1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Đề_ĐA_HSG Tỉnh ĐăkLăk_V2_2010

6 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI ĐẮK LẮK DỰ THI QUỐC GIA. NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: ĐỊA LÍ 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30/11/2010 Đề thi có 2 trang, gồm 7 câu Câu 1: (3,0 điểm) a) Frông là gì? Trên mỗi bán cầu có mấy frông cơ bản? hãy giải thích. b) Dựa vào tính chất của hai khối khí ở hai bên frông, người ta chia frông thành mấy loại? Nêu đặc điểm của các frông đó. Câu 2: (2,0 điểm) Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về kinh tế - xã hội khi tiến hành giải quyết vấn đề môi trường? Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính chất gió mùa làm cho khí hậu ở nước ta phân hóa, biến động phức tạp. Câu 4: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng, năm 2006. Các vùng Số Trong đó Thành phố Thị xã Thị trấn Cả nước 689 38 54 597 22824 Trung du và miền núi Bắc Bộ 167 9 13 145 2151 Đồng bằng sông Hồng 118 7 8 103 4547 Bắc Trung Bộ 98 4 7 87 1463 Duyên hải Nam Trung Bộ 69 7 4 58 2769 Tây Nguyên 54 3 4 47 1368 Đông Nam Bộ 50 3 5 42 6928 Đồng bằng sông Cửu Long 133 5 13 115 3598 a) Nhận xét và giải thích sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước. b) Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu 5: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a) Nêu những điểm khác nhau về địa hình của vùng Tây Bắc và Đông Bắc. b) Độ cao đồi núi đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hóa tài nguyên đất ở nước ta. 1 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 6: (3,0 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển ngành thủy sản nước ta. b) Tại sao đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta? Câu 7: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh việc khai thác thế mạnh về thủy năng của Tây Nguyên đang được phát huy và sẽ trở thành động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Hết • Thí sinh không được sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: . 2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI ĐĂK LĂK DỰ THI QUỐC GIA. NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: ĐỊA LÍ 12 - THPT Ngày thi: 30/11/2010 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: 3,0 a)Frông. -Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý. -Các khối khi ngăn cách theo một mặt nghiêng, có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió, gọi là diện khí hay frông, ký hiệu là (F). -Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản: +Frông địa cực (FA) +Frông ôn đới (FP) -Giữa hai khối khí nhiệt đới (T) và xích đạo (E) hình thành frông nội tuyến (FIT) nhưng không thường xuyên và rõ nét bởi chúng đều nóng và có cùng một chế độ gió. -Khối khí xích đạo bắc và nam bán cầu đều là khối khí nóng, ẩm chỉ có hướng gió khác nhau, vì thế chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho hai bán cầu. b)Tính chất và đặc điểm. -Dựa vào tính chất của khối khí ở hai bên frông người ta chia ra frông nóng và frông lạnh. -Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối khí lạnh, vì có ma sát giữa mặt đệm và không khí nên khối khí lạnh dưới mặt frông hình thành một cái nêm nhọn. Khối khí nóng tràn lên trên mặt frông bị lạnh đoạn nhiệt, hình thành mây vũ tầng (Ns), trung tầng (As) gây mưa trong phạm vi rộng 300 - 400km trước chân frông -Frông lạnh là frông có khối khí lạnh chủ động di chuyển phía dưới đẩy lùi khối khí nóng phía trên, do sức ì của khối khí nóng, khối khí lạnh hình thành cái nêm tù đẩy khối khí nóng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt hơi nước ngưng kết thành mây vũ tích (Cb) gây ra mưa rào có dông, phạm vi hẹp. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu 2 2,0 -Các nước đang phát triển là nơi đang phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa môi trường và phát triển. -Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích lục địa và 3/4 dân số thế giới. Là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là khoáng sản, tài nguyên rừng, đất trồng, khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội. -Nhìn chung đây là các nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, nợ nần, đói nghèo và bùng nổ dân số . làm cho môi trường bị phá hoại nghiêm trọng. -Sự chậm phát triển - sự hủy hoại môi trường - sự bùng nổi dân số là những cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để thoát khỏi nghèo đói. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 3,0 -Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nữa cầu Bắc, nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ. 0,25 3 -Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa, chỉ mạnh lên vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa. -Gió mùa đông hoạt động thừ tháng XI đến tháng IV do tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc. +Miền Bắc có mùa đông lạnh với tính chất lạnh khô nửa đầu mùa và lạnh ẩm nửa cuối mùa, kèm theo mưa phùn ở vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. +Khi xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dảy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào Tín phong nữa cầu Bắc chiếm ưu thế, gió thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô. -Gió mùa hạ hoạt động từ tháng V đến tháng X, có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta. +Đầu mùa hạ khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên và hình thành fơn Tây Nam cho khu vực Duyên hải Bắc Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc. +Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam) cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa cho cả hai miền Bắc và Nam. -Tính chất gió mùa tạo ra sự phân hóa khí hậu nước ta phức tạp không chỉ theo không gian (mùa đông ở phía Bắc, mùa mưa - khô đối lập ở phía Nam) mà còn biến động phức tạp theo thời gian, đặc biệt khi kết hợp với nhiễu động của khí quyển và hoạt động bảo ở Biển Đông. 0,25 1,0 1,0 0,5 Câu 4 3,0 a)Nhận xét và giải thích. -Dân số đô thị nước ta còn thấp (26,9%) so với các nước trong khu vực. -Đô thị nước ta chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ. Thị xã, thị trấn chiếm đến 94,4%, thành phố chỉ chiếm 5,6% -Mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông ở đồng bằng (68%) và ít ở miền núi (32%), Đồng thời đô thị có quy mô lớn (loại 1 và 2) cũng tập trung chủ yếu ở đồng bằng. -Đông Nam Bộ có số lượng đô thị ít nhất so với các vùng (50/689) nhưng có mức độ tập trung dân cư đô thị cao nhất (6928 nghìn người = 30,4% dân số đô thị cả nước), trong khi Trung du miền núi phía Bắc có đến 167 đô thị nhưng chỉ có 9,4% dân số đô thị và tỷ lệ này thấp nhất ở Tây Nguyên với 6,0%. *Đặc điểm phân bố mạng lưới đô thị và dân số đô thị nước ta phản ánh: -Lịch sử hình thành các đô thị và sự phân bố dân cư của nước ta hiện nay. -Nước ta đang nằm trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa. -Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước. b)Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội -Đô thị hóa tác động sâu sắc đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. -Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 khu vực đô thị đóng góp đến 70,4% GDP cả nước). -Các đô thị là trung tâm khoa học kỹ thuật, có lực lượng lao động kỹ thuật cao, có cơ sở hạ tầng và vật chất hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, đóng vai trò chủ yếu trong thúc đẩy kinh tế đất nước. (Lấy ví dụ minh họa) -Đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, là nơi có khả năng tạo việc 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 4 làm và thu nhập cho người lao động. (ví dụ minh họa) -Đô thị hóa cũng nẩy sinh nhiều hậu quả cần phải giải quyết như ô nhiễm môi trường, an ninh, trật tự . 0,25 0,25 Câu 5 3,0 a)Những điểm khác nhau về địa hình hai vùng. -Vùng núi Đông Bắc. + Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo là cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. +Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, các đỉnh núi cao trên 2000 m nằm ở thượng nguồn sông Chảy giáp biên giới Việt - Trung, ở trung tâm là các khối núi thấp trung bình 500 - 600 m. -Vùng Tây Bắc. +Nằm ở giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam. +Phía đông là dảy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, từ biên giới Việt - Trung tới khủy sông Đà có đỉnh Phanxipăng (3143 m). Phía tây là địa hình núi có độ cao trung bình chảy dọc biên giới Việt - Lào. Ở giữa thấp hơn là các dảy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. Xen giữa các dảy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu. b)Ảnh hưởng của độ cao đến sự phân hóa đất. -Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500 m chiếm khoảng 70%, từ 500 - 1000 m khoảng 15% và trên 2000 m chỉ chiếm 1% do vậy, sự phân hóa đất theo độ cao có sự khác nhau. -Ở đồi núi thấp quá trình feralít diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn (khoảng 65% diện tích đất tự nhiên). -Từ độ cao 500 - 600 m đến 1600 - 1700 m nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng quá trình feralit yếu đi. Quá trình tích lũy mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (đất mùn feralit) -Trên 1600 - 1700 m thường mây mù lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn, đất ở đây là đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao). 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6 3,0 a)Thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển ngành thủy sản nước ta. -Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km 2 . -Vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy sản khá phong phú (hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm có giá trị và trên 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong .) -Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. -Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm được xác định là ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Bình Thuận - Ninh Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường sa. -Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. -Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng 850 ngàn ha diện tích mặt nước để 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 5 nuôi trồng thủy sản. b)Vùng nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long. -Đồng bằng sông Cửu Long là châu thổ rộng nhất nước, mạng lưới sông ngòi chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản. -Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu .) có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ. -Tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nữa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. -Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kỹ thuật, công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ phát triển mạnh. -Hình thức nuôi trồng thủy sản chuyển dần từ quang canh sang thâm canh công nghiệp -Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi tôm lớn nhất nước chiếm đến 81,8% sản lượng tôm cả nước, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Đồng thời đây củng là vùng nuôi cá lớn nhất nước với 67,1% sản lượng cá nuôi cả nước (năm 2005). 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 3,0 -Tây Nguyên có nhiều hệ thống sông lớn, giàu tiềm năng về thủy năng như Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai. -Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim, Drây H’Linh (12 MW) trên sông Xrê Pôk. -Từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng hình thành nên các bậc thang thủy điện trên các sông nổi tiếng của Tây Nguyên. -Thủy điện Yaly (729 MW) trên sông Xê Xan được khánh thành tháng 4/2002. Hiện bốn nhà máy khác được xây dựng những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (hạ lưu thủy điện YaLy) và Plây Krông (thượng lưu Yaly), khi hoàn thành tổng công suất của hệ thống sông Xê Xan là 1500 MW. -Trên hệ thống sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện được quy hoạch với tổng công suất lắp đặt máy trên 600 MW. Lớn nhất là nhà máy thủy điện Buôn Kuôp (280 MW), Buôn Tua Srah (85 MW), thủy điện Xrê Pôk 3 (137 MW), Xrê Pôk 4 (33 MW), Đức Xuyên (58MW) và thủy điện Đrây H’linh được nâng cấp lên 28 MW. -Trên sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới. *Việc xây dựng các nhà máy thủy điện tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng phát triển mạnh như: +Cấp nước cho vùng chuyên canh cây công nghiệp của vùng. +Cấp điện cho các xí nghiệp chế biến (gỗ, cà phê, cao su .) +Tạo điều kiện để vùng mở rộng ngành công nghiệp khai khoáng, trong đó có khai thác và chế biến nhôm. +Các hồ thủy điện còn là vùng nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái . +Điện năng đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực Tây Nguyên 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,75 -------------------Hết------------------ 6 . THI QUỐC GIA. NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: ĐỊA LÍ 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 30/11 /2010 Đề thi có 2 trang, gồm. 2 2,0 -Các nước đang phát triển là nơi đang phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa môi trường và phát triển. -Các nước đang phát triển

Ngày đăng: 04/12/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w