THÂNPHẬNLANRỪNG Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây sự cho nên nỗi này Tuy chẳng phải là người chinh phụ, nhưng thânphận chúng em còn nhiều gian nguy, khổ ải hơn người đàn bà có chồng ra chốn biên cương. Nỗi buồn cô quạnh, phòng không chiếc bóng của người cô phụ tuy là một nỗi đau thương thấm thía của một số phụ nữ trong cơn ly loạn, nhưng nỗi lo buồn này không thể nào so sánh với số phận hẩm hiu dường như đi vào tuyệt lộ của bọn LanRừng chúng em được. Thực vậy chúng em đang sống yên hàn cùng núi cao, rừng thẳm. Chúng em không tranh luận cãi vả, lại chẳng gây sự với ai và cũng chẳng biết gì cao xa hơn là đem những bông hoa tươi thắm làm đẹp cho núi rừng, thả làn hương thơm ngát theo làn gió thoảng. Kìa chị Vạn điểm hài da trắng như ngà sánh vai cùng chị Cẩm Vân bên giòng suối trong xanh. Đây cô em Thanh Ngọc lẳng lơ khoe sắc nhìn chị Giáng hương đỏng đảnh, đong đưa trên cành cao vút hay mỉm cười cùng chị Mao hài bên sườn núi dốc. Chúng em cứ như vậy uống sương mai, tắm gió chiều, vui chơi trong nắng sớm cùng đàn chim, lũ bướm . Bỗng nhiên những người súng ống đầy mình ở đâu kéo đến. Ban ngày họ ẩn náu dưới tàng cây bóng lá, ban đêm lặng lẽ ra đi. Thế rồi bom đạn đổ xuống ầm ầm, trời long đất lở, chiến xa, đại pháo kéo đến, khói lửa ngập trời. Làng xóm, nhà cửa chúng em tan hoang, gia đình, họ hàng phần cháy tan mất xác, phần còn lại cũng chết dần chết mòn vì thương tích, vì bị vất ra khỏi môi trường sinh sống. Nhưng rồi chinh chiến cũng tàn, hòa bình trở lại. Chúng em vui mừng được sống lại trong không khí thanh bình khi trước. Nhưng cũng chẳng bao lâu, đoàn người trở lại, tuy không còn súng ống như trước, nhưng với những chiếc cưa máy, xe cần trục, máy phát điện và xe vận tải. Cũng đoàn người này, trước kia ẩn trú ở dưới tàn lá những khóm cây cao ráo rậm rạp, ngày nay họ chọn những cây nào cao lớn, thân to hạ xuống trước. Cây lớn ngã xuống đè bẹp những cây nhỏ, cành lá gẫy đổ nát tan. Họ cắt hết cây này rồi đến cây khác. Tiếng máy cưa, tiếng xe chạy, tiếng cây đổ tuy không kinh hoàng như bom đạn nhưng cũng rung chuyển cả khu rừng. Họ hàng nhà Lan chúng em đành nằm im chịu trận. Số phận chúng em đã bám chặt lấy thân cây mặc cho gió táp mưa sa, cũng như số phận của người dân đen dính liền theo mệnh nước nổi trôi, mặc cho những kẻ quyền thế lèo lái, chẳng biết làm gì hơn được. Cây bị cưa đứt gốc, cành bị chặt ra làm nhiều đoạn, thânphận chúng em trong nhờ đục chịu, biết kêu cứu vào đâu. Chị em nào có chút nhan sắc được bóc ra khỏi cành hoặc bị cưa thành từng đoạn nhỏ, còn chị nào đã hoa tàn nhị héo bị vứt bỏ, nằm tênh hênh giữa ánh nắng mặt trời gay gắt. Khi cây lớn không còn, đoàn người lại kéo nhau đi tìm nơi nơi khác, thôn xóm chúng em chỉ còn là một bãi chiến trường đầy vết bánh xe và những cành cây gẫy nát. Đám lanrừng chúng em còn sống sót tưởng từ nay sẽ sống yên lành trong khu rừng núi hoang vu chỉ còn những đám cây lưa thưa và mảnh đất cằn cỗi. Thế rồi lại có một đoàn người lam lũ kéo đến. Đoàn người sau này ít hơn nhưng có đủ già trẻ lớn bé. Họ lựa chọn một khu đất phẳng phiu bên giòng suối cất nhà và đợi những ngày nắng ráo đốt cỏ chặt cây. Họ nhà Lan chúng em người nào còn sống sót trong những cơn tao loạn hãi hùng nay lại bị cháy đen hay ngộp thở. Đám người này chỉ là những người dân hiền hòa, họ tới đây để tìm nguồn sống. Mặt đất đen sì chẳng bao lâu đã trở thành những luống cải xanh tươi, giàn mướp trổ hoa vàng lôi cuốn những đàn bướm đủ mầu, đàn chim đủ sắc. Sóng gió cũng như chinh chiến rồi cũng đã qua đi, đời sống thanh bình trở về, chúng em lại sống cùng nắng sớm, sương chiều, lại cùng nhau đua hương đua sắc tô điểm cho đời, làm đẹp cho quê hương dân tộc. Chúng em tưởng đã được yên thân, nào ai ngờ tai ương lại tiếp tục. Một hôm vài người thành thị tới nơi thăm cảnh núi rừng, nương khoai, rẫy sắn. Thấy chúng em xinh đẹp họ muốn chiếm hữu. Họ thuê người bóc chúng em ra khỏi cành cây, hốc đá. Tuy rằng họ nâng niu chiều chuộng, nhưng chúng em đâu có thể chịu được cái không khí ồn ào ngột ngạt, ô nhiễm vì khói xe khói bếp và hơi người ở chốn thị thành. Bọn phàm phu tục tử này mang chúng em về nhà để cho chết khô và chết nóng. Rồi thì một đám gian thương ào ào kéo đến, họ hàng, làng xóm chúng em bị vơ vét không còn một cây nhỏ. Họ bó chúng em thành từng bó nhỏ, bó lớn rồi mang ra đầu đường, xó chợ hay xuất cảng ra nước ngoài bán chúng em như một bó cành khô, củi mục. Thânphận chúng em lúc này như một gái lầu xanh đã quá lứa còn biết trông chờ vào đâu được. Ai là người biết thương xót và và ra tay cứu vớt chúng em đây? Theo tin tức của chính phủ Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế và tư nhân phổ biến đầy rẫy trên Internet, vào năm 1943 rừng Việt Nam có 14.3 triệu mẫu chiếm 44% trên 32.5 triệu mẫu, tổng số đất đai của toàn quốc. Trong cuộc chiến tranh chủ nghĩa, huynh đệ tương tàn, 4.9 triệu mẫu đã bị bom đạn tàn phá. Đến 1995 chỉ còn 9.3 tức là 28% và mỗi năm diện tích rừng lại thu hẹp khoảng 200.000 mẫu mỗi năm. Theo Trung tâm duy trì bảo tồn thế giới, World Conservation Monitoring Centre (WCMC) vào năm 1996 diện tích rừng Việt Nam chỉ còn có 16% tức là 5.3 triệu mẫu. Sở dĩ diện tích rừng xuống cấp trầm trọng như vậy là vì: • Dân số gia tăng từ 25 triệu lên tới gần 90 triệu, cho nên cần phải khẩn hoang canh tác. • Xuất cảng gỗ quá mức. Năm 1992 xuất cảng sang Nhật 13.5 triệu thước khối và 2.3 triệu thước khối sang Pháp. Nên nhớ một cây thật lớn chỉ được dăm ba thước khối gỗ. Nội trong 6 tháng đầu của năm 1993, Đà Nẵng và Qui Nhơn đã có 50.710 thước khối gỗ bất hợp pháp đã bị bắt giữ. Số gỗ xuất cảng đã cao hơn số 618.000 thước khối quy định cho toàn năm 1993 bao gồm cho việc tiêu dùng nội địa và xuất cảng. Việc đốn gỗ bừa bãi đã quá tai tiếng đến nỗi chính phủ phải đóng cửa 3 nhà máy cưa do quân đội làm chủ. Hiệp hội sản xuất đồ gỗ và lâm sản cho biết năm 2000 đã xuất cảng 219 triệu mỹ kim nhưng trong năm 2007 đã thu về khoảng 2 tỷ. Như vậy số gỗ dùng cho việc sản xuất đòi hỏi rất nhiều. • Nạn canh tác bừa bãi bất hợp pháp. • Nạn cháy rừng mà không sao kiểm soát được. Rừng bị phá, cây bị đốn ngã, lanrừng Việt Nam không còn nơi trú ngụ. Đã thế nạn khai thác lanrừng gần như công khai và vô luật lệ mạnh ai nấy vơ vét. Xuyên qua các báo cáo của các chuyên gia ngoại quốc và trong nước trong những năm vừa qua lanrừng Việt Nam đã bị thẳng tay bóc nhẵn. Nhà cầm quyền tại Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng rằng luôn luôn tôn trọng Công ước quốc tế bảo vệ những giống hiếm quý CITIES (Convention International on Trade in Endangered Species) không cho phép xuất cảng lanrừng bất cứ dưới hình thức nào. Nhưng tuyên bố là một chuyện, thực thi lại là chuyện khác. Bởi vì lanrừng Việt nam là một mối hàng đắt giá trên thị trường quốc tế. Không được xuất cảng chính thức, người ta xuất cảng dưới dạng thuốc nam, thuốc bắc. Nhân viên Hải quan không rành về thảo mộc, cộng thêm với nạn tham ô, biên giới Việt-Trung, Lào-Việt lại khá dài và hiểm trở, nhân viên kiểm soát quá ít cho nên lanrừng Việt Nam là một thị trường béo bở cho những con buôn quốc tế. Người ta cũng ước lượng rằng 70% lanrừng Việt Nam được nhập lậu qua Trung hoa rồi từ đó đi các nơi khác. Cách đây mấy năm, hai nhà nhập cảng hoa lantại Nhật bản và Đài Loan đã bị phạt vạ một số tiền hàng chục ngàn Mỹ kim vì đã vi phạm luật quốc tế nhập cảng trái phép những gíống nữ hài đã bị cấm đoán bởi hiệp ước kể trên. Theo các giáo sư Leonid V. Averyanov, Karel Petrzelka, Phan Kế Lộc, Nguyễn tiến Hiệp, những năm vừa qua việc vơ vét lanrừng để xuất cảng đã lên đến mức đáng lo ngại, trong khi đó luật pháp tại các nước láng giềng lại nghiêm ngặt bảo vệ những cây của họ. Các công ty ngoại quốc công khai phối hợp với các công ty trong nước đã thiết lập những đường giây thu mua lanrừng với giá rẻ mạt. Người ta ước lượng từ năm 1988 đến năm 2000 số nữ hài, Paphiopedilum tại Việt Nam đã xuất cảng trái phép ra ngoại quốc không dưới 3 triệu Mỹ Kim. Số tiền này đã nhân lên gấp hai, ba trăm lần trên thị trường chợ đen. Theo báo cáo chinh thức do CITIES công bố vào năm 1994, những năm vừa qua Việt Nam xuất cảng cả trăm tấn hoa lan đủ loại nhất là giống Dendrobium nobile mà người Trung hoa thường dùng làm thuốc bắc. Theo Luật sư Karel Petrzelka người Á-châu coi cây "Ludicia discolor" và cây "Anoetuchilus" là thần-dược chữa bệnh cho nên đã xuất cảng từ Việt-Nam qua Đài-loan như rau sống. Tuy nhiên số lượng mà CITIES công bố và những tư liệu chỉ là một phần nhỏ so với con số thực thụ bán ra. Đã đành là dân chúng nghèo khổ, không thể nhìn lan mà nhịn đói. Nhưng khai thác lan và buôn bán lanrừng như một mớ rau, bó củi thực là phí phạm với giá trị thực tiễn và tài nguyên của xứ sở. Nếu biết khai thác đúng mức, trên thị trường quốc tế một khóm lan có giá trị hơn một tháng lương của người lao động. Hơn nữa tình trạng để cho bọn gian thương và người dân cứ mặc nhiên vơ vét như những năm vừa qua, lanrừng Việt Nam chẳng bao lâu sẽ tuyệt chủng. Nhìn vào Thái Lan một nước láng giềng họ biết bảo vệ lanrừng của họ rất nghiêm ngặt, họ có nhưng trại trồng lanrừng rộng lớn. Khu tam giác vàng xưa kia nơi trồng toàn thuốc phiện, nay được giao cho quân đội để sản xuất hoa lan. Khu vực Chieng Mai, Chieng Rai, Doi Tung là nơi trở thành những nơi nuôi trồng hoa lan và hấp dẫn biết bao du khách viếng thăm. Chỉ riêng 6 tháng đầu của năm 2006 Thái Lan đã thu về trện 30 triệu cho việc xuất cảng hoa lan. Những công viên quốc gia Cát Tiên, Cúc Phương, Cát Bà, Phú Quốc v.v… không hiểu có bao nhiêu chủng loai hoa lan? Khí hậu và thủy thổ nơi này có thích hợp với các giống lan khác hay không? Trong cuộc viếng thăm xứ Úc năm 2005, người viết bài này đã chứng kíến hàng ngàn khóm lan Dendrobium speciosum var hillii mang từ các nơi về bỏ lay bỏ lóc trên các khóm cây, hốc đá và chết dần chất mòn trong công viên quốc gia O’ Reilly’s. Các vườn lan trên Dalat chỉ là những tổ chức hay công ty chưa đủ quy mô rộng lớn. Những vườn lan tư nhân ở Saigon hay Hà nội quảng cáo có bán những loài phong lan hiếm quý, nhưng khi tới nơi toàn là hoa lan ngoại nhập và vài chục cây vừa mới bóc ở rừng về. Chủ nhân vườn lan, phần lớn chỉ biết sơ qua về cách nuôi trồng còn nói đến tên cây lan mỗi người một phách. Người bán còn mù mờ như vậy, người mua như lạc vào khu rừng rậm. Trong các bản tường trình cho thế giới biết đến hoa lan của Việt Nam thiếu gì những vị Tiến Sĩ, Giáo sư và những nhà khoa bảng trí thức người Việt. Những vị này hiện ở đâu? đang làm gì? Quý vị có được phục vụ đúng ngành nghề, quý vị có được đãi ngộ xứng đáng hay không? Hay là quý vị cũng chỉ như những người dân khác còn phải nai lưng kiếm sống? Đáng lẽ những vị này phải được ưu đãi, trọng dụng trong công việc tìm tòi những cây lan lạ còn ẩn mình trong rừng sâu núi thẳm hay nghiên cứu về cách nhân giống, nuôi trồng cây lan quý hóa của xứ sở. Xin quý vị hãy gia công nghiên cứu về những cây lan đặc hữu, đừng bỏ công nhân giống những cây lan ngoại nhập, chúng ta đi sau họ cả chục năm rồi đó. Hiện giờ một vài cây lan đặc hữu của chúng ta đã nhan nhản trên thị trường quốc tế. Thí dụ cây lan Paphiopedilum delenatii chẳng hạn, trước kia gần 100$ USD mà nay chỉ còn 15-20$ USD, cây Dendrobium amabile xưa kia đắt như vàng nay được công ty ở Đài Loan nhân giống bán ra hàng loạt giá chỉ còn 30-40$ USD. Nhân chuyện này xin kể hầu quý vị một chuyện khác. Năm 1998, giới yêu chuông hoa lan trên thế giới sôn sao về một cây lan Nữ hài Việt Nam (Paphiopedilum vietnamense), chưa từng được ai biết tới vừa tìm thấy ở Thái Nguyên. Mấy tháng sau, bọn con buôn thuê người dò tìm đến địa điểm vơ vét không còn một cây nhỏ. Năm 1999 Sở Quan thuế Hoa Kỳ tịch thu được một số cây mang lậu vào thi trường chợ đen. Theo Công ước Quốc tế Bảo vệ các Giống Hiếm quý CITIES, những cây này sẽ được giao hoàn cho quốc gia sở hữu hoặc giao cho một Trung tâm Cứu Giữ (Plant Rescue Center) do CITIES chỉ định. Do đó vườn Bách thảo Hoa Kỳ (US Botanic Garden) tại Washington DC được giao cho trọng trách này. Ngoài trách nhiệm gìn giữ, cơ quan này muốn nhân thêm giống hầu làm giảm nhu cầu đòi hỏi cho nên đã phối hợp với Sở Bảo vệ những giống cá thú hiếm quý (US Fish and Wildlife Service) giao những cây này cho một nhà trồng lan thương mại. Những cây con cấy bằng hạt giống, theo đúng với quy ước CITIES sẽ được cung cấp cho các Vườn Bách Thảo và công chúng. Hy vọng rằng sự nhân giống hợp pháp này sẽ làm cho việc buôn lậu bị xuống giá và lanrừng sẽ được bảo vệ hữu hiệu hơn. Thế mà trên Internet, một văn phòng Luật sư ở Việt Nam có đăng nguyên văn bài của họ đòi chính phủ Việt Nam ủy nhiệm cho họ kiện Vườn Bách Thảo hay nói cách khác là kiện chính phủ Hoa Kỳ đã không giao hoàn những cây này. Cũng may là chính phủ Việt Nam đã làm ngơ trước những đề nghị vớ vẩn và nực cười này. Thử hỏi cả một khu rừng còn không giữ được, mà nay chỉ vài ba cây lan nhỏ mà đòi kiện với tụng! Tiền chi phí cho nhóm luật sư này thừa sức trang bị một phòng thí nghiệm và hậu đãi các khoa học gia để sản xuất hàng vạn cây lan khác. Placentia 5-07 :: http://Agriviet.Com - Xem1797:: . • Nạn cháy rừng mà không sao kiểm soát được. Rừng bị phá, cây bị đốn ngã, lan rừng Việt Nam không còn nơi trú ngụ. Đã thế nạn khai thác lan rừng gần như. chuyển cả khu rừng. Họ hàng nhà Lan chúng em đành nằm im chịu trận. Số phận chúng em đã bám chặt lấy thân cây mặc cho gió táp mưa sa, cũng như số phận của người