1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

88 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô cung cấp cho người học các kiến thức: Luật giao thông đường bộ; Công tác kiểm tra an toàn; Thao tác tay lái và tay số; Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay; Thực hành lái xe đi thẳng; Thực hành lái xe rẽ và quay đầu; Thực hành lái xe đi lùi.

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình mô đun Kỹ thuật lái xe ô tô được xây dựng và biên soạn trên cơ

sở chương trình khung đào tạo nghề Công nghệ ô tô đã được Ban Giám Hiệu Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng thẩm đinh và phê duyệt dựa vào năng lực thực hiện của người kỹ thuật viên ở các bậc trình độ: Cao đẳng, Trung cấp

và Sơ cấp

Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc của các cán bộ, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất và căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của ngành nghề để biên soạn giáo trình nhằm mục đích đạt được các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất

Giáo trình mô đun Kỹ thuật lái xe ô tô được dùng làm giáo trình cho học sinh

- sinh viên trong nhà trường hoặc công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người

sử dụng nhân lực tham khảo

Mặc dù ban biên soạn đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót Ban biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình

mô đun Kỹ thuật lái xe ô tô được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực

tế sản xuất ở các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019

Tổ bộ môn

Trang 5

MỤC LỤC

MĐ 25.01 Luật giao thông đường bộ 13

1 Quy định về phương tiện giao thông 13

1.1 Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới 13

1.2 Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới 14

1.3 Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ 14

1.4 Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ 15

1.5 Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng 15

2 Quy định về người khi tham gia giao thông 15

2.1 Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 15

2.2 Giấy phép lái xe 16

2.3 Tuổi, sức khỏe của người lái xe 17

2.4 Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe 17

2.5 Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông18 3 Biển báo hiệu đường bộ 18

MĐ 25.02 Công tác kiểm tra xe an toàn 21

1 Kiểm tra trước khi khởi động động cơ 21

1.1 Lên và xuống xe 21

1.2 Điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu 22

2 Kiểm tra sau khi khởi động động cơ 24

3 Kiểm tra trước khi xe hoạt động 24

4 Kiểm tra và bảo dưỡng sau một ngày hoạt động 26

MĐ 25.03 Thao tác tay lái và tay số 37

1 Các bộ phận trong buồng lái và chức năng 37

1.1 Vô lăng lái: (giới thiệu tay lái thuận) 38

1.2 Công tắc còi điện 38

1.3 Công tắc đèn 38

1.4 Khoá điện 39

1.5 Bàn đạp lý hợp (Côn) 39

1.6 Bàn đạp phanh 40

1.7 Bàn đạp ga 40

1.8 Cần điều khiển số 41

1.9 Cần điều khiển phanh tay 41

1.10 Công tắc điều khiển gạt nước: 41

1.11 Các loại đồng hồ và đèn báo trên bảng đồng hồ 42

1.12 Một số bộ phận khác 43

2 Tư thế lái xe 43

Trang 6

2.1 Chuẩn bị trang phục 43

2.2 Ngồi vào ghế 44

2.3 Chỉnh khoảng cách ghế 44

2.4 Chỉnh độ nghiêng của ghế 45

2.5 Chỉnh chiều cao vô lăng 45

2.6 Chỉnh khoảng cách vô lăng 46

2.7 Điều chỉnh chiều cao ghế 46

2.8 Điều chỉnh tựa đầu ghế 47

2.9 Những điều chỉnh khác 47

2.10 Đặt tay trên vô lăng 48

2.11 Thắt dây an toàn đúng cách 48

2.12 Kiểm tra tầm nhìn 49

2.13 Để đồ đạc, hành lý trên xe 49

2.14 Chỉnh gương hậu trong xe 50

2.15 Sử dụng điều hòa 50

3 Thao tác điều khiển vô lăng 51

4 Thao tác điều khiển tay số 52

MĐ 25.04 Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay 57

1 Thao tác điều khiển chân ly hợp 57

1.1 Phương pháp đạp ly hợp 57

1.2 Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp 57

2 Thao tác điều khiển chân ga 58

2.1 Điều khiển ga khi khởi động động cơ 58

2.2 Điều khiển ga để xe ô tô khởi hành 58

2.3 Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ô tô 58

3 Thao tác điều khiển chân phanh 60

3.1 Đạp bàn đạp phanh 60

3.2 Nhả bàn đạp phanh 60

3.3 Điều khiển phanh tay 60

4 Thao tác khởi hành 61

5 Thao tác tăng, giảm số 62

5.1 Phương pháp tăng số được thực hiện như sau: 63

5.2 Giảm số 64

6 Thao tác dừng xe 65

MĐ 25.05 Thực hành lái lái xe đi thẳng 69

1 Phương pháp căn đường khi lái xe đi thẳng 69

1.1 Cơ sở để căn đường 69

1.2 Phương pháp chung 69

Trang 7

1.3 Cách xác định vị trí của xe đi trên đường 70

1.4 Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường 70

2 Thực hành lái xe đi thẳng khi không nổ máy 70

2.1 Giới thiệu kết cấu chung của xe 70

2.2 Hướng dẫn sử dụng các thiết bị bên ngoài và bên trong buồng lái 70

2.3 Hướng dẫn sử dụng các thiết bị bên trong buồng lái: 71

2.4 Thao tác lên xuống xe và tư thế ngồi lái: 72

2.5 Quy trình khởi hành và dừng xe 74

2.6 Phương pháp dừng xe: 75

2.7 Quy trình đổi số 76

3 Thực hành lái xe đi thẳng khi có nổ máy 78

3.1 Thực hành quy trình khởi động động cơ 78

3.2 Kết hợp nghe tiếng máy khi đổi số 79

MĐ 25.06 Thực hành lái lái xe rẽ và quay đầu 81

1 Phương pháp căn đường khi rẽ và quay đầu 81

1.1 Cơ sở để căn đường 81

1.2 Phương pháp chung 81

1.3 Cách xác định vị trí của xe đi trên đường 82

1.4 Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường 82

2 Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi không nổ máy 82

3 Thực hành lái xe rẽ và quay đầu khi có nổ máy 82

MĐ 25.07 Thực hành lái xe đi lùi 85

1 Phương pháp căn đường lái xe đi lùi 85

1.1 Cơ sở để căn đường 85

1.2 Phương pháp chung 85

1.3 Cách xác định vị trí của xe đi trên đường 86

1.4 Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường 86

2 Thực hành lái xe đi lùi khi không nổ máy 86

3 Thực hành lái xe đi lùi khi có nổ máy 87

Trang 9

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Kỹ thuật lái xe ô tô

Mã số mô đun: MĐ 30

Thời gian mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành: 41 giờ; KT: 4h)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 01, MH

02, MH 03, MH 04, MH 05, MH 06, MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11,

MH 12, MH 13, MH 14, MH 15, MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ

21, MĐ 22

- Tính chất: Mô đun chuyên môn tự chọn

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN

1 Kiến thức

- Luật giao thông đường bộ

- Kiểm tra tình trạng của xe trước vận hành

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về lái xe

2 Kỹ năng

- Thao tác lái xe cơ bản trong xưởng sửa chữa, giúp kiểm tra và chẩn đoán

3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

III NỘI DUNG MÔ ĐUN:

MĐ 25.01 Luật giao thông đường bộ

MĐ 25.02 Công tác kiểm tra an toàn

MĐ 25.03 Thao tác tay lái và tay số

MĐ 25.04 Thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh và phanh tay

MĐ 25.05 Thực hành lái xe đi thẳng

MĐ 25.06 Thực hành lái xe rẽ và quay đầu

MĐ 25.07 Thực hành lái xe đi lùi

Trang 11

MĐ 25.01 LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

* Mục tiêu bài học

- Nêu được các nội dung và yêu cầu cơ bản trong luật giao thông đường bộ

- Nêu được các quy định về phương tiện giao thông đường bộ

- Nhận biết được các biển báo hiệu đường bộ

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

* Nội dung:

1 QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

1.1 Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

a) Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

- Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định b) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ

Trang 12

thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này

c) Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

g) Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới

h) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe

cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

1.2 Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới

a) Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số

b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng

1.3 Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

a) Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn

kỹ thuật và bảo vệ môi trường Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách

b) Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của

xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt

c) Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định)

d) Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định

e) Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định

g) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và

tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

Trang 13

1.4 Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ

a) Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình

1.5 Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng

a) Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

- Có đèn chiếu sáng;

- Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

- Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;

- Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường

b) Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

c) Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển

d) Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường g) Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ

h) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn

kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục

xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng

ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc

2 QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI KHI THAM GIA GIAO THÔNG

2.1 Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

a) Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái

và có giáo viên bảo trợ tay lái

b) Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

- Đăng ký xe;

Trang 14

- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với

xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

2.2 Giấy phép lái xe

a) Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn

b) Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50

cm3 đến dưới 175 cm3;

- Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175

cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự

c) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật

được cấp giấy phép lái xe hạng A1

d) Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

- Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;

- Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

- Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến

9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

- Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;

- Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;

- Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại

xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;

- Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã

có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc

g) Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau

Trang 15

2.3 Tuổi, sức khỏe của người lái xe

a) Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500

kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái

xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam

b) Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe Bộ

trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái

xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe

2.4 Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe

a) Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định

b) Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe

c) Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo

d) Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:

- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;

- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;

- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;

- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;

- Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc

g) Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở

Trang 16

h) Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này

i) Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch,

có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định k) Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình

l) Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển

Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe

m) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo; quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

2.5 Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

a) Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp

b) Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:

- Đăng ký xe;

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với

xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này

3 BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

a) Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

Trang 17

- Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn

b) Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi,

vị trí dừng lại

c) Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm

để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường

và hướng đi của đường

g) Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại

h) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ i) Chấp hành báo hiệu đường bộ

- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ

- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời

- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn

Trang 18

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1 Phân tích điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

Câu 2 Trình bày quy định cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới

Câu 3 Trình bày điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ, xe máy chuyên dùng Câu 4 Trình bày về quy định cấp giấy phép lái xe

Câu 5 Trình bày quy định độ tuổi, sức khỏe của người lái xe

Câu 6 Trình bày điều kiện để đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe

Câu 7 Trình bày điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

Câu 8 Trình bày quy định về biển báo hiệu đường bộ

Trang 19

MĐ 25.02 CÔNG TÁC KIỂM TRA XE AN TOÀN

* Giới thiệu:

Những bước kiểm tra đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian dưới đây

sẽ giúp bạn có hành trình thuận lợi và tránh được các rủi ro không đáng có

* Mục tiêu:

- Nêu được yêu cầu khi kiểm tra xe an toàn

- Thực hiện được các thao tác kiểm tra xe an toàn

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

* Nội dung:

1 KIỂM TRA TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

Hình 25 1 Kiểm tra xe trước khi khởi động động cơ

Trước khi đưa xe ra khỏi chỗ đỗ, cần kiểm tra đầy đủ các nội dung sau:

- Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động xe

- Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp

- Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu, mỡ, nước làm mát

- Kiểm tra sự hoạt động của kính, cửa xe, gương và các loại đèn

- Độ an toàn của khu vực phía trước, sau, hai bên và dưới gầm xe

- Sự dò rỉ của nhiên liệu, dầu, mỡ, nước làm mát

- Kiểm tra phanh, ly hợp, hộp số v.v

1.1 Lên và xuống xe

Người lái xe phải tập các động tác lên và xuống xe ôtô đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn

a) Lên xe ôtô:

Hình 25 2 Động tác lên xe

Trang 20

Trước khi lên xe, người lái xe cần phải quan sát tình trạng giao thông xung quanh, đặc biệt là phía sau rồi mới mở cửa xe và mở ở mức vừa đủ để người vào

Lên xe nắm tay trái vào thành cửa, đưa chân phải vào trước, xoay người ngồi vào ghế lái rồi đưa chân trái vào Đặt bàn chân phải vào bàn ga, chân trái vào bàn đạp côn Riêng đối với loại xe có bậc lên xuống, dùng lực của hai cánh tay kéo chân phải đẩy người đứng lên bậc lên xuống, đưa chân phải vào Sau đó đóng cửa, cài chốt để đề phòng tai nạn

b) Xuống xe:

Hình 25 3 Các bước xuống xe

Kiểm tra an toàn trước khi xuống xe ô tô cần thực hiện các động tác đỗ xe

an toàn như: tắt động cơ, kéo phanh tay và quan sát tình hình giao thông xung quanh xe ô tô

Mở chốt khoá cửa, mở hé cánh cửa, dừng lại để báo tín hiệu xuống xe, quan sát tình hình giao thông phía sau, sau đó mở vừa đủ để xuống xe

Xuống xe tay trái giữ vị trí cửa mở, đưa chân trái xuống trước, xoay người

1.2 Điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu

a) Điều chỉnh ghế ngồi lái xe

Hình 25 4 Điều chỉnh ghế lái và đệm tựa

Trang 21

Tư thế ngồi lái xe phải thoải mái để các thao tác của người lái xe được thuận tiện, do đó ta phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người

Sau khi điều chỉnh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chân đạp hết hành trình các bàn đạp hợp lý , phanh, ga mà đầu gối vẫn còn hơi trùng

+ 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái

+ Tư thế ngồi thoải mái, ổn định

b) Điều chỉnh gương chiếu hậu và dây an toàn:

Hình 25 5 Điều chỉnh gương chiếu hậu

Trước khi khởi hành phải điều chỉnh các loại gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái; sau đó cài dây an toàn

* Lưu ý: không điều chỉnh gương lúc xe ôtô đang chuyển động

Hình 25 6 Thắt dây đai an toàn

Trang 22

2 KIỂM TRA SAU KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

- Kiểm tra các loại đồng hồ và đèn báo

Sau khi khởi động động cơ, người điều khiển phương tiện cần kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị trên xe thông qua các loại đồng hồ

Hình 25 7 Kiểm tra hoạt động của các thiết bị trên xe thông qua đồng hồ taplo

3 KIỂM TRA TRƯỚC KHI XE HOẠT ĐỘNG

Trước khi cho xe hoạt động người điều khiển phương tiện cần phải kiểm tra tiếng ồn lạ của phương tiện xuất hiện, cần xác định nguồn phát ra âm thanh ở khoang động cơ, lốp, gầm xe

Động cơ đặt trước có quạt ở lưới tản nhiệt Thông thường, khi động cơ khởi động lần đầu tiên trong ngày, bộ phận khởi động lạnh (ga buổi sáng) trong hệ thống kiểm soát xe sẽ hoạt động (giúp máy chạy cầm chừng với vận tốc cao hơn bình thường), chúng ta sẽ nghe thấy tiếng “ù ù” một cách liên tục (không giống với tiếng quạt điện công suất cao)

Thuật ngữ “ralenti” (ga-lăng-ty) dùng để chỉ vòng tua thấp nhất mà máy vẫn hoạt động bình thường (không tải) Vào buổi sáng, khi khởi động, vòng tua động cơ cao (khoảng 1.000 đến 2.000 vòng/phút) để máy ấm, sau đó vòng tua sẽ

về mức bình thường (800 vòng/phút) Âm thanh này sẽ giảm bớt khi ralenti xuống mức chuẩn Âm thanh kiểu này có thể xuất hiện lại lúc tăng tốc hay sau một thời gian dài không hoạt động Đó là dấu hiệu cho thấy khớp quạt tản nhiệt hoạt động tốt.Hệ thống phun nhiên liệu cũng có những tiếng kêu riêng mặc dù nó hoạt động bình thường Đặc biệt, khi ralenti ở chế độ cao và xe sử dụng phun xăng điện tử

đa điểm, tiếng kêu rõ hơn Đầu phun có những tiếng “lách cách” đặc trưng và thỉnh thoảng ngồi trong ca-bin vẫn nghe thấy Lý do là đầu phun dựa trên hệ thống cảm ứng điện tử thu nhỏ cực kỳ chính xác Mỗi đầu cung cấp nhiên liệu cho một xi-lanh (bằng áp suất cao), vì vậy, chúng sinh ra nhiều tiếng kêu hơn

Trang 23

Có những âm thanh bình thường khác xuất phát từ hệ thống điều hòa Ngay sau khi tắt máy, nếu điều hòa vẫn đang hoạt động sẽ xuất hiện tiếng huýt gió liên tục phát ra từ đường dẫn A/C đi qua ca-bin Thỉnh thoảng, tiếng kêu sẽ bắt nguồn

từ cụm hóa hơi nằm dưới hộp đựng đồ Đó là những dấu hiệu cho thấy hệ thống hoạt động ổn định

a) Chẩn đoán như sau:

- Động cơ

Bỏ qua những âm thanh bình thường xung quanh, bạn nên tập trung vào những tiếng kêu lạ và bắt đầu từ nắp ca-pô Những dây đai truyền động “nhão” thường sinh ra tiếng rít liên tục Những tiếng kêu khó chịu này chỉ xuất hiện khi

xe bắt đầu chịu tải (bật điều hòa, quay tay lái, bật đèn pha) Khi để lâu và trong những ngày lạnh, dây đai cũ thường bị co lại nên trượt khi chuyển động và gây ra tiếng kêu kiểu trên Vì vậy, hãy kiểm tra các thiết bị đó và kiểm tra dây đai đã

“rã” hay chưa

Hình 25 8 Kiểm tra tiếng ồn động cơ

Những thiết bị có sử dụng dây đai truyền lực như bơm nước, máy phát điện, máy nén điều hòa thường sinh ra tiếng “gầm”, tiếng “vo vo” hay tiếng “rên” khi chúng hoạt động không đúng (thường gây nên bởi lỗi bạc trong) Tiếng kêu kiểu này thường thay đổi khi có tải trọng(động cơ đang làm việc)

Trong ống góp khí nạp chân không, nếu các ống bị vỡ hoặc hở, tiếng “huýt gió” xuất hiện và càng tăng khi động cơ hoạt động Nếu tiếng kêu dữ dội hoặc ralenti cao, đèn cảnh báo tình trạng không bình thường của động cơ sẽ sáng Tiếng

“lóc cóc” xuất phát từ vị trí trên của lốc máy (đặc biệt rõ khi khởi động nguội hay sau một thời gian dài không hoạt động) có thể do động cơ bị mòn nghiêm trọng hoặc mức dầu quá thấp Hãy kiểm tra mức dầu và thay dầu mới nếu cần Nếu tiếng kêu vẫn còn khi bổ sung thêm, chứng tỏ dầu có thể bị sủi bọt do quá lâu không được thay

Trang 24

- Hệ thống xả

Hệ thống xả có tiếng “tích tắc” hoặc “lách cách” (đặc biệt rõ sau một cú nhấn ga mạnh) là hoàn toàn bình thường do hệ thống làm mát hoạt động Nếu bạn nghe thấy tiếng “phù phù” khi đang lái chứng tỏ có lỗ thủng trong hệ thống và cần sửa chữa ngay

- Hệ thống lái

Rất nhiều xe có hệ thống “stop” gắn với trục nhằm giới hạn khoảng chạy tay lái trong phạm vi nhất định và tiếng kêu có thể xuất phát từ đây Nếu tiếng kêu chỉ xuất hiện khi hết lái thì có thể có hai khả năng Thứ nhất, do cardan đồng tốc yếu và kêu khi có tải Thứ hai, do bạc đạn của bộ treo giảm chấn của đầu phuộc trước bị hỏng

4 KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG

a) Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km cho xe ô tô Bảo dưỡng, thay thế phụ tùng và các vật tư theo định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, và giúp chúng ta luôn an tâm mỗi khi sử dụng Bài viết sau sẽ liệt kê danh mục một số những hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ theo số km đi được của ô tô Tuy nhiên cũng cần lưu

ý rằng mỗi nhà sản xuất lại có những yêu cầu cụ thể riêng Vì vậy đừng quên tham khảo thêm thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe

Hình 25 9 Kiểm tra xe sau một ngày hoạt động

Trang 25

- Sau 5000 km:

Thường chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 5000 km Công việc bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt Nhưng sau 5000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000 km Ngoài ra nếu cẩn thận hơn, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, và châm thêm nếu thiếu hụt

Hình 25 10 Bổ xung dầu nhớt cho động cơ

Trang 26

Hình 25 12 Thay lọc dầu động cơ định kỳ sau mỗi 10.000 km

- Sau 30.000 km:

Sau mỗi 30.000 km, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km để động cơ làm việc

êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt

và bảo vệ sức khỏe của bạn Nên thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sau mỗi 30.000 km

- Sau 40.000 km:

Công việc bạn cần làm cho chiếc xe của mình sau mỗi 40.000 km bao gồm: Thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu li hợp

Việc thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ cũng quan trọng như thay dầu máy Điều này giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo cho hệ thống truyền động của xe luôn làm việc tốt

Trang 27

Hình 25 13 Thay dầu hộp số và dầu visai đúng định kỳ

Sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các cặn bẩn và tạp chất Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ Nên thay thế lọc nhiên liệu định kỳ sau mỗi 40.000 km

Hình 25 14 Nên thay lọc nhiên liệu

Sau một thời gian dài sử dụng, dầu phanh và dầu ly hợp có thể lẫn hơi ẩm làm giảm khả năng ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến khả năng làm việc

Trang 28

của hệ thống phanh Bạn cần thay thế dầu phanh và dầu thủy lực định kỳ sau 40.00 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất

Bạn nên thay dầu trợ lực mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo chất lượng bôi trơn của dầu, giúp hệ thống trợ lực tay lái hoạt động êm ái, đánh lái nhẹ nhàng,

êm dịu

Hình 25 15 Thay dầu trợ lực tay lái định kỳ

Dây cua roa truyền động sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai, nứt làm giảm khả năng ma sát, bị trượt trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế dây cua roa định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống truyền động luôn làm việc

ổn định và hiệu quả cao

- Sau 100.000 km:

Hình 25 16 Thay thế định kỳ dây cu roa

Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể

Trang 29

và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc Đây cũng

là lúc bạn xem xét thay các bộ phận như bugi, má phanh nếu cần thiết

Hình 25 17 Thay nước làm mát

b) Kiểm tra thường xuyên

Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ, còn có những những bộ phận, hệ thống trên xe mà bạn cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng

xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy,

Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh

Hình 25 18 Kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên

- Kiểm tra hệ thống lái: kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe

Hình 25 19 Kiểm tra dầu trợ lực và độ nhạy, độ êm dịu của tay lái thường xuyên

Trang 30

Kiểm tra hệ thống treo: kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao

su, ….được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng

Hình 25 20 Kiểm tra hệ thống treo

Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt xem tất cả các đèn đều hoạt động bình thường hay không

Hình 25 21 Kiểm tra hệ thống chiếu sáng của ô tô

Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào và khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết Nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng, chứng tỏ hệ thống đó trên xe của bạn gặp trục trặc

Hình 25 22 Kiểm tra các đèn cảnh báo trên táp lô

Trang 31

Bạn cần kiểm tra độ mòn lốp xe bằng cách nhìn dấu báo mòn trên lốp, áp suất lốp, độ mòn đều của lốp, Nên kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn định kỳ mỗi tháng một lần

Hình 25 23 Kiểm tra độ mòn và áp suất lốp

Bình ắc quy: Bạn cần kiểm tra ắc quy thường xuyên mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe Đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được xiết chặt Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo mức dung dịch đúng tiêu chuẩn

Hình 25 24 Kiểm tra bình ắc quy

Ngoài ra bạn cẩn kiểm tra thường xuyên nước làm mát, nước rửa kính và châm thêm nếu thiếu

Trang 32

Hình 25 25 Thường xuyên Kiểm tra và châm thêm nước làm mát, nước rửa kính

Trang 33

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1 Trình bày quy trình lên xuống xe ô tô

Caa 2 Trình bày quy trình điều chỉnh ghế lái và gương chiếu hậu

Câu 3 Trình bày quy trình kiểm tra sau khi khởi động động cơ

Câu 4 Trình bày quy trình kiểm tra trước khi xe hoạt động

Câu 5 Trình bày quy trình kiểm tra và bảo dưỡng sau một ngày hoạt động

Trang 35

MĐ 25.03 THAO TÁC TAY LÁI VÀ TAY SỐ

* Giới thiệu

Để có thể vận hành xế yêu một cách thuần thục, an toàn cũng như đảm bảo sức khỏe cho cơ thể thì không chỉ đòi hỏi các lái xe phải có được tư thế lái ô tô đúng mà cách cầm vô lăng và đánh lái cũng phải chính xác Bài học này chúng ta sẽ cùng tham khảo cách cầm tay lái và tay số

* Mục tiêu:

- Nêu được bố trí các bộ phận trong buồng lái

- Thực hiện được tư thế lái xe và cách thao tác cơ cấu tay lái và tay số khi xe không nổ máy

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

* Nội dung bài:

1 CÁC BỘ PHẬN TRONG BUỒNG LÁI VÀ CHỨC NĂNG

Hình 25 26 Các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô

1 Vô lăng lái ; 2 Công tắc còi điện ; 3 Công tắc đèn ( đèn pha , cốt , xin đường và đèn xin vượt )

4 Khoá điện ; 5 Bàn đạp ly hợp ; 6 Bàn đạp phanh ; 7 Bàn đạp ga ; 8 Cần số ; 9 Cần điều khiển phanh tay

Ngoài những bộ phận chủ yếu nêu trên, trong buồng lái còn bố trí những

bộ phận khác như: Công tắc điều hoà nhiệt độ, công tắc rađiô, công tắc rữa kính, công tắc gạt mưa, công tắc mở cốp, điều chỉnh gương chiếu hậu …

Trên những xe ô tô khác nhau, vị trí những bộ phận điều khiển trong buồng lái cũng không hoàn toàn giống nhau Do vậy người lái xe phải tìm hiểu khi tiếp xúc với từng loại xe ô tô cụ thể

Trang 36

1.1 Vô lăng lái: (giới thiệu tay lái thuận)

Hình 25 27 Vị trí cầm vô lăng lái

- Tác dụng: vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ô tô

- Vị trí: do Luật giao thông của từng nước quy định, ở Việt Nam vô lăng lái đặt bên trái buồng lái

- Hình dạng: vô lăng lái thường có dạng hình tròn

1.2 Công tắc còi điện

Hình 25 28 Công tắc còi điện

- Tác dụng: công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh

- Vị trí: thường bố trí ở vị trí thuận lợi cho người lái xe dễ sử dụng, như ở tâm tay lái hoặc cạnh vành tay lái

1.3 Công tắc đèn

Hình 25 29 Công tắc đèn

Trang 37

- Tác dụng: dùng để bật hoặc tắt các loại đèn như: đèn chiếu sáng xa gần, đèn xin đường, đèn xin vượt …

- Vị trí: thường được bố trí ở bên trái trục tay lái, tuỳ theo loại đèn mà thao tác điều khiển chúng khác nhau

+ Đèn xin đường dùng khi chuyển hướng chuyển động rẽ phải hoặc

trái, phải gạt công tắc về trước hoặc sau.(có đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ)

+ Đèn xin vượt khi xin vượt phải kéo cần gạt công tắc về phía vô

lăng liên tục (nhấp nháy)

1.4 Khoá điện

Hình 25 30 Khoa điện

- Tác dụng: dùng để khởi động hoặc tắt động cơ

- Vị trí: thường đặt bên phải trục lái hoặc phía trước mặt người lái, trên bảng đồng hồ

- Khoá điện thường có 4 nấc:

+ Nấc “O” (LOCK) vị trí cắt điện

+ Nấc “1” (ACC) vị trí cấp điện hạn chế (trừ động cơ)

+ Nấc “2” (ON) cấp điện toàn bộ

+ Nấc “3” (START) vị trí khởi động

- Khi khởi động xong, buông tay, chìa khoá sẽ tự động quay về vị trí ON

1.5 Bàn đạp lý hợp (Côn)

- Tác dụng: dùng để đóng mở ly hợp, khi khởi động hoặc khi sang chuyển số

- Vị trí: Bàn đạp ly hợp được bố trí bên trái trục lái

Trang 39

1.8 Cần điều khiển số

Hình 25 34 Cần điều khiển số

- Tác dụng: dùng để điều khiển tăng, giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt đường

- Vị trí: Thường được bố trí bên tay phải của người lái

1.9 Cần điều khiển phanh tay

Hình 25 35 Phanh tay

- Tác dụng: để giữ cho ô tô đứng yên ở độ dốc nhất định (khi dừng đỗ xe)

hoặc hỗ trợ cho phanh chân khi cần thiết

- Vị trí: thường được bố trí bên tay phải người lái

1.10 Công tắc điều khiển gạt nước:

Hình 25 36 Công tắc điều khiển gạt mưa - Rửa kính

Trang 40

- Tác dụng: dùng để điều khiển gạt nước bám trên kính khi trời mưa hoặc sương mù

- Vị trí: đặt ở phía trước mặt người lái và có 4 nấc

+ Nấc “O” là ngừng gạt + Nấc “1” là gạt từng lần

+ Nấc “2” là gạt chậm

+ Nấc “3” là gạt nhanh

Khi nâng lên phía trên là để điều khiển việc phun nước để rửa kính

1.11 Các loại đồng hồ và đèn báo trên bảng đồng hồ:

Hình 25 37 Bảng đồng hồ táp lô

- Vị trí: các loại đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái

* Gồm các loại đồng hồ:

+ Đồng hồ đo tốc độ xe chạy (vận tốc); trong đồng hồ có bộ phận

hiển thị số tổng quảng đường xe chạy

+ Đồng hồ đo số vòng quay động cơ (vòng/phút)

+ Đồng hồ báo mức nhiên liệu

+ Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát

* Các loại đèn báo:

+ Đèn phanh để báo hiệu đang hãm phanh, hoặc thiếu dầu phanh + Đèn báo dầu máy nếu bật sáng, báo hiệu hiện trạng dầu bôi trơn có vấn đề

+ Đèn cửa xe nếu bật sáng, báo hiệu cửa xe đóng chưa chặt

+ Đèn nạp ắc quy nếu sáng, báo hiệu bộ nạp ắc quy có trục trặc

Ngày đăng: 08/06/2021, 03:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w