1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Người trồng tràm đang khóc pptx

2 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 123,72 KB

Nội dung

Người trồng tràm đang khóc Nguồn: diendan.camau.gov.vn Đằng đẵng hàng chục năm bám đất bám rừng, không ít các hộ dân trồng tràm U Minh Hạ, Cà Mau gặp cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Năm 1992, ông Hồ Đình Phương nhận 2,2 ha rừng của lâm ngư trường Sông Trẹm - nay là Công ty lâm nghiệp (CTLN) Sông Trẹm - để giữ và canh tác ăn chia. Từ đó đến nay, cả gia đình ông phải làm đủ thứ nghề kiếm sống qua ngày đợi ngày hưởng lợi từ cây tràm. Thế nhưng, đến khi thu hoạch được tràm thì trên diện tích 2,2 ha ấy ông chỉ được chia hơn 1 triệu đồng. Số tiền ấy chỉ đủ trả một phần rất nhỏ số lãi khoản nợ 50 triệu đồng mà ông ký nhận từ CTLN Sông Trẹm để lên liếp, trồng tràm thâm canh, nuôi cá . 15 năm bám đất giữ rừng, gia đình ông chỉ nhận được khoản nợ không thể nào trả được. Cách đây 5 năm, bà Hà Thị Hồng đem tất cả tài sản trị giá 6,5 lượng vàng về sang lại 5,5 ha tràm ở ấp I, xã Khánh Hòa, huyện U Minh (Cà Mau). Năm rồi, bà khai thác 2 ha rừng tràm nhưng chỉ bán được chưa tới 6 triệu đồng, năm nay bà vừa khai thác thêm 2 ha tràm nữa nhưng số tiền thu được lại ít hơn. Tất cả tiền bán tràm bà phải nộp trở lại cho CTLN U Minh II để trả tiền thuê xáng vét kênh chứa nước trong phần đất rừng của bà. Thế là trắng tay. Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Huệ (Tiểu khu 7, CTLN Sông Trẹm) trong lúc mẹ con bà đang bới đống than tràm bốc khói bụi nghi ngút. Bà Huệ nói cả gia đình 6 người của bà đang trông đợi vào đống than củi vụn này. Củi vụn từ ngọn cây tràm bà Huệ cũng phải đi mua của người ta khai thác bỏ lại với giá 750 ngàn đồng/ha. Cả gia đình bà phải bỏ ra gần 3 tháng trời để gom củi và hầm than. Kết quả của 3 tháng làm việc quần quật ấy, gia đình bà cũng chỉ kiếm được trên 1 triệu đồng. Bà Huệ nói bà cũng được Nhà nước giao cho 3,7 ha rừng tràm, trên chục năm ròng gìn giữ, chăm chút, đến khi khai thác cũng cũng chỉ được chia không quá 3 triệu đồng. 3 triệu đồng cho trên 10 năm bám đất giữ rừng, thật là con số quá nhỏ nhoi. Những ông Phương, bà Hồng, bà Huệ . là số ít trong số 1.220 hộ dân bám rừng tại CTLN Sông Trẹm và trên 6.000 hộ dân khác trong toàn lâm phần U Minh Hạ, thuộc 3 huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Một thời người ta ví von rừng Cà Mau là "rừng vàng", thế nhưng sự thật thì quá ư ngược lại, đến mức một lãnh đạo của UBND tỉnh Cà Mau đã phải thốt lên: "Rừng tràm bây giờ là một cái . túi chứa nghèo". Ông Phạm Thành Văn, Phó giám đốc CTLN Sông Trẹm, cho biết 3 năm nay giá tràm xuống chỉ còn một nửa, ngay cả CTLN Sông Trẹm cũng gặp cảnh khó khăn khi 4-5 tháng không trả được lương cho cán bộ, nhân viên. Từ năm 2005, cừ tràm bắt đầu tuột dốc không phanh. Cuối năm 2004, giá cừ tràm loại 5 còn 25.000đ/cây nay còn không quá 12.000 đ/cây. Cây tràm từ khi trồng đến khai thác mất từ 12 đến 15 năm, đến khi thu hoạch bán tràm chỉ 5-6 triệu đồng/ha, không thấm vào đâu so với bao nhiêu là chi phí như trồng tràm, chăm sóc, nhân công, đào kênh . Trên 6.000 hộ dân sống dựa vào trên 30 ngàn ha rừng tràm Cà Mau đã không còn thiết tha với rừng, mà không thiết tha giữ thì rừng dễ cháy, cháy lại trắng tay . Gần đây, các doanh nghiệp thu mua gỗ tràm đã rủ nhau mua tràm, lột vỏ để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc làm nguyên liệu giấy với giá 480 đồng/kg. Tuy nhiên, do chi phí vận chuyển cao, lại không chủ động về giá nên cũng đã không vì thế mà giúp cho giá tràm nhích lên. Giá tràm thấp chưa từng có. Ông Phạm Thành Văn, Phó giám đốc CTLN Sông Trẹm mong mỏi: "Giá mà có được nhà máy giấy ở gần đây thì vùng nguyên liệu từ U Minh dư để cung cấp, dân rừng tràm sẽ đỡ khổ hơn". . Người trồng tràm đang khóc Nguồn: diendan.camau.gov.vn Đằng đẵng hàng chục năm bám đất bám rừng, không ít các hộ dân trồng tràm U Minh Hạ,. bà đang bới đống than tràm bốc khói bụi nghi ngút. Bà Huệ nói cả gia đình 6 người của bà đang trông đợi vào đống than củi vụn này. Củi vụn từ ngọn cây tràm

Ngày đăng: 11/12/2013, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w