Câuchuyện của TrangTửvớihọctrò Cuối thu, thầy Trangtử một trong hai nhà hiền triết góp phần làm nên hệ tư tưởng Lão - Trang của Đạo giáo, dẫn một đám họctrò đi về phương Nam. Nhà hiền triết này chỉ mong họctrò thu được những điều mới lạ, những kinh nghiệm lý luận mang đầy tính ẩn dụ như thầy. Qua đất Triết, họ thấy một toán tiều phu chuẩn bị đồ nghề đốn cây. Một tiều phu hỏi: Trong hai cây này, đốn cây nào? Trưởng toán tiều phu đáp: Đốn cây cong, để cây thẳng lại. TrangTử xây qua nói vớihọc trò: Cái cây cong kia chết vì bất tài. Lại qua đến đất Mân, TrangTử ghé vào thăm nhà một người bạn. Người bạn sai gia nhân làm thịt thêm con trích để đãi TrangTử và học trò. Gia nhân hỏi: Trong hai con trích, một con gáy rất hay, một con không biết gáy, làm thịt con nào? Chủ nhà đáp: Làm thịt con biết gáy. TrangTử xây qua nói vớihọc trò: Con trích biết gáy kia chết vì nó có tài. Họctrò hỏi: Thưa thầy cái cây cong chết vì bất tài, con trích biết gáy chết vì có tài. Nếu là thầy thì thầy đứng vào chỗ nào? TrangTử đáp: Ta đứng vào giữa chố bất tài và có tài. Lại đi nữa sang tới đất Việt, Trangtử đưa đám môn đệ qua thành Tây Cống. Cuối thu, phương Nam hay có mưa vào buổi chiều, hôm ấy, chưa đến giờ Thân, trời chợt đổ cơn mưa vừa. Mưa mới chừng qua hai tuần trà, nước đã ngập đường lênh láng. Gặp lúc cao điểm, xe cộ ùn ùn qua đó, chết máy cũng nhiều. Người dắt xe lôi bì bõm trong nước. TrangTử bảo họctrò đứng trú mưa trên tam cấp của một viện uốn tóc. Còn đang nhìn đường phố, thầy tròtrangTử nhìn thấy một chiếc xe gắn máy đời mới vọt lên. Bỗng nhiên, người chạy chiếc xe nhảy chồm lên một cái rồi cả người và xe té nhào xuống con đường đầy nước. Mọi người xúm lại đỡ người lái xe và dựng chiếc xe dậy. TrangTử xây qua nói vớihọc trò: Chiếc xe kia có tài nhưng người chạy nó lại bất tài. Do vậy, anh ta té mà chiếc xe vẫn không sao. Còn đang nói chuyện, lại thấy một chiếc xe hơi đời cũ vọt lên. Tiếng máy đang gầm gừ, bỗng nhiên im bặt. Bụp một cái, đầu chiếc xe chìm nghỉm xuống nước, đuôi xe chổng lên cao. Viên tài xế may mắn mở được cửa thoát ra khỏi xe. TrangTử xây qua nói vớihọc trò: Chiếc xe kia bất tài nhưng người lái nó lại có tài. Do vậy, xe anh ta chìm xuống hố tử thần mà anh ta thoát ra được. Họctrò hỏi: Thưa thầy, xe đời mới có tài nhưng người chạy lại bất tài, xe đời cũ bất tài nhưng người chạy lại có tài. Một đàng, xe không sao nhưng người lại té, một đằng xe chìm đầu nhưng người không té. Nếu là thầy, thầy đứng vào chỗ nào? TrangTử đáp: Ta đứng ngoài cái tài và cái bất tài. Họctrò lại hỏi: Thưa thầy, hôm trước thầy đứng giữa cái tài và cái bất tài. Hôm nay, thầy lại đứng ngoài cái tài và cái bất tài. Vậy vị trí chính xác của thầy là ở đâu? TrangTử đáp, xem đốn cây cong, thầy trò ta có đứng cách xe mười trượng thì không có chi là nguy hiểm. Thịt một con trích biết gáy, thầy trò ta không ăn thì không có chi là nguy hiểm. Nhưng chạy một chiếc xe đời mới mà đi trên một con đường mu rùa ngập nước, lái xe đời cũ mà lao vào đúng hố tử thần của mấy anh làm đường ẩu tả thì dù có tài hay bất tài cũng mười phần nguy hiểm. Bởi vì đường mù rùa ngập tràn nước mưa và hố tử thần nằm dưới mặt nước là điều mà mấy anh làm ẩu có thể thấy và biết mà thầy trò ta và bá tánh không thể thấy và cũng không thể biết. Cho nên, ta nói là đứng ngoài cái tài và cái bất tài là như vậy. Họctrò lại hỏi: Thường nghe “Quân tử nhất ngôn vị định” - người quân tử chỉ nói một lời. Nay thầy lại nói đứng giữa và đứng ngoài. E rằng thái độ này có ba phải quá chăng?. TrangTử cười mà rằng: Ta chưa hề tự xưng là quân tử. Ta chỉ là… Trang Tử. Chúng ta là bá tánh bình thường như bao nhiêu bá tánh khác, đi qua đây thấy mưa ngập đường, người ngã, xe sụp hố tử thần vậy thôi. Ngay chủ đầu tư các công trình thoát nước, làm đường quấy quá này cũng không cần biết đường mu rùa đang ngập nước, hố tử thần này là nguy hiểm cho dân. Các trò giở báo ra đọc, coi có ai tự nhận trách nhiệm về đường mu rùa ngập nước và hố tử thần hay không? Đến họ mà cũng không nhận, cứ đứng giữa và đứng ngoài mọi tai của bá tánh, huống chi là ta? (Bài đăng trên báo Thanh Niên Xuân Tân Mão 2011) . . Câu chuyện của Trang Tử với học trò Cuối thu, thầy Trang tử một trong hai nhà hiền triết góp phần làm nên hệ tư tưởng Lão - Trang của Đạo. Chủ nhà đáp: Làm thịt con biết gáy. Trang Tử xây qua nói với học trò: Con trích biết gáy kia chết vì nó có tài. Học trò hỏi: Thưa thầy cái cây cong chết