bên vai rồi lan xuống cánh tay), ù một bên tai, cảm giác như ve kêu trong tai và chóng mặt (ở bất kỳ tư thế nào). Các rối loạn trên xuất hiện đột ngột và sau đó trở lại bình thường (trong vòng 24 tiếng đồng hồ là tối đa), và không để lại di chứng. Khi có những triệu chứng đó, cần chú ý tới các nguyên nhân: Bệnh tim mạch: Là các bệnh van tim, tổn thương của thành mạch, rối loạn về máu . Cần xét nghiệm để đánh giá phân biệt (siêu âm tim mạch, xét nghiệm máu). Các loại viêm nhiễm: Nhất là viêm màng não do lao, viêm mạch não do lao. Xơ cứng mạch não ở người trẻ tuổi: Là vấn đề cần được quan tâm. Người bệnh cần được xét nghiệm về máu (cholesterol, lipid máu .), siêu âm mạch não . Thoái hóa đốt sống cổ: Bệnh này có khá nhiều triệu chứng, nhiều khi không ăn khớp nhau, thường người bệnh có cảm giác mỏi gáy, đau ở gáy, đau lan xuống bả vai ở một bên hoặc ở cả hai bên. Có trường hợp đau lan xuống bả vai, cánh tay; có trường hợp chóng mặt, ù tai; hoặc mỏi tay, chân ở một hay hai bên. Cần chú ý đề phòng, không được gối đầu cao, không quay cổ mạnh. Co thắt mạch: Có thể có cơn động kinh cục bộ, co thắt mạch ở những trường hợp có dị dạng mạch, dị dạng ở động mạch cảnh trong, tắc mạch bẩm sinh. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh nhân cần uống thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng ôxy não (có thể dùng cavinton ngày 2-3 viên). Dùng hoa hòe thay nước uống hằng ngày. Tăng cường phục hồi chức năng thần kinh bằng vitamin B1 và B6. Nên tập xoa bóp, chú ý xoa vùng mặt và vùng bụng, xoa tay, chân. Bên cạnh đó, người bệnh cần được an tâm, tin tưởng và quyết tâm chữa bệnh, tránh lo nghĩ nhiều trong đời sống xã hội và gia đình, luôn luôn cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, thức và ngủ. Dấu hiệu thiếumáu Nếu bạn mới làm việc một chút đã mệt, hay ngủ gà ngủ gật, trống ngực đập mạnh khi gắng sức . thì có thể bạn đang bị thiếu máu. Nam giới thiếumáu lâu ngày dễ bị bất lực. Thiếumáu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu. Dù thiếumáu do nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng có những triệu chứng giống nhau như: - Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, nhất là niêm mạc mắt, miệng, lòng bàn tay. - Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. - Làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Khi gắng sức, thấy trống ngực đập mạnh. - Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. - Nếu thiếumáu kéo dài, bệnh nhân bị phù hai chân, phụ nữ bế kinh, nam giới bất lực. Khi có các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện khám và làm các xét nghiệm để xác định mức độ, nguyên nhân thiếu máu. Thiếu máu hồng cầu to, ưu sắc: Do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic, gọi là bệnhthiếumáu ác tính Biermer, ngoài các triệu chứng chung còn thấy tim có tiếng thổi tâm thu, tim to. Lưỡi nhẵn, sáng bóng. Miệng, lưỡi và họng rát như phải bỏng. Có hiện tượng tê cóng, kiến bò ở các chi, phản xạ gân xương mất. Người đã cắt dạ dày cũng dễ bị thiếumáu dạng này. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc: Thường gặp sau các bệnh mất máu như trĩ, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày, u xơ tử cung, ho ra máu, ung thư phế quản, giãn phế quản, giun móc . Bệnh còn gặp ở những người có vấn đề ở dạ dày, ruột dẫn đến kém hấp thu sắt, phụ nữ có thai, trẻ em dinh dưỡng kém. Thiếu máu hồng cầu nhỏ, đẳng sắc: Do suy tủy (xuất phát từ bệnh lao, viêm gan virus, ngộ độc nghề nghiệp, do kháng sinh, thuốc chữa ung thư, tia xạ, thuốc trừ sâu) hay do hồng cầu bị hủy hoại (trong bệnh tan huyết, sốt rét, sốt vàng da, liên cầu tan huyết; nhiễm độc). Loại thiếumáu này cũng gặp trong gây trường hợp mất máu cấp (đứt mạch máu, vỡ phủ tạng, vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung .). Thiếumáu nên ăn mật ong Hiểu đơn giản, một người được coi là thiếumáu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếumáu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếumáu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếumáu khác nhau tùy thuộc nguyên nhân. Sau đây là một số phương pháp, mà người mắc bệnhthiếumáu cần lưu ý để mau chóng khắc phục tình trạng: - Tránh uống nước chè và cà phê ngay sau bữa ăn, bởi chất tannin trong trà và cà phê có thể gây những tác động xấu đến việc hấp thu hàm lượng sắt trong thức ăn. - Hãy uống một cốc trà thảo mộc pha lẫn với đường mỗi ngày, để đảm bảo có thể cung cấp 80% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. - Bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò nạc, thịt lợn nạc, thịt gia cầm bỏ da, lòng đỏ trứung, cá, hải sản, cật, đậu hà lan, rau bina, đậu lăng, cây củ cải đường xanh, súp lơ, mơ sấy, bơ đậu phộng, lạc, ngũ cốc… - Cơ thể bạn có khả năng hấp thụ chất sắt từ thịt dễ dàng hơn là từ các loại trái cây và rau xanh. Cho nên, để việc hấp thụ chất sắt từ trái cây và rau xanh đuợc dễ dàng hơn, bạn nên bổ sung vitamin C trong quá trình ăn uống. Đó chính là chất “xúc tác” đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt. - Pha lẫn 1 cốc nước ép củ cải đường và 1 cốc nước táo ép, trộn thêm với đường và mật ong. Nên uống mỗi ngày một lần - Ăn một quả chuối chín với 2 thìa mật ong, mỗi ngày 2 lần. - Uống nước ép táo trộn lẫn với nước ép cà chua. - Ăn nhiều các loại rau có lá màu xanh thẫm. - Mật ong đặc biệt tốt cho người mắc bệnhthiếumáu bởi vì nó giúp làm tăng lượng hemoglobin trong máu. Hơn nữa mật ong cũng có chứa nhiều sắt, và mangan. . tới thiếu máu. Các dạng phổ biến của bệnh thiếu máu do hemolytic di truyền bao gồm thiếu máu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm (thường thấy trong bệnh thiếu máu. chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác