Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn.Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong c.. Mỗi lần có kì thi, Hiền[r]
Trang 1Trường Tiểu học số 2 Hoài Mỹ
Lớp : Bốn :………
Họ và tên : ………
Thi học kì I NH 2010 – 2011 Môn : Đọc hiểu Thời gian : 30 phút ( không kể phát đề ) Mã phách Học sinh đọc thầm bài trong khoảng 10 phút sau đó làm các bài tập theo yêu cầu Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Nhân Tông , có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền Chú bé rất ham thả diều Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy Thế rồi vua mở khoa thi Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi Đó là Trạng nguyên nhỏ nhất của nước Nam ta Theo TRINH ĐƯỜNG Câu 1 Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ………
………
………
………
……… Câu 2 Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
a Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ
b Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn.Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong
c Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ
d Tất cả các ý a, b, c là đúng
Điểm Chữ kí giám khảo 1 Chữ kí giám khảo 2 Mã phách
Trang 2Câu 3 Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ ông Trạng thả diều” ?
a Vì chú bé Hiền tuy rất thích chơi thả diều nhưng học rất giỏi
b Vì chú bé Hiền thi đỗ Trạng nguyên là nhờ chơi thả diều giỏi
c Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều
d Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 4 Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa mà câu chuyện muốn
khuyên chúng ta ?
a Tuổi trẻ tài cao
b Có chí thì nên
c Công thành danh toại
d Học một biết mười
Câu 5 Trong các câu sau đây, câu nào dùng dấu câu sai
a Bạn có thích chơi diều không ?
b Tôi không biết bạn có thích chơi diều không ?
c Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?
d Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ?
Câu 6 Viết 1 câu có tính từ chỉ đức tính của một học sinh giỏi làm vị ngữ
………
………
………
………
……… …
Câu 7 Cho các từ sau : khỏe khoắn, hư hỏng, tròn trịa, hoa hồng, lập lòe, xe máy, máy bay, núi non, đường sá, xe cộ, đậm đà Hãy xếp các từ trên thành ba nhóm : - Từ ghép có nghĩa tổng hợp :………
- Từ ghép có nghĩa phân loại :………
- Từ láy : ………
Câu 8 Câu tục ngữ sau đây khuyên chúng ta điều gì ? Lửa thử vàng, gian nan thử sức ………
………
………
………
………
Trang 3PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC : 2010 – 2011
Môn : Chính tả - Lớp Bốn Thời gian : 15 phút Ông Trạng Nồi
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC : 2010 – 2011
Môn : Tập làm văn - Lớp Bốn Thời gian : 40 phút
Đề bài : Em hãy kể lại một câu chuyện đã đọc ( đã nghe) , kết hợp tả ngoại hình của
các nhân vật trong truyện
Trang 4ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP BỐN
THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC : 2010 – 2011 I/ Đọc hiểu – luyện từ và câu : ( 5 điểm )
Các câu trắc nghiệm : 4 câu 2 điểm (đúng mỗi câu được 0,5 điểm )
Câu 2 ( d ) ; câu 3 ( c ) ; câu 4 ( b ) ; câu 5 ( b )
Câu 1 : 0,5 điểm
Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền : học đến đâu hiểu đến đấy; trí nhớ lạ thường : có thể thuộc hai mươi tranh sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi thả diều
Câu 6 : 1 điểm
Tính từ chỉ tính chất học sinh giỏi : chăm chỉ, cần cù, thông minh, sáng dạ, siêng năng đặt câu đúng ngữ pháp; đầu câu viết hoa ,cuối câu có dấu câu thích hợp Câu viết không sai lỗi chính tả
Câu 7 : 1 điểm
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp : hư hỏng, núi non, đường sá, xe cộ
- Từ ghép có nghĩa phân loại : hoa hồng, xe máy, máy bay
- Từ láy : khoẻ khoắn, tròn trịa, lập loè, đậm đà
Xác định đúng từ ghép : 0,5 điểm, đúng từ láy : 0,5 điểm
Lưu ý : không chấp nhận các trường hợp phân loại từ theo kiểu nước đôi ( vừa là từ láy , vừa là từ ghép )
Câu 8 0,5 điểm
Học sinh nêu đúng nghĩa của câu tục ngữ : Lửa thử vàng gian nan thử sức
Vàng thử trong lửa mới biết vàng thật hay giả Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng
II/ Chính tả : 5 điểm
- Bài viết không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết cân đối, sạch sẽ được 5 điểm
- Một lỗi chính tả trừ 0,5 điểm ( sai - nhầm lẫn phụ âm đầu, dấu thanh, viết hoa không đúng quy định )
- Chữ viết xấu, sai cỡ chữ, trình bày bẩn trừ đến 1 điểm toàn bài
III/ Tập làm văn
* Yêu cầu : Viết đúng thể loại văn kể chuyện ( kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc kết hợp tả ngoại hình nhân vật trong truyện )
-* Nội dung bài viết cần thể hiện được :
- Nội dung câu chuyện
- Đặc điểm ngoại hình của nhân vật trong truyện và tính cách của nhân vật đó
* Bài viết có cảm xúc, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ
Trang 5 Tùy theo mức độ đạt được của bài viết mà giáo viên có thể đánh giá theo các mức điểm từ 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5