Tài liệu Terminal Services trên Windows 2003 pdf

6 600 5
Tài liệu Terminal Services trên Windows 2003 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Terminal Services trên Windows 2003 Terminal Services là một dịch vụ trên Windows 2000, 2003 hỗ trợ người quản trị thực hiện các công việc trên Hệ điều hành Windows 2000, 2003 thông qua mạng mà không cần thiết phải ngồi trực tiếp tại máy đó. Đây là một công cụ rất cần thiết đối với người quản trị Windows. Terminal Service sử dụng RDP (Remote Desktop Protocol) dựa trên nền TCP/IP. Trên Windows XP cũng có dịch vụ Remote Desktop được coi là bản rút gọn của Terminal Services trên Windows 2003. Remote Desktop trên Windows XP chỉ hỗ trợ 1 session duy nhất. Còn trên Windows 2003 hỗ trợ nhiều session, mỗi session được nối vào một desktop riêng biệt. Windows 2003 có nhiều phiên bản. Trong phiên bản 2003 Standard cũng đã bao gồm Terminal Services. 1. Cài đặt Terminal Services trên Windows 2003 Để cài đặt Terminal Services trên Windows 2003, có thể dùng Add Remove Windows Components để cài đặt. Tuy nhiên trên Windows 2003 có công cụ Manager Server hỗ trợ việc cài đặt, cấu hình, quản lý thuận tiện hơn. Dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết. Chạy công cụ Manager Server bằng cách click vào Start-> Programs-> Administrative Tools- > Manage Your Server, xem hình 1. Hình 1: Chạy Manage Your Server Giao diện của Manage Your Server như Hình 2. Hình 2: Giao diện Manager Your Server Trong Hình 2, nhận thấy rằng Windows 2003 này chưa cài đặt dịch vụ dành cho Server nào. Nhắp Add or remove a role để thêm dịch vụ. Hình 3: Configure Your Server Wizard – Preliminary Steps Trong Hình 3, thông tin quan trọng nhất là cần đĩa cài đặt Windows 2003. Cho đĩa CD-ROM cài đặt Windows 2003 và ổ CD-ROM và nhắp Next để tiếp tục. Hình 4: Configure Your Server Wizard – Server Role Trong Hình 4 là danh sách các dịch vụ của Windows 2003. Chú ý đến cột Configured để biết được dịch vụ nào đã được cấu hình. Ở bước này, chọn Terminal Server và nhắp Next. Hình 5: Configure Your Server Wizard – Summary of Selections Hình 5 là danh sách các Server Role đã được lựa chọn như ở Hình 4. Để thay đổi danh sách này, có thể sử dụng nút Back. Ở bước này, nhắp Next để tiếp tục. Hình 6: Configure Your Server Wizard – Applying Selections Hình 6 yêu cầu việc khởi động lại máy sau khi cài đặt các dịch vụ. Nên chọn OK. Sau bước này, công cụ Manage Server sẽ tự động tiến hành cài đặt, cấu hình dịch vụ Terminal Service và sẽ tự độnb reboot máy tính. Sau khi khởi động lại Windows 2003, đăng nhập vào hệ thống, sẽ có thông báo như Hình 7. Hình 7: Configure Your Server Wizard – Finish Installation Sau bước này, có thể sử dụ ng được dịch vụ Terminal Service. Khi đó trong cửa sổ của Manager Your Server đã có Terminal Services (xem Hình 8). Hình 8: Manager Your Server – Terminal Services Trong Hình 8, cần chú ý đến 2 lựa chọn là Terminal Services Configuration và Terminal Services Manager 2. Cài đặt Terminal Services License Server Trong Hình 7, có thể nhận thấy thông báo về Terminal Services License Server. Nếu trên mạng cùng lớp với máy vừa cấu hình Terminal Server, không có máy nào có Terminal Services License Server thì khi connect từ Terminal Client, sẽ có thông báo như Hình 9. Hình 9: Cannot find Windows 2003 Terminal Server License Server Khi đó ta cần cài Terminal Services License Server. Để cài, nhắp Start-> Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel, nhắp đúp vào biểu tượng Add or Remove Programs. Giao diện của Add or Remove Programs trên Windows 2003 như Hình 10. Hình 10: Add or Remove Programs Trong Hình 10, nhắp vào biểu tượng Add/Remove Windows Components. Hình 11: Windows Components Wizard – Step 1 Trong Hình 11, lựa chọn Terminal Service Licensing và nhắp Next để tiếp tục. Hình 12: Windows Components Wizard – Step 2 Trong Hình 12, cho phép lựa chọn đường dẫn để lưu thông tin của Terminal License Server. Bước này để ngầm định và nhắp Next để tiếp tục. Hình 13: Windows Components Wizard – Step 3 Sau bước trên, Windows bắt đầu cài đặt Terminal License Server. Nếu được hỏi đĩa CD cài đặt Windows 2003, cho đĩa CD vào ổ. Khi việc cài đặt hoàn tất, sẽ có thông báo như Hình 14. Hình 14: Windows Components Wizard – Finish. Trong Hình 14, nhắp Finish để kết thúc việc cài đặt thành phần Terminal Services License. 3. Cho phép một account có quyền sử dụng Terminal Services Sau khi cài đặt Terminal Services, Windows sẽ tạo một nhóm có quyền sử dụng dịch vụ này. Đó là nhóm Remote Desktop Users. Mặc định, các account thuộc nhóm Administrator cũng sẽ có quyền sử dụng Terminal Services. Các account khác cần phải add vào nhóm Remote Desktop Users mới được phép sử dụng dịch vụ đó. Để thêm một account vào nhóm Remote Desktop Users, nhắp Start-> Programs-> Administrative Tools-> Computer Management. Giao diện của Computer Management như Hình 15. Hình 15: Computer Management Trong Hình 15, nhắp Local Users and Groups->Users, sau đó chuột phải vào account cần thay đổi (giả sử account centos4). Trên menu chuột phải, nhắp vào Properties. Xem Hình 16. Hình 16: Account Properties Trong Hình 16, chọn Tab Member Of, sau đó nhắp vào nút Add để thêm nhóm mới. Hình 17: Select Groups Trong Hình 17, nhắp nút Advanced. Giao diện Select Groups ở mode Advanced như Hình 18. Hình 18: Select Groups - Mode Advanced Trong Hình 18, nhắp nút Find Now, kết quả trả về là danh sách các Group trên máy tính. Nhắp đúng vàp nhóm Remote Desktop Users để cho phép account (centos4) nói trên thuộc nhóm này. Sẽ quay trở lại hộp thoại Account Properties với nhóm Remote Desktop Users được thêm vào – Hình 19. Hình 19: Kết quả sau khi thêm nhóm Remote Desktop Users Trong Hình 19, nhắp OK để kết thúc việc thêm nhóm. Sau bước này, có thể sử dụng account centos4 với Terminal Services. 4. Cấu hình và quản lý Terminal Services Terminal Services Manager Để chạy Terminal Services Manager, trong Hình 8, nhắp vào Open Terminal Services Manager, giao diện của Terminal Services Manager như Hình 20. Hình 20: Terminal Services Manager Trong Hình 20, Terminal Services Manager có thể theo dõi, quản lý thông qua các tab: Users, Sessions, Processes. Tab User cho phép theo dõi user nào đang connect. Trong Hinh 20, có thể thấy user centos4 connect thông qua mạng, user Administrator đang connect ngay trực tiếp tại máy đó. Có thể sử dụng menu chuột phải với từng user để disconnect, reset, send message. Terminal Services Configuration Để chạy Terminal Services Configuration, trong Hình 8, nhắp vào Open Terminal Services Configuration, giao diện của Terminal Services Configuration như Hình 21. Hình 21: Terminal Services Configuration 5. Terminal Client Các chương trình sử dụng RDP để kết nối đến Terminal Services Server được cấu hình như nói trên được gọi là Terminal Client. Trên Windows có thể kể đến chương trình Remote Desktop Connection. Trên Linux, có thể kể đến rdesktop. Remote Desktop Connection Remote Desktop Connection được cài đặt ngầm định trên Windows XP. Để chạy Remote Desktop Connection, click Start-> Programs-> Accessories-> Communications-> Remote Desktop Connection. Xem Hình 22. Hình 22: Remote Desktop Connection, Tab General và Tab Display Trong Hình 22, có 2 tab quan trọng là General và Display. Trước khi kết nối nên kiếm tra tab Display để xem Colors đặt bao nhiêu bit. Nếu không cần chất lượng hình ảnh từ Terminal Server, thì thay đổi giá trị ở ô Colors để việc điều khiển trên máy từ xa được nhanh hơn. Ở Tab Geneal, cần nhập địa chỉ IP, username, password có quyền sử dụng Terminal Services (xem mục 3). Sau đó nhắp nút Connect. Trên Windows 2000, cần phải cài thêm Remote Desktop Connection để xử dụng. Có thể download theo địa chỉ sau: http://www.microsoft.com/windowsxp/downloads/tools/rdclientdl.mspx Rdesktop Rdesktop là tiện ích chạy trên Linux, giúp người sử dụng Linux có thể kết nối đến Terminal Server. Rdesktop có sẵn gói trong một số phiên bản của Linux như Redhat, SuSE, Fedora, . . Có thểm tham khảo tại địa chỉ: http://www.rdesktop.org/. Download rdesktop theo địa chỉ: http://www.rdesktop.org/#download Việc cài đặt cũng tương đối đơn giản. Sau khi cài đặt, có thể dùng lệnh sau để kết nối đến Terminal Server: rdesktop ip_terminal_server Ví dụ: rdesktop 12.168.0.100 Trên openSuSE có GUI (dạng giao diện đồ họa) của rdesktop là krdc. Krdc không chỉ hỗ trợ RDP mà còn hỗ trợ VNC. Khi kết nối đến Terminal Server, sử dụng lệnh rdp:/12.168.0.100 Hình 23: Krdc trên Linux   . bao gồm Terminal Services. 1. Cài đặt Terminal Services trên Windows 2003 Để cài đặt Terminal Services trên Windows 2003, có thể dùng Add Remove Windows. Terminal Services trên Windows 2003 Terminal Services là một dịch vụ trên Windows 2000, 2003 hỗ trợ người quản trị thực hiện các công việc trên Hệ

Ngày đăng: 13/12/2013, 01:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan