Nhà Tiền Lê

7 492 0
Nhà Tiền Lê

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhà Tiền Lê

Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư (29 năm, 980 - 1009) Tình hình nội trị và ngoại giao thời Tiền Lê- Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, Hoàn bắt tay vào việc ổn định tình hình trong nước. Ngoài việc tổ chức lại chính quyền, mở mang đường sá, khuyến khích nhân dân sản xuất, nhà phải lo chống lại các cuộc nổi dậy của nhân dân các vùng xa, đặc biệt là ở các châu phía nam.Năm 989, quản giáp Dương Tiến Lộc được cử đi thu thuế ở hai châu Ái, Hoan, đã nhân đó liên kết với một số thủ lĩnh địa phương giữ châu, chống lại triều đình. Hoàn phải cầm quân đi đánh dẹp.Các năm 999, 1001, Hoàn lại phải đem quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy của người Hà Động, Cử Long (đều thuộc miền tây Thanh Hóa). Tình hình tạm yên trong một thời gian.Năm 1008, dân hai châu Đô Lương, Vị Long (thuộc Tuyên Quang) nổi dậy. Long Đỉnh đã cầm quân đi đánh. Tiếp đó, năm 1009, Long Đỉnh lại phải đem quân đi đánh người châu Thạch Hà . (thuộc Hà Tĩnh).Tình hình này vẫn còn diễn ra trong nhiều năm dưới thời Lý.- Trong công cuộc ổn định tình hình ở phía nam, nhà Tiền còn phải đối phó với những hoạt động xâm lấn của Chăm pa.Năm 979, Khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, vua Chăm pa nghe lời xúi giục của Ngô Nhật Khánh (phò mã của nhà Đinh) đã cho thủy quân tiến ra, định xâm lấn vùng nam Đại Cồ Việt. Chẳng may, hạm thuyền Chăm pa bị bão tố đánh đắm, vua Chăm pa buộc phải chạy về nước.Năm 980, sau khi lên ngôi, Hoàn đã cử Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chăm pa đặt quan hệ hòa hiếu, nhằm yên mặt nam để chống giặc Tống. Vua Chăm pa cậy thế hùng mạnh, đã bắt giữ các sứ thần.Năm 982. sau khi đã đánh bại quân Tống, Hoàn quyết định đem quân đánh Chăm pa, tiến thảng đến kinh đô, phá hủy thành trì rồi rút quân về. Quan hệ Việt - Chăm tạm yên. - Quan hệ với nhà Tống sau chiến tranh bắt đầu hòa hoãn, tốt đẹp. Năm 982, 983 Hoàn sai sứ sang Tống cầu phong, đặt lại quan hệ hòa hiếu.Năm 986, nhà Tống cử sứ bộ sang phong Hoàn làm Tĩnh hải quân tiết độ sứ, An Nam đô hộ, kinh triệu quận hầu. Hoàn đã nhân đó trao trả nhà Tống hai tên tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân.Năm 987, nhà Tống cử Quốc tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ nước ta. Với ý thức dân tộc, không chịu thua kém nước người, Hoàn đã cử một nhà sư giỏi là Đỗ Thuận đóng giả làm Giang lệnh, chèo đò sang đón sứ. Ra giữa sông, Lý Giác nhìn thấy đôi ngỗng đang bơi, bèn ứng khẩu ngâm hai câu thơ :Nga nga lưỡng nga ngaNgưỡng diện hướng thiên nha Nghĩa làNgỗng kia, ngỗng một đôiNgửa mặt nhìn chân rời Đỗ Thuận bình tĩnh vừa chèo đò vừa đọc tiếp :Bạch mao phô lục thủyHồng trạo bãi thanh ba Nghĩa làLông trắng phô nước biếcRẽ sóng, chèo hồng bơi Lý Giác vừa ngạc nhiên vừa khâm phục và từ đó luôn luôn tỏ ra kính nể triều đình nhà Tiền Lê. Năm 990, sứ nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta phong thêm cho Hoàn hai chữ “đặc tiến". Hoàn đã dàn chiến thuyền trên sông để đón sứ, sau đó lên bộ cùng sứ thần đi ngựa về cung. Đến điện Minh Đức, Hoàn nhận sắc phong nhưng không lạy, lấy cớ là vừa qua đi đánh giặc bị ngã ngựa, chân đau. Trong tiệc thết đãi, Hoàn lại nói với Tống Cầu về tâu với vua Tống là từ sau, khi có quốc thư thì cho giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền phải đến tận kinh đô nữa. Đề nghị này đã được vua Tống chấp nhận. Năm 991, Hoàn sai sứ sang Tống đáp lễ. Năm 993, nhà Tống sai sứ sang phong Hoàn làm Giao Chỉ quận vương,tiếp đó năm 997, vua Tống lại phong Hoàn làm Nam bình vương. Quan hệ Việt - Tống tốt đẹp. Nhà Tiền tuy chịu thần phục nhà Tống, hàng năm nộp cống đầy đủ, nhưng luôn luôn giữ vững tinh thần tự chủ, độc lập.Năm 1005, Hoàn chết. Các con của Hoàn tranh chấp ngôi vua, đem quân đánh lẫn nhau. Năm 1006, viên tri Quảng Châu của nhà Tống dâng sớ xin đem quân xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Tống đã khước từ, nói :"Họ thường vẫn sai con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng đã vội đem quân sang đánh trong lúc có tang,có phải là việc làm của đấng vương giả đâu ? "Ít lâu sau, an phủ sứ Thiệu Việp lại xin vua Tống đánh chiếm nước ta một lần nữa nhưng vua Tống vẫn bảo : "Giao Châu độc địa, nếu đem quân sang đánh, chết hại rất nhiều, nên giữ cẩn thận cõi đất của tổ tông mà thôi".Năm sau đó, vua Tống phong Long Đỉnh là Giao Chỉ quận vương và đúc ấn ban cho. Long Đỉnh đã nhân đó, xin được thông thương với vùng Hoa Nam.Nhà Tiên suy vong. Nhà Lý được thành lậpLê Hoàn chết, con là Long Việt lên nối ngôi mới được 3 ngày thì bị em là Long Đỉnh giết và cướp ngôi. Xảy ra cuộc chiến giữa các hoàng tử và Long Đỉnh, tranh chấp ngôi vua, kéo dài trong 8 tháng. Các hoàng tử lần lượt bị giết hoặc chịu hàng phục Long Đỉnh (tức Ngọa Triều). Long Đinh chấn chỉnh lại triều đình, đặt quan hệ với nhà Tống và đem quân đi trấn áp các cuộc nổi dậy của những vùng xa. Tình hình trở lại ổn định. Long Đỉnh xoay sang ăn chơi trụy lạc nên mắc bệnh trĩ phải nằm để hội chầu với các quan, Long Đỉnh lại thích những trò hành hình dã man như đốt người, xéo thịt, thả người trôi sông, bắt trèo cây cao rồi chặt đổ cho người rơi xuống chết. Trong cung lại nuôi một số người chuyên pha trò những lúc vua nói với các quan. Chính sự đổ nát, lòng người chăn nản.Trước tình hình đó, một số nhà sư ở châu Cổ Pháp (Bắc Ninh) đã truyền nhau những câu "sấm" nói về sự sụp đổ tất yếu của nhà Tiền Lê.Tháng 11 năm 1009, Ngọa Triều chết. Được sự ủng hộ của các nhà sư và theo lời "sấm kí", chi hậu Đào Cam Mộc cầm đầu một số triều thần đưa Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, Lý Công Uẩn lên làm vua.Lý Công Uẩn là người châu Cổ Pháp, thủa nhỏ làm con nuôi của nhà sư Lý Khánh Văn, sau đó đến học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh. Lớn lên, ông được cử chỉ huy quân Điện tiền, thăng dần lên chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, Lý Công Uẩn là người vừa có học, có đức lại biết xử sự đúng nên rất được triều thần nhà Tiên quý trọng.Lý Công Uẩn lên ngôi, xuống lệnh đại xá cho thiên hạ, quyết định lấy năm 1010 làm năm Thuận Thiên thứ nhất. Nhà Lý thành lập, một giai đoạn mới trong lịch sử bắt đầu.Thế phảLê Đại Hành (980-1005) Niên hiệu:- Thiên Phúc (980-988)- Hung Thống (989-993)- Ư'ng Thiên (994-1005)Lê Hoàn sinh nǎm (941) ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ "bố dỡ đó, mẹ xó chùa". Cha họ Lê, mẹ là Đặng Thị Sen đều lần lượt qua đời khi Hoàn còn nhỏ tuổi. Bởi vậy, cũng ngay từ bé, Hoàn phải làm con nuôi cho một vị quan nhỏ, người cùng họ. Lớn lên, Hoàn đi theo Nam Việt vương Đinh Liễn. Trong công cuộc đánh dẹp các sứ quân, Hoàn tỏ rõ là người có tài nên được Đinh Bộ Lĩnh giao cho trông coi 2000 binh sĩ. Đến khi dẹp yên các sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Hoàn được phong chức Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều đình Hoa Lư. Lúc này Hoàn vừa tròn 30 tuổi.Tháng 10 nǎm Kỷ Mão (979), cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi vua, Hoàn làm nhiếp chính, trong một tình thế đầy khó khǎn. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng đã bị Hoàn dẹp tan.Tháng 7 nǎm Canh Thìn (980) đại quân Tống theo đường thủy bộ xâm lược Đại Cồ Việt. Hoàn lúc nào đã lên ngôi hoàng đế tức Đại Hành, vừa triển khai lực lượng sẵn sàng chiến đấu vừa sai sứ đưa thư cầu hoà. Vua Tống đòi Dương Vân Nga và con là Đinh Toàn sang chầu. Tình thế bức bách, Hoàn buộc phải cho quân đánh giặc quyết bảo vệ đất nước. Ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lǎng, thắng lớn trên cả hai mặt trận thuỷ bộ, giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, diệt quá nửa quân Tống, buộc vua Tống phải xuống chiếu lui quân.Đại thắng nǎm Tân Tỵ (981) đã mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.Không chậm trễ, Hoàn dốc sức chǎm lo xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên trong, Hoàn chống cát cứ, xây dựng cơ sở của nền kinh tế. Đối với bên ngoài ông thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ông là một vị vua nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.Nǎm Â't Tỵ (1005) vua Hoàn mất, thọ 65 tuổi, làm vua được 24 nǎm. Theo thông lệ, khi vua mất chưa đặt tên thuỵ thì gọi là Đại Hành. Trường hợp vua Hoàn lấy Đạ Hành làm Thuỵ hiệu là vì Ngoạ Triều và triều thần không đặt tên thuỵ cho ông. Trung Tông (1005) Vua Đại Hành có 4 hoàng tử là Long Du, Ngân Tích, Trung Tông Long Việt và Long Đĩnh (Ngoạ Triệu). Vua Đại Hành đã định cho người con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Nhưng đến lúc vua mất, các hoàng tử tranh nhau ngôi, đánh nhau trong 7 tháng. Đến khi Long Việt vừa lên ngôi được 3 ngày thì bị em là Long Đĩnh sai người vào cung giết chết, thọ 23 tuổi. Sử gọi là Trung Tông. Long Đĩnh (1005-1009) Niên hiệu: Ư'ng Thiên (1006-1007); Cảnh Thuỵ (1008-1009)Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt, Trụ ở bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua, Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những toịo nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chế. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cao rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ ngưòi vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui cười. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lời tâu bầy của các đại thần để gây cười. Vì sống dâm dục quá độ, vua mắc bệnh không ngồi được. Bởi vậy đến buổi chầu, vua cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngoạ Triều.Long Đĩnh làm vua được 2 nǎm đổi niên hiệu là Cảnh Thuỵ. Nǎm sau (1009) thì mất, làm vua được 4 nǎm, thọ 24 tuổi.Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, đình thần nhân dịp tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, khởi dựng sự nghiệp triều Lý hiển hách. Triều Lý và các triều đại tiếp theo sẽ được giới thiệu ở phần - Các triều đại Việt nam từ thế kỷ 11 đến thời kỳ thuộc Pháp.Dương Vân Nga Thái Hậu Dương Vân Nga(?-1000)07.06.2007 04:03 Dương Vân Nga, sử cũ chép là Dương Hậu (Hoàng hậu họ Dương) Theo truyền ngôn, thân phụ bà là Dương Thế Hiển, quê ở thôn Nga My, xã Gia Thuỷ (huyện nho Quan) quê mẹ ở thôn Vân lung, xã Gia Vân ( huyện gia Viễn) tỉnh Ninh Bình, sinh thời, cha mẹ chỉ gọi bà là Dương Nương ( cô gái họ Dương), sau khi vào cung Hoa Lư, được gọi ghép tên làng cha với tên làng mẹ thành Vân – Nga. Nhân dân địa phương gọi là Dương Vân Nga. Năm Giáp Tuất (974), Dương Vân Nga sinh Hoàng thứ tử Đinh Toàn. Lên 5 tuổi, Đinh Toàn được vua cha phong là Vệ Vương . Đêm rằm Trung Thu năm 979, Đại Thắng Minh hoàng đế và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Nội nhân Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu . Đinh Toàn lúc này mới lên 6 tuổi. Thập đạo Tướng quân Hoàn được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Mới cùng nhau hội binh, chia hai đường thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) kéo về Hoa Lư hỏi tội Hoàn, Dương Thái Hậu thấy vậy, lo ngại bảo Hoàn rằng: “Bọn Bặc dấy quân khởi loạn, làm kinh động nước nhà, vua còn nhỏ yếu, không đương nổi hoạn nạn, bọn ông mưu tính thế nào, chớ để sinh tai hoạ về sau. Hoàn mới chỉnh đốn binh mã, đánh bại Nguyễn Bặc, Đinh Điền. Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. ở biên giới phía Bắc. giặc Tống lợi dụng tình hình đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước ta. Thái Hậu Dương Vân Nga sai Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Khi đang chuẩn bị cất binh , Phạm cự Lượng cùng các tướng mặc đồ nhung phục, đi thẳng vào triều đường, bảo mọi người rằng: “ thưởng ngưòi có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh, là kỷ luật hành quân. Nay Chúa Thượng trẻ thơ, chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài, may lập được chút công thì ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo Tướng quân làm Thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn!” Quân sĩ nghe nói thế đều hô “ vạn tuế” thái hậu nghe nói vậy sai hữu Ty đem đủ nghi trượng rước Hoàn vào cung, lấy áo rồng khoác lên mình Hoàn, khuyên Hoàn lên ngôi Hoàng đế”.Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh Thái hậu Dương Vân Nga . Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư (29 năm, 980 - 1009) Tình hình nội trị và ngoại giao thời Tiền Lê- Sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn. ra kính nể triều đình nhà Tiền Lê. Năm 990, sứ nhà Tống là Tống Cảo sang nước ta phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “đặc tiến". Lê Hoàn đã dàn chiến thuyền

Ngày đăng: 10/11/2012, 12:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan