Vinh Thành phố Vinh là tỉnh lị của tỉnh Nghệ An và đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam [1] . Thành phố Vinh hiện là một trong 4 đô thị loại I của Việt Nam [2] . Điều kiện tự nhiên Diện tích & Dân số • Diện tích 105 km². • Dân số: 438.796 người (2008). Vinh Địa lý Trụ sở Ủy ban Nhân dân: 25 - 27 Lê Mao - TP Vinh Vị trí: Diện tích: 105 km² Số phường/xã: 16 phường, 9 xã Dân số Số dân: 438.796 người (2008) - Nông thôn 18,84% - Thành thị 81,16% Mật độ: 2.695 người/km² Thành phần dân tộc: Việt Hành chính Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Nguyễn Xuân Sinh Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Hoàng Đăng Hảo Thông tin khác Điện thoại trụ sở: (038)3.840039 Số fax trụ sở: (038)3.840039 Địa chỉ mạng: http://www.vinhcity.gov.vn/ Hiện quy mô dân số của thành phố Vinh là 438.796 người, trong đó nội thị là 356.159 người. Dự kiến đến năm 2010 là 450.000 người, trong đó nội thị là 375.000 người và đến năm 2025 quy mô là 800.000 người và nội thị là 685.000 người. Hiện nay, đất xây dựng đô thị đạt khoảng 2.074 ha, dự kiến nhu cầu sử dụng đất đô thị của thành phố là 7.307 ha, và đến năm 2025 dự kiến nhu cầu sử dụng đất đô thị mở rộng khoảng 15.009 ha, trong đó đất tại thành phố Vinh là 8.633 ha và khu mở rộng là 6.376 ha. Nhằm thực hiện đề án “Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung bộ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km². Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông. Vị trí địa lý Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và đông nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km và cách trung tâm kinh tế miền Trung là thành phố Đà Nẵng 472 km về phía Nam. Địa hình Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển. Sau này Sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu. Khí hậu Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển. Có hai mùa gió đặc trưng: Gió tây nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió đông bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau Hành chính Các đơn vị hành chính bao gồm: • 16 phường: Lê Mao, Hà Huy Tập, Đội Cung, Lê Lợi, Hưng Bình, Cửa Nam, Quang Trung, Trường Thi, Hồng Sơn, Trung Đô, Bến Thuỷ, Đông Vĩnh, Hưng Phúc, Quán Bàu, Hưng Dũng, Vinh Tân. • 9 xã: Nghi Phú, Hưng Đông, Hưng Lộc, Hưng Hòa, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Đức, Hưng Chính. Xuất xứ tên gọi Vinh, tên ban đầu có tên là Kẻ Ván. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ. Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh) [3] . Lịch sử Ngày 1 tháng 10 năm 1788 Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - Thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Và bằng việc xây dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt. Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng Thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này. Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành Thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng). Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị tỉnh Nghệ An. Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Vinh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, là đô thị loại III. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất. Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh. Sau chiến tranh, thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư. Và từ năm 1991, trở lại tỉnh lị tỉnh Nghệ An và năm 1993 được công nhận là đô thị loại II. Ngày 30-9-2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc Trung bộ. Ngày 5 tháng 9 năm 2008, tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An [4] . Hiện nay thành phố đang hướng tới đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Kinh tế Về cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 55% lao động của toàn thành phố. Tiếp đó là công nghiệp - xây dựngchiếm 40% và nông lâm nghiệp chiếm phần còn lại (5%). Thành phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển từ Nam ra Bắc và ngược lại. Địa danh, văn hóa Phượng Hoàng Trung Đô Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, nay thuộc thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng Hoàng, một loài chim có trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát. Xem bài chính về Phượng Hoàng Trung Đô. Thành cổ Nghệ An Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía Tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vô-băng (Vô-băng là tên một tướng Pháp có sáng kiến thiết kế kiểu thành này). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hoá, 4000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền. Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh và án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố. Cồn Mô - Ngã ba Bến Thủy Cồn Mô được xây dựng thành tượng đài kỷ niệm cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931, với chiều cao 10m, rộng 16.2m. Trên tượng đài khắc biểu tượng búa liềm, mặt trước gắn biểu tượng trống Xô Viết. Trên nền bia còn khắc ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra ở Cồn Mô. Khu di tích ngã ba Bến Thủy có diện tích 6.400 m². Qua thời gian và chiến tranh tàn phá, cảnh vật thay đổi, cột điện lịch sử đã không còn nữa. Nhưng tại đây, để ghi lại sự kiện lịch sử anh hùng của nhân dân, tỉnh Nghệ An và chính quyền thành phố Vinh đã xây dựng tượng đài công nông binh để giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng của cha anh. Đền thờ Vua Quang Trung Đền thờ Vua Quang Trung được xây dựng với ý nghĩa muôn đời ghi nhớ công lao to lớn và tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Hoàng Đế Quang Trung, góp phần nêu cao truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Đền toạ lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết, cao 92m so với mực nước biển, nơi cách đây 220 năm, ngày 1/10/1788 Vua Quang Trung hạ chiếu cho xây dựng Phượng Hoàng - Trung Đô. Đó được xem là đất tứ linh có 4 chi: Chi hướng về Tây gọi là Long thủ (đầu Rồng), chi hướng phía Đông Nam gọi là Phượng dự (cánh Phượng Hoàng), chi hướng về Đông Bắc gọi là Quy bối (lưng Rùa), chi hướng về phía Tây Nam gọi là Kỳ Lân (con Mèo). Công trình bao gồm các hạng mục chính: Khu Tiền đường diện tích 180 m², khu Trung đường diện tích 160 m² và khu Hậu cung 60 m², nhà Tả vu, Hữu vu, diện tích mỗi nhà 80 m². Chùa Cần Linh Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất, trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật - và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều các ngày lễ. Bảo tàng • Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh Địa chỉ: số 6 đường Đào Tấn, Thành phố Vinh. • Bảo tàng Quân khu IV Địa chỉ: Số 189, đường Lê Duẩn, Thành phố Vinh. • Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An Địa chỉ: Số 04 đường Đào Tấn, Thành phố Vinh Địa điểm du lịch Lâm viên Dũng Quyết Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô]], phường Bến Thuỷ. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công trình chủ yếu như sau: Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương - Lý Nhật Quang, cáp treo vượt sông Lam . Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các cuộc thi thể thao leo núi. Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh. Công viên Hồ Cửa Nam Công viên trực thuộc Công ty Du lịch Nghệ An, với tổng diện tích 14 ha, trong đó có 10 ha mặt hồ. Ngay kề bên là Sông Cửa Tiền uốn lượn tạo khu cảnh mềm mại nên thơ. Tại đây có nhiều khu vực vui chơi giải trí như: bến du thuyền, nhà hàng thuỷ tạ, công viên sinh vật cảnh, bể bơi . Người Thành Vinh • Chính trị: Chu Huy Mân, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Thị Minh Khai (Bí thư Thành ủy Sài Gòn- Gia Định), Lê Viết Thuật (Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ) • Khoa học: Nguyễn Xiển, Nguyễn Khánh Toàn • Văn học - Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tý, Chính Hữu, Thanh Tâm Tuyền Giáo dục và đào tạo Hiện nay trên địa bàn thành phố có 3 trường đại học, 10 trường cao đẳng và 1 Phân hiệu Đại học Công nghiệp TPHCM, nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và 75 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Sắp tới trên địa bàn thành phố Vinh sẽ có thêm các trường Đại học vùng được thành lập như: Đại học VTC, Phân hiệu Đại học Xây dựng, Phân hiệu Đại học Kỹ thuật TPHCM, Phân viện Đại học Y Dược… Đại học và Cao đẳng • Trường Đại học Vinh (1959) • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh • Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân • Phân hiệu Đại học Công nghiệp TPHCM (cơ sở TP.Vinh) • Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An • Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An • Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An • Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An • Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Việt - Đức • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt - Hàn • Trường Cao đẳng Du lịch Hoan Châu • Trường Cao đẳng Du lịch Miền Trung • Trường Cao đẳng Giao thông Miền Trung • Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam Trường phổ thông • Khối THPT Chuyên Đại học Vinh • Trường Trung học Phổ thông Chuyên Phan Bội Châu • Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Vinh 1) • Trường THPT Hà Huy Tập (Vinh 2) • Trường THPT Lê Viết Thuật (Vinh 3) • Trường THPT dân lập Nguyễn Trường Tộ • Trường THPT dân lập Herman Gmainer • Trường THPT dân lập Nguyễn Huệ • Trường THPT dân lập Hữu Nghị • Trường THPT dân lập Nguyễn Trãi • Trường THPT dân lập Lê Quý Đôn • Trường THPT Dân tộc Nội trú Hệ thống Y tế Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có 15 bệnh viện và nhiều Trung tâm Y tế, phòng khám đa khoa khác. Hệ thống bệnh viện tại thành phố hiện nay: 1. Bệnh viện Đa khoa Nghệ An 2. Bệnh viện Nội tiết Nghệ An 3. Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An 4. Bệnh viện Nhi Nghệ An 5. Bệnh viện 115 6. Bệnh viên Tâm thần 7. Bệnh viện Y học dân tộc 8. Bệnh viện Quân khu IV 9. Bệnh viện Giao thông vận tải 4 10. Bệnh viện Đa khoa TP.Vinh 11. Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông 12. Bệnh viện Đa khoa Thái An 13. Bệnh viện Thành An Sài Gòn 14. Bệnh viện Đông Âu 15. Bệnh viện Mắt Sài Gòn Thể dục - Thể thao Lĩnh vực thể dục thể thao thành phố Vinh hoạt động sôi nổi và quy mô ngày càng mở rộng. Hiện có Sân vận động Vinh do ngành TDTT quản lý có sức chứa 25.000 người; Sân vận động Quân khu IV có sức chứa dưới 1.000 chỗ; Nhà thi đấu đa chức năng 2.000 chỗ; 2 sân tập đá bóng, 1 bể bơi 8 làn 50m, 1 nhà tập luyện 720m², 1 sân bóng chuyền, 1 nhà thi đấu đa chức năng, hầu hết các phường xã đã có sân vận động. Khu Liên hợp thể thao của thành phố đã được xây dựng. Chính sách lâu dài của thành phố là tiếp tục thực hiện xã hội hoá TDTT đồng thời chú trọng vào các bộ môn thể thao thành tích cao, đóng góp thành tích cho thể dục - thể thao nước nhà. TạiVinh hiện nay có 3 câu lạc bộ bóng đá đang thi đấu ở giải chuyên nghiệp (2 đội) và hạng nhì(1 đội) là: 1. Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An 2. Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4 3. http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%A2u_l%E1%BA%A1c_b %E1%BB%99_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_Sara_Th %C3%A0nh_Vinh&action=edit&redlink=1 Trung tâm & Viện nghiên cứu • Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ Địa chỉ: Phường Hưng Bình - Thành phố Vinh • Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ Địa chỉ: xã Hưng Đông - Thành phố Vinh • Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung bộ Địa chỉ: đường Nguyễn Sỹ Sách - Phường Hưng Bình - Thành phố Vinh • Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ. Địa chỉ: 144, Lê Hồng Phong. • Viện nghiên cứu Văn hóa và Ngôn ngữ Địa chỉ: 182 Lê Duẩn - Tp Vinh - Nghệ An • Viện Quy hoạch kiến trúc Đại lộ Lê Nin Thành phố Vinh Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi. 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km². Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay