BÀI TẬPVÔCƠBài 1: Điện phân nóng chảy a gam muối A tạo bởi kim loại R và halogen X ta thu được kim loại R ở catot và 0,896 l khí đktc ở anot. Mặt khác, hòa tan a gam muối A vào nước, sau đó chotac1 dụng với AgNO3 dư th2 thu được 11,48g kết tủa. a. X là halogen nào? b. Trộn 0,96g kim loại R với 2,242g kim loại M có cùng hóa trị duy nhất, rồi đốt hết hỗn hợp bằng oxi, chỉ thu được 4,162g hỗn hợp gồm 2 oxit. Để hòa tan hỗn hợp oxit này cần 500ml dd H2SO4 có nồng độ mol C. α . Tính thành phần % số mol của các oxit trong hỗn hợp của chúng. β . Tình nồng độ mol C của dd H2SO4 Đáp án: X là Clo. 33,33% và 66,67%. C= 0,12 M Bài 2: Một hỗn hợp Y gồm Al và Fe. Cho hỗn hợp 22g Y tác dụng với 2l dd HCl 0,3 M thu được V lít H2 đktc. a. Chứng tỏ hỗn hợp Y không tan hết. Tính V H2 đktc b. Cho 22g Y tác dụng vừa đủ với Clo thu được m1 gam muối. Cũng lượng hỗn hợp Y đó tác dụng vừa đủ với Iot thu được m2 gam muối. Biết m2-m1= 139,3 g. Tính khối lượng mỗi kim loại trong 22g Y. Đáp án: V H2= 6,72l. mAl= 10,8g. mFe= 11,2g Bài 3: Cho 31,8g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 vào 0,8 l dd HCl 1M . a. 2 muối còn dư hay không? b. Khí CO2 có thế thu được là bao nhiêu? Bài 4: Lần 1:Cho m (g) Zn và Fe vào a mol H2SO4 loãng, thu được 4,48 l khí đktc và 39,6 g chất rắn. Lần 2: Cũng lượng kim loại đó, cho vào 2a mol H2SO4 loãng có thể tích như lần 1 thì thu được 6,72 l khí đktc. Chứng minh lần 2 hỗn hợp kim loại tan hết. Xác định m? Đáp án: m=20,4 g Bài 5: Có một dd 150ml gồm H2SO4 0,8M và HCl 1,2M. Cho 15g hỗn hợp 3 kim loại Fe, Mg, Zn vào dd đó. Khi phản ứng hoàn toàn cô cạn thì thu được chất rắn A và khí B. Tính khối lượng chất rắn A và thể tính khí B ở đktc. Bài 6: Cho 12,45 g hợp kim Al- Fe vào 200ml dd X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản kết thúc, thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Nếu đem toàn bộ Y hòa tan hoàn toàn trong dd HCl dư thì thấy thoát ra 1,68 l H2 đktc và còn lại 42g kim loại không tan. Xác định nồng độ mol/l mỗi muối trong dd X ban đầu. Giả thiết trong hợp kim số mol Al bằng số mol Fe và các tạp chất trong hợp kim đều coi như không tác dụng với dd X. Đáp án: [Cu(NO3)2 ]=0,75M . [AgNO3 ]=1,5M Bài 7: Cho 400ml dd H2SO4 0,65M, thêm vào dd trên 1,792 l khí hidro clorua đktc được dd A. Hòa tan 3,96g hỗn hợp Mg và một kim loại X hóa trị III ( có nguyên tử khối lớn hơn nguyên thử khối của Mg) vào dd A, thu được dd B. Để tác dụng hết lượng axit dư trong B phải dùng hết 8,66g hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3. Sau phản ứng kết thúc, khối lượng dd B tăng 4,7g. a. Xác định tên kim loại X. b. Tính thành phần % theo khối lượng kim loại X trong 3,96g hỗn hợp, Giả thiết H2SO4 điện li hoàn toàn theo 2 nấc. Đáp án: X là Al. %mAl=72,7 % Bài 8: Hòa tan 14,4g Mg vào 400 cm3 dd HCl chưa rõ nồng độ thì thu được V1 thể tích H2 và còn lại 1 phần chất rắn không tan. Lọc lấy chất rắn và cho thêm vào 20g Fe, tất cả cho hòa tan vào 500cm3 dd axit trên thấy thoát ra V2 thể tích H2 và còn lại 3,2g chất rắn không tan. Tính V1 và V2, biết các khí đo ở đktc. Đáp án: V1= 8,96l. V2= 11,2l Bài 9: Phân tích một dung dịch hỗn hợp gồm các muối đã tìm thấy các ion Na+, Cl-, Br-, I-. Sau khi làm khô 20ml dd này thu được 1,732g chất rắn. Lấy 20ml dd hỗn hợp muối trên lắc với Brom rồi làm bay hơi, đem đốt nóng thu được 1,685g chất rắn khô. Sau đó cho Clo tác dụng với 20ml dd trên, sau khi làm bay hơi thu được 1,4625g chất rắn khô. Tính nồng độ ion mol/l của từng ion trong dd ban đầu. Bài 10: Cho Fe phản ứng hết với H2SO4 thu được khí A và 8,28g muối. Biết rằng số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4 đã phản ứng. Tính số gam Fe đã phản ứng. ( trích đề thi Olympic 30/4 lần thứ 15) Đáp án: 2,52g Bài 11 Hỗn hợp (X) gồm Fe và kim loại R có hoá trị không đổi. Hoà tan 3,3g (X) trong dd HCl dư thu được 2,9568l khí ở 27,3 độ C và 1 atm. Mặt khác cũng hoà tan 3,3g X trong đ HNO3 1M lấy dư 10% thu được 896ml hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO (đktc) có tỉ khối với hỗn hợp NO và C2H2 là 1,35 và 1 dd Z. a. Xác định R và tính % khối lượng của các kim loại trong X. b. Cho dd Z tác dụng với 400ml dd NaOH thấy xuất hiện 4,77g kết tủa. Tính nồng độ mol của NaOH, biết Fe(OH)3 kết tủa hoàn toàn. Bài 12: Hoà tan hoàn toàn 23 gam hỗn hợp A gồm Cu, Al, Mg trong dd HNO3 dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí X (NO và NO2), d X/He=10,7 và dd chửa 3 muối. Tính khối lượng muối khan thu được? Đáp án: 31,68g . Đáp án: V H2= 6,72l. mAl= 10,8g. mFe= 11,2g Bài 3: Cho 31,8g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 vào 0,8 l dd HCl 1M . a. 2 muối còn dư hay không? b. Khí CO2 . số mol Al bằng số mol Fe và các tạp chất trong hợp kim đều coi như không tác dụng với dd X. Đáp án: [Cu(NO3)2 ]=0,75M . [AgNO3 ]=1,5M Bài 7: Cho 400ml dd