1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ ------ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LỚP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC
Trang 11
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ - -
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH SWAT TRONG MÔ PHỎNG LỚP DÒNG CHẢY MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG PHỤC VỤ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG
Trang 22
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(Geographic Information System)
(Digital Elevation Model)
(Hydrologic Response Units)
(Agricultural Research Service)
(United States Department of Agriculture)
CREAMS Quản lý Nông nghiệp về hóa chất - dòng chảy
Trang 33
(World Wide Fund For Nature)
IUCN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)
Trang 44
DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 2.1 Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) 18
2 Bảng 2.2 Lượng bốc hơi trung bình tháng của các trạm (mm) 19
3 Bảng 2.3 Bảng phân phối tổn thất bốc hơi trong năm tại hồ Sông
4 Bảng 2.4 Đặc trưng địa lý thủy văn Sông Bung 20
5 Bảng 2.5 Các đặc trưng dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu 21
7 Bảng 2.7 Tổng lượng lũ theo các tần suất tại trạm 22
8 Bảng 2.8 Lưu lượng dòng chảy kiệt thiết kế tại tuyến đập Qk
10 Bảng 2.15 Tổng hợp taxon khu hệ động vật vùng nghiên cứu 25
12 Bảng 2.16 Dân tộc thiểu số và tỷ lệ dân nghèo của huyện Nam
13 Bảng 2.18 Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính của huyện
14 Hình 3.5 Bảng xử lý các thông số thời tiết tại trạm Thành Mỹ 37
15 Bảng 2.12 Mức độ mô phỏng của mô hình tương ứng chỉ số R 2 54
16 Bảng 3.1 Bảng thống kê diện tích các tiểu lưu vực trong Sông
17 Bảng 3.2 Thống kê giá trị lớp dòng chảy mặt từ năm 2000 – 2015
18 Bảng 3.3 Thống kê giá trị lớp dòng chảy mặt trong 12 tháng từ
Trang 55
19 Bảng 3.3.1 Biểu diễn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lớp dòng chảy
trong các tháng và năm của tháng đó ( đơn vị : mm) 59
20 Bảng 3.3.2 Biểu diễn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lớp dòng chảy
mặt trong từng năm và tháng của năm đó (đơn vị:mm) 60
21 Bảng 3.4 Thống kê giá trị lớp dòng chảy của 13 tiểu lưu vực Sông
22 Bảng 3.4.1 Tiểu Lưu vực có giá trị lớp dòng chảy mặt (đơn vị:
mm) lớn nhất và nhỏ nhất từ 2000- 2015 của sông Bung 62
23 Bảng 3.4.2 Năm có giá trị lớp dòng chảy mặt lớn nhất và nhỏ
nhất (đơn vị: mm) của 13 tiểu lưu vực sông Bung từ 2000-2015 62
24 Bảng 3.5 Thông kê giá trị lớp dòng chảy mặt từ 2000 – 2015 trên
25 Bảng 3.6 Thống kế giá trị lớp dòng chảy của 12 tháng từ
26 Bảng 3.6.1 Biểu diễn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lớp dòng chảy
trong các tháng và năm của tháng đó (đơn vị: mm) 65
27 Bảng 3.6.2 Biểu diễn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lớp dòng chảy
mặt trong từng năm và tháng của năm đó (đơn vị: mm) 66
28 Bảng 3.7 Thống kê giá trị lớp dòng chảy của 13 tiểu lưu vực sông
29 Bảng 3.7.1 Tiểu lưu vực có giá trị lớp dòng chảy mặt (đơn vị:
mm) lớn nhất và nhỏ nhất từ 2000-2015 của sông Bung 68
30
Bảng 3.7.2 Năm có giá trị lớp dòng chảy mặt lớn nhất và nhỏ
nhất (đơn vị:mm) của 13 tiểu lưu vực sông Bung từ 2000-2015 68
31 Bảng 3.8 Bảng biến động lớp dòng chảy mặt năm 2000 theo hai
32 Bảng 3.9: Bảng biến động lớp dòng chảy mặt năm 2015 theo hai
Trang 66
DANH MỤC HÌNH
2 Hình 1.2 Sơ đồ vòng tuần hoàn thủy văn 11
3 Hình 2.1 Sơ đồ thổ nhưỡng của lưu vực sông Bung 24
4 Hình 2.2: Sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Bung 30
6 Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Giang, tỉnh
7 Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Giang, tỉnh
8 Hình 3.4 Cấu trúc tổng thể dữ liệu thời tiết 36
9 Hình 3.5 Bảng xử lý các thông số thời tiết tại trạm Thành Mỹ 37
10 Hình 3.6 Hiển thị phần dữ liệu lưu lượng dòng chảy trạm Thành
12 Hình 3.8 Quy trình thực hiện mô phỏng 40
14 Hình 3.10 Chức năng phân chia lưu vực 42
15 Hình 3.11 Bản đồ ranh giới, tiểu lưu vực sông Bung 43
17 Hình 3.13 Tính toán tiểu lưu vực sông Bung, huyện Nam Giang 44
19 Hình 3.14 Định nghĩa lớp sử dụng đất (Land use Data) 45
20 Hình 3.15 Kết quả dữ liệu Land Use Data 46
Trang 77
21 Hình 3.16 Định nghĩa lớp thổ nhưỡng (Soil Data) 46
24 Hình 3.19 Kết quả bản đồ dữ liệu Slope 48
30 Hình 3.23 Hộp thoại mô phỏng các kết quả của mô hình SWAT 51
31 Hình 3.24 Hộp thoại mô phỏng giá trị thủy văn trên lưu vực 51
32 Hình 3.25 Mô phỏng tóm tắt giá trị sử dụng đất 52
33 Hình 3.26 Mô phỏng giá trị trầm tích trên lưu vực sông Bung 52
34 Hình 3.27 Tương quan giữa xói mòn đất trên lưu vực sông 53
35 Hình 3.28 SWAT Graph hiển thị kết quả trích xuất dưới dạng đồ
36 Hình 3.29 SWAT Graph hiển thị kết quả so sánh hệ số tương
37 Hình 3.30 Bản đồ lưu vực sông Bung và các tiểu lưu vực 57
38 Hình 3.31 Biểu đồ thể hiện giá trị lớp dòng chảy mặt trong 12
39 Hình 3.32 Biểu đồ thể hiện sự tương quan về giá trị lớp dòng
chảy mặt của 13 tiểu lưu vực từ năm 2000-2015 61
40 Hình 3.33 Bản đồ lớp dòng chảy mặt theo hiện trạng sử dụng đất
41 Hình 3.34 Biểu đồ thể hiện giá trị lớp dòng chảy mặt trong 12
Trang 88
42 Hình 3.35 Biểu đồ thể hiện sự tương quan về giá trị lớp dòng
chảy mặt của 13 tiểu lưu vực từ 2000-2015 (đơn vị: mm) 67
43 Hình 3.36 Bản đồ lớp dòng chảy mặt theo hiện trạng sử dụng đất
2 Hình 3.42 Biểu đồ thể hiện sự tương quan về giá trị lớp dòng
chảy mặt của 13 tiểu lưu vực từ năm 2000-2015 61
3 Hình 3.44 Biểu đồ thể hiện giá trị lớp dòng chảy mặt trong 12
4 Hình 3.45 Biểu đồ thể hiện sự tương quan về giá trị lớp dòng
chảy mặt của 13 tiểu lưu vực từ 2000-2015 (đơn vị: mm) 67
5 Hình 3.47 Biểu đồ biến động lớp dòng chảy mặt năm 2000 theo 2
6 Hình 3.48: Biểu đồ biến động lớp dòng chảy mặt năm 2015 theo 2
Trang 99
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1 Hình 2.2 Bản đồ hành chính Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng 16
2 Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Giang, tỉnh
3 Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Giang, tỉnh
4 Hình 3.13 Bản đồ ranh giới, tiểu lưu vực sông Bung 57
5 Hình 3.40 Bản đồ lưu vực sông Bung và các tiểu lưu vực 63
6 Hình 3.46 Bản đồ lớp dòng chảy mặt theo hiện trạng sử dụng đất
Trang 1010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này và có kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Địa, trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Em xin chân thành cảm ơn Cô Th.S Nguyễn Thị Diệu giảng viên Khoa Địa đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này Cảm ơn Cô đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và động viên em trong suốt thời gian thực tập
Em cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc đến cán bộ Đinh Văn Tùng, phó phòng Phát Triển Công Nghệ, Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin Tài Nguyên Môi Trường Đà Nẵng, đã hỗ trợ em rất nhiều để hoàn thành bài báo cáo này
Tuy đã hoàn thành tốt đề tài nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình nghiên cứu, rất mong được sự thông cảm và chia sẻ quý báu của quý Thầy Cô và Bạn bè
Em xin gửi lời chúc đến tất cả Thầy Cô Khoa Địa và các Cán bộ công tác tại Phòng Phát Triển Công Nghệ cùng các Bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công
Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện
Trang 1111 Sông Vu Gia là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn Lưu vực sông
Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng Trong đó sông Bung là phụ lưu quan trọng bậc nhất của hệ thống sông
Vu Gia Tài nguyên nước trên lưu vực sông Bung được sử dụng đa mục tiêu như cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu trong nông nghiệp và cung cấp nguyên liệu cho hệ thống thủy điện như Sông Bung 2, Sông Bung 4 Có thể nói quản lý nguồn nước mặt trên lưu vực sông Bung đang là vấn đề cần thiết hiện nay
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày càng có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học Từ sự phát triển của công nghệ GIS nhiều mô hình thủy văn đã ra đời cho phép tính toán lưu lượng dòng chảy một cách chính xác, dễ dàng và nhanh chóng hơn so với phương pháp quan trắc truyền thống Một trong số đó là mô hình SWAT, mô hình ở cấp độ lưu vực sông có khả năng tích hợp với GIS, nhờ đó nâng cao độ chính xác của kết quả mô phỏng các quá trình thủy văn diễn
ra trên bề mặt đất, trong lòng đất và trong dòng chảy Nó cho phép đánh giá tiềm năng nước mặt cũng như nước ngầm trên lưu vực, các đặc trưng vật lý trên lưu vực Ứng dụng
mô hình SWAT để phân tích và đánh giá dòng chảy tại lưu vực sông Bung là phương
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dòng chảy của khu vực nghiên cứu
- Tìm hiểu về công nghệ GIS và mô hình SWAT
Trang 1212
- Đánh giá tác động dòng chảy và sự thay đổi dòng chảy mặt do các yếu tố tự nhiên – con người bằng mô hình SWAT
- Đề xuất các giải pháp hạn chế và thích ứng
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn vai trò của dòng chảy mặt đến hoạt động khai thác, quản lý tài nguyên nước mặt Đồng thời phân tích tác động ngược lại của các hoạt động khai thác đến quá trình thay đổi dòng chảy mặt tại khu vực nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là dòng chảy mặt tại lưu vực sông Bung
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc mô phỏng dòng chảy mặt và tác động qua lại của nó với môi trường tự nhiên – hoạt động phát triển kinh tế ở lưu vực sông Bung, đề tài đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu chính sau:
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đây là phương pháp thu thập toàn bộ số liệu, thông tin có liên quan đến đề tài, sau đó
sẽ tiến hành tiến hành xử lý, đánh giá tài liệu thu thập được Phần số liệu này được tôi thu thập từ cơ quan đó là: Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Quảng Nam Mục đích nhằm giảm bớt thời gian thực hiện và công sức cũng như làm tăng tính khoa học và thuyết phục của đề tài
Ngoài các số liệu thu thập ở các cơ quan, chúng tôi còn khai khác những thông tin qua các kênh thông tin, đặc biệt là internet, sách báo
4.2 Phương pháp tổng hợp xử lý và phân tích số liệu
Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lý, phân tích trở thành thông tin và sau
đó trở thành tri thức Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều muốn hướng đến
Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong các bước cơ bản của một nghiên cứu
4.3 Phương pháp bản đồ kết hợp với GIS
Từ các số liệu và bản đồ thu thập được trong quá trình nghiên cứu Với sự hỗ trợ của
mô hình SWAT và các phần mềm GIS (ArcGIS) để xử lý và thiết lập các bản đồ thành
Trang 1313 phần Từ đó thành lập bản đồ dữ liệu địa hình, thời tiết, phân định lưu vực và dòng chảy mặt của lưu vực Sông Bung Trên cơ sở đó, đề tài sử dụng các công cụ phân tích, thống
kê trên mô hình SWAT, phần mềm GIS để đánh giá tác động trên Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề tài
Bản đồ sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài Bản đồ có tác dụng cụ thể hóa các vấn đề nghiên cứu, đồng thời góp phần thúc đẩy cho công tác nghiên cứu địa lý tiến triển tốt hơn
4.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này giúp thu thập các thông tin bổ sung cần thiết cho đề tài mà phương pháp thu thập chưa đạt yêu cầu Phương pháp giúp kiểm chứng độ chính xác của số liệu
và thông tin đã thu thập được
5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Việc ứng dụng GIS và mô hình SWAT để nghiên cứu các vấn đề về môi trường đã
có một số tác giả thực hiện, cụ thể như sau:
- Đề tài “GIS và mô hình hóa SWAT trong đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến lưu lượng dòng chảy lưu vực sông Bé” của tác giả Nguyễn Thị Kim Nga
- Đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS và mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy lưu vực sông Bé” của nhóm tác giả Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Thị Hồng, Trương Phước Minh, Nguyễn Kim Lợi
- Đề tài “Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá lưu lượng dòng chảy và bồi lắng tại tiểu lưu vực sông La Ngà” của nhóm tác giả Nguyễn Kim Lợi và Nguyễn Hà Trang
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã một lần nữa khẳng định tính ưu việt trong việc sử dụng mô hình SWAT để
mô phỏng đánh giá lớp dòng chảy trên lưu vực sông Bung, là phương pháp tiếp cận có
độ chính xác khá tốt đem lại hiệu quả cao
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc đánh giá diễn biến lớp dòng chảy mặt sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn
cụ thể và chi tiết hơn về tình hình tài nguyên nước trên lưu vực Qua đó đưa ra những giải pháp hạn chế và quy hoạch sử dụng nguồn nước hiệu quả, đem lại phúc lợi cho xã hội , phát triển kinh tế cho vùng và đất nước
Trang 1414
7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thảm thực vật, lưu vực sông Bung
- Tìm hiểu lý thuyết về dòng chảy và lưu vực sông
- Tìm hiểu lý thuyết về GIS
- Tìm hiểu lý thuyết về mô hình SWAT
- Tính toán – mô phỏng lớp dòng chảy mặt sông Bung ở giai đoạn hiện trạng (2000
Trang 1515
B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 CÁC ĐẶC TRƯNG HIỂN THỊ DÒNG CHẢY, LỚP DÒNG CHẢY VÀ LƯU VỰC SÔNG
1.1.1 Đặc trưng hiển thị lưu vực sông
- Diện tích lưu vực (km 2 ): là diện tích hứng nước mưa tính đến một vị trí nào đó
của sông Diện tích lưu vực được giới hạn bởi đường phân nước càng lớn thì nguồn cung cấp nước cho sông càng lớn
- Chiều dài lưu vực (km): là khoảng cách theo đường gấp khúc qua các điểm giữa
của đoạn thẳng cắt ngang qua lưu vực và vuông góc với hướng dòng chảy đi từ nguồn nước Trong thực tế lấy chiều dài sông chính là chiều dài lưu vực
- Chiều rộng lưu vực B (km): được xác định theo công thức: B = F / L Chiều
rộng lưu vực sông không cố định mà thay đổi theo chiều dài sông Sự thay đổi của nó ảnh hưởng đến sự tập trung nước trong sông
- Độ cao bình quân lưu vực Hbq (m): ảnh hưởng đến điều kiện thủy văn khí hậu
Độ cao bình quân của lưu vực có ảnh hưởng rất lớn tới các nhân tố khí hậu, đặc biệt
là đối với các lưu vực rộng lớn
𝑯𝒃𝒒 = ∑ 𝒇𝒊𝒉𝒊
𝒏 𝒊=𝟏
(∑𝒏𝒊=𝟏𝒇𝒊 = 𝑭 )Trong đó:
h: cao trình bình quân giữa hai đường đồng mức (m); f i diện tích giữa hai đường đồng mức (m2);
n: số mảnh diện tích
e: Độ dốc trung bình lưu vực (Jtb): ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình tập trung dòng chảy, sự tạo thành lũ và tính chất lũ trong lưu vực Lưu vực càng dốc thì dòng chảy tập trung càng nhanh và lũ lên càng nhanh
1.1.2 Đặc trưng hiển thị dòng chảy và lớp dòng chảy
- Lưu lượng nước
Lưu lượng nước Q (water discharge): là lượng nước chảy qua mặt cắt cửa ra trong một đơn vị thời gian là 1 giây (m3/s) Lưu lượng là tích số của vận tốc trung bình dòng chảy nhân cho diện tích mặt cắt ướt của dòng chảy
Trang 1616 Lưu lượng nước tại một thời điểm bất kỳ gọi là lưu lượng tức thời Quá trình thay đổi của lưu lượng nước theo thời gian tại tuyến cửa ra gọi là quá trình lưu lượng, ký hiệu là Q(t) hoặc Q ~ t
Lưu lượng bình quân trong một khoảng thời gian T bất kỳ là giá trị trung bình của lưu lượng nước trong khoảng thời gian đó Lưu lượng bình quân được tính theo công thức tích phân hoặc biểu thức sau:
𝑸 ̅ = 𝟏
𝑻× ∫ 𝑸(𝒕)𝒅𝒕𝟎𝑻 hoặc 𝑸 ̅ = ∑𝒏𝒊=𝟏𝑸𝒊
𝒏
Trong đó:
𝑄̅ : Là giá trị bình quân của lưu lượng m3/s;
N : số thời gian tính toán (s);
Qi : lưu lượng bình quân tại mỗi thời đoạn thứ i bất kỳ (m3/s)
Từ các công thức trên, ta có dạng các biến đổi sau:
𝑾 = 𝒀×𝑭×𝟏𝟎𝟑
Và 𝒀 = 𝑴×𝑻×𝟏𝟎𝟔Trong đó: Q: lưu lượng (m3/s);
Trang 1717
Hệ số α càng lớn, tổn thất dòng chảy càng nhỏ và ngược lại Bởi vậy, α phản ánh tình hình sản sinh dòng chảy trên lưu vực Module dòng chảy M phản ánh khả năng phong phú của nguồn nước trong một lưu vực Tương tự, độ sâu dòng chảy
Y càng lớn thì lượng nước càng nhiều Để so sánh mức độ dồi dào nguồn nước, hai trị số M và Y thường được sử dụng
- Dòng chảy mặt
Dòng chảy mặt xảy ra khi đất có lượng nước cung cấp vượt quá độ thấm tối đa, nước này có thể là nước mưa, nước tan ra hoặc nước từ nguồn khác chảy qua đất Đây là một phần chính của vòng tuần hoàn nước và là tác nhân của nước xói mòn Nguồn gốc:
• Dòng chảy mặt khi đất được bão hòa
Dòng chảy mặt xảy ra khi cường độ mưa vượt quá tốc độ thấm của đất và tổng lượng mưa lớn hơn độ thiếu bão hòa của đất Thường xảy ra trong đất khô cằn và bán khô hạn, nơi có cường độ mưa cao và khả năng thấm nước kém
• Bão hòa dòng chảy trên mặt dư thừa
Khi đất bão hòa và lưu trữ đầy và tiếp tục mưa, lượng mưa sẽ ngay lập tức tạo ra dòng chảy bề mặt Mức độ ẩm của đất tiền đề là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cho đến khi đất trở nên bão hòa Dòng chảy này được gọi là bão hòa dòng chảy trên mặt dư thừa hoặc bão hòa dòng chảy trên mặt Nó còn được gọi là Hewlettian dòng chảy
• Độ ẩm tiền đề của đất
Đất sẽ có một độ ẩm sau khi nhận nước mưa, độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng thấm nước Trong cơn mưa tiếp theo, độ ẩm của đất này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bão hòa của đất Một khi đất đã bão hòa mà vẫn nhận được nguồn nước cung cấp thì dòng chảy mặt sẽ xảy ra
- Lớp dòng chảy mặt:
Trong thủy văn học, lớp dòng chảy của một lưu vực từ nước mưa, nước tan ra hoặc nước từ nguồn khác chảy qua đất trong một thời đoạn (giai đoạn) là lớp nước giả định thu được nếu ta lấy toàn bộ tổng lượng dòng chảy của lưu vực trong thời đoạn đó rải đều trên bề mặt lưu vực Lớp dòng chảy được tính bằng tỉ số giữa tổng lượng dòng chảy chia cho diện tích lưu vực
𝒚 = 𝒌×𝑾
𝑭Trong đó:
y: là lớp dòng chảy W: là tổng lượng dòng chảy
Trang 1818 F: là diện tích lưu vực
k: là hệ số chuyển đơn vị, không thứ nguyên
Nếu y tính bằng mm, W tính theo m3, F tính theo km2 thì k = 0.001
1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS
1.2.1 Định nghĩa
Thuật ngữ GIS được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lý, kỹ thuật tin học, quản lý môi trường và tài nguyên, khoa học xử lý về dữ liệu không gian,…Sự đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng dẫn đến có rất nhiều định nghĩa về GIS
Theo Burrough (1986), GIS là một hộp công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt
Theo Smith (1987), GIS là hệ thống cơ sở dữ liệu mà các dữ liệu gắn liền với vị trí không gian và qui trình hoạt động của nó nhằm đáp ứng những yêu cầu của đối tượng không gian trong cơ sở dữ liệu
GIS là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích,
cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận; lưu trữ; quản lý; xử lý; phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực,
để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra như
hỗ trợ việc ra quyết định cho vấn đề quy hoạch; quản lý; sử dụng đất; tài nguyên thiên nhiên;
Trang 1919
Hình 1.1 Thành phần trong GIS
1.2.3 Cơ sở dữ liệu
Có hai thành phần quan trọng của dữ liệu địa lý:
• Dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ): biểu diễn các đối tượng không gian dưới dạng điểm, đường, vùng hoặc biểu diễn bề mặt
• Dữ liệu thuộc tính: lưu trữ các thuộc tính của đối tượng không gian như thuộc tính không gian (tọa độ, chu vi, diện tích, mối quan hệ không gian, ) và thuộc tính mô tả (thuộc tính phân loại và các thông tin khác liên quan đến đối tượng)
Mô hình biểu diễn dữ liệu không gian có hai loại là Vector và Raster
1.2.4 Các chức năng của GIS
GIS có 4 chức năng cơ bản:
• Thu thập - lưu trữ dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau, có nhiều dạng và được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau GIS cung cấp công cụ
để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích
• Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp chức năng lưu trữ và duy trì dữ liệu Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các điều kiện
về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ liệu
• Phân tích không gian: đây là chức năng quan trọng nhất của GIS, cung cấp các chức năng như nội suy không gian, tạo vùng đệm và chồng lớp
Trang 2020
• Hiển thị kết quả: với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối c ng được hiển thị tốt nhất ở dạng bản đồ hoặc biểu đồ GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để
mở rộng tính nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ
1.3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT TRONG NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG
1.3.1 Tổng quan về mô mình SWAT
Mô hình SWAT có thể mô phỏng một số quá trình vật lý khác nhau trên lưu vực sông Một lưu vực có thể được phân chia thành nhiều lưu vực con Việc phân chia này đặc biệt có lợi khi những vùng khác nhau của lưu vực có những thuộc tính khác nhau
về đất, thảm phủ,… Thông tin đầu vào cho mỗi lưu vực con được tổ chức thành các yếu tố khí hậu, thông số của các đơn vị thuỷ văn (HRUs), hồ hay các vùng chứa nước, nước ngầm, kênh chính hoặc sông nhánh, hệ thống tiêu nước Những đơn vị thuỷ văn
sẽ được tổng hợp thành các lưu vực con, các lưu vực con này được xem là đồng nhất
về thảm phủ, thổ nhưỡng và chế độ sử dụng đất (Rallison, R.E and N Miller, 1981) Các số liệu đầu vào của mô hình:
• Số liệu không gian dưới dạng bản đồ bao gồm: bản đồ độ cao số DEM, bản đồ thảm phủ, bản đồ loại đất, bản đồ mạng lưới sông; suối; hồ chứa trên lưu vực
• Số liệu thuộc tính bao gồm: số liệu về khí tượng (nhiệt độ không khí, bức xạ, tốc
độ gió, mưa), số liệu về thuỷ văn (dòng chảy, bùn cát, hồ chứa, ), số liệu về đất (loại đất, đặc tính loại đất theo lớp của các phẫu diện đất, ), số liệu về loại cây trồng trên lưu vực, độ tăng trưởng của cây trồng, số liệu về loại phân bón trên lưu vực canh tác,
• Các kết quả đầu ra của mô hình: đánh giá cả về lượng và chất của nguồn nước, lượng bùn cát vận chuyển trên lưu vực, quá trình canh tác đất thông qua module chu trình chất dinh dưỡng, công tác quản lý lưu vực
Chu trình thủy văn có thể chia thành hai pha (Susan L Neitsch et al., 2009):
• Pha thứ nhất: được gọi là pha đất của chu trình thuỷ văn hay còn gọi là mô hình
thuỷ văn Pha đất sẽ tính toán tổng lượng nước, bùn cát, chất dinh dưỡng và hoá chất tới kênh chính của từng lưu vực
• Pha thứ hai: được gọi là pha nước hay pha diễn toán của chu trình thuỷ văn hay
còn gọi là mô hình diễn toán Pha nước sẽ tính toán các thành phần qua hệ thống mạng lưới sông suối tới mặt cắt cửa ra
Trang 21mô hình của USDA - ARS, bao gồm mô hình Hệ thống Quản lý Nông nghiệp về hóa chất - dòng chảy và xói mòn (CREAMS), mô hình Hệ thống Quản lý Nông nghiệp về ảnh hưởng của sự tích trữ nước ngầm (GLEAMS) và mô hình Chính sách Khí hậu về tác động Môi trường (EPIC)
Từ khi SWAT ra đời vào đầu những năm 1990, nó đã liên tục trải qua nhiều lần được xem xét, đánh giá và cải tiến nhằm mở rộng khả năng mô phỏng (Rallison, R.E and N Miller, 1981) Những cải tiến đáng kể nhất của các mô hình theo các phiên bản khác nhau bao gồm:
SWAT 94.2: bổ sung khái niệm đơn vị đồng nhất về phản ứng thuỷ văn (HRUs: Hydrologic Response Units)
Trang 2222 SWAT 96.2: phương án tự động bón phân và tưới nước được thêm vào như là những quản lý tùy chọn, tính toán lượng nước do tán lá cây lưu trữ, thành phần mô phỏng CO2
trong mô hình tăng trưởng cây trồng phục vụ các nghiên cứu về BĐKH
SWAT 98.1: cải tiến chương trình con về mô phỏng lượng tuyết tan, cải thiện tính toán chất lượng nước trong dòng sông suối, mở rộng tính truyền vòng tuần hoàn chất dinh dưỡng, sửa đổi mô hình để có thể áp dụng ở khu vực Nam bán cầu
SWAT 99.2: cải tiến tính truyền vòng tuần hoàn chất dinh dưỡng, bổ sung phần ước tính lượng tổn thất chất dinh dưỡng do quá trình bồi lắng trong hồ chứa/ao/đầm lầy, bổ sung phương trình ảnh hưởng các khu đô thị lên dòng chảy từ mô hình SWMM (Storm Water Management Model)
SWAT 2000: bổ sung phương trình thấm Green & Ampt, cải thiện mô hình mô phỏng thời tiết, cho phép đọc vào hoặc mô phỏng dữ liệu bức xạ Mặt Trời hàng ngày,
độ ẩm tương đối và tốc độ gió, xem xét lại tất cả các phương pháp ước tính ET tiềm năng,
SWAT 2005: cải thiện tính truyền vận chuyển vi khuẩn trong dòng chảy, thêm kịch bản dự báo thời tiết, bổ sung phần mô phỏng lượng mưa rơi, thông số lưu trữ nước trong tính toán giá trị CN hàng ngày có thể là hàm số của lượng nước trong đất (độ ẩm đất) hay của lượng bốc thoát hơi nước từ cây cối
Ngoài những thay đổi đã được liệt kê ở trên, giao diện cho các mô hình đã được phát triển cho môi trường hệ điều hành Windows (Visual Basic), GRASS (Geographic Resources Analysis Support System) và ArcView Mô hình SWAT cũng đã được kiểm chứng chặt chẽ
1.3.3 Khả năng ứng dụng mô hình SWAT trong nghiên cứu về vấn đề môi trường
Ứng dụng mô hình SWAT tạo ra các công cụ để đánh giá các vấn đề về tài nguyên – môi trường như:
- Đánh giá về số lượng và chất lượng của tài nguyên nước trong lưu vực
- Phân tích lưu lượng dòng chảy tại lưu vực
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý khai thác tài nguyên nước trong quản lý lưu vực
- Đánh giá ảnh hưởng của lớp dòng chảy mặt đối với hoạt động sử dụng và khai thác tài nguyên nước
1.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
1.4.1 Trên Thế giới
Công cụ đánh giá đất và nước “SWAT” (Soil and Water Assement Tools) là một mô hình vật lý được xây dựng từ những năm 90 do tiến sỹ Dr Jeff Arnold thuộc trung tâm nghiên cứu đất nông nghiệp USDA- Agricultural Research Service (ARS) xây dựng nên
Trang 2323
Mô hình này được xây dựng để mô phỏng ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất đến nguồn nước, bùn cát và hàm lượng chất hữu cơ trong đất trên hệ thống lưu vực sông trong một khoảng thời gian nào đó Tiền thân của mô hình SWAT là mô hình SWRRB ((Simulator for Water Resources in Rural Basins) (Williams et al., 1985; Arnold et al., 1990)) và mô hình ROTO ((Routing Outputs to Outlet) (Arnold et al., 1995)) Mô hình chia lưu vực ra làm các vùng hay các lưu vực nhỏ Phương pháp sử dụng các lưu vực nhỏ trong mô hình khi mô phỏng dòng chảy là rất tiện lợi khi mà các lưu vực này có đủ
số liệu về sử dụng đất cũng như đặc tính của đất
Sự kết hợp giữa Viễn thám & GIS và công cụ SWAT đã sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, các nghiên cứu sử dụng tập trung vào việc đánh giá lưu lượng và chất lượng nước của lưu vực sông dưới sự tác động của biến đổi sử dụng đất, biến đổi khí hậu, cụ thể như một số nghiên cứu sau:
- Mô hình dòng chảy mặt và ngầm (Arnold, JG, PM Allen, and G Bernhardt, 1993
- Ảnh hưởng của biến đổi không gian lên mô hình của lưu vực (Mamillapalli, S.,
R Srinivasan, JG Arnold, and BA Engel, 1996, Conference/Workshop on Integrating GIS and Environmental Modeling, Sante Fe, New Mexico, January, 21-25)
- Nghiên cứu “Đánh giá dòng chảy lưu vực vào hồ Shinji ảnh hưởng đến môi trường nước” của nhóm tác giả Hiroaki Somura, Yasumichi Yone, Yasushi Mori, Erina
- Takahashi đã tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất, gia tăng hoặc giảm dân số và phát triển lưu vực đến số lượng và chất lượng nước, một trong những chủ đề quan trọng trong lưu vực Cũng như quản lý thống nhất của môi trường nước từ lưu vực sông đến hạ lưu và hồ, nó là một trong những vấn đề quan trọng cho sự bảo tồn và sử dụng bền bững nguồn tài nguyên (Hiroaki Somura, Yasumichi Yone, Yasushi Mori, Erina Takahashi – 2013)
1.4.2 Tại Việt Nam
Ứng dụng khoa học viễn thám vào các lĩnh vực nghiên cứu mới được áp dụng mạnh
từ năm 2000 trở lại đây, bởi do thiếu điều kiện cơ sở vất chất và nguồn nhân lực Tuy nhiên cũng đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả khoa học viễn thám trong các lĩnh vực như; quản lý tài nguyên (đất, rừng), quản lý và giám sát môi trường (nước, đất), và dự báo thiên tai Sự hình thành Trạm Thu ảnh vệ tinh tháng
7 năm 2009, thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường là cơ sở hứa hẹn cho Việt Nam chúng
Trang 24số nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân bố SWAT để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước, ứng dụng tính toán cho lưu vực hồ chứa nước Đại Lải (Phạm Thị Lan Hương, ĐH Thủy Lợi Hà Nội
- Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông đáy trên địa bàn TP Hà Nội (Lê Văn Linh, Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Môi trường)
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWAT trong sử dụng hợp lý tài nguyên nước lưu vực sông Mã (Vũ Thị Thu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
- Nghiên cứu : “Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sôn miền Trung và Tây Nguyên” của tác giả Ngô Đình Quế đã cho thấy tác dụng của rừng trong việc điều tiết dòng chảy mặt và chống xói mòn đất là một trong những chức năng quan trọng của rừng phòng hộ, bài báo cáo đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng điều tiết dòng chảy và hạn chế xói mòn đất của rừng tự nhiên tại hai lưu vực sông Rào Nậy, Tỉnh Quảng Bình và sông Pơ Cô, tình Kon Tum.(Ngô Đình Quế - 2013)
Trang 2525
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Lưu vực Sông Bung là một trong số những lưu vực chính của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn Sông bắt nguồn từ vùng núi cao phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy theo hướng Tây sang Ðông Lưu vực sông nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, có địa hình khá phức tạp và hiểm trở, địa hình núi, đồi chiếm đến 90% diện tích toàn lưu vực
Sông Bung đi qua 2 huyện Nam Giang và Tây Giang, Nam Giang là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Nam Tổng diện tích tự nhiên: 1.842,88 km2, phía bắc giáp huyện Hiên (một huyện cũ của tỉnh Quảng Nam, nay là hai huyện Đông Giang và Tây Giang), phía tây là Lào, phía nam là huyện Phước Sơn, phía đông là huyện Đại Lộc
và Nông Sơn Do điều kiện của một huyện miền núi vùng cao nên địa hình có nhiều núi non hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, giao thông đi lại còn khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài còn rất hạn chế, gây khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Tuy nhiên, việc hình thành tuyến đường Hồ Chí Minh, nâng cấp QL 14B nối với Đà Nẵng,
QL 14D với cửa khẩu Đắc Ốc tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế xã hội cho huyệnĐời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
Trang 2626
Hình 2.1 Bản đồ hành chính Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Trang 2727
2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Nam Giang có địa hình đồi núi rất phức tạp, độ dốc lớn, mức chia cắt mạnh, hướng thấp dần từ Tây sang Đông; có thể chia ra 3 dạng địa hình chính:
Địa hình núi cao: phân bố tập trung khu vực phía Tây dọc theo biên giới Việt – Lào
và phía Tây Nam của huyện Độ cao trung bình từ 700–800m (cao nhất là đỉnh Cà Xiêng khoảng 2053m)
Địa hình đồi núi thấp: phân bố khu vực trung tâm kéo dài về phía Đông, độ cao trung
bình 300–700m; hướng thấp dần từ Tây sang Đông
Địa hình tương đối bằng phẳng: là các thung lũng ven chân núi hoặc vùng đất bằng
ven sông suối, chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác, tập trung nhiều ở khu vực thị trấn Thạnh Mỹ, Cà Dy
Nhìn chung, địa hình huyện hầu hết là đồi núi, chia cắt, độ dốc lớn rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bố sản xuất và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất Đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi Đất sản xuất nông nghiệp phân
bố rãi rác dọc theo sông suối một số thung lũng nhỏ
2.1.3 Đặc điểm khí hậu
Căn cứ chuỗi số liệu khí tượng thủy văn từ 1976 đến 2006 của các trạm thủy khí tượng và khí tượng thủy văn như trạm Khâm Đức, Hiên, Thành Mỹ, Nông Sơn, Nam Đông, Sơn Tân, Trà My Có thể tóm tắt đặc điểm khí tượng thủy văn khu vực nghiên cứu như sau:
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình thực đo tháng và năm của một số trạm trên lưu vực cho thấy độ ẩm tương đối cao và khá ổn định, giá trị độ ẩm tương đối trung bình tháng trong mùa mưa thay đổi từ 80 -90% Độ ẩm tương đối lớn nhất xảy ra vào mùa mưa với giá trị cực đại là 100%, độ ẩm tương đối nhỏ nhất xảy ra vào mùa khô với giá trị nhỏ nhất quan trắc được là 27% (Đà Nẵng), 28% (Nam Đông), 22% (Trà My) Giá trị độ ẩm không khí trung bình tháng cho thấy độ ẩm tương đối giữa các tháng trong năm không thay đổi nhiều
Trang 2810 - 12 là các tháng mưa chính có lượng mưa chiếm hơn 50% lượng mưa toàn năm, đỉnh mưa lớn nhất xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11 Từ tháng 1 đến tháng 8 là các tháng mùa khô
Một số đặc trưng lượng mưa tháng, năm của một số trạm đại biểu trong và ngoài lưu vực nghiên cứu trong bảng sau:
Bảng 2.1 Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
- Bốc hơi
Số liệu bốc hơi của lưu vực Sông Bung 3 được tính toán dựa theo số liệu của các trạm tương tự lân cận:
Trang 2929
Bảng 2.2 Lượng bốc hơi trung bình tháng của các trạm (mm)
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
Bảng 2.3 Bảng phân phối tổn thất bốc hơi trong năm tại hồ Sông Bung 3
Tuyến
đập
21.4 22.7 31.5 37.3 38.9 40.5 42.0 38.1 26.7 21.3 17.6 16.0 353.9
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
2.1.4 Đặc điểm thủy văn
Sông Bung là một nhánh lớn nằm phía bên trái của hệ thống sông Vũ Gia -Thu Bồn, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1800m trên biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, trên vùng núi phía Tây Bắc giáp hai huyện Nam Giang và huyện Đông Giang Ở thượng nguồn, trong huyện Đông Giang, sông chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam, sau đó nhập lưu với sông Tam A Pout và những suối nhỏ sông chuyển dần sang hướng Nam, khi qua huyện Nam Giang chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc Sau khi nhập lưu với sông A Vương, sông Bung tiếp tục chảy vào hệ thống sông Vũ Gia - Thu Bồn Hình thái sông chảy trên lưu vực rất quanh co uốn khúc
Sông Bung được hình thành từ nhiều nhánh chính như: Tam A Pout, Tam Paéte, Dak Pring, A Vương… Các nhánh này với hai hướng chính từ phía Bắc hoặc phía Nam đổ
Trang 3030 vào dòng chính từ hai bên bờ Sông Bung Trên thượng nguồn có nhiều chỗ hẹp và dốc,
ở hai bên bờ có nhiều vách đá dựng đứng, gần như toàn bộ lòng sông lộ đá gồ ghề có nhiều thác ghềnh
Bảng 2.4 Đặc trưng địa lý thủy văn Sông Bung
3 Độ rộng trung bình của lưu vực km 8.7
4 Độ cao trung bình của lưu vực m 1500
5 Độ dốc trung bình của sông ‰ 6.5
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
Có thể tóm tắt các đặc trưng thủy văn như sau:
dự kiến được xác định chỉ mang ý nghĩa gần đúng
Kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy năm được trình bày trong bảng 2.5
Trang 31Dựa vào nguồn tài liệu lũ thực đo tại các trạm thủy văn, trạm Thượng Nhật trên sông
Tả Trạch (26 năm), trạm Thành Mỹ trên sông Cái (30 năm), trạm Nông Sơn trên sông Thu Bồn (30 năm), phân tích tần suất được thực hiện bằng hàm phân bố tần suất Kriski Menken, kết quả trong bảng sau:
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
Tổng lượng lũ
Tổng lượng lũ lớn nhất 1, 3, 5 ngày được xác định theo tài liệu thực đo chuỗi 30 năm
từ 1977 ÷ 2006 tại trạm thủy văn Thành Mỹ Kết quả cụ thể được thống kê như sau:
Bảng 2.7 Tổng lượng lũ theo các tần suất tại trạm
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
Trang 3232
Dòng chảy kiệt
Phân tích chuỗi dòng chảy 30 năm (1977- 2006) tại các trạm thủy văn Thành Mỹ, Nông Sơn thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, Thượng Nhật thuộc hệ thống sông Hương cho thấy có 2 thời kỳ kiệt nhất là thời kỳ tháng 4-5 và thời kỳ tháng 7-8 Tuy nhiên thời kỳ kiệt nhất là tháng 4-5 Do đó, lưu lượng trung bình tháng kiệt nhất năm thường xuất hiện vào hai tháng này
Lưu lượng trung bình ngày đêm nhỏ nhất trên lưu vực Sông Bung được xác định trên
cơ sở phân tích tần suất 30 năm số liệu (1977 – 2006) tại trạm Thành Mỹ Lưu lượng nhỏ nhất của các tháng trong thời kỳ kiệt tại tuyến khảo sát được trình bày:
Bảng 2.8 Lưu lượng dòng chảy kiệt thiết kế tại tuyến đập Qk (m 3 /s)
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
Dòng chảy phù sa
Bảng 2.9 Dòng chảy phù sa
Lưu Vực
Tổng lượng phù
sa năm (106m 3 )
Tỉ lệ giữ lại (%)
Tổng lượng phù sa lắng đọng năm (106m 3 )
Tổng lượng phù
sa lắng đọng 75 năm (106m 3 )
Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án Sông Bung 3A
2.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng
- Huyện Nam Giang
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn năm 1978, trên địa bàn huyện có các loại đất sau:
Đất đỏ vàng trên đá paragơnai (Fs): diện tích 70078.87 ha, phần cơ giới thịt
trung bình, có đá lẫn, đá lộ dầu rải rác Đất nghèo dinh dưỡng, kết cấu hạt rời rạc, khả năng giữ nước kém, hiện trạng đa phần là đất đồi chưa sư dụng và một ít là rừng tự nhiên
Trang 3333
Đất đỏ trên đá octagơnai (Fa): diện tích 61735.95 ha, phân bố đều khắp các địa
hình, tập trung nhiều ở khu vực Tây Bắc gồm các xã: La Dêê, Zuoih… Thành phần
cơ giới thịt trung bình, thịt nhẹ, tỉ lệ đá lẫn từ 30–50% Đất có độ kết cấu rời rạc, cấp hạt sét < 30%, tầng dày >10cm Đây là loại đất có tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, phát triển nông lâm kết hợp
Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 34324.57 ha, tập trung chủ yếu ở vùng
núi Ma Cooih và xã Cà Dy Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày > 100cm, có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu Đất đang sử dụng hầu hết cho lâm nghiệp, chủ yếu là rừng phòng hộ
Đất vàng nhạt trên đá granit (Ha): diện tích 8065.88 ha, phân bố hầu hết ở vùng
núi phía Nam xã Đắc Pree Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, tầng đất mỏng, kết cấu vừa
Đất xám trên đá cát, đá axit (Xa): diện tích 3500.88 ha, phân bố tập trung ở 2 xã
Đắc Pring và La Dêê Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, tầng đất dày > 30cm; tỷ lệ đá lẫn đá lộ đầu thấp, đất nghèo mùn
Đất phù sa sông suối, đất dốc tụ, đất đen… là những loại đất có hàm lượng dinh
dưỡng khá, thích hợp cho phát triển các loại cây hàng năm, cây lâu năm và một số loại cây trồng nông nghiệp khác
- Lưu vực sông Bung
Đất trong lưu vực sông Bung chủ yếu là các loại đất fluvisols (diện tích khoảng
17 km²), ferric acrisols (1935 km²), đất acrisols ẩm (465 km²), rhodic ferrisols (4 km²) và umbric gleysols (6 km²) Acrisols là loại đất chiếm ưu thế, đất này yếu, rất
dễ bị xói mòn Loại đất có kết cấu chắc Ferrisols chỉ có trên một diện tích nhỏ, loại đất này rất bền, khó bị xói mòn Bản đồ đất tại khu vực dự án Sông Bung 3 cho thấy khu vực Dự án chỉ có loại đất ferric acrisols, là loại đất rất dễ bị xói mòn, do vậy sẽ
có nhiều chất bùn cát bị rửa trôi và sẽ gây ra những vấn đề môi trường liên quan Loại đất ferrisols nhìn chung cũng không có nhiều phốt pho do có chỉ số chelat cao
và có độ pH thấp Phốt pho là nguyên tố chi phối sự phát triển của thực vật vùng nhiệt đới Điều đó cũng phản ánh việc đất nghèo chất dinh dưỡng, không thuận lợi cho phát triển sản xuất
Trang 3434
Hình 2.1 Sơ đồ thổ nhưỡng của lưu vực sông Bung
2.1.6 Tài nguyên sinh vật
2.1.6.1 Thành phần loài của khu hệ thực vật
Theo những kết quả nghiên cứu trước đây của FIPI và WWF tháng 6 năm 1997 thì khu hệ thực vật thuộc vùng phía Tây Quảng Nam đã thống kê được 32 loài khuyết thực vật với 20 chi thuộc 13 họ, 6 loài thực vật hạt trần với 5 chi thuộc 3 họ, 504 loài thực vật hạt kín với 344 chi thuộc 90 họ
2.1.6.2 Thành phần loài của hệ động vật
Kết quả điều tra, khảo sát trong vùng nghiên cứu chưa đầy đủ nhưng cũng đã ghi nhận thành phần loài khu hệ động vật có xương sống trên cạn hiện có trong phạm vi vùng nghiên cứu như sau:
Trang 35Nguồn : Viện Môi trường và Phát triển Bền vững – 03/2005
2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
2.2.1 Dân cư và nguồn lao động
Theo niên giám thống kê của huyện Nam Giang năm 2009, toàn huyện có 25364 người trong đó có 13527 nam và 11837 nữ Tỷ lệ phát triển dân số 2.5%, mật độ dân số
12 người/km2 Tỉ lệ sinh năm 2009 là 23.11%, tỉ lệ chết là 5.35%, tỉ lệ tăng tự nhiên là 16%
Dân tộc Cơ Tu chiếm đa số với 12912 người (chiếm 56.2%), dân tộc Kinh có 4856 người (chiếm 21% tập trung chủ yếu ở thị trấn Thạnh Mỹ, xã Cà Dy và Tà Bhing), dân tộc Gié Triêng 48157 người (chiếm 21.1%) và các dân tộc khác chiếm khoảng 1.7%
Phân chia theo tỷ lệ dân tộc thiểu số và dân số nghèo trên toàn huyện và xã LaÊÊ,
La Dêê và Chà Vàl được thống kê như sau:
Bảng 2.16 Dân tộc thiểu số và tỷ lệ dân nghèo của huyện Nam Giang
Huyện/xã
Tỷ lệ dân tộc thiểu số (%)
Tỷ lệ dân
số nghèo (%)
Triêng
Dân tộc khác
Trang 3636 Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính trên toàn huyện và xã LaÊÊ được thống
kê như sau:
Bảng 2.18 Phân chia dân số theo dân tộc và giới tính của huyện Nam Giang
Người
Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ
4269 2131 11443 5632 4305 2148 350 169
Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Nam Giang, 2009
Số người trong độ tuổi lao động của huyện Nam Giang năm 2006 là 10930 người chiếm 53.66% dân số, trong đó có 5413 nữ Lao động trong lĩnh vực lâm, nông nghiệp
là 7897 người chiếm 72.25%; thương mại, dịch vụ 498 người chiếm 4.56%, công nghiệp – TTCN có 22 lao động Trình độ lao động còn thấp, việc làm không ổn định, lao động nhàn rỗi còn nhiều
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Đa số các hộ sống bằng nghề nông, có một số ít hộ buôn bán nhỏ để sinh sống Dân
cư hầu hết là người dân tộc Cờ Tu và số ít là người Kinh di dân tự do, dân trí còn thấp, đời sống còn khó khăn, số hộ đói nghèo trong xã chiếm tỉ lệ <35% tổng số hộ
2.2.2.1 Nông – lâm nghiệp
Trang 3737 Tuy nhiên phương thức chăn nuôi vẫn còn lạc hậu, chưa có hướng phát triển chăn nuôi tập trung và thói quen sử dụng chuồng trại
b Lâm nghiệp
Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ được quan tâm đẩy mạnh; hàng năm khoanh nuôi, trồng mới từ 500-600 ha rừng Nạn khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy giảm đáng kể Huyện đã có chính sách thực hiện giao đất, giao rừng cho nhân dân theo Nghị định 163/CP của Chính phủ là 1132.32 ha, số hộ được giao là 370 hộ
2.2.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Đây là lĩnh vực chưa phát triển trên địa bàn huyện Nam Giang, chưa có các cơ sở sản xuất với quy mô lớn, chủ yếu tập trung phát triển các ngành như khai thác đá, chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, mộc dân dụng, đan lát, dệt vải
2.2.2.3 Thương nghiệp và dịch vụ
Toàn huyện có 231 cơ sở trong đó có 148 cơ sở có đăng ký thuế Có tổng cộng 265 lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Trong đó thương nghiệp chiếm
175 người, 90 người còn lại làm việc trong lĩnh vực ăn uống, giải khát
2.2.3 Tình hình phát triển xã hội của địa phương
2.2.3.1 Y tế và giáo dục
a Y tế
Tổng số cán bộ y tế 114 người (trong đó có 1 thạc sỹ, 15 bác sĩ), bình quân 5.4 cán
bộ y tế/1000 dân Công tác khám chữa bệnh tăng 29.5% khách hàng, trong đó tuyến xã chiếm 48.6%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 92.5% Tại các xã LaÊÊ, La Dêê và Chà Vàl đều có trạm y tế với cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, lực lượng cán bộ y tế còn mỏng nên công tác khám và chữa bệnh cho người dân chưa mang lại hiệu quả cao
Phong trào phòng chống bệnh được thực hiện rộng khắp đến từng thôn bản trong toàn huyện Nhờ làm tốt công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và công tác tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện ăn, uống, ở đảm bảo hợp vệ sinh phòng chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh không xảy ra
Đội ngũ giáo viên được tăng cường, chất lượng nhà giáo từng bước được chuẩn hóa (hiện nay tỷ lệ CB – GV đạt chuẩn và trên chuẩn 95%) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp
Trang 38Nhà cộng đồng gọi là nhà "Gươl" là trái tim của đời sống văn hoá và xã hội người
Cơ Tu Đó là nơi họp của toàn bộ dân làng, do đó nó to hơn và cao hơn tất cả các nhà khác Tất cả các cuộc họp của những người già cũng ở trong nhà Gươl Khách đến thăm làng cũng được tiếp đón ở nhà Gươl Tất cả mọi người trong làng được phép vào nhà Gươl nhưng chỉ có những người con trai chưa vợ mới được ngủ trong nhà Gươl Nhà Gươl là trung tâm tinh thần và văn hoá của làng Tất cả các lễ tết và cúng bái như lễ cúng gạo mới, cúng cầu mưa, kỷ niệm chiến thắng, lập thôn mới, hội đâm trâu, được tổ chức ở nhà Gươl Một số lễ kỷ niệm tinh thần, sự kiện về dân số như múa dân gian và biểu diễn âm nhạc cũng được tổ chức ở nhà Gươl
b Tập quán canh tác
Người Cơ Tu sinh sống bằng nghề nông Trồng trọt lúa rẫy và các cây màu như bắp, khoai mì để bổ sung vào nhu cầu lương thực Đặc trưng của nền kinh tế nương rẫy là tự sản, tự tiêu, phá rừng làm rẫy, du canh từ vùng đất này sang vùng đất khác Ngoài trồng trọt, người Cơ Tu còn chăn nuôi trâu, heo, gà theo phương thức thả rông Trong những năm gần đây, cùng với việc định canh – định cư, người Cơ Tu còn được Nhà nước giúp
đỡ và hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước có năng suất cao tại các vùng trũng, thấp gần nguồn nước
2.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Giao thông
Trong huyện có các tuyến giao thông chính như sau:
- Đường Hồ Chí Minh: có 55 km đi qua địa bàn huyện, đang được xây dựng, nền
rộng 9-12m, kết cấu bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng
- Quốc lộ 14B và 14D: đây là 2 tuyến nối liền cảng biển Đà Nẵng đi cửa khẩu Đắc
Ốc; tuyến 14B có 6.7 km và tuyến 14D có 76.6 km đi qua địa bàn huyện Hiện các tuyến này đang được thi công nâng cấp mở rộng, tương lai sẽ trở thành tuyến xuyên Á khu vực vùng nam Hải Vân
Đây là 3 tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của huyện
- Huyện lộ: có 3 tuyến với tổng chiều dài 52 km, hiện trạng là đường đất, chất lượng
xấu, đi lại khó khăn vào mùa lũ
Trang 3939
- Đường xã, thôn: có tổng chiều dài khoảng 70 km, rộng trung bình 3-5m; hầu hết là
đường đất, chật hẹp, sử dụng cho đi bộ, xe thồ là chính.Hiện đã có 8 xã, thị trấn có đường ôtô tới xã
Hiện nay, việc đi lại giữa xã LaÊÊ với các xã khác trong địa bàn huyện còn nhiều khó khăn Đường giao thông chính (liên huyện, liên xã) là đường đất nối liền quốc lộ 14D và xã LaÊÊ Đây là đường đất cấp phối xuất phát từ quốc lộ tẻ vào các thôn của
xã, dọc theo các triền đồi, uốn lượn và có nhiều dốc
Công trình thủy lợi huyện Nam Giang
Hiện nay tại huyện Nam Giang có khoảng 60 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 195 ha đất sản xuất nông nghiệp
2.3 TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN LƯU VỰC SÔNG BUNG
2.3.1 Tiềm năng nước mặt trên lưu vực sông Bung
Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là lưu vực lớn ở miền Trung Việt Nam, nằm trọn trong địa phạn hai tỉnh/thành phố Quảng Nam và Đà Nẵng Sông Bung giữ vai trò khá độc lập trên một lưu vực riêng của hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn Nó cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất,… và góp phần nuôi sống người dân trên lưu vực sông từ bao đời nay Tiềm năng lớn nhất là đem lại nguồn năng lượng điện vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Trung Nguồn nước sông Bung không chỉ cung cấp cho các nhu cầu phát triển trong lưu vực mà còn cho vùng lân cận và hạ lưu
Tiềm năng thủy điện
Hình 2.2 Sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Bung Thủy điện ĐăcPring
Thủy điện Sông Bung 2 Thủy điện Chà Val
Thủy điện Sông Bung 3A
Vùng hạ lưu
Trang 4040 Lưu vực sông Bung có địa hình bậc thang nên có tiềm năng lớn về thủy điện Hiện nay, trên lưu vực sông Bung đã được đầu tư xây dựng xong bốn công trình thủy điện gồm Đắc Pring, Sông Bung 2, Chà Val, Sông Bung 3A hòa vào lưới điện quốc gia để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của cả nước, đồng thời cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho vùng hạ du
Thủy điện Đăk Pring: Công suất 7.5 MW, điện lượng 33.19 triệu kWh, tổng mức đầu
tư khoảng 216.5 tỷ VNĐ Thủy điện Cha Val: Công suất 5.6 MW, điện lượng 27.3 triệu kWh, tổng mức đầu tư khoảng 135.1 tỷ VNĐ Thủy điện Sông Bung 3: Công suất 7.5
MW, điện lượng 29.6 triệu KWh, tổng mức đầu tư khoảng 255.59 tỷ VND
Việc đầu tư xây dựng bốn nhà máy thủy điện nêu trên, đặc biệt là thủy điện Sông Bung 3A trên sông Bung được đánh giá là hệ thống khai thác hoàn chỉnh nhất về bậc thang thủy điện trong cả nước
Tiềm năng cung cấp nước cho tưới tiêu và sinh hoạt
Sông Bung được đánh giá là một con sông khai thác khá triệt để tiềm năng nguồn nước mặt trong lưu vực khá dồi dào Tuy nhiên do TNN trong vùng phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian nên xãy ra nguy cơ thiếu hụt nước hoặc không đảm bảo các yêu cầu sử dụng nước, nhất là mùa khô Đây là một vấn đề bất lợi cho việc
sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất Hiện nay và trong tương lai nguồn nước trong sông Bung được sử dụng với nhiều mục đích và điều tiết cho lưu vực lân cận nên vấn đề quản lý nguồn nước sông Bung là rất cần thiết
2.3.2 Nhu cầu sử dụng nước lưu vực sông Bung
Lưu vực sông Bung có nguồn nước dồi dào trong hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn Theo nghiên cứu VQHTLMN (2007), LLDC trung bình hàng năm trên lưu vực là 255
m3/s Với tiềm năng phong phú nói trên, nguồn nước lưu vực được sử dụng để đáp ứng nhu cầu nước không chỉ của các tỉnh nằm trên lưu vực mà còn cho các địa phương lân cận
Theo tài liệu nghiên cứu các hộ dùng nước tại các bậc thang trên Sông Bung hiện tại
và đến năm 2020 bao gồm nhu cầu tưới nước cho nông nghiệp, nhu cầu nước cho thủy điện, nhu cầu chuyển nước cho hồ chứa Sông Bung 2 và dòng chảy môi trường cho vùng hạ lưu sông Vu Gia – Thu Bồn
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng thiếu nước cục bộ vẫn xảy ra trên lưu vực sông Bung Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao dưới áp lực gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội