1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí góp phần nâng cao tính hữu ích thông tin cho quản trị hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

74 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 521,66 KB

Nội dung

Đề tài bước đầu nghiên cứu cụ thể thành những quan điểm và các nội dung cụ thể để hoàn thiện chi phí về cách tiếp cận, cụ thể nhu cầu thông tin chi phí và nội dung, quy trình kế toán chi phí cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, chủ yếu là nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.

Trang 1

*******

TRỊNH PHAN THIÊN TRÚC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ GÓP PHẦN NÂNG CAO TÍNH HỮU ÍCH THÔNG TIN CHO QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG

TY TNHH ABRASIVES VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DOANH

NGHIỆP 4

1.1 Bản chất kinh tế của chi phí 4

1.2 Nhu cầu thông tin chi phí cho quản trị hoạt động kinh doanh và mục tiêu của hệ thống kế toán chi phí 6

1.3 Các bộ phận cấu thành và quy trình của hệ thống kế toán chi phí 9

1.4 Tổ chức bộ máy kế toán về kế toán chi phí trong doanh nghiệp 14

1.5 Tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí 16

1.6 Những biểu hiện lỗi thời, suy giảm tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí và bài học kinh nghiệm cải tiến hệ thống kế toán chi phí 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH ABRASIVES VIỆT NAM 23

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 23

2.1.1 Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển Công ty 23

2.1.2 Đặc điểm sản phẩm - kỹ thuật công nghệ sản xuất - quản lý - tài chính - kế toán Công ty 25

2.2 Thực trạng kế toán chi phí tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 31

Trang 3

2.2.2 Nội dung quy trình và tổ chức kế toán chi phí tại Công ty TNHH Abrasives Việt

Nam 32

2.2.3 Đánh giá về ưu, nhược điểm của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 39

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH ABRASIVES VIỆT NAM 40

3.1 Quan điểm hoàn thiện kế toán chi phí Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 40

3.2 Các nội dung hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 41

3.2.1 Xác lập thông tin cần cung cấp của hệ thống kế toán chi phí 41

3.2.2 Xác lập và vận hành quy trình kế toán chi phí 45

3.2.3 Tổ chức bộ phận kế toán chi phí trong bộ máy kế toán 48

3.2.4 Xác lập các điều kiện ứng dụng hệ thống kế toán chi phí 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59

KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

HCNS: Hành chính nhân sự

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

NVL: Nguyên vật liệu

GTGT: Giá trị gia tăng

NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp

NCTT: Nhân công trực tiếp

SP HTTĐ: Sản phẩm hoàn thành tương đương

CPSXDDĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

SLSPDDĐK: Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ

SLSP: Số lượng sản phẩm

Z: Giá thành

Trang 5

Bảng 1.1: Những biểu hiện lỗi thời, suy giảm tính hữu ích của kế toán chi phí 18

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 24

Bảng 2.2: Một số khách hàng của Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 25

Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn Công ty qua các năm 29

Bảng 3.1: Quy trình kế toán chi phí tại Công ty 45

Bảng 3.2: Bảng phân loại chi phí theo mô hình ứng xử 50

Bảng 3.3: Báo cáo sản xuất (Trường hợp tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp bình quân) 54

Bảng 3.4: Báo cáo sản xuất (Trường hợp tính sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp FIFO) 56

Trang 6

Sơ đồ 1.1: Tiếp cận, ghi nhận chi phí theo chuỗi giá trị 5

Sơ đồ 1.2: Tiếp cận chi phí theo những đối tượng khác nhau 8

Sơ đồ 1.3: Các thành phần của hệ thống kế toán chi phí 10

Sơ đồ 1.4: Tính chi phí trên cơ sở hoạt động 14

Sơ đồ 1.5: Tổ chức kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâm cung cấp thông tin lập và trình bày báo cáo tài chính 15

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty 26

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 27

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 30

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí, giá thành Công ty TNHH Abrasives Việt Nam 36

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ kế toán chi phí tại Công ty 48

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty 49

Sơ đồ 3.3: Các hệ thống kế toán chi phí cổ điển và điều kiện ứng dụng 51

Sơ đồ 3.4: Hệ thống kế toán chi phí theo đơn đặt hàng và hệ thống kế toán chi phí theo quy trình sản xuất 52

Sơ đồ 3.5: Hệ thống kế toán chi phí theo quy trình sản xuất kết hợp đơn đặt hàng 53

Trang 7

Phụ lục 1: Số liệu kế toán chi phí Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Thông tin chi phí là một trong những thông tin kế toán giữ vai trò quan trọng trong công bố, quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản

lý hoạt động kinh doanh đã dẫn đến hệ thống kế toán chi phí ở các doanh nghiệp

Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Abrasives Việt Nam nói riêng bắt đầu bộc

lộ nhiều hạn chế, mất phương hướng làm giảm sút tính hữu ích của nó, nhất là đối với nhu cầu thông tin quản trị hoạt động kinh doanh

Với tư cách là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, kế toán chi phí có vai

trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp Để kế toán chi phí phát huy tốt chức năng cung cấp thông tin chi phí thì phải xây dựng được một hệ thống

kế toán chi phí hoàn chỉnh, với hệ thống này thì thông tin được cung cấp không chỉ phản ánh các sự kiện đã xảy ra mà còn hướng đến những diễn tiến trong tương lai nhằm giúp nhà quản trị có thể hoạch định, tổ chức, điều hành và đưa ra các quyết

định đúng đắn, kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra

Nghiên cứu cải tiến, phát triển hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp góp phần nâng cao tính hữu ích thông tin cho quản trị hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp là một trong những vấn đề đã xảy ra nhưng nó luôn là một vấn đề chuyên môn kế toán có tính khoa học, thời sự, cần thiết đối với bất kỳ một doanh

nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển

Công ty TNHH Abrasives Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giấy nhám, hệ thống kế toán chi phí tại Công ty đang áp dụng là hệ thống

kế toán chi phí truyền thống và xử lý thông tin kế toán bằng thủ công, nhiều nội

dung thông tin chi phí mang tính tự phát và còn bị ảnh hưởng nhiều của nội dung kế toán tài chính chưa thực sự hướng đến việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị tại doanh nghiệp do đó dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sai lệch và không kịp thời về thông tin chi phí Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí

Trang 9

góp phần nâng cao tính hữu ích thông tin cho quản trị hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Việc hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí trong luận văn nhằm hướng đến mục đích nâng cao tính hữu ích thông tin cho quản trị hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam, cụ thể:

- Tiếp cận, nghiên cứu lý luận hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trên thế giới và ở Việt Nam để đúc kết về bản chất, mục tiêu, thành phần, quy trình, tổ chức vận hành và tính hữu ích của hệ thống kế toán

chi phí

- Trên cơ sở khảo sát thực tế công tác kế toán chi phí tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam, đưa ra những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán chi phí tại Công ty

- Xây dựng các quan điểm, giải pháp cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán chi

phí tại Công ty nhằm nâng cao tính hữu ích thông tin cho quản trị hoạt động

kinh doanh tại Công ty

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Về nghiên cứu cơ sở luận được thực hiện bằng cách tiếp cận tài liệu, phân tích, chọn lọc, tổng hợp và quy nạp thành những đúc kết cơ sở luận

Về nghiên cứu thực tiễn kết hợp quan sát, mô tả, phân tích và đánh giá để đưa

ra kết luận một số vấn đề có liên quan đến hệ thống kế toán chi phí tại Công ty

Trang 10

Về quan điểm, những giải pháp đề xuất sử dụng chủ yếu luận điểm trong cơ sở luận và kết hợp với tình hình thực tiễn để xác lập, quy nạp các quan điểm, giải pháp hoàn thiện

5 Mong muốn đóng góp của luận văn

Về mặt khoa học: Tổng hợp và đúc kết cơ sở luận về hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam theo một góc nhìn từ bản chất, nhu cầu thông tin chi phí và mục tiêu, các thành phần, quy trình, tổ chức và tính hữu ích của kế toán chi phí

Về mặt thực tiễn: Bước đầu cụ thể thành những quan điểm và các nội dung cụ thể để hoàn thiện chi phí về cách tiếp cận, cụ thể nhu cầu thông tin chi phí và nội dung, quy trình kế toán chi phí cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, chủ yếu là nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

- Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DOANH NGHIỆP

1.1 Bản chất kinh tế của chi phí

Để hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều

phát sinh các hao phí về nguyên vật liệu, tài sản cố định, sức lao động được biểu

hiện bằng tiền gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí

khấu hao tài sản cố định

Như vậy, chi phí là toàn bộ hao phí các nguồn lực của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

[6, 24]

Bản chất kinh tế của chi phí được thể hiện qua nguồn gốc phát sinh của chi phí

và những hình thức thể hiện chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Chi phí có thể được tiếp cận những quan điểm khác nhau

Tiếp cận theo học thuyết giá trị, chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí

lao động sống, lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh

Tiếp cận này chỉ ra nguồn gốc của chi phí từ hao phí hao phí lao động sống, lao

động vật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiếp cận theo khuôn mẫu chuẩn mực kế toán, chi phí là những phí tổn phát

sinh làm giảm nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp đang kiểm soát trong kỳ gắn liền

với mục đích sản xuất kinh doanh và tác động giảm vốn sở hữu Tiếp cận này chỉ ra

cụ thể hơn về nguồn gốc của chi phí, chi phí có nguồn gốc từ nguồn lợi kinh tế, giá

trị tài sản bị giảm khi sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Từ tiếp cận chi phí theo những quan điểm khác nhau, hình thức thể hiện chi

phí cũng được nhìn nhận với những phạm vi khác nhau theo những tư duy quản lý

hoạt động, quản lý kinh tế khác nhau Nổi bật về nhìn nhận chi phí trong hoạt động

sản xuất kinh doanh phải kể đến tư duy quản lý theo triết lý chuyên môn hóa và tư

duy quản lý theo triết lý chuỗi giá trị

Trang 12

Với tư duy quản lý theo triết lý chuyên môn hóa, chi phí được nhìn nhận theo

từng công đoạn, bộ phận chức năng như chi phí giai đoạn đầu tư, chi phí giai đoạn

sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và những chi phí này lại được tiếp tục chi

tiết hơn thành những công đoạn, bộ phận chức năng trong từng giai đoạn hoạt động

sản xuất kinh doanh

Với tư duy quản lý theo triết lý chuỗi giá trị, chi phí được ghi nhận cho cả quy

trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đó là chi phí trước khi tiến hành hoạt động,

trong khi hoạt động và sau khi kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh (Sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1: Tiếp cận, ghi nhận chi phí theo chuỗi giá trị

(Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management

Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 50)

Quảng cáo Phân phối Dịch vụ

khách hàng

Giá trị hàng hóa dịch vụ

Giai đoạn đầu

Trang 13

Như vậy, nguồn gốc chi phí được tiếp cận theo những góc nhìn khác nhau,

theo hao phí lao động sống, lao động vật hóa hay theo nguồn lợi, tài sản và được

tiếp cận ghi nhận theo những hình thức khác nhau của tư duy quản lý kinh tế

chuyên môn hóa hay tư duy quản lý kinh tế chuỗi giá trị Với những tiếp cận nguồn

gốc khác nhau chỉ ra chi phí phát sinh từ đâu trong xã hội, trong doanh nghiệp; với

những ghi nhận bằng những hình thức khác nhau chỉ ra hình thức ghi nhận cũng

như thông tin chi phí, phải cung cấp theo từng nền tảng quản lý, yêu cầu quản lý của

doanh nghiệp

1.2 Nhu cầu thông tin chi phí cho quản trị hoạt động kinh doanh và mục tiêu của hệ thống kế toán chi phí

Bản chất kinh tế của chi phí đã chỉ ra nguồn gốc và hình thức thể hiện chi phí

trong doanh nghiệp và từ đó cũng chỉ ra một vấn đề cơ bản trong tiếp cận thông tin

chi phí, xác định nhu cầu thông tin chi phí trong quản trị hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp và mục tiêu của hệ thống kế toán chi phí

Doanh nghiệp có thể tiếp cận theo quy phạm khác nhau của từng quốc gia về

mặt pháp lý, tổ chức, hoạt động Ở Việt Nam, doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế

thực hiện một, một số hoặc toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ với mục đích

thu lợi nhuận Doanh nghiệp có thể tồn tại dưới nhiều hình thức pháp lý như công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, … và hoạt động trong

nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau như công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp…

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

luôn đặt trong sự tác động, nhu cầu thông tin từ hai nhóm đối tượng cơ bản Nhóm

thứ nhất gồm những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp có liên quan và nhóm

thứ hai gồm những nhà quản trị, cá nhân, tập thể bên trong nội bộ doanh nghiệp

Mỗi nhóm đối tượng sẽ quan tâm đến những mục đích khác nhau và từ đó đặt ra

những nhu cầu khác nhau về thông tin chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp

Trang 14

Với nhóm đối tượng bên ngoài, nhất là những nhà đầu tư, cơ quan quản lý

chức năng, thường đặt ra nhu cầu thông tin chi phí liên quan đến đo lường, kiểm tra,

đánh giá quá trình, kết quả, thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

Với nhóm đối tượng bên trong doanh nghiệp, ngoài những nhu cầu thông tin

chi phí như những đối tượng bên ngoài, vấn đề còn đặt ra ở đây chính là nhu cầu

thông tin chi phí quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh Đó chính là những thông

tin chi phí cần cho dự báo, hoạch định hoạt động; đo lường, đánh giá quá trình, quy

trình, kết quả, thành quả hoạt động và trách nhiệm của những nhà quản trị, cá nhân,

bộ phận có liên quan; ra các quyết định giá bán, quyết định phương án kinh doanh

ngắn hạn, dài hạn (James R Martin (2005), Management Accounting: Concepts, Techniques & Controversial Issues, MAAW's Textbook Pearltree, page 134,

Chapter 2)

Với những luận cứ trên thể hiện tiếp cận chi phí từ những đối tượng khác nhau

hình thành nên những nhu cầu thông tin chi phí khác nhau Việc tiếp cận này được

thể hiện qua (Sơ đồ 1.2)

Trang 15

Sơ đồ 1.2 Tiếp cận chi phí theo những đối tượng khác nhau

(Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management

Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 131)

Trên cơ sở này, tiếp cận nhu cầu thông tin chi phí từ những đối tượng khác

nhau, hệ thống kế toán chi phí cũng sẽ hướng đến những mục đích, trọng tâm khác

nhau

Với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí hướng đến

mục tiêu, trọng tâm cung cấp thông tin để lập và trình bày chi phí, chi phí của quá

trình, kết quả, hiệu quả hoạt động trên báo cáo tài chính Thông tin chi phí cung cấp

cho đối tượng này phải tuân thủ những khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và quy

định chung trong chế độ kế toán của mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ Từ đó, hệ

thống kế toán chi phí với mục tiêu này thường ít thay đổi, và đôi khi khá lạc hậu về

thông tin, kỹ thuật, công nghệ xử lý

Nghiên cứu và phát triển

Thiết kế Cung cấp Chế tạo

sản phẩm

Quảng cáo Phân phối Dịch vụ

khách hàng

Giá trị hàng hóa dịch

Quyết định ngắn hạn phân tích lợi nhuận/ định giá/ quyết định sản xuất hoặc mua

Báo cáo tài chính cho bên ngoài

Trang 16

Với đối tượng bên trong doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí hướng đến

mục tiêu, trọng tâm cung cấp thông tin chi phí để thực hiện các chức năng quản trị

như cho dự báo, hoạch định hoạt động; đo lường, đánh giá quá trình, quy trình, kết

quả, thành quả hoạt động và trách nhiệm của những nhà quản trị, cá nhân, bộ phận

có liên quan; ra các quyết định giá bán, quyết định phương án kinh doanh ngắn hạn,

dài hạn Thông tin chi phí cung cấp cho mục tiêu này đòi hỏi phải linh hoạt, thay

đổi kịp thời với những thay đổi tư duy, lý thuyết, mô hình quản trị mà trực tiếp là

nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng của nhà quản trị Từ đó, hệ thống kế toán

chi phí với mục tiêu này thường có tính cá biệt, đặc thù ở mỗi doanh nghiệp và

thông tin, kỹ thuật, công nghệ xử lý cũng khá tiến bộ

Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường hoạt động sản xuất

kinh doanh, của khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản lý đã dẫn đến mục tiêu cung

cấp thông tin chi phí cho những nhà quản trị bên trong nội bộ doanh nghiệp ngày

càng quan trọng, giữ vai trò quyết định đến hệ thống kế toán chi phí ( Kim

Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 25)

1.3 Các bộ phận cấu thành và quy trình của hệ thống kế toán chi phí

Hệ thống kế toán chi phí được cấu thành từ những bộ phận nhất định và những

bộ phận đó được sắp xếp theo một quy trình nhất định để hướng đến đảm bảo cung

cấp thông tin chi phí theo các mục tiêu của hệ thống kế toán chi phí

Tiếp cận các thành phần cấu thành của hệ thống kế toán chi phí của James R

Martin, hệ thống kế toán chi phí gắn liền với năm thành phần cơ bản đó là : thứ nhất

- thông tin chi phí đầu vào, thứ hai - phương pháp đánh giá hàng tồn kho, thứ ba -

phương pháp tập hợp chi phí, thứ tư - phương pháp tính giá vốn, giá thành, thứ năm

- hệ thống ghi nhận, cập nhật thông tin của kế toán (Sơ đồ 1.3)

Trang 17

Sơ đồ 1.3 Các thành phần của hệ thống kế toán chi phí

(James R Martin (2005), Management Accounting: Concepts, Techniques & Controversial Issues, MAAW's Textbook Pearltree, page 132, Chapter 2)

Thứ nhất - thông tin chi phí đầu vào, hệ thống kế toán chi phí có thể gắn liền

với các lựa chọn nền tảng thông tin được đo lường theo chi phí thực tế (Pure Historical Costing), hay đo lường theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính

(Normal Historical Costing), hay đo lường theo chi phí định mức (Standard

Phương pháp tập hợp chi phí

Phân bổ chi phí đầu vào

Ghi nhận thông tin chi phí

Toàn bộ Biến phí

Chi phí NVLTT

Đơn đặt hàng và quy trình sản xuất

Từng lô hàng

Quy trình sản xuất

Đơn đặt hàng

Bình quân gia quyền

nhập trước xuất trước

Nhận diện trực tiếp

kiểm kê định kỳ

kê khai thường xuyên

Trang 18

Thứ hai - phương pháp đánh giá hàng tồn kho, hệ thống kế toán chi phí có

thể lựa chọn các phương pháp đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (The throughput method) với quy ước là chỉ tính chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp cho hàng tồn kho và các chi phí khác tính toàn bộ vào chi phí thời kỳ; hoặc theo phương pháp biến phí (phương pháp trực tiếp - The Direct or Variable Method) với quy ước là chỉ tính biến phí sản xuất cho hàng tồn kho và các chi phí khác tính vào chi phí thời kỳ; hoặc theo phương pháp toàn bộ (The Full Absorption Method) với quy ước là tính toàn bộ chi phí sản xuất cho hàng tồn kho các chi phí khác tính vào chi phí thời kỳ; hoặc theo phương pháp tính trên cơ sở

hoạt động (The Activity Based Method) với quy ước là tính toàn bộ chi phí có liên quan của hoạt động liên quan đến hàng tồn kho vào hàng tồn kho

Thứ ba - phương pháp tập hợp chi phí, hệ thống kế toán chi phí có thể sử

dụng các phương pháp ghi nhận như: ghi nhận theo từng đơn đặt hàng (Job Order

methods), theo quy trình sản xuất (Process method), ghi nhận theo từng lô hàng (Back Flush method), ghi nhận theo sự kết hợp giữa đơn đặt hàng và quy trình sản

xuất (Hybrid, or Mixed Methods)

Thứ tư - việc tính giá vốn, giá thành hay phân bổ chi phí đầu vào cho từng

đối tượng chịu chi phí, hệ thống kế toán chi phí có thể sử dụng hoặc phương pháp

nhận diện trực tiếp (specific identification method), hoặc phương pháp nhập trước

xuất trước (first in, first out method), hoặc phương pháp bình quân gia quyền (weighted average method)

Thứ năm - việc ghi nhận thông tin chi phí trên hệ thống sổ kế toán, hệ thống

kế toán chi phí có thể hoặc ghi nhận theo phương pháp kê khai thường xuyên (perpetual inventory method) hoặc ghi nhận theo phương pháp kiểm kê định kỳ (periodic method)

Trang 19

Để đảm bảo được mục tiêu, hệ thống kế toán chi phí được xây dựng với những nội dung, tiến trình nhất định - quy trình kế toán chi phí Quy trình kế toán

chi phí được thể hiện cụ thể như sau:

- Thứ nhất - Xác định chi phí, phạm vi chi phí tính vào giá vốn, giá thành sản

phẩm hay vào chi phí thời kỳ Nội dung này được lựa chọn theo những mục

tiêu cung cấp thông tin chi phí cho các đối tượng khác nhau Với những đối

tượng bên ngoài doanh nghiệp, phạm vi chi phí và kết cấu giá vốn, giá thành

sản phẩm được tiếp cận theo phương pháp toàn bộ (The Full Absorption Method) Với những đối tượng bên trong doanh nghiệp, phạm vi chi phí và kết cấu giá thành được tiếp cận phổ biến theo phương pháp trực tiếp (The Direct

or Variable Method) hay theo phương pháp tính trên cơ sở hoạt động (The Activity Based Method) Tuy nhiên, việc tiếp cận theo phương pháp tính trên

cơ sở hoạt động thông tin chi phí có mức độ chính xác cao nhưng rất khó tiếp cập, tiếp cận rất phức tạp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ, vừa hay cả những doanh nghiệp lớn nhưng không có đủ năng lực nhân lực, năng lực thông tin

- Thứ hai - Xác định đối tượng kế toán chi phí, đối tượng tính giá vốn, giá thành sản phẩm; xác định kỳ tính giá thành Nội dung này chính là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp; sản phẩm, chi tiết phải tính giá thành; kỳ tính giá thành

- Thứ ba - Nhận diện, phân loại chi phí và xác lập phương pháp tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí Nội dung này chính là nhận diện chi phí đầu vào có liên quan đến từng đối tượng kế toán chi phí, phân loại chi phí đầu vào theo những tiêu thức khác nhau để nhận diện đặc điểm, mối quan hệ để từ đó tập hợp hay phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí Việc nhận diện, phân loại chi phí có thể tiếp cận, đo lường theo chi phí thực tế (Pure Historical Costing), hay đo lường theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính (Normal Historical Costing), hay đo lường theo chi phí định mức (Standard Costing) Với những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, chi phí được tiếp cận, ghi nhận phổ biến theo chi phí thực tế vì sự tiếp cận, ghi nhận này phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung; với những đối tượng bên trong doanh

Trang 20

nghiệp, chi phí thường được tiếp cận, ghi nhận theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính (Normal Historical Costing), hay theo chi phí định mức (Standard Costing) vì sự tiếp cận, ghi nhận này thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn cho các quyết định quản trị chi phí

- Thứ tư - Phân bổ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí hay tính giá vốn, giá thành sản phẩm Nội dung này chính là vận dụng các phương pháp phương pháp nhận diện trực tiếp (specific identification method), hoặc phương pháp nhập trước xuất trước (first in, first out method), hoặc phương pháp bình quân gia quyền (weighted average method) Việc lựa chọn các phương pháp này trong tính giá vốn, giá thành sản phẩm thường chịu sự chi phối đặc điểm của

chi phí hơn là nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng khác nhau

- Thứ năm - Lập báo cáo chi phí cho từng đối tượng sử dụng thông tin ở bên

ngoài và bên trong nội bộ doanh nghiệp Nghiên cứu các báo cáo kế toán với

mục tiêu cung cấp thông tin cho lập và trình bày báo cáo tài chính, chi phí được thể hiện trên báo cáo được trình bày theo phương pháp toàn bộ, cụ thể,

chi phí được thể hiện thành giá vốn (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nghiên cứu các báo cáo kế toán với mục tiêu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, chi phí được thể hiện trên báo cáo được trình bày theo phương pháp biến phí, cụ thể, chi phí được thể hiện

thành biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý), định

phí (định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp hay

định phí bộ phận, định phí chung)

- Thứ sáu - Thiết kế hệ thống tài khoản, sổ kế toán, phương pháp ghi nhận trên

hệ thống tài khoản kế toán Hiện tại có hai phương pháp ghi nhận thông tin chi phí trên hệ thống sổ kế toán là ghi nhận theo phương pháp kê khai thường xuyên (perpetual inventory method) hoặc ghi nhận theo phương pháp kiểm kê định kỳ (periodic method) Tuy nhiên, phương pháp kê khai thường xuyên sẽ

thích hợp hơn trong cung cấp thông tin quản trị

Trang 21

1.4 Tổ chức bộ máy kế toán về kế toán chi phí trong doanh nghiệp

Hệ thống kế toán doanh nghiệp gắn liền với hai phân hệ là kế toán tài chính

và kế toán quản trị Kế toán chi phí là một phần linh hoạt có thể trong phân hệ kế

toán tài chính hoặc phân hệ kế toán quản trị tùy theo mục tiêu, trọng tâm của hệ

thống kế toán chi phí

Với những doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâm

cung cấp thông tin chi phí để lập và trình bày trên báo cáo tài chính, kế toán chi phí

thường được bố trí như là một bộ phận trong phân hệ của kế toán tài chính, do nhân

sự kế toán tài chính vận hành Từ đó, việc lựa chọn, vận hành các thành phần, nội

dung quy trình kế toán chi phí của bộ máy kế toán chịu sự chi phối, ràng buộc khá

sâu sắc bởi những quy phạm pháp luật kế toán, chế độ kế toán chung (Sơ đồ 1.4)

Sơ đồ 1.4 Tổ chức kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâm cung cấp thông

tin lập và trình bày báo cáo tài chính

Với những doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâm

cung cấp thông tin chi phí cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp, thông tin

chi phí để thực hiện việc dự báo, dự toán, đo lường, đánh giá, ra quyết định… kế

toán chi phí thường được bố trí như là một bộ phận trong phân hệ của kế toán quản

trị do nhân sự kế toán quản trị vận hành Từ đó việc lựa chọn, vận hành các thành

BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

THÔNG TIN KẾ TOÁN

BÊN NGOÀI NỘI BỘ DOANH NGHIỆP THÔNG TIN KẾ TOÁN

Trang 22

phần, nội dung quy trình kế toán chi phí của bộ máy kế toán chịu sự chi phối quyết

định bởi nền tảng hoạt động, quản trị, kỹ thuật hay nhu cầu thông tin của nhà quản

trị trong nội bộ doanh nghiệp (Sơ đồ 1.5)

Sơ đồ 1.5 Tổ chức kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâm cung cấp thông

tin thực hiện các chức năng quản trị

Với những phân tích về nhu cầu thông tin chi phí, xu hướng phát triển hệ

thống kế toán chi phí hướng đến mục tiêu và trọng tâm cung cấp thông tin chi phí

cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị Điều này cũng đã được lịch sử

chứng minh rất rõ ràng qua quá trình hình thành, phát triển của kế toán quản trị

Giai đoạn đầu tiên của kế toán quản trị chính là kế toán chi phí và quá trình phát

triển của kế toán quản trị gắn liền với sự phát triển kế toán chi phí, thay đổi một

cách toàn diện kế toán chi phí Chỉ cung cấp thông tin chi phí đơn thuần cho mục

tiêu lập, trình bày báo cáo tài chính với những nghiệp vụ, kỹ thuật ghi nhận, phân

bổ chi phí, tính giá vốn, giá thành đơn giản đến cung cấp thông tin chi phí toàn diện

hơn cho các nhu cầu thông tin quản trị như dư báo, dự toán, đo lường, đánh giá, ra

quyết định và những kỹ thuật ghi nhận, phân bổ hiện đại hơn, có đề cập và hội nhập

của công nghệ thông tin nhiều hơn (Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald

Hilton (2012), Management Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 29)

BỘ MÁY KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CHI PHÍ BỘ PHẬN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

THÔNG TIN KẾ TOÁN

BÊN NGOÀI NỘI BỘ DOANH NGHIỆP THÔNG TIN KẾ TOÁN

Trang 23

Từ phân tích này, một vấn đề cơ bản và là một xu hướng tất yếu, hệ thống kế toán chi phí của doanh nghiệp được tổ chức như là một bộ phận của kế toán quản trị, vận hành theo những phương thức vận hành kế toán quản trị trong bộ máy kế toán

1.5 Tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí

Kế toán chi phí là một bộ phận không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường Để hữu ích, hệ thống kế toán chi phí cần phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin đối với từng đối tượng sử dụng và chính sự đảm bảo, mức độ đảm bảo và tác dụng trong đáp ứng nhu cầu thông tin cho từng đối tượng sử dụng thể hiện tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí

Nhu cầu thông tin kế toán cũng như thông tin kế toán đối với những đối tượng sử dụng được thể hiện qua những tiêu chuẩn định tính sau :

- Tính phù hợp (Relevance): Thể hiện hệ thống kế toán chi phí phải có năng lực tạo ra những thông tin chi phí để đáp ứng linh hoạt và kịp thời các quyết định của nhà quản trị có liên quan đến chi phí

- Tính đáng tin cậy (Reliability): Thể hiện hệ thống kế toán chi phí cung cấp thông tin chi phí được người sử dụng đặt niềm tin vào đó để ra quyết định

- Tính có thể so sánh (Comparability): Thể hiện hệ thống kế toán chi phí phải

cung cấp được những thông tin chi phí đảm bảo so sánh được với những thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính

- Tính có thể hiểu (Understandability): Thể hiện hệ thống kế toán chi phí phải

cung cấp thông tin chi phí được trình bày theo cách thức sao cho những đối

tượng có liên quan, có trình độ hiểu được và kết nối được với các nhu cầu,

quản trị, thực hiện các công cụ quản trị

- Tính trọng yếu (Materiality): Thực chất chỉ là kết quả việc đảm bảo các tính

chất phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh, có thể hiểu ở trên của hệ thống kế

toán chi phí

Trang 24

Trên cơ sở này, với hệ thống kế toán chi phí tính hữu ích được thể hiện cụ thể

qua các vấn đề cơ bản sau:

- Thông tin chi phí phải phù hợp với nhu cầu, kết cấu thông tin dự báo, kiểm

soát chi phí, phân tích lựa chọn hoạt động, phương án kinh doanh

- Thông tin chi phí phải được thể hiện một cách chính xác chi phí của từng hoạt

động

- Thông tin chi phí vừa phải phù hợp với mục tiêu lập và trình bày chi phí trên

báo cáo tài chính và tương thích với thông tin trong các mô hình định giá, kỹ

thuật phân tích lựa chọn hoạt động, phương án kinh doanh

- Thông tin kế toán chi phí phải được trình bày chi tiết, diễn giải rõ ràng các vấn

đề tính toán, kỹ thuật xử lý

Từ đó, rõ ràng, với hệ thống kế toán chi phí cổ điển cũng như truyền thống ở

Việt Nam hầu như thông tin được thể hiện theo quan điểm phương pháp toàn bộ là

chưa thích hợp mà cần phải và tất yếu phải điều chỉnh lại theo phạm vi, kết cấu

thông tin tương thích với thông tin sử dụng trong cung cấp thông tin quản trị như

thông tin theo phương pháp trực tiếp, theo cơ sở hoạt động Tuy nhiên, thông tin chi

phí theo cơ sở hoạt động mặc dù rất hữu ích đối với quản trị nhưng trong thực tiễn,

nhất là khi áp dụng ở những doanh nghiệp nhỏ và vừa, lại rất hạn chế, rất khó khả

thi Vì vậy, thông tin chi phí theo mô hình ứng xử là một thể hiện hữu ích và khả thi

nhất của kết cấu thông tin chi phí của hệ thống kế toán chi phí cần bổ sung Điều

này đã được tổng kết trong thực tế ở nhiều doanh nghiệp ở Úc (Kim Langfield –

Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 347)

1.6 Những biểu hiện lỗi thời, suy giảm tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí và bài học kinh nghiệm cải tiến hệ thống kế toán chi phí

Hệ thống kế toán chi phí được hình thành và thay đổi theo sự thay đổi của môi

trường hoạt động sản xuất kinh doanh, khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản lý Vì

Trang 25

vậy, có những hệ thống kế toán chi phí rất hữu ích khi mới ra đời nhưng sau đó có

thể rơi vào sự suy giảm, thậm chí suy giảm nghiêm trọng tính hữu ích nếu không

kịp thời thay đổi về quan điểm nhận thức, về mục tiêu và trọng tâm, về thành phần,

nội dung và quy trình

Theo nghiên cứu của Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012)

sự suy giảm tính hữu ích hay sự lỗi thời của hệ thống kế toán chi phí thường biểu

hiện và gắn kết với những nguyên nhân sau (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Những biểu hiện lỗi thời, suy giảm tính hữu ích của kế toán chi phí

Nhà quản lý muốn ngưng hoạt động

nhưng thông tin từ hệ thống kế toán chi

phí thể hiện là hoạt động đang có lời

Hoạt động thực chất sử dụng nhiều nguồn lực hơn những gì mà hệ thống kế toán ghi nhận, tính toán

Lợi nhuận của sản phẩm không thể giải

thích do đâu, như thế nào

Hệ thống kế toán chi phí đã bóp méo, làm sai lệch chi phí hoạt động

Nhà quản lý không thể nào xác định

được yếu tố tác động đến lợi nhuận

Hệ thống kế toán chi phí đã không cung cấp đủ thông tin chi phí chi tiết

Nhà quản trị sử dụng hệ thống thông tin

chi phí riêng để điều hành, đưa ra các

quyết định liên quan đến chi phí

Hệ thống kế toán chi phí chỉ là công việc lý thuyết phản ánh thực tế và mất lòng tin với nhà quản trị

Nhà quản trị sử dụng rất nhiều thời gian

để tự nghiên cứu chi phí trong việc ra

quyết định

Hệ thống kế toán chi phí không cung cấp thông tin tin cậy, thích hợp cho việc

ra quyết định của nhà quản trị

Sản phẩm được kế toán báo cáo lời

nhưng thực tế lỗ và không có đối thủ

tham gia cạnh tranh

Hệ thống kế toán chi phí tính giá vốn thấp hơn chi phí thực của sản phẩ m đang kinh doanh

Sản phẩm kế toán báo cáo lỗ nhưng Hệ thống kế toán chi phí tính giá vốn

Trang 26

thực tế lời và có rất nhiều đối thủ tham

gia cạnh tranh

cao hơn chi phí thực của sản phẩm đang kinh doanh

Giá kế toán cung cấp từ xây dựng trên

cơ sở chi phí không gặp phải sự phản

ứng của khhách hàng

Hệ thống kế toán chi phí tính giá vốn không đúng, rất thấp và không kịp thời với những biến động tăng chi phí

Nhà quản trị thường đánh mất những cơ

hội kinh doanh, hợp đồng tốt khi sử

dụng thông tin kế toán chi phí

Hệ thống kế toán chi phí với những kỹ thuật tính toán quá phức tạp, không chính xác

(Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management

Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 343)

Với những biểu hiện lỗi thời, suy giảm tính hữu ích của hệ thống kế toán chi

phí đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm về ứng dụng, cải tiến hệ thống kế toán chi

phí để duy trì, nâng cao tính hữu ích của nó được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau

(Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management

Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 363-364)

- Thứ nhất, tính hữu ích của hệ thống kế toán có xu hướng được quyết định bởi

tính hữu ích của thông tin chi phí cho quản trị hoạt động doanh nghiệp Vì vậy,

hiện tại và trong định hướng phát triển hệ thống kế toán chi phí cần bổ sung

thông tin cho quản trị, phát triển mở rộng thông tin chi phí cho quản trị như

thông tin dự báo, kiểm soát chi phí; thông tin đo lường và đánh giá kết quả,

thành quả hoạt động; thông tin để thực hiện các quyết định quản trị có liên

quan đến chi phí như định giá, phân tích phương án kinh doanh

- Thứ hai, không có hệ thống kế toán chi phí nào là tốt cho tất cả các loại hình

doanh nghiệp, phù hợp với tất cả các thời kỳ khác nhau dù đó là hệ thống kế

toán chi phí rất hiện đại như hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động

- Activity Based Costing mà chỉ có hệ thống kế toán chi phí thích hợp với đặc

Trang 27

điểm hoạt động, quản lý, điều kiện cụ thể về nguồn lực kinh tế của mỗi doanh nghiệp

- Thứ ba, với những mục tiêu khác nhau, hệ thống kế toán chi phí được thiết kế với sự chọn lựa các thành phần cấu thành như thông tin chi phí đầu vào, phương pháp đánh giá hàng tồn kho, phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp tính giá vốn, giá thành và ghi nhận thông tin chi phí trên hệ thống sổ kế toán khác nhau và được thiết lập thành quy trình cụ thể Như vậy, với hai mục tiêu cung cấp thông tin khác nhau là cung cấp thông tin chi phí cho lập và trình bày báo cáo tài chính và mục tiêu cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị sẽ tạo nên sự lựa chọn các thành phần và xác lập quy trình khác nhau Cụ thể, với mục tiêu cung cấp thông tin chi phí cho lập và trình bày báo cáo tài chính đòi hỏi hệ thống kế toán chi phí có tính chất, đặc

điểm, tổ chức vận hành của kế toán tài chính Với mục tiêu cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí có tính chất, đặc điểm, tổ chức vận hành của kế toán quản trị như:

• Kế toán chi phí với trọng tâm cung cấp thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các giám đốc bộ

phận, nhà quản trị ở các phòng ban quản trị trong doanh nghiệp

• Thông tin kế toán chi phí chủ yếu giúp nhà quản trị thực hiện các chức năng

quản trị trong nội bộ doanh nghiệp

• Thông tin kế toán chi phí được thể hiện có thể là thông tin kinh tế tài chính,

phi tài chính ở quá khứ, hiện tại, tương lai nhưng thường hướng đến tương lai; được đo lường bằng bất kỳ đơn vị nào; linh hoạt, kịp thời, phù hợp theo yêu

cầu quản trị; báo cáo theo quy chuẩn nội bộ, không nhất thiết phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của chính sách kế toán chung; được

chi tiết theo từng sản phẩm, khách hàng, người lao động, công đoạn, quy trình, chuỗi giá trị, trung tâm trách nhiệm…hay bộ phận trong tổ chức quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh; thường xuyên cung cấp cho nhà quản trị có thẩm

quyền ở các cấp của doanh nghiệp khi có nhu cầu

Trang 28

- Việc xây dựng, phát triển hệ thống kế toán chi phí phải chú ý đến những kết nối, tương thích với thông tin, kết cấu thông tin của các công cụ quản trị như

dự toán, định giá bán, phân tích phương án kinh doanh và áp dụng, ứng dụng những tiến bộ quản trị, kỹ thuật xử lý thông tin , công nghệ thông tin

Trang 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chi phí gắn liền với những nguồn gốc khác nhau theo những quan điểm tiếp cận khác nhau và được ghi nhận theo những hình thức khác nhau với từng tư duy, phương thức quản lý hoạt động, kinh tế

Nhu cầu thông tin chi phí quyết định mục tiêu của kế toán chi phí nên mục tiêu

kế toán chi phí được quyết định bởi nhu cầu thông tin lập và trình bày báo cáo tài chính và nhu cầu thông tin cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị

Với hệ thống kế toán chi phí được quyết định bởi nhu cầu thông tin lập và trình bày báo cáo tài chính thì thông tin chi phí để lập và trình bày báo cáo tài chính giữ vai trò trọng tâm và với hệ thống kế toán chi phí được quyết định bởi nhu cầu thông tin quản trị doanh nghiệp thì thông tin chi phí cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị giữ vai trò trọng tâm

Hệ thống kế toán gắn liền với năm thành phần cơ bản đó là thông tin chi phí đầu vào, phương pháp đánh giá hàng tồn kho, phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp tính giá vốn, giá thành và ghi nhận thông tin chi phí trên hệ thống sổ kế toán Những thành phần này được chọn lựa, sắp xếp linh hoạt trong nội dung, quy trình

kế toán chi phí để đảm bảo cho những mục tiêu của kế toán chi phí

Tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí được thể hiện qua năm tiêu chuẩn định tính đó là tính phù hợp (Relevance), tính đáng tin cậy (Reliability), tính có thể

so sánh (Comparability), tính có thể hiểu (Understandability), tính trọng yếu (Materiality)

Ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất kinh doanh, khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản lý đã dẫn đến xu hướng thông tin chi phí phục vụ cho nhà quản trị thực hiện các chức năng có vai trò, tầm quan trọng, trọng tâm tăng dần và quyết định đến tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí cũng như

sự thay đổi hệ thống kế toán chi phí theo đặc điểm, nội dung, tổ chức vận hành của

kế toán quản trị

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH ABRASIVES VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển công ty

Giấy nhám là một trong những ngành nghề khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam vào những năm 1990, sau thời gian tìm hiểu về thị trường giấy nhám, sức tiêu thụ

về mặt hàng này cũng như môi trường pháp lý, Nhà đầu tư đã nhận biết được thị trường Việt Nam khá ổn định và phát triển, do đó, đến năm 1999, Công ty Top Grace International, đại diện là ông Wang Bing Tsann đã quyết định đầu tư vào Việt Nam với:

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

- Tên giao dịch: VIET NAM ABRASIVES CO., LTD

- Địa chỉ: Lô IV-16b đường số 3, NCN IV, KCN Tân Bình, Quận Tân Phú, Tp.HCM

- Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất các loại sản phẩm chà nhám và đánh bóng

từ vải và giấy nhám nguyên liệu

- Vốn điều lệ: 1.000.000 USD (Một triệu đô la Mỹ.)

Quá trình phát triển công ty

Thời gian từ năm 1999 - 2004 là giai đoạn đầu tư, tìm nguồn nhân lực, khai

thác khách hàng Đây là giai đoạn mới thành lập, Công ty gặp không ít khó khăn

nhưng với sự điều hành của ban lãnh đạo cùng với tinh thần làm việc đầy nhiệt huyết của anh, chị, em trong Công ty đã mang lại cho Công ty những bước thành

công đầu tiên

Thời gian từ năm 2005 - 2007 là giai đoạn khá thuận lợi và thành công của

Công ty Doanh thu và lợi nhuận mỗi năm không ngừng tăng lên, đời sống của nhân viên không ngừng được chăm lo và cải thiện

Thời gian từ năm 2008 - 2010 là giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng vô

cùng khó khăn, do đó cũng Công ty cũng gặp không ít khó khăn về hoạt động kinh

Trang 31

doanh như: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ, nhân lực, Tuy nhiên với sự đồng

lòng của lãnh đạo cùng với nhân viên đã giúp cho Công ty đứng vững và có được

những thành công nhất định

Thời gian từ năm 2011 - 2013 là giai đoạn Công ty mở rộng qui mô sản xuất,

đầu tư trang thiết bị, khai thác khách hàng, nhằm từng bước hoàn thành kế hoạch

phát triển của Công ty

Dưới đây là một vài số liệu minh họa cho quá trình, hình thành phát triển của

công ty qua các giai đoạn (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

35,209

46,459

48,979

52,796

2 Giá vốn sản phẩm

30,066

26,366

35,614

38,521

44,888

3 Lợi nhuận sau thuế

3,290

3,232

2,747

1,421

1,502

Phương hướng phát triển Công ty

Ngay từ lúc mới thành lập, Công ty đã đặt ra mục tiêu hoạt động và luôn cố

gắng thực hiện mục tiêu đã đề ra bằng cách: không ngừng nâng cao chất lượng sản

phẩm, đổi mới công nghệ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao chuyên môn cho công nhân

viên, không ngừng khai thác thị trường trong và ngoài nước

Nhờ những cố gắng của toàn thể lao động trong Công ty mà sau vài năm hoạt

động, Công ty đã nhanh chóng đưa sản phẩm của Công ty đến với khoảng 500

khách hàng lớn, nhỏ trong và ngoài nước, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường

thêm nhân công lao động Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại Tp Hồ Chí Minh và

một chi nhánh tại Tp Hà Nội

Trang 32

Với đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn, máy móc hiện đại và

phương châm chú trọng đến chất lượng sản phẩm, Công ty đã tạo cho mình được

chỗ đứng trên thị trường ngành giấy nhám ở trong nước (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Một số khách hàng của Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

Doanh thu bình quân tháng (triệu đồng)

Địa điểm

1 GREAT VECA VIET NAM 1,000 Bình Dương

2 SHINGMARK VIET NAM 700 Đồng Nai

3 POH HUAT VIET NAM 630 Đồng Nai

4 STARWOOD VIET NAM 470 Bình Dương

5 JAPANNEW VIET NAM 300 Bình Dương

2.1.2 Đặc điểm sản phẩm - kỹ thuật công nghệ sản xuất - quản lý - tài chính -

kế toán công ty

2.1.2.1 Đặc điểm sản phẩm

Sản phẩm của công ty là giấy chà nhám và đánh bóng từ giấy nhám và vải

nhám nguyên liệu được sử dụng chủ yếu trong các ngành chế bến sản xuất gỗ, cơ

khí, ngành sản xuất xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, … Các sản phẩm này không thay

đổi nhiều về qui cách, được sản xuất khá đơn giản, do đó, việc sản xuất cũng đòi hỏi

cao về hàm lượng chất xám không cao, chi phí về chất xám mà chủ yếu là chi phí

nguyên liệu, máy móc thiết bị, chi phi về vật tư, thiết bị, quản lý khác Ngoài ra, tuy

tuổi thọ của sản phẩm rất ngắn, chỉ dùng một lần nhưng chu kỳ sống của sản phẩm

tương đối dài

2.1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật công nghệ sản xuất

Kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty được thực hiện bán tự

động, các sản phẩm sản xuất tại Công ty được thực hiện bởi các loại máy chuyên

dụng như máy phân cuộn nhám, máy cắt nhám, máy ép mối nối nhám, máy mài mối

nối nhám, máy dập nhám kết hợp với các giai đoạn thủ công như quét keo, chà keo,

Trang 33

dán mối nối,… Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty được thể hiện qua sơ đồ (Sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty

Quy trình sản xuất được thực hiện như sau :

Giấy, vải nhám nguyên liệu (1.600mm x 200m, 1.400mm x 200m, ) được xuất từ kho đến bộ phận phân cuộn, dựa vào phiếu lưu trình sản xuất bộ phận phân cuộn chia cắt giấy, vải nhám nguyên liệu thành những cuộn nhám có bề rộng tương ứng như 4”, 6”, 8”, 9”, 25”, 37”, 48”, 52”, 53”,

Đối với sản xuất nhám dạng vòng (53” x 103”, 4” x 24”, ), những cuộn nhám sau khi được chia được đưa đến bộ phận cắt để cắt chiều dài theo yêu cầu trên phiếu lưu trình Sau đó, những sản phẩm nhám này được đưa đến bộ phận mài để mài hai mép nối có bề rộng 8mm, tiếp đến được đưa tới bộ phận dán và ép, sau khi

ép xong mối nối những sản phẩm nhám này sẽ được chà keo và kiểm tra chất lượng

để đóng gói sản phẩm hoàn thành

Đối với sản xuất nhám tờ (9” x 11”), nhám cuộn (4” x 50Y, 6” x 50Y, 4” x 100M, ), những cuộn nhám sau khi được chia có bề rộng 9”, 4”, 6”, được đưa đến bộ phận cắt để cắt với chiều dài theo yêu cầu đặt hàng 11”, 50Y, 100M, Sau

Tổ cắt:

Cắt nhám chiều dài theo yêu cầu của sản phẩm (11”, 75”, 103”, 50Y, )

Tổ mài: Mài các mép nhám có bề rộng 8mm để dán mối nối

Trang 34

đó, những sản phẩm nhám này được đưa đến bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm

tra chất lượng và đóng gói sản phẩm hoàn thành

Đối với sản xuất nhám tròn phi 5, giấy, vải nhám nguyên liệu (1.600mm x

200m, 1.400mm x 200m, ) được xuất từ kho đưa đến bộ phận dập để dập thành

các sản phẩm nhám tròn phi 5, sau đó được chuyển đến bộ phận kiểm tra chất lượng

để kiểm tra và đóng gói sản phẩm hoàn thành

2.1.2.3 Đặc điểm quản lý

Triết lý quản lý và tổ chức quản lý tại Công ty được vận hành theo mô hình

tập trung theo một khuôn khổ, quy chế quản lý cố định Vấn đề này được thể hiện

qua sơ đồ tổ chức quản lý như sau (Sơ đồ 2.2)

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

- Chủ tịch Công ty: là người giám sát, quản lý Tổng Giám Đốc và chịu trách

nhiệm trước pháp luật Việt Nam

- Tổng Giám đốc: là người điều hành, quản lý chung về mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty

Tổ phân

cuộn cắt Tổ mài Tổ dập Tổ dán - ép Tổ Tổ KCS, đóng gói Kho

Trang 35

- Phòng hành chính nhân sự

• Thực hiện công tác quản trị nhân sự, tham mưu về tổ chức bộ máy quản lý,

nhân sự, xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút lao động giỏi, duy trì và

phát triển nguồn nhân lực như chính sách tiền lương, thưởng, chính sách đào

tạo, chính sách đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc

• Thực hiện thực hiện các thủ tục pháp lý hành chính, quản lý tài sản, vật tư hàng hóa, xuất nhập khẩu, theo dõi ngày, giờ công, BHYT, BHXH, BHTN của nhân viên, phụ trách việc thu mua nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Ngoài ra, các nhân viên trong phòng HCNS còn đảm nhận công

việc theo dõi và hối thúc công nợ với khách hàng

• Báo giá sản phẩm cho khách hàng

• Nhận đơn đặt hàng, theo dõi tình hình giao hàng

• Sắp xếp kế hoạch giao hàng

• Xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa và khách hàng

- Phòng kế toán

• Tổ chức công tác kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

• Thu thập, kiểm tra, hạch toán chứng từ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty

• Lập các báo cáo theo quy định hiện hành

• Lập các báo cáo phục vụ cho quản lý nội bộ của Công ty

- Phòng tiếp thị

• Tìm kiếm, khai thác và chăm sóc khách hàng

• Đảm bảo duy trì và phát triển số lượng khách hàng cũng như doanh số Công ty

- Phân xưởng sản xuất

• Bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm sản xuất tại Công ty

• Thực hiện sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của phòng thương vụ

• Chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng của sản phẩm sản xuất

Trang 36

2.1.2.4 Đặc điểm tài chính và kế toán

Đặc điểm tài chính

Trước đây, hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu dựa trên nguồn vốn tự có của Công ty, từ năm 2010, do mở rộng qui mô sản xuất mua sắm thêm máy móc,

nguyên vật liệu để sản xuất nên nguồn vốn của Công ty được bổ sung bằng nguồn

vốn vay ngân hàng Hiện nay, tổng nguồn vốn của Công ty khoảng 56 tỷ, trong đó

vốn cố định khoảng 41 tỷ, vốn lưu động khoảng 15 tỷ Nguồn vốn của Công ty được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn theo chi tiết sau (Bảng 2.3).

35,823 100%

45,673 100.00% 54,313 100.00%

56,301 100.00%

Trang 37

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Abrasives Việt Nam

- Kế toán trưởng

• Điều hành bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán

trước ban lãnh đạo Công ty

• Tham mưu cho Tổng Giám Đốc các vấn đề liên quan đến kế toán, tài chính của

Công ty

• Kiểm tra các báo cáo, số liệu của phòng kế toán trước khi cung cấp cho các đối

tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán

- Kế toán tổng hợp

• Tính lương và hoa hồng cho nhân viên

• Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

• Lập các báo cáo, phân tích doanh thu, chi phí, giá thành cho Tổng Giám Đốc

• Thực hiện và theo dõi các giao dịch với ngân hàng: tiền gửi, tiền vay, tiền

khách hàng thanh toán, tiền thanh toán cho nhà cung cấp,

• Bảo quản tiền mặt tại Công ty

• Thu tiền và chi tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ

• Lập báo cáo và phân tích thu, chi hằng ngày

- Kế toán công nợ

• Kiểm tra, đối chiếu công nợ, xuất hóa đơn cho khách hàng

• Lập báo cáo công nợ hàng tháng

Kế toán trưởng kiêm chủ quản

Kế toán tổng hợp

kiêm thủ quỹ Kế toán công nợ Kế toán thuế

Ngày đăng: 21/05/2021, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w