1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y 91

156 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

LÊ TÙNG ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÓ THUCỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 91

Ngành: Quản lý kinh tếMã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Gấm

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Nội dung bản luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Số liệuvà kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa đượcsử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào.

Mọi sự giúp đỡ để hoàn thành bản luận văn đều đã được cảm ơn và trích dẫnnguồn gốc rõ ràng.

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Tùng Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Nhà trường, cho phép tôi gửi lời cảmơn trân trọng đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh,Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ viênchức của Nhà trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành bản luận văn này.

Tôi cũng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Gấm, người đã tậntình chỉ bảo giúp đỡ tôi có được định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Bệnhviện quân y 91 đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận và nghiên cứu thực tế về đề tàinghiên cứu, chia sẻ với tôi những ý kiến hay và kinh nghiệm quý báu Sự giúp đỡcủa tập thể Bệnh viện đã là một động lực to lớn giúp tôi hoàn thành bản luận văn.

Do còn những giới hạn về tài liệu và thời gian nghiên cứu, bản luận văn khôngtránh khỏi còn có những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củacác thầy, cô và từ phía Bệnh viện, để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 2 năm2020

Học viên

Lê Tùng Anh

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3

4.1 Những đóng góp của luận văn 3

4.2 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3

5 Bố cục của luận văn 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG CÓ THU CỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 5

1.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý hoạt động có thu tại bệnh viện quân y 5

1.1.1 Bệnh viện quân y 5

1.1.2 Quản lý các hoạt động có thu trong bệnh viện quân y 9

1.1.3 Quy định chung và công cụ quản lý các hoạt động có thu ở bệnh viện quân y 11

1.1.4 Nội dung quản lý các hoạt động có thu 19

1.1.5 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý hoạt động có thu của bệnh việnquân y 29

1.2 Bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động có thu của bệnh viện công ởnước ngoài 32

Trang 6

1.2.1 Kinh nghiệm trong quản lý hoạt động có thu của các bệnh viện ở nước ngoài

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý các hoạt động có thu của các bệnh viện công ở trong nước 361.2.3 Bài học kinh nghiệm cho các bệnh viện quân y 91 37

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 39

2.2 Phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 39

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 40

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 40

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu về quản lý tài chính hoạt động có thu của bệnh viện 41

2.3.1 Tiêu chí định tính 41

2.3.2 Tiêu chí định lượng 43

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ THU TẠIBỆNH VIỆN QUÂN Y 91 45

3.1 Giới thiệu chung về bệnh viện Quân y 91 45

3.1.1 Giới thiệu chung 45

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của bệnh viện Quân y 91 48

3.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực của bệnh viện Quân y 91 50

3.1.4 Kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2018 của bệnh viện Quâny 91 51

3.2 Thực trạng quản lý hoạt động có thu tại bệnh viện quân y 91 52

3.2.1 Thực trạng các nguồn thu và chi của bệnh viện quân y 91 53

3.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý hoạt động có thu tại bệnh viện quân y 91 62

3.2.3 Đánh giá của cán bộ, nhân viên bệnh viện quân y 91 về công tác quản lý các hoạtđộng thu 87

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các hoạt động có thu tại Bệnh việnQuân y 91 90

3.3.1 Các yếu tố khách quan 90

3.3.2 Các yếu tố chủ quan 91

3.4 Đánh giá chung về quản lý hoạt động có thu tại Bệnh viện Quân y 91 93

Trang 7

4.1 Định hướng phát triển của ngành quân y và bệnh viện quân y 91 104

4.1.1 Bối cảnh hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện quân y 104

4.1.2 Định hướng phát triển của Bệnh viện Quân y 91 105

4.1.3 Mục tiêu và quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện quâny 107

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đến năm2025 109

4.2.1 Hoàn thiện cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 109

4.2.2 Xây dựng phương pháp đánh giá mức độ tự chủ làm căn cứ xác định phương ántự chủ tài chính cho BVQY 91 114

4.2.3 Xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các bệnhviện quân đội trước yêu cầu chuyển sang tự chủ tài chính 119

4.2.4 Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xây dựng quy chế chi tiêunội bộ phù hợp với mức độ tự chủ của bệnh viện 122

4.2.5 Hoàn thiện cơ chế phân phối, sử dụng thu nhập từ hoạt động khám, chữa bệnhphù hợp với tình hình và khả năng của bệnh viện 126

4.2.6 Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính bệnh viện 127

4.3 Kiến nghị với Nhà nước và Bộ Quốc phòng 132

KẾT LUẬN 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

PHỤ LỤC 137

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bảo hiểm y tếBảo hiểm xã hộiBộ Quốc phòngBệnh viện

Bệnh viên quân yDự toán, ngân sáchDự toán quân độiDịch vụ y tếĐơn vị sự nghiệpKho bạc Nhà nướcKhám chữa bệnhKinh phí thường xuyênKinh tế, xã hội

Ngân sách nhà nướcNgân sách quốc phòng

Quân đội nhân dân Việt NamQuân khu

Quản lý tài chínhTrang, thiết bịXây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Thang đo Likert Scale 40

Bảng 3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ bệnh viên Quân y 91 51

Bảng 3.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016-2018 52

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các nguồn thu của bệnh viện 91 54

Bảng 3.4 Tổng hợp tình hình thu so với dự toán năm 2016-2018 54

Bảng 3.5 Ngân sách nhà nước cấp cho BVQY 91 giai đoạn 2016-2018 56

Bảng 3.6 Nguồn thu từ BHYT của Bệnh viện 91 năm 2016 đến 2018 57

Bảng 3.7 Nguồn thu từ viện phí của Bệnh viện 91 giai đoạn 2016-2018 57

Bảng 3 8 Các nguồn thu khác của Bệnh viện 91 năm 2016-2018 60

Bảng 3 9 Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSNN 61

Bảng 3 10 Đánh giá thực trạng công tác xây dựng dự toán thu tại BVQY 91 quakết quả điều tra 87Bảng 3 11 Đánh giá công tác quản lý các khoản chi tại BVQY 91 88

Bảng 3 12 Đánh giá công tác kế toán - quyết toán tại BVQY 91 qua điều tra 89

Bảng 3 13 Đánh giá công tác kiểm tra tài chính tại BVQY 91 qua điều tra 89

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống Bệnh viện quân đội (BVQĐ) ra đời từ năm 1946, trải qua hơn 70năm phát triển, không ngừng lớn mạnh, tính đến nay, trong Quân đội có 34 BV.Cùng với sự phát triển, đổi mới không ngừng của hệ thống các bệnh viện công(BVC), các BVQĐ cũng từng bước thay đổi nhằm quản lý khoa học, chặt chẽ,hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Bệnh viện Quân y 91 (BVQY 91) là một trong những đơn vị sự nghiệp củangành Y tế nhưng trực thuộc Cục hậu cần của Quân Khu I Các nguồn thu tài chínhchủ yếu hiện nay của BVQY 91 là Nguồn ngân sách nhà nước cấp (Ngân sách quốcPhòng); Nguồn vốn viện trợ, quà biếu tặng cho theo quy định của pháp luật; nguồnthu do thực hiện các hoạt động khám chữa bênh (bao gồm cả nguồn thu từ nguồnthanh toán của BHYT).

BVQY 91 đã được Quân Khu giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về biênchế và tài chính Căn cứ chấp hành Chỉ thị số 85/CT - BQP ngày 13/02/2018 của Bộtrưởng Bộ Quốc phòng về việc tự chủ về tài chính đối với các bệnh viện và các cơsở khám chữa bệnh trong Quân đội với lộ trình là giảm dần tỷ trọng hỗ trợ của Ngânsách Quốc phòng qua các năm, đến năm 2021 sẽ tiến tới tự chủ 90% kinh phíthường xuyên ở các đơn vị Vì vậy, dù muốn hay không muốn BVQY 91 cũng phảitham gia vào xu thế tự chủ mà Nhà nước đặt ra để sử dụng tối đa nguồn lực và pháthuy quyền tự chủ Trong cơ chế tự chủ thì nguồn thu từ Nguồn ngân sách nhà nướcvà Nguồn vốn viện trợ sẽ bị cắt giảm và thay thế vào đó là nguồn thu từ các hoạtđộng khám chữa bệnh sẽ tăng lên.

Trong thời gian qua, công tác quản lý các hoạt động có thu của BVQY 91 đạthiệu quả cao trong việc thực hiện tăng thu và tiết kiệm chi tiêu khi nhà nước thực hiệntrao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tô chức bộ máy, biên chế và tài chính cho cácđơn vị sự nghiệp công lập theo Chỉ thị số 85/CT - BQP ngày 13/02/2018 của Bộ trưởngBộ Quốc phòng Bệnh viện sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hướngtăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắmsửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, nhờ đó từng

Trang 11

bước cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh Tuy nhiên, khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm, BVQY

91 cũng gặp những khó khăn, hạn chế nhất định Chính vì vậy, đòi hỏi phải nghiêncứu, thay đổi cơ chế quản lý tài chính trong quản lý các hoạt động có thu tại BVQY91 phù hợp với đặc thù bởi vì ngoài thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh theoBHYT cho quân nhân và nhân dân, BVQY 91 còn phải thực hiện các nhiệm vụ quân sự,quốc phòng.

Xuất phát từ tình hình trên, tác giải lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động có thu

2.Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên thực trạng quản lý hoạt động có thu tại Bệnh viện viện Quân y 91, đề tài đềxuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của quản lý hoạt động có thu tại Bệnh việnQuân y 91 nhằm đáp ứng yêu cầu tự chủ tài chính theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong điều kiện cho phép, luận văn tập trung vào đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý các hoạt động có thu tại Bệnh viện quân y 91.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quân y 91

Trang 12

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: các dữ liệu thứ cấp được thu thập phục vụcho quá trình nghiên cứu phản ánh tình hình thực tế tại đơn vị từ năm 2016 đến năm2018; các dữ liệu sơ cấp được tập tác giả thu thập qua quá trình điều tra tại bệnh viênquân y 91 trong khoảng thời gian tháng 7-9/2019.

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: nội dung nghiên cứu của luận văn là quảnlý các hoạt động có thu của BVQY 91 Nhưng do điều kiện không cho phép, tác giả chỉtập trung vào nghiên cứu và phân tích mảng quản lý tài chính trong quản lý hoạt động cóthu tại Bệnh viện Quân y 91.

4.Ý nghĩa khoa học của luận văn

4.1 Những đóng góp của luận văn

-Về mặt lý luận: Hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý tài

chính các hoạt động có thu tại bệnh viện quân y trong thời kỳ mới.

Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý, đánh giá những ưu điểm và nhượcđiểm của trong công tác quản lý hoạt động có thu mà trực tiếp là hoạt động tài chínhcủa Bệnh viện Quân y 91 Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lýcác hoạt động có thu đáp ứng tình hình mới của Bệnh viện Quân y 91 nhằm gópphần phát triển bệnh viện và đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn đặt racho bệnh viện trong những năm tới.

4.2 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, đãgóp phần hệ thống hóa và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tàichính các hoạt động có thu tại các BVQY.

Luận văn dự kiến là công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn mà BVQY 91có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc quản lý và điều hành thu, chicủa các bệnh viện, góp phần cải thiện công tác quản lý tài chính bệnh viện trong giaiđoạn mới

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, trang mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,danh mục bảng biểu, luận văn gồm 04 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động có thu của Bệnh

Trang 13

viện quân y.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động có thu tại Bệnh viện Quân y 91Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động có thu tại

bệnh viện Quân y 91.

Trang 14

1.1.1.1 Khái niệm bệnh viện quân y

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì: “Bệnh viện là một bộphận của tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhândân được chăm sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh Công tác ngoạitrú của bệnh viện tỏa tới tận hộ gia đình, đặt trong môi trường của nó Bệnh việncòn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội”.

Theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP, “Bệnh viện công có thể được hiểu là làĐVSN y tế cung cấp các dịch vụ công về y tế cho người dân Trong đó, ĐVSN y tếlà tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy địnhcủa pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toántheo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụcông hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: y tếdự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định ykhoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm,trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sứckhỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe” (Nghị định số 85/2012/NĐ-CP)

Từ những phân tích trên về Bệnh viện công, có thể đưa ra khái niệm bệnh việnquân y như sau: Bệnh viện quân y là bệnh viên do Bộ Quốc phòng thành lập vàquản lý theo đúng quy định của pháp luật, có chức năng khám, chữa bệnh cho quânnhân và đối tượng khác; đồng thời thực hiện nhiệm vụ khác do Quân đội và Nhà

nước giao 1.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện quân y

Thực hiện công tác khám chữa bệnh (KCB), điều lý, nhất là công tác chăm sócsức khỏe cho quân nhân Đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng và thườngxuyên của BVQY.

Trang 15

Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu Công tác sẵn sàng chiến đấu là một trongcác nhiệm vụ gắn liền với các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ đột xuất trêngiao Các nhiệm vụ này mang tính đặc thù của Quân đội nói chung, cơ quan, đơn vị,trong đó có BV nói riêng như: công tác sẵn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ tác chiến A2;công tác phòng dịch; công tác diễn tập tìm kiếm cứu nạn; công tác bảo đảm quân

y cho các sự kiện của Đảng, Nhà nước, Quân đội

Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến Đây là một trong các nhiệm vụ do BVQYthực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên hoặc trong các chương trình, phong trào cụthể, chẳng hạn như: tổ chức các đoàn KCB cho nhân dân vùng sâu, vùng xa; hướngdẫn KCB cho các bệnh xá ở các đơn vị thuộc tuyến của BV; công tác chuyển giaokỹ thuật cho BVQY liên kết

Tổ chức KCB cho nhân dân có thu một phần viện phí Đây là nhiệm vụ vừa mang tính kinh tế, vừa là nhiệm vụ cơ bản trong thời bình của BVQY Bởi lẽ, KCB có thu một phần viện phí là hoạt động kinh tế mang tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh lành mạnh Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên, BVQY còn đảm nhiệm thêm các nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học, là cơ sở để thực tập và đào tạo chuyên sâu học viên ngành y, luân phiên các tổ Quân y công tác tại Quần

đảo Trường Sa… 1.1.1.3 Đặc điểm của bệnh viện quân y

Theo Nguyễn Anh Tuấn (2019), BVQY hoạt động trong ngành quân y với quymô hoạt động khác nhau nhưng đều có chung 4 đặc điểm sau:

“Thứ nhất, BVQY là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc bảo đảm quân ytrong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe chobộ đội và KCB cho các đối tượng chính sách, BHYT, nhân dân, cung cấp dịch vụcông không vì mục tiêu lợi nhuận.

Bệnh viện quân y đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; bên cạnhđó tập trung kiện toàn cả về tổ chức, lực lượng và TTB, phương tiện, từng bướcnâng cao chất lượng KCB trên các tuyến quân y Ngoài ra, BVQY còn cung cấpdịch vụ công, KCB cho nhân dân thu một phần viện phí Hoạt động của BVQY chủyếu là thực hiện chức năng, nhiệm vụ do BQP giao là chính, không nhằm mục đíchlợi nhuận như các doanh nghiệp hay BV tư trong nền kinh tế.

Trang 16

Thứ hai, sản phẩm của BVQY một mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quân sự,quốc phòng; mặt khác mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơvới quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, BVQY là điểm tựa của những cuộc chiến, lànơi cứu chữa và điều lý cho các thương bệnh binh Trong thời bình, BVQY thực hiệnnhiệm vụ KCB cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức quốc phòng, đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng Ngoài ra, BVQY còn tham gia KCB và điều lý chocác đối tượng chính sách và nhân dân Sản phẩm, dịch vụ do BVQY tạo ra chủ yếu lànhững sản phẩm có giá lý về sức khoẻ, văn hoá, đạo đức và các giá lý xã hội

Việc sử dụng những loại sản phẩm này giúp cho quá trình sản xuất của cải vật chấtđược thuận lợi và có hiệu quả hơn Vì vậy, hoạt động BVQY luôn gắn bó hữu cơ vàcó tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động BVQY luôn gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc trướcđây, cũng như công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc hiện nay và bị chi phốibởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc,BVQY đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, xây dựng được hệ thống lý luận vềcông tác tổ chức bảo đảm quân y nói chung; thực tiễn của các mặt công tác, đáp ứngtốt yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của quân đội, góp phần vào thắng lợi của dân tộctrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hiện nay, BVQY được đầu tư theo phương hướng chung xây dựng Quân độicách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước biện đại Theo đó, nhiều trung tâmkhoa học, kỹ thuật được củng cố hoặc xây dựng; trang bị được tăng cường theohướng hiện đại.

Thứ tư, BVQY có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp y tế Là tổ chức doBQP thành lập, BVQY còn thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp những dịch vụcông, KCB cho nhân dân nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân Nguồn tàichính cơ bản phục vụ cho hoạt động của BVQY do NSNN cấp Tuy nhiên, với sự đadạng của hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực y tế cũng như những khó khăn của NSNNvà với mục tiêu để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt động của

Trang 17

BVQY, Nhà nước đã cho phép BVQY được khai thác nguồn thu trong phạm vichức năng, nhiệm vụ của BV và được bố trí một số khoản chi một cách chủ động.”

[20] 1.1.1.4 Vị trí, vai trò của bệnh viện quân y

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống BVQY ngày càng giữ vaitrò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, BVQY là một trong những lực lượng y tế nòng cốt trong việc duy trìsức khỏe và phát triển đời sống xã hội trong chiến tranh cũng như trong xây dựngđất nước ở thời bình Với lực lượng quân y “vừa hồng, vừa chuyên”, BVQY 91 cóvai trò quan trọng trong bảo đảm quân y cho bộ đội trong huấn luyện và sẵn sàngchiến đấu; đồng thời, góp phần chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân trongthời bình Bên cạnh đó, BVQY còn tham gia vào việc ngăn chặn và khống chế kịpthời các bệnh dịch phát sinh thông qua việc cung ứng các dịch vụ y tế dự phòng;nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh cho các đơn vị trong toàn quân.

Thứ hai, “BVQY có vai trò quan trọng trong huấn luyện, đào tạo và nghiêncứu khoa học nhằm phát triển đội ngũ cán bộ ngành y tế cho Quân đội BVQY phốihợp mở các lớp đào tạo, bổ túc, tập huấn cho cán bộ chủ chốt ngành quân y các cấptrong toàn quân về chuyên ngành tổ chức chỉ huy quân y cấp chiến dịch, chiếnthuật; bảo đảm quân y cho trung đoàn, sư đoàn bộ binh tiến công, phòng ngự trongkhu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; trong tác chiến phòng thủ quân khu Đồng thời,phối hợp huấn luyện, triển khai BV dã chiến dự bị động viên và các phân đội quân ytrong chiến đấu; bảo đảm quân y trong tác chiến biên giới bộ, biên giới biển; trongphòng, chống thảm họa cháy, nổ Trong công tác nghiên cứu khoa học, BVQY tổchức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặccấp cơ sở; chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại vàcác phương pháp KCB” [20]

Thứ ba, “BVQY giữ vai trò tham mưu, đóng góp ý kiến cho BQP nói riêng và ytế nước nhà nói chung về những vấn đề liên quan đến ngành y tế góp phần xây dựngQuân đội vững mạnh toàn diện BVQY giữ vai trò tham mưu cho BQP và phối hợp cáccơ quan, đơn vị đẩy mạnh củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng; hoàn thiện quy hoạch,xây dựng các cơ sở, đơn vị quân y trên từng vùng, miền, hướng chiến lược.

Trang 18

Sự đa dạng hóa các loại hình quân dân y đã mang lại hiệu quả thiết thực; nhất làhoạt động KCB, cấp thuốc miễn phí cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn, vùng căn cứ địa cách mạng Đây là nền tảng để tổ chức BVQY theophương châm bốn tại chỗ: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ vàhậu cần tại chỗ, bảo đảm cơ động nhanh nhất trong khu vực phòng thủ khi có tìnhhuống xảy ra” [20]

Thứ tư, BVQY khẳng định vị trí đối với hệ thống y tế nước nhà với số lượngbệnh nhân khám và điều lý tại bệnh viện ngày càng cao Khám chữa bệnh cho nhândân đóng vai trò cân bằng nhu cầu của xã hội về y tế, giúp tạo lập môi trường cạnhtranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển BV trở thành một trong những trung tâm KCBcó uy tín Từ đó, BVQY khẳng định vai trò của y tế quân đội đối với hoạt động xãhội, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định đời sống và phát triển xã hộicao hơn [20]

Thứ năm, BVQY góp phần vào quá trình xây dựng mối quan hệ Quân dân y,góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, bảo vệ tổ quốc BVQY ngày càng khẳngđịnh được vai trò của mình trong việc cứu trợ, viện trợ trong trường hợp khẩn cấp,thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn; gắn kết tình quân dân, xây dựng tinh thầnđoàn kết giữa nhân dân với bộ đội; góp phần xây dựng hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồvì dân quên mình, cứu dân, cứu nước [20]

1.1.2 Quản lý các hoạt động có thu trong bệnh viện quân y

Các bệnh viện quân y được phép tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh hoặcđược thực hiện các nhiệm vụ có thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước (gọichung là hoạt động có thu).

1.1.2.1 Loại hình quản lý các hoạt động có thu

Các loại hình quản lý các hoạt động có thu ở bệnh viện quân y bao gồm:Quản lý các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh cho nhân dân các bệnh viện trên cơsở hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội vàcác đối tượng chính sách theo phân cấp.

Quản lý các hoạt động có thu phí như phí kiểm định, kiểm định mẫu thuốc,nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế;

1.1.2.2 Đặc điểm quản lý các hoạt động có thu

Trang 19

Quản lý các hoạt động có thu ở bệnh viện quân y mang các đặc điểm cơ bản sau:

a.Quản lý các hoạt động có thu về cơ bản gắn liền với tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị

Quản lý các hoạt động có thu trong các bệnh viện quân y chủ yếu là quản lý,khai thác các tiềm năng sẵn có về lao động, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹthuật nên các hoạt động này thường gắn liền với nhiệm vụ của đơn vị Trên cơ sởtính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị mà kết hợp khai thác về lao động phổthông, lao động kỹ thuật, tận dụng trang thiết bị, phương tiện hay tài sản

(trong điều kiện cho phép) tổ chức các loại hình hoạt động có thu thích hợp, nhằmtạo nguồn cân đối tài chính Mặt khác, do có sự khác nhau về tính chất, đặc điểm,nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, địa bàn đóng quân nên việc tiến hành các hoạt độngcó thu ở các bệnh viện quân y cũng khác nhau về nội dung, loại hình hoạt động, sựkhác nhau đó có thể diễn ra ngay trong phạm vi một đơn vị những thời điểm khácnhau.

Đặc điểm này đòi hỏi người chỉ huy đơn vị và các cơ quan chức năng khi tổchức và các hoạt động có thu phải tính toán chính xác, cụ thể, xem xét, cân nhắc kỹlưỡng các tiềm năng sẵn có, tính chất, đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị để có quyếtđịnh tổ chức các hoạt động thích hợp, vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ yếucủa đơn vị, vừa phát huy tính chủ động trong tổ chức các hoạt động có thu, khaithác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có Đồng thời phải nắm vững đặc điểm và yêucầu quản lý của từng nội dung, loại hình hoạt động để có biện pháp quản lý thíchhợp.

b.Những tổ chức thực hiện quản lý các hoạt động có thu trong các bệnh việnquân y không phải là đơn vị kinh tế độc lập

Khác với các đơn vị làm kinh tế chuyên nghiệp, các bệnh viện quân y chủyếu làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho quân nhân Các hoạt động này về cơ bảngắn liền với nhiệm vụ của đơn vị, nên việc tổ chức hoạt động và quản lý thường gọnnhẹ, không hoàn chỉnh, đồng bộ, về quản lý tài chính chưa có đủ điều kiện cần thiếtđể đăng ký thành lập doanh nghiệp hay nói cách khác không phải là đơn vị kinh tếđộc lập, có đủ tư cách pháp nhân trong hoạt động

Trang 20

Mặc dù không phải là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng khi tổ chức quản lý cáchoạt động có thu các đơn vị cần phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế; hiệu quả kinhtế đó được xác định trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi Muốn vậy đòi hỏi trong quátrình quản lý hoạt động các đơn vị phải tính đủ, đúng, chính xác, trung thực các chiphí cho quá trình hoạt động; cần phân biệt những yếu tố chi phí cho hoạt động vànhững chi phí cho thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, nghiêm cấm lấy kinh phí chicho hoạt động nhiệm vụ để làm kinh tế và xin quyết toán với ngân sách Làm nhưvậy vừa vi phạm kỷ luật tài chính vừa dẫn tới tình trạng "lãi giả", "lỗ thật" và đâycũng là kẽ hở trong quản lý tài chính để các hiện tượng tiêu cực nảy sinh Đồng thờiphải thực hiện đúng quy chế quản lý lao động sản xuất và làm kinh tế của quân đội,quy định về đăng ký kinh doanh, nộp thuế, quản lý tiền tệ; không được phép buônlậu và dùng phương tiện vận tải chở hàng thuê cho bọn buôn lậu không vì lợinhuận trong hoạt động mà vi phạm pháp luật, chính sách và các chế độ quản lý tàichính của Nhà nước và của Bộ Quốc Phòng.

1.1.3 Quy định chung và công cụ quản lý các hoạt động có thu ở bệnh viện quân y

Do luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu mảng quản lý tài chính trong quảnlý các hoạt động có thu của bệnh viên quân y Vì vậy, tác giả chỉ tập trung vàonghiên cứu các quy định chung và công cụ quản lý tài chính của các hoạt động cóthu.

1.1.3.1 Quy định chung về quản lý các hoạt động có thu

Theo Điều lệ Công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam và "Quy địnhquản lý tài chính các hoạt động có thu tại bệnh viện quân y", mọi hoạt động có thuphải tuân theo các quy định mang tính nguyên tắc đó là:

- Việc thành lập các tổ chức, cơ sở sản xuất làm kinh tế, tiến hành hoạt độngcó thu đều phải được cấp có thẩm quyền cho phép và thực hiện đúng quy định củaBộ Quốc phòng về quản lý lao động sản xuất và làm kinh tế của quân đội và nhữngquy định khác có liên quan của Nhà nước và Quân đội.

- Đơn vị có tổ chức các hoạt động có thu phải tự lo nguồn vốn để hoạt động(bằng nguồn vốn tự có hoặc đi vay); không được dùng kinh phí do ngân sách cấp hoặccác khoản phải thu nộp ngân sách để làm vốn hoặc bù lỗ cho các hoạt động

Trang 21

lao động sản xuất, làm kinh tế (trừ những khoản được ngân sách bố trí theo kế hoạch, như hỗ trợ dịch vụ việc làm).

- Đơn vị có tổ chức các hoạt động, dịch vụ phải đạt hiệu quả kinh tế, thựchiện lấy thu bù chi và có lãi; đồng thời phải tính đến hiệu quả về mặt xã hội như

quản lý bộ đội, trang bị nghề nghiệp, xây dựng mối đoàn kết quân dân, giữ gìn an ninh chính lý, trật tự an toàn xã hội.

- Đơn vị phải tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động có thu; bảo đảm mọikhoản thu, chi đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; phải tổ chức công tác kếtoán, mở sổ sách đăng ký ghi chép đầy đủ, đúng quy định, kịp thời mọi khoản

thu, chi đối với từng hoạt động có thu; phải sử dụng hoá đơn, chứng từ khi mua bánhàng hoá và cung ứng dịch vụ theo đúng các quy định hiện hành.

Đơn vị có các khoản thu phải báo cáo kết quả phân phối và sử dụng cáckhoản thu; nộp kịp thời, đầy đủ các khoản phải nộp cho ngân sách theo đúng quyđịnh của nhà nước và quân đội.

Đối với số thu để lại bổ sung kinh phí, đơn vị phải trích đúng tỷ lệ quy định;khi có nhu cầu chi đơn vị phải lập dự toán gửi đơn vị cấp trên, dự toán được duyệtmới được chi Định kỳ và hết năm phải lập báo cáo quyết toán gửi đơn vị cấp trêntrực tiếp phê duyệt.

1.1.3.2 Mục tiêu và cơ chế quản các hoạt động có thu

Việc quản lý tài chính đối với hoạt động có thu ở bệnh viện quân y có thể sửdụng nhiều công cụ, nhiều biện pháp khác nhau Tuy nhiên, khi tiến hành quản lýtài chính đối với hoạt động có thu cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, các bệnh viện quân y chủ yếu làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho quân

nhân Vì vậy, mục tiêu quản lý tài chính các hoạt động có thu phải bảo đảm tăng cườngthực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ khám chữa bệnh cho quân nhân.

Hai là, trên cơ sở tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của mình người chỉ huy, lãnh

đạo đơn vị và cơ quan tài chính các cấp phải nắm được, giám sát và chỉ đạo các đơnvị kết hợp khai thác về lao động phổ thông, lao động kỹ thuật, tận dụng trang thiếtbị, tài sản hay phương tiện Trong điều kiện cho phép, tổ chức các loại hình hoạtđộng có thu thích hợp nhằm tạo nguồn cân đối tài chính tích cực.

Trang 22

Ba là, khi tổ chức khai thác các hoạt động có thu, các đơn vị cần phải quan

tâm đến hiệu quả kinh tế, tức là phải lấy thu bù chi và có lãi Đồng thời, phải quantâm đến hiệu quả về mặt xã hội như quản lý bộ đội, trang bị nghề nghiệp, xây dựngmối đoàn kết quân dân; giữ gìn an ninh chính lý, trật tự an toàn xã hội nơi đóngquân.

Để đạt được những mục tiêu trên, khi tiến hành hoạt động có thu đòi hỏi phảicó cơ chế quản lý tài chính nhất định Bởi vì mục đích của công tác quản lý tàichính đối với các hoạt động có thu là đảm bảo cho các hoạt động có thu đi vào nềnếp, có hiệu quả, chấp hành đúng các quy định về quản lý kinh tế - tài chính và Luậtngân sách nhà nước.

Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lýlên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trongđiều kiện môi trường biến động Thực chất của quản lý là sử dụng các phương pháp,các công cụ tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhấtđịnh của chủ thể quản lý.

“Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế và là khâuquản lý mang tính tổng hợp Theo nghĩa rộng, quản lý tài chính được nhìn nhận nhưlà việc sử dụng tài chính làm công cụ quản lý hệ thống kinh tế xã hội thông qua việcsử dụng các chức năng vốn có của nó Theo nghĩa hẹp, quản lý tài chính được quanniệm như là việc quản lý của bản thân hoạt động tài chính, nghĩa là tài chính đượcxem là đối tượng quản lý” [21]

Thuật ngữ cơ chế quản lý tài chính được sử dụng rộng rãi trong các giáotrình, các tài liệu và các tạp chí Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác nhau vềcơ chế quản lý tài chính Trước khi đi vào khái niệm cơ chế quản lý tài chính, chúngta đi từ khái niệm cơ chế quản lý kinh tế.

“Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh tếdựa trên đòi hỏi của các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, bao gồm tổngthể các phương pháp, các hình thức, các thủ thuật để thực hiện yêu cầu của các quyluật khách quan ấy” [22]

Từ các khái niệm về cơ chế quản lý kinh tế nêu trên, ta có thể đưa ra khái

niệm: Cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động có thu của các bệnh viện quân y

Trang 23

là tổng thể các phương pháp, các hình thức, các công cụ mà chủ thể quản lý sử dụngđể quản lý tài chính hoạt động có thu trong quân đội, trong những điều kiện nhấtđịnh nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý tài chính trong các đơn vị hoạt động cóthu.

Chủ thể quản lý là người chỉ huy, cơ quan tài chính bệnh viện quân y có tổ

chức hoạt động có thu, đây là đối tượng trực tiếp quản lý Người chỉ huy và cơ quantài chính cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát và quyết toán tài chínhđối với hoạt động có thu của đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Quản lý tài chính đối với hoạt động có thu của các bệnh viện quân y là quá

trình quản lý tài chính ở tất cả các khâu: Khâu lập kế hoạch, khâu triển khai thựchiện, khâu thanh tra, kiểm toán; tình hình thu chi tài chính qua việc hạch toán chiphí, phân phối và thu nộp về tài chính của các hoạt động có thu.

1.1.3.3 Công cụ quản lý của quản lý các hoạt động có thu

Các văn bản pháp quy về tài chính vừa là căn cứ, vừa là công cụ của quản lýtài chính hoạt động có thu của bệnh viện quân y Bệnh viện quân y vừa phải tuânthủ các quy định của Nhà nước, vừa phải tuân thủ các quy định của Bộ quốc phòngvề quản lý tài chính đối với hoạt động có thu Hiện nay, các văn bản pháp quy về tàichính áp dụng cho hoạt động có thu của các bệnh viện quân y bao gồm:

Nghị quyết số 915-NQ/QUTW ngày 25-8-2018 Quân ủy Trung ương đã về"Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếptheo"

Quyết định số 3500/QĐ-BQP ngày 26-8-2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòngvề việc phê duyệt Đề án "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật Ngânsách Nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo".

Chỉ thị số 85/CT-BQP ngày 13-2-2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vềviệc tự chủ về tài chính đối với các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh (KCB)công lập.

Thông tư 37/2017/TT-BQP ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Bộ Quốc phòngvề việc hướng dẫn quản lý thu, chi BHXH bắt buộc trong Quân đội.

Trang 24

Quyết định 5162/QĐ-BQP ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng BộQuốc phòng quy định quân nhân tham gia BHYT năm 2017, 2018.

Thông tư 46/2016/TT-BQP ngày 01/4/2016 của Bộ Quốc phòng quy địnhtuyến chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốcphòng quản lý.

Thông tư số 120/2015/TT-BQP ngày 30/10/2015 của Bộ Quốc phòng về việcquy định chế độ quản lý, tính hao mòn và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sảnchuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Quyết định số 09/QĐHN-BQP ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng về việc quy định quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toántrong Quân đội.

Thông tư 215/2013/TT-BQP ngày 13/12/2013 của Bộ Quốc phòng về việcXếp loại các đơn vị sự nghiệp y tế trong Quân đội.

Thông tư số 55/2010/TT-BQP ngày 17/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng, ban hành quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc khai thác, sử dụng đấtquốc phòng vào mục đích kinh tế, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất Một sốcác quyết định khác cụ thể cho từng trường hợp và đối tượng quản lý mang tínhchất đặc thù, hoặc theo từng nhiệm vụ cụ thể”.

Quyết định số 15/2008/QĐ-BQP ngày 31/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng vật tư quân y.

Thông tư số 48/2008/TT-BQP ngày 26/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phònghướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Quânđội.

Quyết định số 113/2008/QĐ-BQP ngày 11/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốcphòng về việc ban hành hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng đối với cáccơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

Quyết định số 709/QĐ-CTC ngày 11/3/2015 của Cục Tài chính - Bộ Quốcphòng về chế độ kế toán đơn vị dự toán trong Quân đội.

Trang 25

Hướng dẫn số 171/HD-CTC ngày 16/01/2013 của Cục Tài chính - Bộ Quốcphòng về Tiêu chuẩn Đơn vị quản lý tài chính tốt.

Thông tư thông tư liên tịch số 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày20/6/2016 về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân nhân và ngườilàm công tác cơ yếu.

Luật ngân sách nhà nước năm 2015 được ban hành theo Nghị quyết số83/2015/QH13.

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21-12-2016 của Chính phủ về việc quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước (thay thế Nghị địnhsố 60/2003/NĐ-CP).

Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24-12-2016 của Chính phủ về việc quyđịnh về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốcphòng, an ninh (thay thế Nghị định số 10/2004/NĐ-CP).

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định quảnlý trang thiết bị y tế.

Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 10/7/2016 của Chính phủ quy định tiêuchuẩn vật chất, hậu cần đối với quân nhân.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chếtự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân độinhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ quy định cơchế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giádịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Nghị định số 106/2009/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ quy địnhviệc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị vũ trang nhân dân.

Trang 26

Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý đối với đơnvị sự nghiệp công lập.

Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg ngày29/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường công tác kết hợp quân dân y chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ độitrong giai đoạn mới.

Thông tư 34/2019/TT-BYT ngày 30/12/2019 của Bộ Y tế về việc Tổ chức cơsở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dâny.

Thông tư 15/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ y tế quy địnhthống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh việncùng hạng trên toán quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh,chữa bệnh trong một số trường hợp.

Thông tư số 02/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ y tế quy định mức tối đakhung giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của QuỹBHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hà hướng dẫn áp dụnggiá, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 37/TTLT-BYT-BTC ngày29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa cácbệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ y tế Quy định việcphân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủthuật.

b Các kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính bao gồm mục tiêu, dự toán các khoản thu, chi từ hoạtđộng có thu, trên cơ sở đó lựa chọn các phương án quản lý tài chính hoạt động cóthu của các bệnh viện quân y.

* Phân chia theo thời gian có kế hoạch tài chính quý, kế hoạch tài chính năm.* Phân chia theo nội dung, kế hoạch tài chính bao gồm:

Dự toán thu: Phản ánh các nguồn thu như: thu từ hoạt động hoạt động, dịch vụ; thu nhượng bán hàng hoá; thu thanh lý, xử lý vật tư và các khoản thu khác được

Trang 27

để lại theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng và số được trích lập quỹ đơn vị.

Dự toán chi: Dự toán chi từ hoạt động có thu của bệnh viện quân y bao gồm các nội dung:

+ Nộp ngân sách nhà nước các loại thuế theo quy định + Bù đắp chi phí, trong đó nộp ngân sách quốc phòng.

+ Các chi phí sử dụng phương tiện, vật tư, tài sản có nguồn gốc từ NS + Chi phí tiền lương, phụ cấp đối với những người đã được ngân sách trả lương.

+ Thu nhập còn lại: Bổ sung kinh phí đơn vị và trích quỹ đơn vị Nếu thunhập từ lao động sản xuất, làm kinh tế không đủ bù đắp chi phí và các khoản phải nộpngân sách, thì đơn vị vẫn phải nộp cho ngân sách các khoản phải thu đúng quy định và tựbù lỗ từ thu nhập còn lại của các hoạt động lao động sản xuất, làm kinh tế khác hoặc từquỹ đơn vị.

c Hệ thống thông tin quản lý tài chính trong quản lý các hoạt động có thu

Phương hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị, mệnh lệnh củaBộ trưởng Bộ quốc phòng và của người chỉ huy; các nhiệm vụ của đơn vị.

Các nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ Cục tài chính; các quyết định của Cục trưởng Cục tài chính - Bộ quốc phòng.

Hệ thống các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn tài chính, các định mức và giá cả.

Số liệu kế toán tài chính về tình hình thực hiện hoạt động có thu của đơn vị trong các năm trước.

Số liệu về thực trạng cán bộ, biên chế, trang thiết bị, phương tiện dôi dư củađơn vị được huy động vào hoạt động có thu.

d Hạch toán kế toán các hoạt động có thu

Các đơn vị tổ chức các hoạt động có thu phải thực hiện công tác kế toán, báocáo kết quả hoạt động có thu theo đúng chế độ kế toán dự toán ban hành theo Quyếtđịnh số 709/QĐ-CTC ngày 11/3/2015 của Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng Theochế độ, hạch toán kế toán hoạt động có thu nói chung gồm: hạch toán hoạt độngdịch vụ và hạch toán các hoạt động có thu khác.

* Đối với hoạt động dịch vụ

Trang 28

Phải tập hợp và hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động trên TK “Chi hoạt động ”,tính toán chính xác giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Đồng thời kế toán phải hạch toán chính xác kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịchvụ, kết quả hoạt động (lỗ hoặc lãi) đều phải hạch toán về TK421: “Chênh lệch thu,chi chưa xử lý” Khi phân phối thu nhập như: nộp thuế thu nhập, nộp cấp trên, bổsung kinh phí và trích quỹ đơn vị đều thực hiện hạch toán qua TK 421 - Chênh lệchthu, chi chưa xử lý.

*Đối với các hoạt động có thu khác

Các hoạt động có thu khác như: hoạt động thu phí, lệ phí; hoạt động thu sựnghiệp; hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ…phải quản lý chặt chẽ các khoảnthu, chi và hạch toán đầy đủ trên TK511: “Các khoản thu”

e.Bộ máy quản lý tài chính đối với hoạt động có thu

Cục quân lực - Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ quốc phòng là cơ quan thammưu, đề xuất báo cáo trình Bộ trưởng Bộ quốc phòng, xác định biên chế tổ chứctrong quân đội nói chung và các cơ quan làm công tác tài chính, các phòng, ban,tiểu ban tài chính, kế toán nói riêng.

Hiện nay hệ thống quản lý tài chính, hệ thống quản lý kế toán được hìnhthành theo hệ thống tổ chức tại các cấp trong quân đội Trong kiểu biên chế lựclượng trong quân đội chưa xác định các đối tượng làm công tác quản lý tài chínhhoạt động có thu các bệnh viện quân y.

Trên cơ sở công tác triển khai, tổ chức sản xuất, dịch vụ các hoạt động có thuở đơn vị mình, người chỉ huy phân công các đồng chí làm công tác tài chính củađơn vị, kiêm nhiệm quản lý tài chính đối với các hoạt động có thu, hoặc báo cáo lêncấp trên thành lập tổ, bộ phận, hay ban tài chính chuyên trách quản lý các hoạt độngtài chính có thu tại đơn vị mình và nằm trong hệ thống quản lý tài chính của đơn vị,của quân đội.

1.1.4 Nội dung quản lý các hoạt động có thu

1.1.4.1 Công tác lập kế hoạch dự toán

Điều hành và quản lý tài chính hoạt động có thu là một quá trình, bao gồmcác khâu: lập, chấp hành dự toán và quyết toán tài chính hoạt động có thu, trong đó:

Trang 29

lập kế hoạch là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu củaquá trình quản lý tài chính hoạt động có thu Lập kế hoạch thực chất là dự toán cáckhoản thu, chi từ hoạt động có thu trong một niên độ nhất định Một kế hoạch thu,chi từ hoạt động có thu phải chính xác, phải có đầy đủ cơ sở khoa học và những cơsở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều hành và quản lý tài chính hoạtđộng có thu.

Công tác lập kế hoạch dự toán là việc lên kế hoạch tài chính trong mộtkhoảng thời gian, thông thường là 1 năm, dựa trên những dữ liệu có liên quan củakỳ trước, dự kiến những biến động, những yếu tố có ảnh hưởng trong năm tới đểxác định các chỉ tiêu về nguồn thu và các khoản chi Dự toán thu chi của một đơn vịphải đáp ứng yêu cầu cân đối về tài chính, đáp ứng nguồn lực cho các hoạt độngchuyên môn và có phần tích lũy phát triển Các căn cứ để lập dự toán là: kế hoạchhoạt động của bệnh viện trong năm; kết quả thực hiện dự toán của năm trước; dựbáo những sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào; những sự thay đổi về chínhsách của Nhà nước v v.

Nội dung của việc lập kế hoạch dự toán thu chi của bệnh viện, bao gồm:- Lập kế hoạch thu: căn cứ vào kế hoạch hoạt động của đơn vị, căn cứ cácvăn bản pháp quy về biểu giá để xác định mức thu của các khoản thu sự nghiệp;

đồng thời kế hoạch hoạt động của đơn vị cũng là cơ sở để xác định nguồn kinh phíhỗ trợ từ NSNN Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư hay dự án xã hội hóa hoạt độngy tế cần căn cứ vào khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để lập kếhoạch thu.

- Lập kế hoạch chi:

Đối với các khoản chi cho con người: căn cứ vào biên chế và tổng hệ sốlương, mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành để xác định quỹ lương của đơnvị Các loại phụ cấp căn cứ theo các quy định hiện hành, căn cứ mức thực hiện củanăm trước liền kề để xác định Thông thường, chi phí cho con người chiếm khoảng30% đến 37% tổng chi hoạt động của các bệnh viện.

Đối với các khoản chi quản lý hành chính: là các khoản chi phí gián tiếp phụcvụ cho hoạt động chuyên môn được diễn ra một cách bình thường, các bệnh viện

Trang 30

cần xây dựng những định mức, cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ để quản lýchặt chẽ có hiệu quả khoản chi này.

Đối với các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ: bao gồm mua các loại hànghóa, vật tư, thuốc men v v phục vụ chuyên môn Khoản chi này ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng dịch vụ y tế và cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, thôngthường tỷ trọng trên dao động từ 56% - 65% tổng chi phí của đơn vị, nên cần xâydựng các định mức và quy trình quản lý để tránh thất thoát, lãng phí.

Đối với khoản chi bảo trì, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị: đây là nhóm chiđể duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của các trang thiết bị y tế, một trong các yếutố quyết định đến chất lượng hoạt động chuyên môn Mức chi này không đồng đềunhau giữa các bệnh viện bởi nó phụ thuộc vào quy mô, đặc tính kỹ thuật và số nămsử dụng trang thiết bị từng đơn vị.

Tóm lại: Xét trên nhiều phương diện, lập kế hoạch quản lý tài chính đối vớihoạt động có thu có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hành, quản lý tàichính hoạt động có thu, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ của bệnh việnquân y Vì vậy, để phát huy được vai trò, tác dụng của việc lập kế hoạch quản lý tàichính, trong thực tiễn khi lập kế hoạch quản lý tài chính hoạt động có thu của cácbệnh viện quân y phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định, phải triệt để tôntrọng những nguyên tắc đề ra, phải có phương pháp xây dựng một cách hợp lý, dựatrên những căn cứ đúng đắn”.

1.1.4.2 Công tác điều hành trong quản lý các hoạt động có thu

a Quản lý thu các hoạt động có thu

Sau khi đã có kế hoạch quản lý tài chính (dự toán ngân sách) đối với hoạtđộng có thu, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và cơ quan tài chính cấp trên (Cục tài chínhBộ quốc phòng) điều hành để thực hiện kế hoạch này Đây được gọi là chấp hànhdự toán ngân sách đối với hoạt động có thu của các bệnh viện quân y.

“Chấp hành ngân sách đơn vị hoạt động có thu là một khâu quan trọng trongquản lý tài chính hoạt động có thu Đó là quá trình sử dụng tổng hoà các biện phápkinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi đã được ghi trong kếhoạch quản lý tài chính thành hiện thực Chấp hành ngân sách đúng đắn là tiền đềquan trọng để thực hiện các chỉ tiêu tài chính đối với hoạt động có thu Do đó,

Trang 31

đây là một nội dung được đặc biệt coi trọng trong công tác quản lý tài chính của cácbệnh viện quân y” [23]

Chấp hành ngân sách diễn ra trong khoảng thời gian của một niên độ ngânsách (ở nước ta là 1 năm từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) Đơn vị phải dựtoán thu, chi từ hoạt động có thu kết hợp với nguồn cấp phát từ ngân sách, trên cơsở đó xây dựng kế hoạch thu, chi cho từng quý (có phân ra các tháng trong quý),kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các khoản chi từ hoạt động có thu Các bệnhviện quân y cũng phải kê khai đầy đủ việc sử dụng các tài sản và nhân lực của đơnvị vào hoạt động có thu Nguồn thu từ hoạt động có thu các bệnh viện quân y, saukhi đã trích quỹ của đơn vị, các khoản chi từ nguồn thu này cũng phải thực hiệntheo các chế độ tài chính của Nhà nước và của Quân đội, tránh gây lãng phí và phátsinh tiêu cực trong quản lý.

b Quản lý chi phí các hoạt động có thu

Các đơn vị tổ chức các hoạt động có thu phải tính toán, quản lý chặt chẽ cácchi phí và chấp hành các quy định về hoá đơn, chứng từ do Nhà nước và quân độiban hành.

Nội dung chi phí hoạt động có thu bao gồm:* Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được tính trên cơ sở mức tiêuhao vật tư và giá mua vật tư.

Mức tiêu hao vật tư: Căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư do các cơ quan cóthẩm quyền ban hành hoặc mức tiêu hao vật tư tương ứng của các cơ quan, đơn vịkhác và tình hình cụ thể của đơn vị.

Giá vật tư dùng để hạch toán và xác định chi phí vật tư là giá thực tế bao gồm:

- “Giá vật tư mua ngoài gồm giá ghi trên hoá đơn hợp lệ của người bán hàng,các chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp, chi phí bảo quản, phí bảo hiểm, chi phí hao hụthợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi, phí gia công được tính trực tiếp vào chi phí vật tưmua ngoài.

- Giá vật tư tự chế gồm giá vật tư thực tế xuất kho cộng với chi phí thực tếphát sinh trong quá trình tự chế.

Trang 32

- Giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến gồm giá vật tư thực tế xuất kho đemgia công cộng với chi phí gia công (tiền trả cho người gia công) Các chi phí vậnchuyển, phí bốc vác, phí bảo hiểm được tính trực tiếp vào chi phí vật tư thuê giacông chế biến.” (Thông tư số 133/TT-BTC, 2016)

Khi xác định giá thực tế cần lưu ý:

Nếu đơn vị nộp thuế giá lý gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tếcủa vật tư là giá ghi trên hoá đơn của người bán hàng không bao gồm thuế GTGTđã nộp đối với vật tư mua ngoài hoặc thuê ngoài gia công.

Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế của vậttư là giá thanh toán ghi trên hoá đơn của người bán hàng đối với vật tư mua ngoàihoặc thuê ngoài gia công (bao gồm cả thuế GTGT).

“Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu nói chung được phân bổ toàn bộmột lần vào chi phí sản xuất Đối với công cụ, dụng cụ sử dụng cho quá trình , đơnvị căn cứ vào thời gian sử dụng và giá lý của công cụ để phân bổ dần vào các khoảnmục chi phí trong kỳ kinh doanh theo những tiêu thức cho phù hợp.” (Thông tư số133/TT-BTC, 2016)

- Trong quản lý chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, các đơn vị phải theodõi và nộp trả ngân sách quốc phòng các chi phí nguyên, nhiên, vật liệu thuộc nguồnngân sách cấp được phép sử dụng cho lao động sản xuất, làm kinh tế.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định

Về nguyên tắc, mọi TSCĐ dùng cho lao động sản xuất, làm kinh tế đều phải tính khấu hao TSCĐ.

Đối với bệnh viện quân y quân đội, theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng, một số hoạt động co thu phải tính khấu hao TSCĐ bao gồm:

Hoạt động của các cơ sở lao động sản xuất, làm kinh tế tập trung.Hoạt động dịch vụ của các nhà khách Bộ Quốc phòng (Cục đối ngoại)Các trạm, xưởng, xí nghiệp, xưởng in không thuộc diện đăng ký hoạt động theo doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn xác định TSCĐ, phương pháp và mức tính khấu hao TSCĐ thựchiện theo quyết định của Bộ Tài chính: Quyết định số 351/TC/QĐ/CĐKT ngày 25

Trang 33

tháng 5 năm 1997 về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng, tính hao mòn TSCĐ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý,sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Các đơn vị phải theo dõi, quản lý trích, nộp khấu hao đối với mọi TSCĐ hìnhthành từ nguồn vốn ngân sách.

* Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp

Các khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp được quản lý và hạchtoán như sau:

Đối với hoạt động có thu của các cơ sở sản xuất, làm kinh tế tập trung; hoạtđộng dịch vụ của các nhà khách Bộ Quốc phòng; các trạm, xưởng, xí nghiệp, xưởngin phải tính đầy đủ chi phí tiền lương đối với các hoạt động co thu bao gồm cáckhoản tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) phải trả cho người lao động thamgia vào các hoạt động dịch vụ theo chế độ hiện hành.

Nếu chi phí tiền lương của các đơn vị này đã được quyết toán với ngân sáchthì phải nộp trả số tiền lương đã tính vào chi phí cho ngân sách quốc phòng.

- Đối với các hoạt động có thu của các đối tượng khác tính vào chi phí nhưtiền lương với lao động thuê ngoài.

- Chi phí tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi đúng mục đích, gắn với kết quả trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý.

Ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp trên, các đơn vị còn phải trích nộp cáckhoản: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn (nếu có) theo chếđộ quy định hiện hành của Nhà nước

* Chi phí dịch vụ mua ngoài

“Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phítiền điện, nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển vật tư, hàng hoá, sản phẩm,tiền trả hoa hồng đại lý, tiền môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tàisản, tiền thuê quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác trực tiếp phát sinh khi thựchiện các hoạt động có thu tại đơn vị” (Nghị định số 27/1999/NĐ-CP)

Trang 34

* Chi phí bằng tiền khác

“Các chi phí bằng tiền ngoài các nội dung chi trên như: Thuế môn bài, thuếsử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân,khách tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí tiêu thụ sản phẩm,chi phí tuyển dụng, hội họp, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chi bảo hộ lao động, chiphí thiệt hại sản xuất, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dự thầu, trợ cấp thôi việccho người lao động, trả lãi tiền vay và các khoản chi khác” (Thông tư số 133/TT-BTC, 2016)

c Quản lý việc phân phối và sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu

Thu nhập từ các hoạt động có thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiềncước vận chuyển, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ, tiền thù lao từ hoạt động , cung cấpdịch vụ, lao vụ cho khách hàng và các loại phí, lệ phí được khách hàng chấp nhậnthanh toán (không phụ thuộc đã thu hay chưa thu được tiền).

Thu nhập từ hoạt động có thu được phân phối và sử dụng như sau:

Bù đắp chi phí cho các hoạt động có thu Trường hợp phát sinh chi phí cónguồn gốc từ NS thì phải hạch toán rõ để hoàn trả gồm:

+ Tiền vật tư, nguyên, nhiên liệu, năng lượng thuộc ngân sách cấp được phép sử dụng cho các hoạt động có thu.

+ Khấu hao TSCĐ với những TSCĐ thuộc nguồn ngân sách cấp theo quy định.

Tiền lương của cán bộ, công nhân viên chức làm việc tại các cơ sở đã được ngân sách trả

- Số còn lại:

Nộp thuế cho nhà nước theo quy định.

Chia lãi cho các đối tác góp vốn liên doanh, liên kết theo thoả thuận trong hợp đồng liên doanh, liên kết.

Nộp ngân sách quốc phòng các khoản theo quy định.Nộp đơn vị cấp trên

Bổ sung kinh phíTrích quỹ đơn vị

Nếu thu nhỏ hơn chi (lỗ) thì phải láy quỹ đơn vị hoặc kết quả sản xuất, làm kinh tế của kỳ sau để bù đắp.

Trang 35

1.1.4.3 Kiểm tra tài chính đối với quản lý hoạt động có thu

Kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu được trong quátrình quản lý, bởi lẽ quá trình quản lý được xem như là các hoạt động lập kế hoạch,tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Cơ sở khách quan cho công tác kiểm tra tài chính là chức năng giám đốc tàichính và chức năng đó chỉ có thể được thể hiện qua công tác kiểm tra tài chính Ởđây phân biệt hai khái niệm chức năng giám đốc tài chính và công tác kiểm tra tàichính Chức năng giám đốc tài chính là sự thể hiện bản chất của phạm trù tài chínhtrong tác dụng xã hội, sứ mệnh xã hội của tài chính và tác dụng đó nói tới nhữngkhả năng khách quan của tài chính trong việc giám đốc tính mục đích, tính hiệu quảcủa việc phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹtiền tệ Còn công tác kiểm tra tài chính là sự vận dụng chức năng giám đốc tài chínhđể tổ chức quá trình kiểm tra bằng đồng tiên của chủ thể kinh tế - xã hội trong việcsử dụng chức năng này một cách độc lập với việc sử dụng chức năng phân phối.Công tác kiểm tra tài chính là hoạt động chủ quan của con người và sự khác nhaugiữa chức năng giám đốc tài chính và hiện tượng phản ánh khác nhau giữa bản chấtvà hiện tượng phản ánh sự khác nhau giữa cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan.

Công tác kiểm tra tài chính đối với hoạt động có thu của bệnh viện quân y cótác dụng tăng cường công tác quản lý tài chính, thúc đẩy thực hiện kế hoạch côngtác nói chung và kế hoạch tài chính nói riêng của đơn vị, thúc đẩy việc sử dụng hợplý nguồn vốn, tài sản và nguồn thu từ các hoạt động có thu nhằm tăng hiệu quả sửdụng vốn và tài sản của quân đội, thúc đẩy các đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ,kỷ luật tài chính của Nhà nước và của quân đội, tăng nguồn thu và tiết kiệm ngânsách quốc phòng.

Cục Tài chính Bộ quốc phòng tiến hành kiểm tra tài chính tại các ngành, cácđơn vị trong toàn quân theo kế hoạch hoặc đột xuất khi có yêu cầu Cơ quan tàichính các ngành, các dịch vụ có trách nhiệm giúp chỉ huy cấp mình kiểm tra toàn bộcông tác tài chính, trong đó có hoạt động có thu của cơ quan và đơn vị thuộc quyền.Trong điều kiện cần thiết chỉ huy đơn vị quyết định tiến hành thanh tra tài

Trang 36

chính các đơn vị thuộc quyền Đối tượng được kiểm tra bao gồm tất cả các hoạtđộng tài chính, trong đó có hoạt động có thu các bệnh viện quân y.

Nội dung của kiểm tra tài chính:

- “Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiếnhành trước khi các ngành, các cơ quan, các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính đãđược quyết định” [20]

- “Kiểm tra thường xuyên: Chính là kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính,trong các nghiệp vụ tài chính phát sinh Kiểm soát thường xuyên là một trong những nhân tốảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị sựnghiệp có thu Kiểm soát thường xuyên nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục, hàngngày, hàng tuần, hàng tháng trong suốt năm đối với các hoạt động tài chính, các nghiệp vụtài chính phát sinh nên có thể phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm chính sách, chế độ kỷluật tài chính, có tác dụng

ngăn chặn, phòng ngừa chúng một cách hữu hiệu, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thànhcác kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinhphí, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của quản lý nhànước và phát triển kinh tế xã hội Kiểm tra thường xuyên ở phương diện nào đó cònlà phương tiện có ý nghĩa dăn đe những cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có ý đồ viphạm những nguyên tắc và chế độ quản lý các hoạt động tài chính, các chính sáchchế độ, tiêu chuẩn, định mức” [20]

- “Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: là loại kiểm tra được tiếnhành sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính Mục đích củakiểm tra tài chính là xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý, xác thực của các hoạt độngtài chính cũng như các số liệu, tài liệu tổng hợp được đưa ra trong các sổ sách, báobiểu, từ đó có thể tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và tổchức thực hiện kế hoạch tài chính trong các kỳ sau” [21]

- Công tác phúc tra được thực hiện ở tất cả các khâu, nhất là khâu tổ chứcthực hiện, qua đó có sự đánh giá những nội dung đơn vị thực hiện có những điểm nàolàm tốt, những điểm nào tồn tại cần khắc phục.

1.1.4.4 Kiểm toán đối với quản lý các hoạt động có thu

Trang 37

“Kiểm toán Nhà nước với chức năng kiểm toán độc lập, hàng năm lập kếhoạch kiểm toán, thông báo Bộ quốc phòng kiểm toán công tác tài chính những đơnvị nào trong quân đội, trong kế hoạch kiểm toán được xác định tại các đơn vị có nộidung kiểm toán tài chính đối với hoạt động có thu các bệnh viện quân y Kiểm toánthực hiện việc kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính,đánh giá việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong sử dụngtrong quản lý sử dụng nguồn thu được từ các hoạt động có thu Kế hoạch kiểm toán:Các cơ quan đơn vị được kiểm toán nhà nước kiểm toán theo kế hoạch Căn cứ vàokế hoạch của kiểm toán nhà nước, Bộ Quốc phòng ra thông báo cho các ngành, cácđơn vị yêu cầu, nội dung, thời gian kiểm toán” (Luật kiểm toán Nhà nước, 2015)

Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán theo kế hoạch hàng năm được duyệttheo quyết định của Cục trưởng Cục tài chính Bộ quốc phòng và yêu cầu của Bộtrưởng Bộ quốc phòng Phối hợp với Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán theoquy định.

Nội dung và quy trình kiểm toán: Khi thực hiện kiểm toán, trưởng đoàn vàcác thành viên đoàn kiểm toán có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật Đối tượng kiểm toán và những cá nhân liên quan có trách nhiệm cungcấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đoàn kiểm toán, phù hợp với nộidung của quyết định kiểm toán về các nội dung thu chi của hoạt động có thu, đoànkiểm toán, tổ chức cá nhân có liên quan phải tuyệt đối tuân thủ chế độ bảo mật theoquy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng.

“Các bước của quy trình kiểm toán đó là: chuẩn bị; thực hiện kiểm toán, lậpvà gửi báo cáo, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán Kết thúckiểm toán, đoàn kiểm toán phải lập báo cáo, báo cáo kiểm toán phải ghi nhận xét,kết luận, kiến nghị về những nội dung đã được kiểm toán và phải chịu trách nhiệmvề các nhận xét, kết luận, kiến nghị của mình” (Luật kiểm toán Nhà nước, 2015)

Đơn vị được kiểm toán nếu có nội dung chưa hoặc không nhất trí trong báocáo kiểm toán thì được giải trình ý kiến theo quy định của pháp luật.

Trang 38

1.1.5 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý hoạt động có thu của bệnh viện quân y

Từ việc nghiên cứu, phân tích các lý luận về quản lý hoạt động có thu củabệnh viện quân ycũng như công tác quản lý tài chính bệnh viện theo cơ chế tự chủnhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động có thu của bệnh viện quân y, yếutố nào là yếu tố bên ngoài, yếu tố nào là yếu tố bên trong, từ đó từ đó có hướng khắcphục cho hiệu quả.

1.1.5.1 Các yếu tố khách quan

a Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và hội nhậpquốc tế, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong hệ thống chính sách trong đó có chínhsách tài chính y tế Những thay đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh việnthực hiện hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận cáctiến bộ khoa học kỹ thuật Trong môi trường hội nhập, bệnh viện có nhiều cơ hộitrong việc hợp tác với các tổ chức y tế trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệvà nhận các khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế.

Với chính sách XHH y tế, các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong

y tế trở nên đa dạng, tạo điều kiện tăng các nguồn lực xã hội để phát triển y tế.Chính sách này cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chínhnâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh và hoàn thiện QLTC theo hướng côngbằng và hiệu quả hơn.

Hệ thống các chính sách y tế nói chung đặc biệt là các chính sách tài chính ápdụng cho quản lý bệnh viện đã tạo hành lang pháp lý cho bệnh viện tổ chức thực hiệntốt quản lý tài chính Chính sách viện phí và BHYT là hai chính sách tài chính y tế có

tác động rõ rệt nhất đến QLTC bệnh viện quân y.

Về chính sách viện phí: Trước thời kỳ đổi mới, các bệnh viện được Nhà nướcbao cấp hoàn toàn, nhân dân được khám chữa bệnh miễn phí Bước sang thời kỳ đổimới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên vấn đềtài chính cho các bệnh viện càng trở nên bức xúc Để có thêm nguồn kinh phí chohoạt động khám chữa bệnh, từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành chính sách thu một

Trang 39

phần viện phí Chính sách này đã tăng nguồn tài chính cho hoạt động của các bệnhviện, góp phần nâng cao chất lượng KCB Viện phí cũng là một chính sách tăngcường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chitrả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người nghèo.Về chính sách bảo hiểm y tế được triển khai ở Việt Nam từ năm 1993 và trongnhững năm qua đã tạo nhiều thuận lợi cho QLTC bệnh viện công nói chung và bệnhviên quân y nói riêng.

b Trình độ phát triển kinh tế-xã hội

Tăng trưởng kinh tế những năm gần đây tương đối cao và ổn định; Cơ sở hạtầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế; Đầu tư cho y tế nói chung, đặcbiệt là cho các bệnh viện tăng nhiều; Chi từ NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảngtrên 1% GDP; Tình trạng đói nghèo được cải thiện Tất cả những yếu tố nói trên tạocơ hội tăng nguồn kinh phí cho hoạt động của bệnh viện công, có tác động tích cựcđến QLTC bệnh viện.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của, trình độ và mức sống của đại đa sốnhân dân được nâng lên so với trước thời kỳ đổi mới Nhu cầu KCB, chăm sóc sứckhoẻ tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng.

Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phátđiểm thấp, lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội khác như vấn đề giáodục, việc làm, an sinh xã hội, môi trường cũng đòi hỏi cấp bách phải chi rất nhiều,dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng Do mức sống người dân nóichung còn thấp nên khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng bệnh viện công còn rấthạn chế Việc xác định các đối tượng nghèo không có khả năng chi trả chi phí khámchữa bệnh để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn.

1.1.5.2 Các yếu tố chủ quan

a Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện

Phương hướng chiến lược phát triển bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạtđộng tài chính cũng như QLTC của bệnh viện Do đó, bệnh viện phải xác định đượcchính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xâydựng các mục tiêu và giải pháp QLTC phù hợp.

Trang 40

Ngày nay để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang ngàycàng tăng lên trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập và toàn cầu hóa, phầnlớn các bệnh viện công ở nước ta đều xây dựng chiến lược phát triển theo hướngtăng trưởng, đầu tư tài chính cả về chiều rộng và chiều sâu.

b Đội ngũ nhân lực chuyên môn

Nói cho cùng thì con người là nhân tố trung tâm và quyết định sự thành côngcủa bệnh viện Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụcho chăm sóc sức khoẻ con người nên yếu tố nhân lực của bệnh viện lại càng quantrọng Nó đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ, nhân viên của bệnh viện phải vừa có y đức vừacó tay nghề chuyên môn tốt.

Trong đội ngũ nhân lực của bệnh viện thì ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý màtrực tiếp là bộ phận QLTC là những người đưa ra các quyết định tài chính, từ đó ảnhhưởng đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bệnh viện nói chung Ngoài rađội ngũ cán bộ nhân viên làm việc ở tất cả các bộ phận khác nhau của bệnh viện,thông qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình, đều có ảnhhưởng đến quá trình QLTC bệnh viện.

c Quy mô phát triển và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện

Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng KCB củabệnh viện cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao và đa dạng củanhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác Việcxác định quy mô bệnh viện phù hợp và nâng cao được chất lượng khám chữa bệnhsẽ tạo cơ sở để tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính cho bệnh viện.

d Văn hoá bệnh viện, đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng Trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệgiữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó Mối quan hệ đótrước hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ y bácsĩ, nhân viên bệnh viện Khi cán bộ nhân viên bệnh viện có quan hệ tốt với kháchhàng của mình, sẽ tạo được uy tín của bệnh viện trước xã hội, tạo khả năng và xuhướng phát triển bệnh viện trong tương lai.

Ngày đăng: 09/06/2021, 07:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w