1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Nghỉ sao cho khoẻ

2 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

Nghỉ sao cho khỏe? Theo các chuyên gia về phong cách ứng xử thì việc không sắp xếp được thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi với tiến độ và tỉ lệ hợp lý sẽ là lý do gây rối loạn nhịp sinh học của chính khổ chủ. Một trong các giải pháp chống lại sự rối loạn nhịp sinh học chính là nghỉ ngơi theo đúng nguyên tắc “tắt bếp đúng lúc để nước đừng cạn”, nhằm khôi phục sự quân bình. Quân bình tất nhiên không bó buộc phải 50/50 mà là thay đổi tùy theo bối cảnh cá biệt của mỗi đối tượng, miễn là có nghỉ ngơi thay vì “chịu đấm ăn xôi” để rồi cuối cùng “mất cả chì lẫn chài”. Khó chính là ở chỗ không phải ai cũng nhấn nút off một cách dễ dàng trong cuộc sống. Kẹt hơn nữa là không phải ai cũng có thể thiết kế cho chính mình một mô hình nghỉ ngơi như mong muốn khi phải đương đầu với đủ thứ áp lực từ công việc. Biết vậy nên các chuyên gia về tâm lý lao động ở Đại học Konstanz (Đức) đã đưa ra những lời khuyên như sau: - Nên mạnh dạn quyết định nghỉ hè khi bắt đầu ghi nhận thời gian cuối tuần không đủ để nghỉ ngơi khiến suy giảm nghị lực khi bước vào ngày đầu tuần mới. - Đừng theo đuổi chương trình nghỉ dưỡng nào đó chỉ vì lời quảng cáo đường mật. Vận động thể dục thể thao trong lúc nghỉ hè là điều nên làm nhưng trong nhiều trường hợp, làm biếng trong lúc nghỉ ngơi lại là hình thức tốt nhất, kiểu nào cũng được, miễn là trái với nhịp làm việc thường ngày. - Trong lúc nghỉ hè cần tránh cho bằng được kiểu sinh hoạt trái ngược với nhịp sinh học, chẳng hạn thức thật khuya hay ngủ quá sớm, vì như thế chẳng khác nào đẩy cơ thể vào một tình huống stress mới. - Mô hình nghỉ ngơi quá ngắn (1-2 ngày) thường không có lợi vì tâm thể chưa kịp thích ứng với môi trường mới thì gia chủ lại khăn gói lên đường trở về mái nhà xưa. - Tránh chương trình du lịch quá căng thẳng cũng như kéo dài nhiều giờ không có chặng nghỉ giữa đường, vì hiệu quả cuối cùng là đòn đo ván khi gia chủ đến nơi. - Tuyệt đối đừng từ văn phòng lên đường một lèo đến khu nghỉ dưỡng vì công việc còn tồn đọng chắc chắn sẽ bám sát khổ chủ trong mấy ngày đầu. Nếu chuyến đi nghỉ chỉ có mấy ngày thì lại càng bằng không. Tốt nhất nên thu xếp để có 1- 2 ngày yên tĩnh trước khi khởi hành. - Nếu không thể nghỉ hè thì tối thiểu nên chọn hình thức giải trí nào đó nhiều lần trong tuần. Theo nhiều chuyên gia ở Đức, cách tốt nhất là . tham gia nấu ăn. Gia chủ vì thế vừa được thưởng thức tác phẩm của mình để thấm thía hơn về ý nghĩa khác biệt giữa “nạn nhân” và “thủ phạm” vừa được thư giãn. - Hình thức nghỉ hè tuy có thể ngắn hạn nhưng nhiều lần thì sẽ có tác dụng giải tỏa stress tốt hơn loại nghỉ hè một lần nhưng quá lâu (nhưng có nghỉ được lâu đâu mà mong). Stress chẳng khác nào thuốc lào, gia chủ có “chôn” xuống rồi thì lại tự “đào” lên mà thôi. Cơ thể con người cũng tựa như cái máy. Không dễ gì mở máy lần nào cũng ngon ơ nhưng khó hơn nhiều lại là làm sao biết tắt máy trước khi cháy máy. Theo BS Lương Lễ Hoàng . Nghỉ sao cho khỏe? Theo các chuyên gia về phong cách ứng xử thì việc không sắp xếp được thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi với tiến. trong lúc nghỉ ngơi lại là hình thức tốt nhất, kiểu nào cũng được, miễn là trái với nhịp làm việc thường ngày. - Trong lúc nghỉ hè cần tránh cho bằng được

Ngày đăng: 04/12/2013, 05:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Mô hình nghỉ ngơi quá ngắn (1-2 ngày) thường không có lợi vì tâm thể chưa kịp thích ứng với môi trường mới thì gia chủ lại khăn gói lên đường trở về mái nhà xưa. - Bài soạn Nghỉ sao cho khoẻ
h ình nghỉ ngơi quá ngắn (1-2 ngày) thường không có lợi vì tâm thể chưa kịp thích ứng với môi trường mới thì gia chủ lại khăn gói lên đường trở về mái nhà xưa (Trang 1)
w