1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Những võ tướng thời Tây Sơn

3 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Một con người Bình Định - Anh hùng Duy Dương [ ] 1. Duy Dương là ai? Duy Dương (1827 - 1866), còn gọi là Thiên hộ Dương do giữ chức Thiên hộ, là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Đồng Tháp Mười. Khi Pháp xâm lược 3 tỉnh Miền Đông Nam kỳ, ông đã đứng lên sát cánh với Thủ khoa Huân khởi nghĩa ở Tiền Giang (1861), rồi ông lại tham gia nghĩa quân của Trương Công Định. Cho đến năm 1864, Trương Định mất, ông cùng Đốc binh Kiều lập căn cứ Đồng Tháp Mười tiếp tục kháng chiến, nhưng vẫn phối hợp với Trương Quyền, con trai Trương Định, và Acha Xoa, lãnh tụ nghĩa quân người Campuchia, đánh thắng Pháp nhiều trận lớn. 2. Tiểu sử a. Khi còn ở quê nhà Theo tư liệu của gia đình họ ở Nhơn Tân (An Nhơn, Bình Định) và của Ban Nghiên cứu lịch sử tỉnh Bình Định, Duy Dương sinh năm 1827 tại thôn Cù Lâm Nam nay là thôn Nam Tượng I, xã Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định. Nam Tượng I là một thôn nhỏ nằm dưới chân núi Thơm, cách sông Côn 4 km về phía Nam, cách làng Kiên Mỹ 12 km. Tổ tiên của Duy Dương từ miền Bắc là Hữu Man vào thôn Nam Tượng lập nghiệp, đến đời Duy Dương là đời thứ 6. Theo lời kể của cụ Quế, 85 tuổi (1989), cháu nội Duy Dương, thì ông Dương là con thứ ba trong gia đình và thuở nhỏ ông Dương là người sáng trí, khỏe mạnh và giỏi nghệ. Khi cha qua đời, gia đình sa sút, ông Dương phải đi chăn trâu để sinh sống. May nhờ vị quan sở tại cảm thông hoàn cảnh nghèo khó và mến tài nên nhận làm con nuôi. Trong một kỳ thi võ, ông cử được một lúc 5 trái linh, mỗi trái 60 cân (hai tay xách 2 trái, hai nách kẹp 2 trái, răng cắn 1 trái, nên từ đó mọi người đều gọi ông là Ngũ Linh Dương. Ông có người anh thứ tên là Duy Tân, sau này tham gia phong trào Cần Vương kháng Pháp ở Bình Định do Mai Xuân Thưởng chỉ huy. Sau khi Mai Xuân Thưởng chết, ông Tân lại theo Trứ, bị Pháp bắt và xử án chém cùng với nhiều nghĩa quân khác tại Gò Chàm (Bình Định) ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu (tức ngày 9 tháng 10 năm 1898), thọ 73 tuổi. b. Vào Nam kháng chiến Năm 1853, theo đề nghị của các quan, trong đó Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức ban hành chính sách đồn điền. Năm 1857, hưởng ứng chính sách vừa kể, Duy Dương vượt biển vào Nam tìm đến đất Ba Giồng, ven Đồng Tháp Mười (nay thuộc địa bàn huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), để chiêu dân lập ấp, kết bạn với Nguyễn Hữu Huân và trở thành một hào phú ở địa phương. Tháng 2 năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4 năm 1861), Duy Dương cùng Thủ Khoa Huân kéo lực lương về Gia Định đánh Pháp. Vì vậy, ông được phong chức Chánh quản đạo. Thành Gia Định vỡ, ông vượt biển về kinh, bái yết vua Tự Đức hiến kế đuổi giặc. Ông được điều về Quảng Nam dẹp cuộc nổi dậy của người Thạch Bích (mọi Vách Đá) và được phong hàm Chánh bát phẩm Thiên hộ vào năm 1860. Tháng 5 năm 1861, ông được sung vào phái bộ của Khâm phái quân vụ Đỗ Thúc Tịnh vào Nam với nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa dõng chống ngoại xâm. Trong một thời gian ngắn, ông mộ được gần một ngàn người, trong số đó, có cả lính đánh thuê của Pháp và một người Pháp là Liguet và ông được phong chức Quản cơ. Ông đóng quân ở Bình Cách, liên kết với Trương Định ở Gò Công, Trần Xuân Hoà (phủ Cậu) ở Thuộc Nhiêu và Đỗ Thúc Tịnh ở Mỹ Quí. Tự giác giương cao khẩu hiệu "Cần Vương" chống Pháp, nghĩa quân lấy Đồng Tháp Mười là vùng rừng đầm lầy, hiểm trở vào bậc nhất ở Nam Bộ thời bấy giờ làm căn cứ. Từ đây, nghĩa quân dùng chiến thuật du kích đánh Pháp trên cả một vùng rộng lớn từ Hà Tiên, Rạch Giá đến Đồng Tháp, gây cho đối phương nhiều tổn thất Giữa lúc lực lượng nghĩa quân đang quyết chiến, thì hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 được ký kết. Liền ngay sau đấy, triều đình Huế buộc các tổ chức nghĩa quân phải hạ khí giới. Không tuân lệnh, ông bị triều đình tước binh quyền và lùng bắt (Phan Thanh Giản nhận lệnh triều đình, sai quản cơ Trần Văn Thành truy đuổi Nguyễn Hữu Huân rồi Trương Định lần lượt chết trong công cuộc kháng Pháp, ông cùng với các nghĩa sĩ khác như Nguyễn Tấn Kiều (tức Đốc Binh Kiều, phó tướng), Trần Kỳ Phong, Thống Bình, Lãnh Binh Dương, Thương Chấn, Thống Đa, Quản Văn, Quản Là . vẫn không nản lòng, càng tổ chức đánh Pháp quyết liệt hơn. Ngày 14 tháng 4 năm 1866, Pháp huy động một lực lượng gồm ngót ngàn thủy quân, bộ binh cùng nhiều tàu chiến, đại bác chia làm 3 mũi đồng loạt tiến công từ 3 hướng Cần Lố, Cái Nứa và Bắc Chiêng, quyết đánh chiếm sở chỉ huy của nghĩa quân. Nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra đã khiến Pháp bị tiêu hao không ít, nhưng trước sức công phá của súng đạn, Pháp chiếm được Đồn Trung, khiến nghĩa quân phải rút đi. Sau khi rút khỏi Đồng Tháp Mười, Duy Dương đem quân phối hợp với con của Trương Định là Trương Quyền và thũ lãnh người Khmer là Acha Xoa, tiếp tục đánh Pháp nhiều trận trước khi suy yếu dần. c. Ra Huế và cái chết Tháng 10 năm 1866, Duy Dương dùng thuyền theo đường biển ra Bình Thuận để cầu viện sự giúp đỡ của triều đình và liên lạc với nghĩa sĩ miền Trung nhằm gây dựng lại lực lượng. Dựa vào những phân tích của Gustave Janneau về hai bản tấu kín của ông Dương dâng vua Tự Đức (không tìm thấy 2 bản tấu, chỉ có bản phân tích có in trong Duy Dương với Đồng Tháp Mười, tr.175 - 182) thì rất có thể triều đình cho vời ông ra Huế để trình bày kỹ càng hơn việc: "đề nghị nhà vua cho phép dùng mưu kế thu hồi lại 3 tỉnh miền Đông", "nếu nhà vua cho lệnh, ông có thể tiêu diệt hết binh lính Pháp ở nơi kênh rạch nhỏ hẹp, nơi mà các đại bác mất tác dụng" . Cũng không loại trừ khả năng triều đình đang tìm cách bó tay Duy Dương, để làm vừa lòng Pháp, không cho họ lấy cớ vì ông "phá quấy" mà lấn chiếm đất thêm (bấy giờ chủ súy Pháp thường cho là ba tỉnh miền Tây vẫn chứa giấu tên Thiên Hộ Dương - Đại Nam thực lục chính biên (Đệ tứ kỷ), tập 31, tr 64). Vì cũng chính trong sách sử có một đoạn như sau: “Tháng 9 Bính Dần, Nguyễn Hữu Có đến lỵ sở, đi qua Gia Định có bảo sứ Pháp rằng: bè lũ Duy Dương nên cho ra đầu thú, dồn đi khai khẩn. Khi Hữu Có đến Vĩnh Long đem việc ấy đến nói kín với Phan Thanh Giản. Giản bèn tư cho các tỉnh . phàm bè lũ Duy Dương đều cho ra đầu thú đi khẩn hoang. Lại sắc cho tuần phủ Bình Thuận, Khánh Hòa hễ thấy tên Dương, tên Tuệ thì đổi tên, cấp cho ngựa trạm về kinh, phái đi nơi khác, cho hết điều tai tiếng." Nhưng thật không ngờ, khi đến cửa biển Cần Giờ, ông và các thuộc hạ tâm phúc đều bị cướp biển sát hại, nên câu hỏi vì sao ông ra Huế vẫn là thắc mắc chưa có lời giải đáp. d. Giải thích thêm về cái chết Tuy vẫn còn vài ý kiến khác, nhưng theo những nỗ lực tìm kiếm xác minh gần đây, nhiều nhà nghiên cứu sử đã đồng thuận rằng Duy Dương đã bị cướp biển giết ở mũi Thị Khiết (Thần Mẫu) thuộc vùng biển Cần Giờ, khoảng tháng 10 năm 1866, lúc ông mới 39 tuổi. Bởi căn cứ vào các nguồn: (i)Trong báo cáo của Nguyễn Đức Hạnh gửi cho Chánh sở mật thám Pháp: "Người này tên là Dương đã bỏ trốn sau khi Tháp Mười bị chiếm. Ông ta lên chiếc ghe bầu để đi Bình Thuận. Trước khi đến xứ này, ông đã bị tên Lý Sen, cầm đầu một đám cướp biển tấn công.Lý Sen đi trên một chiếc thuyền mành mà người ta gọi là “Thiền du”, đã cho liệng xuống biển tất cả những người An Nam đi trên chiếc ghe cửa này. Lý Sen lục lọi trong một chiếc rương lớn lấy tất cả áo quần, các cấp bằng và mũ miện của Thiên Hộ Nguyên soái tên Duy Dương." Nguyễn Đức Hạnh còn cho biết thêm sau đó tên Sen bị bắt vì Hai Sĩ tố cáo y đã cướp bóc nhiều ghe biển, và tên Sen đã cắn lưỡi chết trong ngục. (ii) Tác giả Schreiner trong quyển Đại Nam Quốc sử (Nguyễn Văn Nhàn dịch, Sài Gòn, 1905, tr.490) cũng đã tái xác nhận nguồn tin này: "Người ta nghe tin ông Duy Dương mới chết chìm tại phía mũi Đinh (Padaran), là nơi ông đánh với ba chiếc ghe tàu ô của đảng ăn cướp, quân ấy hạ hết người trên hai ghe." (iii) Trong dân gian ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp còn lưu truyền câu chuyện "Sau khi thất thủ ở Đồng Tháp Mười, Duy Dương rút qua An Giang, Rạch Giá và bị cướp biển chặn đánh và chết ở cửa biển Rạch Giá" (địa điểm chết khác với 2 tài liệu trên). Ngoài ra còn có 2 tư liệu cũng cho rằng ông Dương mất ngoài biển cả, nhưng nguyên do tại vì bão tố làm cho đắm thuyền: (iv) Đại Nam thực lục chính biên (tập 31, tr. 65) có đoạn chép: "Thiên Hộ Dương ủy người về dâng sớ kín. Vua sai Vũ Trọng Bình hỏi kín, cốt phải hỏi đến chỗ cùng bàn cho ổn thỏa. Rồi được quan Thuận Khánh báo rằng Duy Dương đi thuyền về tỉnh Bình Thuận đầu thú gặp gió nên bị đắm ở phận biển Thần Mẫu, sai đi tìm xác, chi đồ vật đem chôn, cấp cho mẹ hắn mỗi tháng 5 quan tiền, 1 phương gạo." (v) Nam Kỳ Phong tục nhân vật diễn ca (NXB Phát Toàn, Sài Gòn, 1909, tr 67) của Nguyễn Liên Phong: “Thoát thân về với ghe bầu, Khỏi nơi Cần Hải tiền xu đoán thoàn. Giấc nồng đêm dậy nhảy khan, Hồn chôn bụng cá ưng oan chẳng cần” 3. Tưởng nhớ Để tưởng nhớ Duy Dương, tại Gò Tháp (xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp), người dân đã lập đền thờ ông và đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốcgia. Ngày 14 tháng 11 âm lịch hằng năm, là ngày giỗ chung của 2 ông: Thiên hộ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Tại nơi ông sinh ra (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn), năm 1997, dòng họ đã góp tiền xây dựng đền thờ và hàng năm tổ chức tế lễ. Và gần đây, sáng ngày 15 tháng 12 năm 2007 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng cho đền thờ Duy Dương tại xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn một tượng đồng phác họa chân dung ông, trong chương trình “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”. Tại đền thờ ông ở Gò Tháp có câu đối: “Sử sách sáng chói danh Thiên Hộ Bia miệng lưu truyền tiếng Đốc binh” Và câu ca dao còn lưu truyền tại địa phương: “Chiều chiều mây giục gió vần Cảm thương Thiên Hộ xả thân cứu đời!” theo:binhdinhngaynay . Tháng 2 năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định rồi đánh chiếm thành Mỹ Tho (tháng 4 năm 1861), Võ Duy Dương cùng Thủ Khoa Huân kéo lực lương về Gia Định đánh. án chém cùng với nhiều nghĩa quân khác tại Gò Chàm (Bình Định) ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu (tức ngày 9 tháng 10 năm 1898), thọ 73 tuổi. b. Vào Nam kháng

Ngày đăng: 04/12/2013, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w