1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu Tổng quan về Bảo hiểm xã hội doc

9 521 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Chương I Tổng quan về bảo hiểm I. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm. Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất, con người luôn có nguy cơ gặp phải rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau: bão lụt, hạn hán, ốm đau, bệnh tật, tai nạn… Mỗi khi gặp phải rủi ro thường gây nên những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sức khỏe con người. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Khi cuộc sống và sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu an toàn cũng được con người ngày càng quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là khi khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, một mặt đã làm tăng năng suất lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người, nhưng mặt khác nguy cơ gặp rủi ro của con người cũng ngày càng nghiêm trọng. Để đối phó với rủi ro và khắc phục hậu quả, tổn thât, lúc này con người đã tìm ra nhiều cách thức khác nhau để phòng vệ. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro những cách thức này thể hiện chủ yếu ở 2 nhóm biện pháp là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. - Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm biện pháp tránh né rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro. + Tránh né rủi ro là biện pháp được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều có thể lựa chọn những biện pháp thích hợp để né tránh rủi có thể xảy ra nhằm loại trừ nguy cơ dẫn đến bị tổn thất. Tuy vậy, trong cuộc sống mà nhất là cuộc sống hiện đại như ngày nay, biện pháp này rất khó thực hiện và thậm chí không thể thực hiện được. + Ngăn ngừa rủi ro: Là biện pháp khá chủ động bằng cách thực hiện các hành vi và hành động cụ thể mà các cá nhân và tổ chức đưa ra nhằm giảm mức độ thiệt hại khi gặp rủi ro. 1 + Giảm thiểu tổn thất: Khi rủi ro đã xảy ra vẫn có thể có các biện pháp làm giảm thiểu thổn thất như dùng bình cứu hỏa trong hỏa hoạn, cấp cứu người bị thương,… - Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. + Chấp nhận rủi ro: Là biện pháp mà con người tự chấp nhận tổn thất khi gặp phải rủi ro, điều đó cũng có nghĩa là họ tự bảo hiểm. Ví dụ như: lập quỹ dự trữ, dự phòng để bù đắp tổn thất khi gặp phải rủi ro. Hoặc khi rủi ro đã xảy ra, người ta có thể vay mượn tiền bạc để khắc phục hậu quả. + Bảo hiểm: Là biện pháp chuyển giao rủi ro rất có hiệu quả. Nhiều người cùng có khả năng gặp phải rủi ro đóng góp tiền bạc để hình thành quỹ bảo hiểm và quỹ này được dùng chủ yếu vào mục đích bồi thường hoặc chi trả khi một hay một số người tham gia đóng góp gặp phải rủi ro, tổn thất. Trong số các biện pháp trên, biện pháp bảo hiểm là phổ biến và có hiệu quả nhất. Bởi vì hậu quả của rủi ro thông qua bảo hiểm sẽ được phân tán cho nhiều người cùng gánh chịu. Hơn nữa, bảo hiểm không chỉ thuần túy là sự chuyển giao, sự chia sẻ rủi ro, mà nó còn là sự giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tổn thất, thông qua các chương trình quản lý rủi ro được phối hợp giữa cá nhân, các tổ chức kinh tế- hội với các tổ chức bảo hiểm. Thực tế cho thấy, bảo hiểm ra đời là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống và sản xuất. hội càng phát triển và văn minh thì hoạt động bảo hiểm cũng ngày càng phát triển và trở nên không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia. II. Bản chất của bảo hiểm: 2.1 Khái niệm: Bảo hiểm có nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận. 2 - Dưới góc độ tài chính: Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi. - Dưới góc độ pháp lý: Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bảo hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo Luật Thống kê. - Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc pham vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. Dựa trên các khái niệm đó, người ta đưa ra khái niệm chung nhất về bảo hiểm, khái quát được các loại hình bảo hiểm (BHTM, BHXH, BHTN và BHYT): “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê” 2.2 Bản chất của bảo hiểm: Mục đích của BH là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và hội của đất nước. Chính vì vậy, bản chất của bảo hiểm là quá trìnhp hân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia BH nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên phân phối 3 trong BH chủ yếu là phân phối không đều và phần lớn không mang tính bồi hoàn trực tiếp. Ngoài ra, bản chất của BH còn được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau: - Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của BH. Rủi ro theo nghĩa thông dụng là biến cố gây thietj hại và không mong đợi. Để đối phó với rủi ro, con người luôn phải tìm cách phòng vệ. Trong BH hiện đại, ngoài rủi ro còn có các sự kiện liên quan đến bảo hiểm như sự kiện sinh đẻ của lao động nữ, người đến tuổi nghỉ hưu,… - Cơ chế chuyển giao rủi ro trong BH được thực hiện giữa bên tham gia BH và bên BH thông qua các cam kết BH. Theo cơ chế này, bên tham gia phải nộp phí BH và bên BH cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm hay người được bảo hiểm gặp phải rủi ro hay sự kiện BH. - Phí BH mà bên tham gia nộp cho bên BH phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện BH xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên BH trả cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện BH hay rủi ro xảy ra gây tổn thất. - Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong BH được bên BH tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ BH mà họ thiết lập được dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. - BH là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa cụ thể và vai trò quản lý của NN là rất quan trọng, không thể thiếu. III- Sự ra đời và phát triển của BH (bỏ) IV. Vai trò kinh tế và hội của BH. 4.1. Vai trò kinh tế. BH nói chung và các loại hình BH nói riêng đều mang lại những lợi ích kinh tế- hội thiết thực. Xét về mặt kinh tế, BH có những vai trò lớn sau: 4 - Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư. + Ổn định về thu nhập nếu tham gia BHXH hay BHTN. + Ổn định về tài chính nếu tham gia BHYT hay BHTM Bởi vì: Khi rủi ro hay sự kiện BH xảy ra với các đối tượng BH, nếu bị tổn thất, các cơ quan hay doanh nghiệp BH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh phát triển bình thường. Hiện nay, khi không có sự đảm bảo của BH thì các chủ đầu tư, nhất là các ngân hàng liên quan sẽ không dám mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án. Bởi vậy, BH là một hoạt động kích thích đầu tư. - BH là một trong những kênh huy động vốn rất hữu hiệu để đầu tư phát triển kinh tế- hội. Các cơ quan và DN BH thu phí BH trước khi rủi ro và sự kiện BH xảy ra với đối tượng BH. Giữa thời điểm xảy ra rủi ro do tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi thường luôn có khoảng cách, có thể kéo dài nhiều năm nhất là trong BHTN và BHXH. Bởi vậy số phí thu được phải dựa vào dự trữ, dự phòng vả phải đem đầu tư để thu lãi trong sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BH. Hơn nữa, các loại hình BHTN, BHXH ngày càng phát triển nhanh chóng, số phí thu được tồn tích ngày càng lớn. Điều đó càng khẳng định thêm vai trò huy động vốn để đầu tư của toàn ngành BH là vô cùng quan trọng đối với các nền kinh tế. - BH góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước. Với các loại quỹ BH ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các cơ quan, DN BH sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất, nếu đối tượng BH gặp phải rủi ro hay sự kiện BH. Vì vậy NSNN không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các DN khi gặp rủi ro. Mặt khác, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực BHTM còn có trách nhiệm đóng góp vào NS thông qua các loại thuế mà các DNBH phải nộp. Và cũng trong hoạt đông này, mối quan hệ quốc tế giữa các DNBH ngày càng được mở rộng thông qua 5 các loại thuế mà các DNBH phải nộp. Và cũng trong hoạt động này, mối quan hệ quốc tế giữa các DNBH ngày càng được mở rộng thông qua tái BH hoặc đồng BH để phân tán rủi ro. Điều đó cho thấy, vai trò ổn định và tăng thu cho NS; đồng thời phát triển được các mối quan hệ quốc tế của hoạt động BH là rất đáng kể trong điều kiện thế giới hiện nay. 4.2. Vai trò hội Vai trò hội của BH thể hiện ở các mặt sau: - Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa , đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, hội trật tự hơn. Trong quá trình tham gia BH, các cơ quan, DNBH sẽ cùng với người tham gia BH phối hợp để thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất thông qua một loạt các hoạt động như: + Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động. + Xây dựng thêm các biển báo và các con đường lánh nạn để giảm bớt tai nạn giao thông. + Tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy. + Tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng đồng. … Tất cả các hoạt động trên của BH đều nhằm mục đích góp phần ổn định cuốc sống, sản xuất và từ đó góp phần bảo đảm ASXH. - Các loại hình BH phát triển đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời còn tạo nên một nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn hội. Tiết kiệm trong BH thường là tiết kiệm một cách có kế hoạch từ nội bộ mỗi gia đình, mỗi cơ quan, DN. BH góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp cho người lao động và tạo dựng một nếp sống đẹp. - BH là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- hội. Chỉ với mức phí BH rất khiêm tốn mà các cơ quan BH, 6 DNBH thu được, họ vẫn có thể giúp đỡ các cá nhân, gia đình, cơ quan DN khắc phục được hậu quả rủi ro. Đó là chỗ dựa để họ yên tâm, tin tưởng hơn vào cuộc sống tương lai. V. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của BH 5.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của BH. Môn học BH có đối tượng nghiên cứu độc lạp và được sử dụng thống nhất trong quản lý hoạt động BH. Đối tượng nghiên cứu của môn học BH là các mối quan hệ ki-xh giữa người tham gia BH với các cơ quan và DNBH; cũng như giữa các cơ quan, DNBH với nhau. Ngoài những đặc điểm và phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lĩnh vựa BH, đối tượng này còn có những đặc trưng cụ thể sau: - Các mối quan hệ kt- xh đề cập đến ở đây liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức và ngoài lĩnh vực BH. Các mối quan hệ này xuất phát từ chỗ BH vừa là một hoạt động mang tính kinh tế, vừa là hoạt động có tính xh, nhân đạo và nhân văn. Tính kte của BH thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ giữa các bên thông qua việc hình thành và sử dụng các loại quỹ BH. Tính hội, tính nhân đạo và nhân văn phản ánh tính cộng đồng sâu rộng theo quy luật số đông bù số ít. hội hóa BH là thể hiện trách nhiệm của xh, của cộng đồng với tất cả các thành viên của mình. - Người tham gia Bh có thể là các cá nhân, tổ chức ktxh có nhu cầu về Bh. Do Bh là một hoạt động dịch vụ, hơn nữa hình thức BH có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện cho nên người tham gia ngày càng đông đảo. Điều đó có nghĩa là ở đâu có sự chuyển giao rủi ro thì ở đó BH cần phải xem xét, chấp thuận. Nhu cầu này xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ, được an toàn. Bởi vậy, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng xh,… - Người Bh có thể là các cơ quan BHXH, BHTN và BHYT hoặc cũng có thể là DNBH TM. Đối với các cơ quan BHXH và BHTN, mối quan hệ ktxh của họ chủ yếu là với NLD và NSDLD. Những mối quan hệ này lại chủ yếu phụ thuộc vào chính sách, chế độ mà NN ban 7 hành. Đối với các DN BHTM và các cơ quan BHYT, mối quan hệ giữa họ với người tham gia là khá rộng và linh hoạt. Bởi lẽ đối tượng của BHTM rất rộng còn của BHYT lại mang tính cộng đồng. Các mối quan hệ này lại chủ yếu phụ thuộc vào chính sách, pháp luật của NN. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cả một số luật pháp quốc tế, nhất là loại hình BHTM. Tất cả những mối quan hệ trong BH đều được thể hiện qua các hợp đồng BH, đơn BH, giấy chứng nhận BH, sổ BH hay thẻ BH,… - Các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến người tham gia và người BH thường bao gồm các cơ sở y tế, các tổ chức môi giới, các công ty giám định, các tổ chức ngân hàng,… Mối quan hệ của các tổ chức này trong lĩnh vực Bh rất đa dạng. Tuy nhiên tất cả các mối quan hệ đó đều phải được thực hiện theo đúng PL và các chính sách, chế độ của NN. 5.2. Nội dung nghiên cứu của môn học BH. Nội dung môn học tập trung vào những vấn đề sau: - Làm rõ những vấn đề cơ bản của BHXH bao gồm: đối tượng, tính chất, chức năng của BHXH; quỹ BHXH và hệ thống các chế độ BHXH. Trình bày khái quát chính sách BHXH của VN trong điều kiện kte thị trường. - Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và nội dung cơ bản của BHTN. Kinh nghiệm tổ chức, triển khai BHTN ở một số nước trên thế giới. Tiếp đó môn học làm rõ BHYT trong đời sống ktxh hiện nay, đối tượng, phạm vi, phương thức BHYT và quỹ BHYT. - Trước khi đi vào các nghiệp vụ BHTM, môn học đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về BHTM, các nguyên tắc trong hoạt động BHTM. Đồng thời tiến hành phân loại BHTM theo đối tượng của nó với 3 loại hình: BHYT, BHTNDS và BHCN. - Hai nghiệp vụ BHTM truyền thống là BH hàng hóa vận chuyển và BH tàu thủy. Nội dung của 2 nghiệp vụ này cho thấy chúng là những nghiệp vụ cơ bản và có mối quan hệ quốc tế khá rộng, bởi vậy 8 tính thống nhất về điều kiện BH, hợp đồng BH và cách thức giải quyết bồi thường là khá cao. - Các nội dung tiếp theo của môn học là các nghiệp vụ BH mang tính kỹ thuật như BH xây dựng và lắp đặt, BH trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Nội dung của các nghiệp vụ này được trình bày cụ thể và chi tiết theo từng lĩnh vực: xây dựng; lắp đặt, BH TS trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí; Bh các chi phí bổ sung cho các nhà khai thác và BH trách nhiệm pháp lý đối với người thứ ba. - BH hỏa hoạn, BH tiền gửi, tiền cất trữ trong kho và trong quá trình vận chuyển, BH nông nghiệp là những nội dung khá phong phú và có tính đặc thù về mặt nghiệp vụ. Đồng thời chúng là những nghiệp vụ BHTM có nhiều tiềm năng ở cả trên thế giới cũng như ở nước ta. - BH vật chất các phương tiện vận tải và BH trách nhiệm thường có quan hệ với nhau trong quá trình triển khai. Ngoài ra, môn học còn giới thiệu các loại BH TNDS của CSDLD; BH trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm. - BH con người là một nội dung rất quan trọng và chiếm thời lượng khá lớn của môn học. Nội dung chương này tập trung vào 3 vấn đề lớn: Giới thiệu tổng quan về BH con người, BHNT và BH con người phi nhân thọ. 9 . chức kinh tế- xã hội với các tổ chức bảo hiểm. Thực tế cho thấy, bảo hiểm ra đời là một đòi hỏi khách quan của cuộc sống và sản xuất. Xã hội càng phát. Chương I Tổng quan về bảo hiểm I. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm. Trong cuộc sống cũng như trong sản xuất,

Ngày đăng: 12/12/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w