1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu Tạo chuyển động xoay tròn quả địa cầu với 3D Max 7 Phần 1 ppt

8 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 447,79 KB

Nội dung

TẠO CHUYỂN ĐỘNG XOAY TRÒN QUẢ ĐỊA CẦU VỚI 3D MAX 7 Bài tập này hướng dẫn các bạn áp vật liệu cho quả địa cầu và vật liệu kim loại vàng cho chữ. Sau khi đã áp vật liệu thì tạo chuyển động tròn xoay cho quả địa cầu và chữ “Tủ sách STK”, cả quả địa cầu và đối tượng văn bản đều chuyển động theo trục z nhưng quả địa cầu thì xoay theo hướng từ phải sang trái còn đối tượng văn bản chuyển độ ng theo hướng lại. Cuối cùng sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp chiếu sáng các đối tượng trong khung nhìn Viewports. Độ khó 5/10 Khi đã khởi động chương trình 3D MAX 7, vào menu File chọn Reset đưa tất cả định dạng về cấu hình mặc định. Trong bảng Command Panels nhấp chọn công cụ Sphere, trong khung nhìn Top phác thảo khối cầu có bán kính và kích thước bất kỳ. Sau khi phác thảo xong, đối tượng đang được chọn. Trong bảng cuộn Name and Color đặt tên cho đối tượng là Planet Earth. Tiếp theo định kích thước cho khối cầu, trong bảng cuộn Parameters nhập giá trị 50 vào ô Radius. Khi một đối tượng vừa được tạo và đang được chọn, bạn có thể thay đổi kích thước của nó trong bảng cuộn Parameters. Một khi đối tượng đã bị bỏ chọn, nếu muốn thay đổi kích thước thì nhấp chọn lại đối tượng và nhấp vào nút Modify ở phía trên bảng công cụ Command Panels. Đưa con trỏ vào công cụ Select and Move rồi nhấp phải chuột. Trong hộp thoại Move Transform Type-In định tọa độ các trục x, y, z là 0. Nhấp vào nút Zoom Extents All để đối tượng chiếm đầy các khung nhìn. Bước tiếp theo, các bạn áp vật liệu cho quả địa cầu. Trên thanh Main Toolbar nhấp vào nút Material Editor hay nhấn phím tắt M để gọi hộp thoại Material Editor. Chú ý: Đối tượng vật thể phải đang được chọn. Trong hộp thoại vật liệu mẫu, khung đầu tiên đang được chọn, vật liệu Standard đang được chọn. Nhấp vào ô None bên phải khung màu Diffuse trong bảng cuộn Blinn Basic Parameters. Lúc này bảng Material/Map Browser hiện ra, trong khung Browse From tùy chọn New đang được chọn. Hãy nhấp đúp vào dòng Bitmap ở bên phải cửa sổ tìm một ảnh bitmap gán cho vật liệu. Trong hộp thoại Select Bitmap Image File tìm đường dẫn tới thư mục chứa file ảnh. Giả sử file ảnh lưu trong thư mục “Anh bitmap” trong đĩa CD. Chọn file earthmap trong thư mục này rồi chọn Open hoặc có thể nhấp đúp vào file này. Khi file earthmap được mở, chương trình sẽ áp vào vật liệu trong khung đầu tiên. Ta sẽ sử dụng vật liệu nguyên thủy này áp cho đối tượng hình cầu mà không cần phải hiệu chỉnh các thông số trong khung Illumination và Specular Hight lights. Bây giờ ta sẽ áp (map) vật liệu vừa tạo cho vật thể bằng cách nhấp vào nút Assign Material to Selection. Vật liệu khi được áp vào quả cầu sẽ không nhìn thấy trong khung nhìn Viewport, nhấp vào nút Show Map in Viewport để hiển thị vật liệu của vật thể lên khung nhìn. Quan sát đối tượng quả cầu trong màn hình Perspective ta có kết quả như hình dưới. Bước kế tiếp, ta cho quả cầu xoay theo trục Z, nhấp vào nút Time Configuration bên phải bộ đếm Counter để định khoảng thời gian chuyển động cho quả cầu. Trong hộp thoại Time Configuration, chọn hệ NTSC (theo hệ NTSC thì 1 giây có 30 frame hình). Trong khung Animation định giá trị của các thành phần tương ứng như sau: Start Time: 0, End Time 200, Length: 200, Frame Count: 201. Như vậy thời gian bắt đầu chuyển động là 0 frame, thời gian kết thúc là 200 frame và thời lượng của nó là 200 frame. Chọn OK thoát khỏi chế độ làm việc này. Di chuyển con trượt trên thanh track bar về thời điểm 0 frame, chương trình hiển thị vị trí thanh trượt xuất hiện (thông số 0/200 cho biết thanh trượt đang ở thời điểm frame 0 so với tổng thời lượng 200 frame ). Hoặc bạn có thể định vị trí của thanh trượt bằng cách nhập giá trị vào bộ đếm ở phía dưới của các nút điều khiển. Thanh trượt đang ở thời điểm frame 0, nhấp vào nút Auto Key. Khi đó nút Auto Key bị lún xuống và có màu đỏ, khung nhìn đang được chọn thay vì đường viền của nó sáng lên màu vàng thì bây giờ có màu đỏ. Ở thời điểm frame 0 ta không thực hiện thao tác thay đổi nào cho quả cầu, di chuyển thanh trượt tới thời điểm frame 100. Trên thanh Main Toolbar nhấp chọn công cụ Angle Snap Toggle và công cụ Snaps Toggle để bắt dính theo góc và cưỡng chế theo trục, tiếp tục nhấp chọn công cụ Select and Rotate. Đối tượng quả cầu đang được, trong khung nhìn Perspective xoay quả cầu theo trục Z và xoay cùng chiều kim đồng hồ. Khi xoay đối tượng theo trục z một góc -360 0 (giá trị này hiển thị trong khung nhìn Perspective cho biết chính xác đã xoay được góc bao nhiêu) và lúc này trong vùng nhìn Top, hình tròn màu xanh được khép kín. Trong thanh track bar có 2 key frame được tạo tại thời điểm frame 0 và frame 100. Bây giờ tạo key cho frame cuối (frame thứ 200), di chuyển thanh trượt tới thời điểm frame 200. Vì chế độ Auto Key đã được đặt nên khi di chuyển con trỏ tới các thời điểm muốn tạo key và thực hiện các thao tác như Rotation, Scale, Position, Camera…. thì tại thời điểm đặt con trượt sẽ được tạo key. Cũng tượng tự như Key ở thời điểm frame 100, xoay quả cầu một góc -360 0 và xoay theo chiều kim đồng hồ. Như vậy từ thời điểm frame 0 tới thời điểm frame 200, quả cầu xoay hai vòng và xoay theo chiều kim đồng hồ. Nhấp vào nút Auto Key thoát khỏi chế độ làm việc này Nhấp chọn Key đầu tiên trong thanh Ruler, nhấp phải chuột chọn Sphere01: Z Rotation. Vì trong quá trình đặt key ta chỉ xoay đối tượng theo trục z nên chọn Sphere01: Z Rotation. Tại thời điểm frame 0, quả cầu đứng yên, trong hộp thoại Sphere01: Z Rotation cho ta biết key đang được chọn là Key đầu tiên (có 3 key được tạo tại 3 thời điểm frame 0, frame 100, frame 200), trong khung Time hiển thị giá trị 0 cho biết frame đầu tiên được tạo ở thời điểm frame 0, khung Value hiển thị giá trị 0.0 cho biết ở thời điểm này quả cầu đứng yên. Bây giờ nhấp vào mũi tên hướng sang phải như hình đầu tiên, hộp thoại chuyển các giá trị của key thứ hai. Lúc này trong khung Time hiển thị giá trị 100 (key thứ hai được tạo tại thời điểm frame 100) và trong khung giá trị hiển thị giá trị -360 0 (tại key thứ hai xoay quả cầu một góc -360 0 ). Tiếp tục nhấp vào nút hình mũi tên hướng sang trái chuyển sang key thứ ba. Hộp thoại cho biết key thứ ba được tạo tại thời điểm frame thứ 200 và khi đó ta đã xoay một góc -360 0 , -360 0 này + với -360 0 đã xoay ở thời điểm key thứ 2 nên giá trị trong khung Value là -720.   . TẠO CHUYỂN ĐỘNG XOAY TRÒN QUẢ ĐỊA CẦU VỚI 3D MAX 7 Bài tập này hướng dẫn các bạn áp vật liệu cho quả địa cầu và vật liệu kim loại vàng. vật liệu thì tạo chuyển động tròn xoay cho quả địa cầu và chữ “Tủ sách STK”, cả quả địa cầu và đối tượng văn bản đều chuyển động theo trục z nhưng quả địa

Ngày đăng: 12/12/2013, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w