Trang phụccủathànhcông “Quần áo vừa che đậy, vừa bóc trần con người” (Miguel de Cervantes y Saavedra – 1 547- 1616) Việc chăm sóc vẻ bề ngoài của một con người có thể được so sánh với việc trang trí một cửa hàng bách hóa. Cửa hàng với các gian hàng cũ kỹ, lộn xộn sẽ khó mà làm cho mọi người quan tâm, còn những cửa hàng mà chủ nhân biết bày biện đẹp mắt với phong cách tinh tế sẽ hút khách hàng như một thỏi nam châm. Tương tự như thế, vẻ bề ngoài của một doanh nhân có thể gây được ấn tượng tốt, nhưng cũng có thể làm đối tác nghi ngại. Áo quần trong trường hợp này có vai trò như một lời hứa, một sự đảm bảo về những gì có thể chờ đợi ở người mặc nó. Bàn về vấn đề ăn mặc này, chúng ta cần lưu ý rằng bộ quần áo của doanh nhân phải đáp ứng được ít nhất 3 chức năng: giới thiệu, điều tiết, thông tin. - Chức năng giới thiệu được hiểu rằng trangphục sẽ giới thiệu người mặc với cả thế giới xung quanh, đúng hơn là bạn sẽ tự bộc lộ bản thân thông qua trangphục đang mặc trên người. - Chức năng điều tiết nghĩa là quần áo sẽ ảnh hưởng (thậm chí có thể làm thay đổi) sự liên hệ tương hỗ giữa các thành viên của hoạt động kinh doanh. Ví dụ, khi người phụ nữ đến công sở với chiếc áo trắng và váy ngắn (mà không phải đồng phục như quy định), cô ta có thể khiến cho một vài nam đồng nghiệp tỏ ý theo đuổi, chứ không tạo ra mối quan hệ công tác đơn thuần. - Chức năng thông tin thể hiện ở việc bộ quần áo có thể chuyển tải các thông tin rất khác nhau về người đang mặc, kể cả những thông tin không nên tiết lộ. Trước hết, đó là thông tin về việc người này là ai, anh ta muốn biểu lộ tính cách bản thân như thế nào, anh ta nghĩ thế nào về sức thu hút của mình…Ngoài ra, trangphục còn hé mở thông tin về nguồn gốc, thẩm mỹ, thói quen, tâm trạng, thu nhập của người mặc nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu như mọi người đều có thể thông qua quần áo mà xác định vị trí xã hội của một ai đó, cũng như phán đoán khá chính xác về nghề nghiệp anh ta đang làm. Ngay cả trẻ em cũng sử dụng dấu hiệu này một cách thành thạo. Khi bạn đưa cho các em nhỏ những bức anh chụp các bộ váy áo phụ nữ, các em đã chỉ ra chính xác tầng lớp xã hội của người phụ nữ có thể sẽ mặc nó, cũng như một số đặc điểm tính cách của họ nữa. Vậy trong trang phục, điều gì chứa đựng lượng thông tin nhiều hơn cả? Điều gì cần được chú ý trước tiên trong việc lựa chọn trangphục cho một doanh nhân? Đa số các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm rằng 3 dấu hiệu sau đây sẽ tiết lộ thông tin về vị trí xã hội của một doanh nhân: giá trị, kiểu dáng, màu sắc. Giá trị: Thông thường, giá trị bộ quần áo bạn đang mặc càng cao, thì vị trí của bạn cũng cao tương xứng trong mắt người đối diện. Người ta tính giá trị dựa trên chất liệu, tần số xuất hiện (độ hiếm) của kiểu dáng và mối liên hệ với thời trang (tính hợp mốt) củatrang phục. Kiểu dáng: Kiểu được coi là chỉ dành cho giới thượng lưu là hơi ôm vào thân và nhấn mạnh các góc, còn kiểu dành cho “thường dân” sẽ có nhiều đường cong hơn. Một số trangphục dưới đây cũng không được xếp vào nhóm cao cấp, ví dụ áo khoác có tay kiểu raglan, áo len, quần vải mềm hay quần áo jeans nói chung… Màu sắc: Dấu hiệu của VIP là trangphục ít màu sắc và gam màu đen – trắng luôn được coi là sang trọng, tuy nhiên màu xám tro và tất cả các sắc độ của màu xanh dương đậm cũng được chấp nhận. Nếu có sọc, đường sọc phải nhỏ, mảnh và không quá tương phản với màu nền nhằm tránh thu hút sự chú ý không cần thiết. Như thế, khi chọn trangphục dành cho các hoạt động kinh doanh, bạn nên quan tâm đến những dấu hiệu nói trên và lưu ý đến những điều mà chúng sẽ truyền tải đến đối tượng giao tiếp của bạn. Khái niệm “lối phục sức theo phong cách kinh doanh” Có 3 sai lầm trong cách ăn mặc mà bạn, với tư cách là doanh nhân, không bao giờ được phép bỏ qua. Đó là: chạy theo thời trang một cách quá nhiệt tình, tự đề cao sự hấp dẫn của bản thân, cho phép nguồn gốc xuất thân ảnh hưởng đến phong cách ăn mặc. Đây chính là những lực đẩy gián tiếp đưa bạn đến với thất bại trong việc tạo lập các mối quan hệ kinh doanh. Trangphục theo phong cách kinh doanh ở nam giới bao gồm áo quần và đồ trang sức đi kèm nhằm giúp cho người mặc toát lên vẻ thanh lịch, trang nhã, chuyên nghiệp, có uy tín, tự tin, đứng đắn, đáng tin cậy. Trangphục dành cho nữ doanh nhân chính là khả năng biểu lộ bản thân như một đối tác phù hợp, xứng đáng. Vì thế, nếu phụ nữ ăn mặc theo phong cách này, những người tiếp nhận sẽ có thể “gán” cho cô ta những phẩm chất như nghiêm nghị, thông minh, hay phê phán, siêng năng, có óc tổ chức… Nữ doanh nhân sẽ khó khăn hơn nam giới trong việc tạo cho mình một lối phục sức theo phong cách kinh doanh, bởi vì các chi tiết và phụ trang đi kèm của phụ nữ luôn đa dạng hơn. Ngoài ra, vẫn còn một số quy định bất thành văn dành riêng cho nữ doanh nhân trong vấn đề ăn mặc. Trước tiên, bạn cần nhớ rằng nữ doanh nhân sẽ phải tuân theo một trong 3 phong cách trangphục sau đây: cổ điển, Channel và phong cách của riêng mình. Những kiểu ăn mặc phá cách như kiểu lãng mạn, đồng quê, thể thao, biến tấu hay “kiểu đi trước thời đại” đều không thể đồng hành với hình ảnh nữ doanh nhân. Màu sắc tranh phục cũng là một vấn đề khá phức tạp và tinh tế, bởi vì bạn cần làm sao để màu sắc đó thể hiện được tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự nghiêm túc nhưng vẫn phải đầy nữ tính. Như trên đã nói, những màu đen – trắng – xám sẽ có tác dụng nâng cao vị trí của nữ doanh nhân trong mắt người đối diện. Các màu có thể được xem xét như một cách tạo sự đa dạng là xanh dương, màu ô- liu, nâu, các gam màu nhạt, màu trung gian, các màu gợi sắc thiên nhiên (cát, đá, nước, cỏ cây…). Những màu chói và rực rỡ đều không phù hợp. Vậy bao nhiêu màu có thể kết hợp trên một bộ trangphụccủa nữ doanh nhân? Câu trả lời là không quá 3 màu. Nếu nhiều hơn, cô ta sẽ trông giống như bó hoa ngày Tết và có thể làm những người xung quanh hoa mắt. Đôi khi bạn nghe thấy ai đó nói: “Cô ta/anh ta ăn mặc thật có phong cách”, nhưng bạn có biết điều này có nghĩa là gì không? Đó là cô ta/anh ta biết tạo cho mình hình ảnh riêng mà không bị phân tách ra thành các chi tiết riêng của quần áo hay phụ kiện đang mang trên người. “Có phong cách” trong kinh doanh tức là hòa hợp được các “dữ liệu” sẵn có của bản thân (tính cách, khả năng…) với bộ áo quần công sở. Khi được hỏi làm thế nào để được coi là ăn mặc đẹp, nhà thiết kế thời trang lừng danh thế giới Pier Cardin đã trả lời: “Người được coi là ăn mặc đẹp là người biết ăn mặc phù hợp, hài hòa với chính mình và với mọi người xung quanh”. Đúng vậy, trangphục không chỉ tiết lộ thông tin về người mặc nó, mà còn gián tiếp biểu lộ mối quan hệ của anh ta với mọi người xung quanh. Bởi vì chúng ta sống giữa mọi người, nên ấn tượng về chúng ta bao giờ cũng tồn tại, cho dù chúng ta có muốn hay không. Vẫn biết rằng "Quần áo không làm nên thầy tu" và bộ quần áo bạn đang mặc cũng không biến bạn trở thành một doanh nhân thành đạt, nhưng nếu bạn là một doanh nhân thực thụ, bạn hãy chú ý ăn mặc sao cho trangphục có thể thúc đẩy thành công, nâng cao địa vị xã hội và tạo nên hình ảnh một đối tác đáng tin cậy. . Trang phục của thành công “Quần áo vừa che đậy, vừa bóc trần con người” (Miguel de Cervantes y Saavedra – 1 547- 1616) Việc chăm sóc vẻ bề ngoài của. bạn trở thành một doanh nhân thành đạt, nhưng nếu bạn là một doanh nhân thực thụ, bạn hãy chú ý ăn mặc sao cho trang phục có thể thúc đẩy thành công, nâng