Kito giáo hay Cơ đốc giáo là 1 trong những tôn giáo ra đời từ những năm đầu Công nguyên do Jesu sáng lập. Trong khicác tôn giáo trên thế giới đều dạy con người phải tự mình làm các điều lành thánh thiện, tu tâm dưỡng tính để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo để được lên thiên đàng,Cơ đốc giáo khẳng định: mọi người sinh ra đều mắc phải tội tổ tông truyền; ai muốn thoát khỏi cảnh tội lỗi đó thì phải tin tưởng và chấp nhận sự cứu rỗi.
Trang 1CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẠO KITO VOI VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kito giáo hay Cơ đốc giáo là 1 trong những tôn giáo ra đời từ những năm đầu Công nguyên do Jesu sáng lập Trong khicác tôn giáo trên thế giới đều dạy con người phải tự mình làm các điều lành thánh thiện, tu tâm dưỡng tính để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo
để được lên thiên đàng,Cơ đốc giáo khẳng định: mọi người sinh ra đều mắc phải tội tổ tông truyền; ai muốn thoát khỏi cảnh tội lỗi đó thì phải tin tưởng và chấp nhận sự cứu rỗi
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt ở đây (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành giáo…) Trong quá trình phát triển đạo ở Việt Nam, các tôn giáo đã trở thành cầu nối tiếp xúc văn hoá, vì tôn giáo bản thân nó cũng chính là một thành tố của văn hoá Do đó, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của tôn giáo đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam trong đó có Kito giáo
Trang 21 Vài nét về đạo Kito
a Đạo Kito và chúa Jesu
- Kito giáo là 1 trong những tôn giáo có nguồn gốc từ Abraham Các tôn giáoAbrahamic là các tôn giáo độc thần, bắt nguồn từ Tây Á cổ xưa và đều có nguồn gốc từ Abraham bao gồm Hồi giáo, Do Thái giáo và Kito giáo
- Kito giáo là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ chúa Jesu, gồm đạo công
giáo, chính thống giáo, đạo tin lành và Anh giáo
- Jesu là người Do Thái, ông sinh ra tại Belem – 1 thành phố của Palestine, gần Jerusalem; là con của đức mẹ Maria Theo các sách Phúc Âm, khi Jesu sinh
ra, các mục đồng, đạo sỹ, nhà vua đã được thiên sứ báo tin, theo 1 ngôi sao lạ tìm đến tôn thờ Jesu (ông là con của thánh Guise – 1 vị thánh của Kito giáo) Vị thánh này đã đính hôn với Maria, 1 thiếu nữ ở Nazareth và là được coi là cha đẻ của Jesu Dù biết Maria mang thai con của kẻ khác, song Guise vẫn không từ bỏ
2 mẹ con Guise đã nhận lời phán của Thiên chúa qua các thiên sứ, đưa Maria
và Jesu rời khỏi xứ Judea sang Ai Cập nhằm tránh khỏi cuộc thảm sát của vua Herod Đại đế
Jesu trải qua thời niên thiếu tại làng Nazareth thuộc xứ Galilee Trong 1 lần theo gia đình lên Jerusalem hành hương, ông bị lạc và được tìm thấy tại đền thờJerusalem, khi đang tranh cãi với các học giả theo đạo Do Thái năm 12 tuổi
Trang 3thông học Do Thái giáo tại đền thờ Jerusalem Đây cũng là lần cuối cùng các sách Phúc Âm nhắc tới vị thánh này
- Theo kinh thánh, Thiên chúa là người đã sáng tạo ra vũ trụ Adam và Evađược coi là đấng sinh thành của loài người, vì không nghe lời thiên chúa, ăn trái cấm nên đã bị đuổi khỏi vườn địa đàng và đã truyền tội lỗi cho loài người Vì thế, chúa trời đã giáng sinh, cứu rỗi cho loài người để loài người được hòa giải với Thiên Chúa, bằng cách cứu rỗi 1 linh hồn thoát khỏi tội lỗi và hậu qua của nó
Trong Kito giáo, cứu rỗi là giải cứu con người khỏi tội lỗi và những hình phạt để có thể sống đời đời Đối với nhiều người, cứu đỗi là để khi chết, có thể lên thiên đường
Jesu là người được cứu rỗi Những người theo đạo Kito tin rằng, Jesu là Con Thiên Chúa giáng trần, là đấng Mesia và là Đức Kito Vì thế, ông còn được gọi là “Jesu người Nazareth” hoặc “Jesu con ông Guise thành Nazareth” Jesu
là ngườisáng lập ra đạo Kito vào khoảng năm 26 ở Do Thái, vì thế, ông được các tín đồ gọi ông với danh hiệu “chúa Jesu Kito” để ám chỉ vị lãnh đạo được Thiên Chúa cử đến để giải cứu cho người dân, hay còn gọi là “đấng cứu thế” Ngoài ra, Jesu còn được người mọi người ca tụng với danh hiệu: “Đấng tiên tri”, “Đấng cứu rỗi” vì đã chịu đóng đinh để cứu nhân loại thoát khỏi tội lỗi
- Lúc Jesu khoảng 30 tuổi, ngay sau khi chịu lễ rửa tội, ông bắt đầu đi raogiảng Ông đã cùng các môn đồ đi khắp xứ Gallile để giảng dạy và chữa bệnh Với cung cách giảng dạy mang thẩm quyền, uy lực, cùng kỹ năng diễn thuyết điêu luyện, Jesu đã sử dụng các dụ ngôn để giảng dạy các quan điểm về tình yêu thuơng nên đã thu hút được rất nhiều người Họ thường tụ tập thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào có Jesu; ông cũng tìm đến và thuyết giáo tại các hội trường Do Thái giáo Bên cạnh việc sử dụng các dụ ngôn, Jesu còn dùng thêm các phương pháp khác khi giảng dạy: Phép nghịch lý, phép ẩn dụ Ngoài ra, ông còn sử dụng nhiều phép
Trang 4lạ để chữa bệnh cho mọi người, làm người chết sống lại, hóa nước thành rượu
Chúa Jesu vừa là nhân vật lịch sử, vừa là nhân vật của niềm tin tôn giáo + Nhân vật lịch sử: Được biết đến là con thánh Guise, người sáng lập ra đạo
Kito và bị xử tử trên cây thánh giá
+ Nhân vật niềm tin: Ngoài việc giảng đạo cho mọi người, Jesu còn sử dụng
phép thuật, làm những việc con người không thể làm => mọi người đều tin vào điều đó
b Đặc điểm của Kito giáo
- Kito giáo được biết đến từ TK thứ 1, khi các môn đồ của chúa Jesu được gọi là Kito hữu – những người theo đạo Kito tại thành Antiochia (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi họ đến lánh nạn và di cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea
- Đạo Kitochính thức ra đời từ những năm 30 đầu công nguyên ở các tỉnhphía Đông của đế quốc La Mã cổ đại, gồm 3 nhánh chính là công giáo Roma, chính thống giáo và đạo tin lành.Tuy nhiên, liên tiếp trong 3 thế kỷ, Kito giáo liên bị cấm đoán và đàn áp bởi nhiều người và nhiều tôn giáo khác
Ngoài 3 nhánh chính của Kito giáo, còn 1 nhánh là Anh giáo, 1 trong những hệ phái thuộc cơ đốc giáo phương Tây, ra đời vào giữa TK16 – nửa đầu TK17
Kito giáo ngày nay gồm 4 nhánh: công giáo Roma, chính thống giáo, đạo tin
lành và Anh giáo Các nhánh này đều thu hút 1 lượng lớn các tín đồ
- Năm 313, hoàng đế La Mã Constantine ban hành sắc lệnh Milano, 1 mặt tuyênbố chấm dứt thảm sát các tin đồ Kito giáo trên toàn quốc, cho phép mọi người tự do theo tôn giáo, mặt khác dần đưa nước La Mã từ 1 đế quốc
Trang 5xây dựng nhiều nhà thờ,nhiều tu viện…=>Từ đó Kito giáo phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng tín đồ,cả về tư tưởng thần học,triết học và giáo lý
- Giáo lý của Kito giáo là kinh thánh gồm 2 bộ Tân Ước và Cựu Ước
+ Bộ Cựu ước gồm 46 quyển,chia làm 3 loại:sách lịch sử,sách văn thư và
sách tiên tri
+ Bộ Tân ước gồm 17 quyển kể về cuộc đời và sự nghiệp của chúa
Jesu,chia làm 4 loại:sách tin mừng,sách công cụ sứ đồ,sách thánh thư,sách khải huyền
- Tư tưởng và nội dung của đạo Kito:
+ Quan niệm về thế giới của Kito giáo là niềm tin vào thiên chúa và sựmàu nhiệm của thiên chúa => họ tin rằng con người là do chúa tạo ra => phải thờ phụng, nghe theo chúa và tiếp tục công việc của chúa trên trái đất này
+ Tư tưởng nhân văn Kito giáo được xây dựng trên cơ sở thế giới quan thần sáng tạo vũ trụ và vạn vật, quan phòng, chi phối mọi sự;đồng thời trên cơ sở nhân sinh quan tôn giáo, xem con người là một sản phẩm kết hợp hai thực thể linh hồn và thể xác Linh hồn có tính thiêng và bất tử còn thể xác thuộc về thế giới vật chất khả tử
+ Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Kito giáo là đề cao vị trí và vai trò của con người; xem con người là tinh hoa của vũ trụ, là một chỉnh thể được kết hợp bởi yếu tố vật thể và phi vật thể, bởi cái hữu hình và cái vô hình, bởi cái hữu hạn và cái vô hạn, bởi cái khả tử và cái bất tử…; đề cao quyền tự do và bình đẳng của con người như những nguyên tắc bất khả xâm phạm, vấn đề giải phóng con người khỏi những ràng buộc của những luật lệ và hủ tục phi nhân tính
+ Nội dung tư tưởng đạo đức cơ bản của Kito giáo là bàn về các phạm trù côngbằng,bác ái, khiêm nhường, nhẫn nhục, khoan dung và tha thứ như những chuẩn mực luân lý Kito giáo
Trang 6+ Tư tưởng nhân văn và đạo đức Kito giáo có những tính chất: tính duy lý,tính hệ thống, tính kết hợp, tính duy tâm - siêu hình và tính nhân loại phổ biến Các tính chất đó vừa thể hiện đặc trưng của tư tưởng nhân văn
và đạo đức Kito giáo, vừa thể hiện tính ưu điểm và nhược điểm của tư tưởng ấy đối với thực tiễn cuộc sống
2 Kito giáo ngày nay
- Kito giáo là tôn giáo có đông người theo nhất với số lượng lên tới hàng tỉ người Tuy nhiên không phải ai theo đạo cũng chấp nhận mọi thứ, mọi quan điểm của giáo hội họ Ở phương Tây, do chịu ảnh hưởng của của phong trào khai sáng cuối TK17 – TK18 => những người theo đạo Kito có
tư tưởng chấm dứt những ưu đãi tôn giáo được nhà nghiên cứu bảo hộ, đã
có từ lâu ở nhiều nước châu Âu; ngày nay, mọi người đều có quyền có những mâu thuẫn, bất đồng với giáo hội và có thể rời bỏ nó bất cứ lúc nào + Tại Mỹ vàChâu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triểntinh thần thế tục trong toàn xã hội Nhiều Kito hữu ngừng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ hội, hoặc hoàn toàn không bước chân vào nhà thờ Nhiều người trong số họ vẫn nhắc tới lòng sùng đạo của những người đi trước nhưng bản thân họ lại lớn lên trong gia đinh mà các giá trị của Kito giáo không còn được coi trọng; nhiều người một mặt theo đạo vì muốn giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, nhưng do chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, áp lực cuộc sống mà không thực hiện trách nhiệm của mình với nó
+ Đầu TK21, các nhà thần học tự do vẫn được coi là đại biểu và là nhà phát ngôn của Kito giáo => các nhà thờ theo khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần + Tại các nước phương Đông, số lượng tín đồ ngày càng ít do áp lực xã hội
Kito giáo không còn khả năng truyền lại các giá trị của mình cho các thế
hệ
- Ngày nay, tại Nga và Đông Âu, nhiều người đã bắt đầu quan tâmđến Kito
Trang 7=>nhiều nhà thờ, tu viện được trùng tu, tăng cả về số lượng nhà thờ, tu viện cũng như lượng người theo đạo
3 Kito giáo với văn hóa VN
- Sự phát triển của đạo Kito trong lịch sử nhân loại lúc thăng, lúc trầm; và đến
nay, Kito giáo đã xuất hiện ở rất nhiều nước, không chỉ ở Châu Âu
- Tổ chức của Kito giáo gồm giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia, giáo triều
Vantican; giáo hoàng là người có quyền lực tối cao
a Quá trình du nhập vào VN
- Đạo Kito xuất hiện ở VN từ những năm đầu TK16, phát triển từ TK19 khi Pháp xâmchiếm
- 1533, Inêkhu theo đường biển lớn vào giảng đạo ở các làng thuộc tỉnh Nam Định; những năm sau đó, Alexandre là người tiếp tục công việc truyền đạo Kito vào VN
- 1644, hội thừa sai truyền giáo Pari chính thức ra đời, vừa truyền đạo, vừacó những hoạt động thiếu trong sáng, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược của người Pháp
Cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn vào thế kỷ 18 là một cơ hội tốt cho sự bành trướng của Hội truyền giáo nước ngoài và sự can thiệp của thực dân Pháp.Giám mục Pièrre Pignenaux de Béhaine đã trở thành người giúp đỡ nhiều nhất cho Nguyễn Ánh: Ông đưa hoàng tử Cảnh đi Pháp; năm 1787 đại diện cho Nguyễn Ánh ký với Pháp Hiệp ước Versailles Sau đó, do xảy ra cách mạng Pháp 1789, Hiệp ước này không thực hiện được, ông đã tự mình mộ quân và sắm vũ khí giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn Hoạt động của Béhaine giúp cho nước Pháp có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam cả về chính trị và tôn giáo
- Quá trình từ khi du nhập đạo Kito đến nay gồm 3 giai đoạn:
+ Thời kỳ sơ khai(1533-1659): đế quốc Châu âu bành trướng xâm thực
Trang 8thuộc địa: Chủ yếu là các nhà truyền giáo La Tinh Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, trùng với thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, (nội chiến 100 năm thời Lê mạt) => chia 2 Đàng : Đàng ngoài do họ Trịnh cai trị, Đàng trong do họ Nguyễn cai trị
+ Thời kỳ hình thành và phát triển (1659-1885): Thời kỳ thành lập triều đại nhà Nguyễn và bị thực dân Pháp xâm lược sau khi bình định được nhà Trịnh-Lê cùng nhà Tây Sơn.Nguồn cội Pháp xâm chiếm VN là lấy lý do triều đình nhà Nguyễn "ăn cháo đá bát" Lúc phân tranh nhà Nguyễn có mượn viện trợ của Pháp (cũng có cả Xiêm La-Thái Lan), sau khi thành công lại ra tay đàn áp các giáo sĩ không cho hoạt động (Truyền giáo chỉ là bình phong lót đừơng cho mưu toan thôn tính VN làm thuộc địa)
+ Thời kỳ cận-hiện đại (1885-nay): Sau khi Pháp đô hộ hoàn toàn VN, đạoCông giáo phát triễn vựơt bậc với Tổng giám mục đầu tiên là giáo sĩ Alexandre De Rhodes Hiện giờ Công giáo VN có khoảng 9% dân số là tín đồ của 2 phái chính là Công giáo Roma và Tin lành
Lịch sử hình thành và phát triển của đạo công giáo ở VN trải qua nhiều thăng trầm, biến động Từ 1 tôn giáo hoàn toàn xa lạ, đến nay, Công giáo đã trở thành tôn giáo lớn ở VN ớ nhiều hoạt động đa dạng và có ảnh hưởng lớn trong đời sống VH – XH VN
b Ảnh hưởng của đạo Kito với văn hóa Việt Nam
- Ở VN, đạo Kito là đạo Thiên chúa
- Ảnh hưởng
+ Chữ quốc ngữ ra đời:
Chữ quốc ngữ được các giáo sỹ phương Tây sử dụng để truyền đạo cho việc truyền giáo, được lưu hành trong nội bộ đạo Kito
Từ khi ra đời đến cuối TK19, chữ quốc ngữ đã dần được hoàn thiện nhằm phục vụ cho công cuộc truyền giáo
Từ chỗ là chữ chỉ sử dụng trong nội bộ đạo Kito,chữ quốc ngữ đã trở
Trang 9chữ viết của cả DTVN
+ VH công giáo làm phong phú VH Việt:Công giáo là một đề tài mới cho văn học nghệ thuật, dòng văn học Công giáo cũng xuất hiện rất sớm với Truyện thày Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng; là cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ Ngoài ra, còn có tranh tượng, thánh ca, kiến trúc, lễ hội Công giáo cũng làm thành một “trường phái” riêng, đóng góp vào vườn hoa rực rỡ sắc màu của văn hoá Việt: lễ Valentin, Noel đâu còn là của riêng người Công giáo
mà đã là lễ hội chung của rất nhiều người Việt nhất là giới trẻ
+ Giáo lý đạo công giáo góp phần XD lối sống lành mạnh cho XH: sống lànhmạnh, hướng thiện, lối sống chan hòa, lòng nhân ái
+ Sự du nhập nghệ thuật kiến trúc nhà thờ: Nhà thờ lớn, nhà thờ Đức Bà
+ Đóng vai trò là cầu nối giữa VHVN và TG:nhạc, các tác phẩm văn học nước ngoài
Nhận xét:
- Từ khi vào VN, thiên chúa giáo đã có những ảnh hưởng nhất định tới VHVN
- Thiên chúa giáo làm cho nền VHVN trở nên phong phú, đa dạng
- Công giáo giờ đây đã gắn bó với VHDT và có những biến đổi về chất để trở
thành công giáo VN
Đến nay, đạo Kito là tôn giáo có lượng người theo lớn thứ 2 ở VN sau phật
giáo (Công giáo chiếm 7% và Tin lành chiếm 1% dân số)
4 Kết luận
Kito giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phương Tây Trải qua hơn
20 thế kỷ, tuy có những giai đoạn thăng trầm, những biến thiên theo thời
Trang 10gian và thời cuộc, có lúc tưởng chừng như diệt vong, nhưng cuối cùng thì Kito giáo đã chiếm một vị trí khá vững vàng trên thế giới
Đạo Kito đã có ảnh hưởng không nhỏ vào trong đời sống văn hóa của một bộ phận người Việt Nam.Nó đã ảnh hưởng đến văn hóa nhận thức,văn hóa ứng xử
và văn hóa tổ chức của những tín đồ Kito giáo ở Việt Nam;sự ảnh hưởng đó đã tạo nên một sắc thái trong đời sống văn hóa Việt Nam,góp phần cụ thể hóa những chuẩn mực đạo đức của văn hóa Việt Nam,làm phong phú thêm các quan niệm về nhân sinh quan,về những giá trị nhân văn và đạo đức trong đời sống văn hóa Việt Nam