1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Đông Hồ khám phá thơ Nôm Mạc Thiên Tích

14 442 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Đông Hồ khám phá thơ Nôm Mạc Thiên Tích Trương Minh Đạt Khoảng năm 1970, ở miền Bắc, cụ Thúc Ngọc Trần Văn Giáp viết về Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên tích(1). có nêu nghi vấn: “Nghe nói Hà Tiên thập vịnh có hai tập, một tập thơ chữ Hán, một tập thơ chữ Nôm, nếu quả đúng như vậy thì tập thơ Nôm chưa tìm thấy”. Cũng vào năm 1970, ở miền Nam hai nhà xuất bản Mạc Lâm và Quỳnh Lâm cho phổ biến hai quyển Đăng đàn và Văn học Hà Tiên của Đông Hồ, để kỷ niệm chu niên ngày qua đời của ông. Trong Đăng đàn in bài nói chuyện tại Câu lạc bộ văn hóa Sài Gòn vào năm 1960 của Đông Hồ. Ông nói: “Điều đáng cho chúng ta thán phục, đáng cho chúng ta ca tụng từ trước đến nay và mãi mãi về sau là thi phái Chiêu anh các Hà Tiên đã để lại cho chúng ta áng văn chương Nôm giá trị không ít”(2). Câu nói đó tóm tắt một thành tựu lớn nhất trong cuộc đời khảo cứu văn học miền Nam của ông: Khám phá tác phẩm văn chương chữ Nôm Mạc Thiên Tích. Việc này xảy ra năm 1960. Năm ấy ông cùng nữ sĩ Mộng Tuyết công bố một tập sách nhỏ nhan đề Hà Tiên thập cảnh và Đường vàoTiên, trong đó ông nói điều lạ nhất xưa nay: “Cũng là 10 bài thơ đó, riêng Mạc Thiên Tích có làm 10 bài thơ Nôm, hầu hết theo vần 10 bài Hán. Về 10 bài Nôm này, phần nhiều các sách đều chỉ biết có 10 bài thất ngôn Đường luật.Thực thì không chỉ có 10 bài Đường luật mà thôi đâu. Nguyên toàn tập thơ Nôm là một ngâm khúc làm thể song thất lục bát, phân làm mười đoạn. Mỗi đoạn là một cảnh, kết đoạn đó bằng bài thơ Đường luật. Tuy phân đoạn từng cảnh như thế mà vần thơ vẫn cứ nối tiếp, cắn liền nhau, từ câu cuối đoạn trên xuống câu đầu đoạn dưới, từ cảnh thứ nhất đến cảnh thứ mười . Tôi nói như vậy là để ai muốn chép 10 bài Hà Tiên thập vịnh này, nên chép cho có thứ tự từ trên xuống dưới, trước sau không chép lộn xộn được. Tuy là 10 bài nhưng thực là một khúc, thứ đệ phân minh . Vì khi làm người làm đã nghĩ đặt có thứ tự trước sau”(3). Do phát hiện mới mẻ này, ông Đông Hồ được chính quyền Sài Gòn thời đó mời ra thỉnh giảng chứng chỉ văn chương Quốc âm tại Đại học Văn khoa từ niên 1964-1965. Như vậy là tác phẩm chữ Nôm của Mạc Thiên Tích đã được tìm thấy. Đối với vấn đề thơ Nôm của họ Mạc, đến nay vẫn còn nhiều chi tiết liên quan mà chúng ta cần ra sức tiếp tục khảo cứu đến nơi đến chốn. Công việc này đương nhiên là hữu ích và cần thiết. Nhưng thiết tưởng công tác khoa học vốn là vô bờ bến, ta không thể cầu toàn, mặc dù sự vẹn toàn chính là lý tưởng ở phía trước, thúc đẩy khoa học tiến lên. Đời sống mỗi người thì có giới hạn, kết qủa việc làm cũng tuỳ thuộc những điều kiện khách quan. Nhất là hoàn cảnh lịch sử đất Hà Tiên trong thế kỷ XVIII, XIX, XX luôn trải qua tai họa chiến tranh; tàn phá rồi xây dựng, không biết bao nhiêu lần; nhà cửa bị đốt phá, dân cư phiêu tán, không gì có thể tồn tại. Đối với tác phẩm chữ Nôm của Mạc Thiên Tích mà đòi cho có được bản khắc hoặc bản in là điều quá đáng và vô vọng. Trong văn học sử chưa thấy nói họ Mạc có cho khắc in các tập sách chữ Nôm bao giờ. Nhưng đời sau thì không thể có được. Đến như quyển Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ở ngay triều đình, sách thuộc viện Quốc sử quán mà còn chưa được khắc in nữa là . Vì thế nếu nghiên cứu nền văn học miền Nam, ta cố sao khảo sát tiếp cận tác phẩm cách nào tương đối phù hợp, khi điều kiện khách quan cho phép. Cuộc đấu lý khá sôi nổi, hấp dẫn và đầy “ngoạn mục” giữa ông Nguyễn Quảng Tuân (NQT) và ông Cao Phi Hồng (CPH) gần đây trên Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh số 12, 13, 15, 17 cho thấy vấn đề thơ Nôm của Mạc Thiên Tích chưa đến nỗi nguội lạnh, bị lãng quên. Bằng những luận chứng vững vàng, sinh động, cả hai đối thủ đều tỏ ra không khoan nhượng, quyết bảo vệ lập trường của mình. Các tác giả nhìn vấn đề ở hai thế đối lập dưới góc độ khác nhau, vì thế khi cuộc tranh luận tạm thời im tiếng - vì khó có thể kéo dài hơn nữa - độc giả vẫn có cảm tưởng; cuộc thảo luận chưa ngã ngũ. Đôi bên vẫn giữ hai cực đoan. Sự thật vẫn chưa lộ rõ mặt mày - điều nghi ngờ vẫn còn đó. Tiếng nói kết thúc của NQT vẫn là mạnh tin rằng “ tác giả những bài thơ chữ Nôm không phải Mạc Thiên Tích”. Còn ông CTH thì cương quyết Mạc Thiên Tích đúng là tác giả mười bài Hà Tiên Quốc âm thập vịnh. Ông CPH nói thế nhưng vẫn còn một thắc mắc chưa cởi bỏ được : “ Tôi (Cao Phi Hồng) đã thắc mắc và đặt vấn đề tìm hiểu quá trình hình thành của văn bản gồm có 334 câu lục bát gián thất do Đông Hồ công bố” vì “ngoài Đông Hồ vẫn không có ai công bố mười khúc ngâm lục bát gián thất tương tự .”(4). Trước khi kết thúc cuộc tranh cãi, ông CPH nói: “Những người nghiên cứu chúng ta nên cẩn thận, kỹ càng chính chắn hơn khi viết về Chiêu anh Các và Mạc Thiên Tích”. Chúng tôi nhất chí với ông Cao Phi Hồng trên quan điểm này. Nay xin trình ra đôi điều hiểu biết của tôi về các bài thơ lục bát gián thất và 10 bài thơ luật Nôm, nói gọn là tác phẩm chữ Nôm của Mạc Thiên Tích. Điều sẽ trình bày xin tóm gọn trong hai ý chính: 1- Tôi cho rằng bản thân quý vị tiên phong (tức là những người đầu tiên giới thiệu các bài thơ Nôm của mạc Thiên Tích) không biết một cách thấu đáo về tác phẩm chữ Hán lẫn chữ Nôm của họ Mạc. Có thể so sánh những vị ấy như những người đầu tiên vớ được bộ phận rời của một bức tranh điêu khắc chôn vùi lâu năm . những phát hiện hồi đầu thế kỷ XX chỉ là những phần rời, lẻ vụn. Đến năm 1960, mới được Đông Hồ sắp xếp lại có hệ thống. 2- Cuộc ráp nối sít sao các mảnh vỡ, đặt lại trật tự các bài thơ, do Đông Hồ thực hiện, làm nổi lên giá trị không chối cãi của một bộ phận văn chương chữ Nôm có tính cổ điển và độc đáo nửa phần phía Nam của đất nước. Cổ vật được phục hồi hoàn chỉnh hình dạng ban đầu, tự nó xác định tác giả và xuất xứ. Trong phần chứng minh tôi sẽ sử dụng hai tư liệu tương đối xưa nhất cùng một giai đoạn lịch sử: 1) Tập gia phả bằng chữ Nôm duy nhất còn tồn tại cho phép 35 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm mà ông Vũ Văn Kính mệnh danh là Gia phả Hà Tiên; ông Đông Hồ cho biết tác giả là cụ Trần Đình Quang tự Dưỡng Hối. 2) Cuốn Thần chú thỉnh tiên của dịch giả La Thành Đầm tự Mộ Tần, xuất bản năm 1907 do nhà in và xuất bản Phát Toán Sài Gòn. Sách chép 10 bài Hà Tiên thập cảnh ca trù, tức là 334 câu thơ song thất lục bát và 10 bài thơ Nôm Đường luật. Để thấy được tính chất chân thực của các áng văn chữ Nôm, mà tôi tạm mệnh danh là những tác phẩm trong luồng, xin tóm tắt các giai đoạn xuất hiện: Một: - Trước 1903, trong Gia phả Hà Tiên có chép 4 bài thơ luật Nôm thuộc Hà Tiên thập cảnh và 1 bài Tổng luận – sách không công bố. Hai: - Năm 1903, ông Lê Quang Chiểu công bố 10 bài thơ luật Nôm trong Quốc âm thi hiệp tuyển không có bài Tổng luận, vì lẽ Lê Quang Chiểu không biết có bài này. Ba: - Năm 1904, ông Nguyễn Phương Chánh công bố 10 bài thơ luật Nômbài Tổng luận. Các bài thơ được sắp xếp theo thứ tự của các cảnh trong bài Tổng luận. Bốn: - Năm 1907, La Thành Đầm công bố 334 câu song thất lục bát mà không nắm vững cái thứ tự trước sau của mỗi bài thơ. Lý do vì toàn bộ thơ chữ Hán xưa không còn lại mấy. Năm: - Năm 1926, Đông Hồ in lại trong Nam phong. Trên 30 năm sau, ông xếp các bài thơ Nôm thành một liên khúc không gián đoạn từ bài đầu đến bài cuối. Không phải dễ để nhận thức sự hình thành của một tác phẩm, nên cần phải đi vào chi tiết: A. Những người công bố lần đầu các bài thơ chữ Nôm của Mạc Tích Thiên không rành về tác phẩm chữ Nôm lẫn chữ Hán do họ Mạc làm ra: Trong số những người này tôi sẽ tuần tự nói đến: a) Cụ Trần Đình Quang với quyển Gia phả Hà Tiên. b) Cụ Lê Quang Chiểu trong sách Quốc âm thi hiệp tuyển (1903). c) Cụ Lê Phương Chánh với 10 bàiThiên thập cảnh vịnh và 1 bài Tổng luận (1904). d) Cụ La Thành Đầm với sách Thần chú thỉnh tiên (1907). e) Cụ Đông Hồ trong Nam phong (1926). 1. Trước hết là quyển Gia phả Hà Tiên của cụ Trần Đình Quang tự Dưỡng Hối: Nữ sĩ Mộng Tuyết cho chúng tôi mượn nguyên Bản gốc là bản chép tay. Đây là quyển sách được cụ Đông Hồ sử dụng lần đầu để viết Hà Tiên Mạc thị sử (Nam phong số 107 tháng7 năm 1926). Trong lần biên soạn lại Hà Tiên Mạc sử in lần 2 ở Nam phong số 143, tháng 10-1926, cụ Đông Hồ viết: “Những sách Mạc gia phả thì tôi có được đọc qua 3 bản. Một bản tản văn chữ Nôm của ông Trần Đình Quang tên tự là Dưỡng Hối soạn độ ngoài hai mươi năm nay là bản do tôi đã dò theo mà biên dịch năm trước(5). Đây là quyển sách “xung quanh quét nước vỏ cây, góc phía bên trái bị gián nhấm mất một chữ (xem hình sao chụp tờ đầu quyển sách). Sách gồm 55 tờ đôi khổ 13 x 26cm. Bìa giấy đầu, không đề ngày tháng cũng không có tên người viết hoặc chép. Câu đầu, trang 1: “Tôi xét trong tập Gia phả Hà Tiên đời trước biên để lại rằng ông Mạc Thiên Cửu là người ở đất Trung Hoa .) Quyển này được ông Vũ Văn Kính khảo sát trong tập Thư mục và văn bản Chiêu anh các. Sách của Vũ Văn Kính ở dạng đánh máy gồm 60 trang, nội dung chia làm hai phần, phần thư mục và phần văn bản. ở phần đầu, trang 9, tiết 8 viết về quyển Gia phả Hà Tiên như sau: “Tôi xét thấy trong tập Gia phả Hà Tiên đời trước biên để lại rằng: “Bản chính ( .) giấy bản đã ngả mầu, bị mọt ăn mất mấy chữ, lề đóng xuyên từ bên nọ sang bên kia. Tự dạng chữ Nôm cũng như hình thức tài liệu có thể dự đoán là tác phẩm được viết vào đầu thế kỷ XX”. Khi phát biểu Tại cuộc hội thảo 250 năm Tao đàn Chiêu anh các ở Kiên Giang - ngày 13 và 14 tháng 11 năm 1986 - ông Vũ Văn Kính cũng nói về quyển gia phả này: “ . Xin không đi sâu vào chi tiết bản gia phả, mà chỉ nói bản này có phụ thêm ở cuối 10 bài thơ Nôm đề rõ là nguyên tác của Mạc Thiên Tích”. Thí dụ “MạcTiên Công nguyên tác Kim Dự lan đào Quốc âm luật”. Bài khác cũng thế, chỉ khác tên bài thơ. Trong 10 bài thơ Nôm ở đây có 4 bài nội dung giống những bài do 3 vị đã giới thiệu, còn 6 bài thơ kia thì khác hoàn toàn . (Ba vị mà ông Vũ Văn Kính kể là Lê Quang Chiểu (1903), Nguyễn Phương Chánh (1904), và ông Đông Hồ (1926) TMD chú thích). “Bốn bài giống ấy là Bình Sơn điệp thuý, Kim Dự lan đào, Đông Hồ ấn nguyệt, Thạch Động thôn văn”. Bốn bài này còn thấy viết trên4 cột ở Tiền sảnh Trung Nghĩa Từ Lăng Mạc Cửu”(6). Dịp này ông Vũ Văn Kính có nêu lên vấn đề: “Vậy những bài thơ Nôm này có thật của Mạc Thiên Tích không? . Còn 334 câu song thất lục bát ở đầu 10 bài thơ Đường luật miêu tả cảnh của đề tài, lời thơ cũng như gieo vần rất sít sao với vần của bài thơ này thực sự của Mạc ThiênTích thì điều đó ông rất giỏi tiếng Việt”(6). Năm 1986, sự nghiệp thơ văn chữ Nôm của Mạc Tích Thiên lại được đặt lên bàn mổ, vì lại có thêm ý kiến nghi ngờ. Qua ý kiến của Vũ Văn Kính, ta chưa tỏ lộ được chi tiết cụ thể nào để nói được quyển Gia phả Hà Tiên là của cụ Trần Đình Quang tự Dưỡng Hối ngoài câu nói của Đông Hồ và được nữ sĩ Mộng Tuyết cất giữ. Nhưng ông Kính cũng nói: “Tự dạng chữ Nôm cũng như hình thức tài liệu có thể dự đoán là tác phẩm viết vào đầu thế kỷ XX”, còn cụ Đông Hồ nói: “Bản . chữ Nôm của cụ Trần Đình Quang . soạn độ ngoài hai mươi năm nay” . Ta hãy lui về thời điểm 1900, năm bản lề bước vào thế kỷ XX. Năm đó ở Hà Tiên có sự kiện mang tính chất lịch sử trong sinh hoạt văn hóa của xứ này. Hội Lạc Thiện Hà Tiên (gồm những người sùng kính họ Mạc) vừa hoàn thành công trình kiến thiết tu bổ miếu thờ 3 vị họ Mạc, tức Mạc Công tam vị miếu (hay Mạc Công từ, hay Trung nghĩa từ) tại chân núi Bình Sơn (Xem Văn hóa nguyệt san số 80 tháng 4 năm 1963). Thờ gian tu sửa là 3 năm, 1897 đến 1900. Phải chăng cụ Trần Đình Quang tự Dưỡng Hối soạn Gia phả Hà Tiên vào dịp này? Có thể lắm. Bởi vì nếu so cách chép 4 bài thơ Nôm ở trên cột Trung Nghĩa từ và trong quyển Gia phả Hà Tiên, ta thấy đó là hai văn bản chép ở hai nơi cùng một quy cách. Về mặt ngôn ngữ, lời dẫn nhập trên cột, mỗi đề bài khởi đầu bằng câu: “Lệnh Công nguyên tác . (Kim Dự lan đào Quốc âm luật”). Về thứ lớp, tùy thuộc vào bước đi của khách lễ bái. Từ đền thờ bước ra đi vào Hội quán Lạc Thiện, khách sẽ đọc bài thơ số 1 trên cái cột phía đầu tiên bên tay phải: “Lệnh Công nguyên tác Bình Sơn điệp thúy .” từ đó ngược chiều kim đồng hồ theo cách đọc từ phải sang trái, khách sẽ đọc 4 bài theo thứ tự: 1- Bình Sơn điệp thúy. 2 - Kim Dự lan đào. 3 - Đông Hồ ấn nguyệt. 4 - Thạch Động thôn vân. Xem trong Gia phả Hà Tiên cũng thế: sau 12 bài thơ chữ Hán (tờ 45a đến tờ 49a) thì khởi sự chép 4 bài thơ chữ Nôm vừa rập theo thứ lớp đó và khởi đầu bằng: “Mạc Tiên Công nguyên tác Bình Sơn điệp thuý Quốc âm luật” (tờ 49a đến tờ 50b). Sau bài Thạch Động thôn vân tác giả chép 6 bài hoàn toàn mới lạ, xưa nay không ai biết cũng chẳng thấy ai nhắc nhở. Theo tôi, sáu bài này cần xét lại, chưa chắc đều xứng đáng là tác phẩm của Mạc Thiên Tích. Bởi vì trong 6 bài đó, bài Tiêu tự thần chung lời và tứ thơ rất bình thường, thậm chí quá ngô nghê, Thế mà trên đầu bài cứ ghi là: “Mạc Tiên Công nguyên tác Tiêu tự thần chung Quốc âm luật”, còn 5 bài kia, ta có thể kể đó là 5 bài “ngoài luồng” vì không có chữ Mạc Tiên Công nguyên tác” mà chỉ ghi vẻn vẹn “Lộc Trĩ thôn cư Quốc âm luật” hoặc đằng trước chỉ có chữ Hựu (又): “Hựu Thạch Động thôn vân Quốc âm luật”. Vậy ta có thể nói cách không lầm: quyển Gia phả Hà Tiên chỉ ghi nhận được 4 bài thơ chữ Nôm “trong luồng”, 7 bài thơ chữ Hán phù hợp với những bài xướng của Mạc Thiên Tích, 1 bài thơ chữ Nôm đề là Hà Tiên thập cảnh Tổng luận, và 1 bài thơ chữ Hán thuộc tập Minh Bột di ngư có tựa đề Lư Khê nhàn điếu, là đáng kể. Xưa nay, các sách vở phổ biến các bài này. Thế, rõ ràng soạn Gia phả Hà Tiên là cụ Trần Đình Quang tự Dưỡng Hối trong điều kiện eo hẹp, không biết rành về tác phẩm chữ Nôm của Mạc Thiên Tích(7). 2. Cụ Lê Quang Chiểu trong sách Quốc âm thi hiệp tuyển (QATHT). Sách do nhà Claude et CieImprimeurs Editeurs, xuất bản năm 1903. So với Trần Đình Quang, Lê Quang Chiểu chép đủ 10 bài “trong luồng” (còn Trần Đình Quang chép chỉ 4 bài). Nhưng Lê Quang Chiểu mắc khuyết điểm chép 10 bài ấy không theo thứ tự lớp lang gì cả. Cụ Nguyễn Phương Chánh công bố 10 bài Hà Tiên thập cảnh ăn nhịp các câu trong bài Tổng luận. Xin ghi nhớ, trong Gia phả Hà Tiên (1900) có bài Hà Tiên thập cảnh Tổng luận đặt trước tất cả các bài thơ được mệnh danh là “Mạc Tiên Công nguyên tác .”(trang 44b). Bài này được cụ Nguyễn Phương Chánh sử dụng làm tư liệu nền tảng để sửa sai cụ Lê Quang Chiểu sau khi cụ Chiểu công bố mười bài thơ Nôm. Một năm sau khi sách QATHT ra đời, cụ Nguyễn Phương Chánh trưng ra bài Tổng luận, làm khuân mẫu ghi chép 10 bài Hà Tiên thập cảnh, có nghĩa là sắp xếp các cảnh theo thứ tự bài Tổng luận: a/ Đông Hồ ấn nguyệt ở trước Lộc Trĩ thôn cư ( Đông Hồ Lộc Trĩ luôn dòng chảy). b/ Nam Phố trừng ba ở trước Lư khê nhàn điếu (Nam Phố Lư Khê một mạch xanh). c/ Tiêu Tự thần chung ở trước Giang Thành dạ cổ (Tiêu Tự Giang Thành chuông trống ỏi). d/ Châu Nham lạc nhạn ở trước Kim Dự lan đào (Châu Nham Kim Dữ cá chim doanh). e/ Bình Sơn điệp thuý ở trước Thạch Động thôn vân (Bình Sơn Thạch Động là rường cột) (xem Nông cổ mín đàm số 159, ngày 29-9-1904) hoặc quyển Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức Thịnh, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1992, trang 73 -76). Trong thư gửi toà soạn NCMD, Nguyễn Phương Chánh viết: “Tôi là đứa học trò dốt, thấy sự thay và dấu tích xưa, nên cắp nắp biên lại gửi cho quý quán đăng in ra cho các xứ văn nhân ai chưa thấy thì trước là xem chơi giải buồn, sau nữa đặng nhớ dấu tích của người”. xin chú ý câu nói “ Thấy sự thay và dấu tích xưa” tác giả ám chỉ việc cụ Lê Quang Chiểu công bố 10 bài thơ Hà Tiên thập cảnh không đúng, không hợp thứ tự trước sau, “Thấy sự thay” là thấy điều thay đổi khác đi “còn dấu tích xưa” chính là Hà Tiên thập cảnh Tổng luận được ông trưng ra làm mẫu. Tự cho mình là “đứa học trò dốt” chỉ là cách nói khiêm tốn ngầm tự cao, ý muốn chê Lê Quang Chiểu là dốt (?!). Nhưng Nguyễn Phương Chánh là ai? Ta cũng nên biết sơ qua nhân vật này. ở NCMD số 88 ngày 7/5/1903 và số 129 ngày 25/2/1904 có nhiều bài thơ của Nguyễn Thần Hiến và Nguyễn Phương Chánh. Ông Nguyễn Phương Chánh làm thư ký ở Hà Tiên, rất tâm đắc với Nguyễn Thần Hiến. Hai cụ này đều là bạn thơ rất thân của một nhân vật mà ở phần sau sẽ giới thiệu nhiều hơn, đó là cụ Lê Thành Đầm. Cụ Nguyễn Phương Chánh có một bài Phụng đính thất ngôn đường luật rất đặc sắc Mừng Thông ngôn La phủ Thành Đầm hồi hương. Tám chữ đầu câu là tám chữ cuối câu đọc liên tiếp từ trên xuống dưới sẽ là hai ý, nói rõ chủ đích bài thơ. Tạm chép lại để ghi nhớ về cụ: Thơ rượu canh khuya ngọn gió lò Mừng cho quý hữu giỏi lần mò La vang tiếng nhạn kêu chào hỏi Thành việc khen ai khéo liệu lo Đầm ấm phụng loan rày đã toại Lại qua anh én mới nên cho Hồi đưa lúc rước đều như một Hương lửa từ đây dáng học trò. Câu thủ ý “Thơ mừng La Thành Đầm lại hồi hương”, câu vĩ ý là “Lò mò hỏi lo, toại cho một trò”. Thủ vĩ đều tuyệt nên gọi là Phụng đính. Xem thế tài nghệ thi thơ Nguyễn Phương Chánh không phải kém, nên ông nóng lòng việc Lê Quang Chiểu công bốthơ của Mạc Thiên Tích không đúng quy cách cũng là chuyện dễ hiểu. 4. Quyển Thần chú thỉnh tiên - Ca trù thập cảnh Hà Tiên dịch giả La Thành Đầm (1907): Sau khi cụ Nguyễn Phương Chánh công bố 11 bài thơ Nôm thì cụ La Thành Đầm lên tiếng. Đừng quên rằng La Thành Đầm đi xa mới trở về Hà Tiên năm 1904 - Có lẽ thời gian xa quê cũng là thời gian ông thâu nhặt được những câu thơ song thất lục bát Hà Tiên thập cảnh ca trù ở đâu đó. Về Hà Tiên, ông mới dịch từ chữ Nôm ra Quốc ngữ và ông cho xuất bản kèm trong tập sách nhỏ có nhan đề: Thần chú thỉnh tiên, Ca trù thập cảnh Hà Tiên (Phát Toán - Imprimeur Editeur - Sài Gòn - 1907). Để khỏi mô tả dông dài cái bìa quyển sách, mời quý vị xem ảnh chụp tờ bìa và trang 17 có đăng Hà Tiên thập cảnh ca trù. Xưa nay mọi người đều lầm tưởng ông Đông Hồ là người đầu tiên và là người duy nhất công bố 334câu thơ song thát lục bát (được ông sửa tên đến 4 lần). Thực ra ông là người thứ hai, ông sao lục in lại. Bản thơ chữ Nôm này được cụ La Thành Đầm công bố sớm hơn gần 20 năm trước, khi Đông Hồ mới được một tuổi (Đông Hồ sinh năm 1906). Theo cách ghi trên bìa sách và thực tế cách xếp của văn bản, ta có thể vững tin đây không phải tác phẩm do la Thành Đầm sáng tác. Hãy đọc kỹ cái bìa. Nhất là phần thứ hai, in rõ: Ca trù thập cảnh Hà Tiên Traduit en Quốc ngữ par La Thành Đầm tự Mộ Tần. Câu tiếng Pháp: “dịch ra Quốc ngữ bởi La Thành Đầm”. Nội dung bìa sách biểu hiện rõ một sự thực: đây không phải thơ văn của ông. Còn trong văn bản: Thứ nhất: Cả mười bài nguyên là liên khúc ăn khớp, hiệp vần nhau từ bài đầu đến bài cuối, thế mà bản của La Thành Đầm khi in lần đầu, cũng như ở lần Đông Hồ in lại các cảnh xếp cách lộn xộn. Đáng nói là ông Đông Hồ chép nguyên văn các bài thơ với thứ tự cũ, ông cũng chẳng thấy được quy luật xưa. Nếu La Thành Đầm sáng tác, Nguyễn Phương Chánh đã sửa sai Lê Quang Chiểu về thứ tự của các bài thơ, chẳng lẽ ông dịch giả này không hay biết ? Thứ hai: Rất nhiều bằng chứng cho thấy La Thành Đầm chẳng rõ chút nào về 10 bài thơ xướng bằng chữ Hán của Mạc Thiên Tích: Một là: Tựa các bài thơ đều chép sai: - Nam Phố trùng ba thay vì Nam Phố trừng ba. - Giang Thành gia cổ thay vì Giang Thành dạ cổ. - Tiêu tự thần chung thay vì Tiêu tự hiểu chung. - Lư Khê nhàn điếu (Ngư bọt) thay vì Lư Khê ngư bạc (Tôi độ rằng: trong văn bản chữ Nôm viết là Lư Khê ngư bạo, mà người viết chữ Nôm thiết âm theo giọng nói người miền Trung (bạc là bột), nên dịch giả gạch thêm trong ngoặc là (Ngư bọt). - Bình Sang điệp tuý thay vì Bình San điệp thuý - Thạch Động thân vân thay vì Thạch Động thôn vân. - Kim dự lang đào thay vì Kim dự lan đào. - Châu Nham lạt lộ thay vì Châu Nham lạc lộ. Hai là: Chỉ nhìn vào nhan đề các bài thơ như cách đã in, nếu loại trừ các lỗi chính tả do trình độ sử dụng Quốc ngữ thời đó còn kém, ta sẽ thấy sự nhận thức về tựa bài của ông hẳn còn xa lắm mới gần được sự hoàn chỉnh. Mười bài thơ nguyên xướng trong tập Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích được các thi nhân rập theo hoạ vần, triệt để giữ thứ tự như sau: 1- Kim Dự lan đào 2- Bình San điệp thuý 3- Tiêu tự hiểu chung 4- Giang Thành dạ Cổ 5- Thạch Đông thôn vân 6- Châu Nham lạc lộ 7- Đông Hồ ấn nguyệt 8- Nam Phố trùng ba 9- Lộc Trĩ thôn cư 10- Lư khê như bạc(8). Năm 1960 ông Đông Hồ dựa theo cáitrật tự này xếp lại thì thấy các bài đều liền vận thành một chuỗi liên tục như một liên khúc hoàn chỉnh. Vậy thì không thể nói 334 câu lục bát gián thất là tác phẩm của La Thành Đầm! Ông chỉ là người đi sao nhặt, dịch lại rồi đưa in. Điều thấy rõ: ông không nắm những bài thơ nguyên vận (thí dụ như bài Lư Khê ngư bạc trong bản chữ Nôm xưa là Ngư Khê ngư bạc. Nhưng có lẽ người thời đó chỉ trích ông, ông sửa lại Lư Khê nhàn điếu. Nhưng hình như chưa yên lòng nên còn gạch trong ngoặc là (Ngư bọt). Phải công tâm để thấy rằng ông ghi “Châu Nham lạc lộ” là đúng hơn người đương thời. Vì Trần Đình Quang, Lê Quang Chiểu, Nguyễn Phương Chánh (cũng như Điên Hương về sau) đều chép là “Châu Nham lạc nhan”. Ta cũng công nhận cụ La Thành Đầm có hơn các cụ xưa một bậc ! May là La Thành Đầm còn giữ được đủ bộ ca trù, ta mới đọc được toàn vẹn áng văn Nôm. Nhưng đáng tiếc thay, ta không còn thấy bản gốc. 5- Đông Hồ thời đại Nam phong: (Nam phong số 107/1926, trang 43 đến 47, Sđd). Lần đầu ông viết Hà Tiên Mạc Thị sử, dùng tư liệu của lớp người cao niên hơn (như la Thành Đầm) Đông Hồ có thú nhận việc này một cách thành thật không úp mở. Ở Nam phong số 107, trang 43 ghi rõ: “Mười bài sao lục ra sau dây truyền lại đã lâu, không chắc có khỏi tam sao thất bản, duyệt giả có tường hơn đính chính lại cho”. Thế mà suốt mấy chục năm không ai đính chính, và cũng không ai cãi. Người ta yên chí mười bài ngâm song thất lục bát là của ông Thiên Tích, cho mãi đến ngày ông Vũ Văn Kính đặt vấn đề về bản chữ Nôm của Trần Đình Quang. Thế có nghĩa là, thời xưa chưa ai đặt thành vấn đề nghi ngờ các câu thơ kia cả. Ta hãy thẳng thắn nhìn vào thực trạng các bản văn chữ Hán của Mạc Thiên Tích, dù Trịnh Hoài Đức có cho khắc in Minh Bột di ngư, nhưng rất hiếm. Những người có đọc thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích thì thật là ít ỏi . Trước 1975, rất khó tìm ở miền Nam một tập An Nam Hà Tiên thập vịnh. Cụ thể là thời kỳ đầu thế kỷ, sách của Trần Đình Quang tụ Dưỡng Hối chỉ ghi 7 bài, trong số 10 bài “thập vịnh”. Thậm chí năm 1926 và 1929, Đông Hồ vẫn ta thán: “Nay 10 bài Hà Tiên thập vịnh bằng Quốc văn còn truyền đủ chứ những bài thơ chữ Hán chỉ còn mấy bài thôi” (Nam phong 107, 7-1926, trang 36, cột 2) hoặc “ông Mạc Thiên Tích có làm hai tập Hà Tiên thập vịnh, một tập bằng Hán văn, một tập bằng Quốc văn. Tập Quốc văn thì còn truyền đủ nhưng cũng đã thiếu sót đi nhiều, tập Hán văn thì còn được vài ba bài .” (Nam phong 143, 10/1929, trang 332). Mà đúng thế, sau ngày Đông Hồ công bố tác phẩm chữ Nôm (1926), đến 1950 mới có Thôi Tiêu Nhiên và Lý Văn Hùng (người Hoa) công bố 10 bài thơ chữ Hán Hà Tiên thập vịnh(9). Trong giới báo chí, học giả Việt Nam, ít ai biết đủ 10 bài thơ chữ Hán, chính Đông Hồ cũng hay né tránh. Lý do là miền Nam không mấy người còn giữ tập Hà Tiên thập vịnh bằng chữ Hán, ngoại trừ ông Lê Thọ Xuân giữ một bộ nhưng nó cũng thất lạc sau năm 1945. B. Trong tình hình đó, việc Đông Hồ ráp nối được các bài thơ Nôm chính là một biến cố văn học, việc đó không thể xảy ra khoảng năm 1930 - 1950; đừng nói là vào thời gian trước (1900). Người Hà Tiên đương thời với cụ La Thành Đầm không ai còn giữ lại được tập Hà Tiên thập vịnh làm mẫu để sáng tác 334 câu ca trù. Khả năng các câu thơ này ra đời sau Mạc Thiên Tích hoặc do các cụ nho học bên ngoài đất địa Hà Tiên sáng tác nên, là điều không thể có được.Ai cũng đều rõ tất cả các sĩ phu, thi sĩ thời Trịnh Hoài Đức (như Gia Định tam gia), rồi Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt v. v. nếu có tác phẩm dù lớn hay nhỏ đều được biết tên tác giả. Cũng không thể có đột biến văn học, tức là một sinh hoạt văn chương đạt trình độ sáng tác thơ Nôm như thể tại Hà tiên . Thế, rõ ràng tác phẩm này chỉ được sáng tác từ thời xưa, nó bị phiêu bạt, thất tán và bị vùi lấp. Thậm chí những năm 1900 trở về sau người ta còn không biết đâu là đầu đâu là cuối. Bằng cớ là cụ La Thành Đầm không nắm được luồng lạch xuôi thuận của suối nguồn thi ca, cả đến người kế tục ông là Đông Hồ khi in lại vẫn chép nguyên xi bản in lần đầu . Cái “quy tắc sáng tác trong lạch nguồn thi tứ” hay “dòng suối thi ca” mà 10 bài ngâm khúc tuân thủ ấy là “thứ tự hợp vần, hòa điệu với Hán thi” của Mạc Thiên Tích. Cái đó không có dấu hiệu nào tồn tại vào thời đại La Thành Đầm. Thế mà trong văn chương đã gọi đó là “Nguyên vận”, là “Tiền chương”, là “bộ Đề chính” hay “Tiền vận” . Vậy “bộ Nguyên đề” hay “Tiền chương” chính là “cái thứ tự” được quy định ngay khi hình thành các câu thơ đó. Cái đó đã thất tán cùng với cuộc chiến giữa Xiêm và họ Mạc (1771) nó tiêu tán với thời đại Tây Sơn chống Nguyễn ánh (1775 - 1802), nó bị thiêu hủy và chôn vùi dưới lớp bụi thời gian sau Minh Mạng - Tự Đức (1833 - 1867)(10). May là người dân còn nhớ được những bài thơ ấy. Khoảng năm 1958 Đông Hồ mới đọc thấy cái thự tự các tựa bài ở Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và Nam Hải dân tộc anh hùng của Lý Văn Hùng và Thôi Tiêu Nhiên, khi đó ông mới xếp lại chùm thơ đã công bố năm 1926. Từ đó sự thật mới vỡ lẽ, ông tìm thấy sự liền lạc, nhịp nhàng lý tưởng của tác phẩm . Xin tạm dùng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình ở đây: khi tổng thể hình dạng của bức tượng được phục chế đúng nguyên mẫu thì rõ ràng nổi lên nét hoa mỹ của biểu tượng, nói lên thời đại hình thành của nó. Từ đóta có thể xác địnhdanh tính và thời đại của tác giả. Chúng tôi chỉ thấy độc nhất có một người là Mạc Thiên Tích, như các hàng chữ xưa nhất còn ghi: “Mạc Tiên Công nguyên tắc”! Nhưng biết đâu tôi hơi chủ quan ? Vậy xin nhường chỗ cho những nhà ngôn ngữ học về thơ văn thế kỷ XVIII - XIX nói lên tiếng nói sau cùng. Nếu ai đó còn cho rằng đây là những tác phẩm khuyết danh, xin hãy tìm cách tiếp cận tác phẩm gần hơn nữa. Mong rằng Hợp Phố chẳng lo châu hoàn. Hà Tiên, mùa huý nhật thứ 26 của Đông Hồ Lâm Tấn Phác Người biên tập: Nguyễn Văn Bến CHÚ THÍCH VÀ TRA CỨU 1- Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Trần Văn Giáp, Tập II, Nxb. KHXH, H. 1990 - tr.119. 2- Đăng đàn, Đông Hồ, Nxb. Mặc Lâm - 1970, tr,34. 3- Hà Tiên thập cảnh - Đường vào Hà Tiên, Đông Hồ và Mộng Tuyết, Nxb. Bốn Phương - 1960 - tr. 17 - 18. 4- Tạp chí Khoa học xã hội - TP Hồ Chí Minh - Số 13, quý III - 1992 - tr.160. 5- Tạp chí Nam phong số 143 tháng 10 - 1929 - tr.323. 6- 250 năm Tao đàn Chiêu anh các - Sở Thông Tin - Văn hóa Kiên Giang xuất bản, 1987, tr.232. Bài viết: Vài ý kiến về văn bản thơ văn Chiêu Anh Các của Vũ Văn Kính. 7- Về thơ chữ Hán, trong Gia phả Hà Tiên chép 12 bài nhưng chỉ có 7 bài thuộc về Hà Tiên thập vịnh, nhưng có một bài in lộn lời tựa, là Châu Nham lạc nhạn. Còn một bài thuộc Minh Bột di ngư nhan đề Lư khê nhàn điếu. Bài này được xếp lẫn lộn vào thơ Hà Tiên thập vịnh. Chỉ có 4 bài hoàn toàn xa lạ chẳng biết chép từ đâu . Đến như 7 bài thuộc hệ Hà Tiên thập vịnh, thì tác giả Trần Đình Quang cũng chép lộn xộn không theo trật tự nào, như là: Đông Hồ ấn nguyệt Châu Nham lạc nhạn Lộc Trì thôn cư Nam Phố trừng ba Bình san điệp thúy Giang Thành dạ cổ Tiêu Tự thần chung Bài thơ thứ hai và bài thơ thứ bảy, tựa ghi không đúng. Nguyên tựa trong sách An Nam Hà Tiên thập vịnh ghi là: Châu Nham lạc lộ và Tiêu tự hiểu chung. Sách Gia phả Hà Tiên chép thiếu 3 bài: Kim Dự lan đào, Thạch Động thôn vân và Lư Khê ngư bạc. 8) Thứ tự các tựa bài chép theo thứ tự các bài thơ trong tập An Nam Hà Tiên thập vịnh, ký hiệu A.441, Thư viện Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (bản sao chụp năm 1991). 9) Thôi Tiêu Nhiên và Lý Văn Hùng sáng tác Nam Hải dân tộc anh hùng truyện, xuất bản ở Chợ lớn năm 1950. Trong sách có chép 10 bài thơ chữ Hán của Mạc Thiên Tích, trích từ Hà Tiên thập vịnh. Hai ông này mượn quyển Minh Bột di ngư của cụ Lê Thọ Xuân, quyển này bị mất trước năm 1945 (Xem Văn học Hà Tiên, Đông Hồ, Nxb. Quỳnh Lâm, 1970, tr.120). 10) Năm 1833 loạn Lê Văn Khôi ở Gia Định, Xiêm xâm chiếm Hà Tiên, dân cư ly tán, nhà cửa bị đốt phá. Năm 1867, Pháp chiếm Hà Tiên, sĩ phu chống Pháp, chữ Hán mai một, chữ Nôm tàn lụi. PHỤ LỤC Bài “Hà Tiên thập cảnh ca trù ´được Đông Hồ cho in lại. Các số ghi trong vòng tròn bằng bút chì và những chữ sửa chữa là bút tích của Đông Hồ, khi ông xếp lại trật tự các bài thơ. Chú ý các chữ được khoanh tròn: (Ngôn) (Thanh) (Chương) (Cao) (Nghiêu) (mao) là những vần của bài trước sẽ cắn với vần của bài có chữ này hoặc liền vận với bài Hán thi: Dưới đây là 2 trang chụp lại từ Nam phong số 107 tháng 7 - 1926. Phụ-lục mười bài vịnh “Hà-tiên thập-cảnh” bằng Quốc-văn của ông Mạc Thiên-Tích soạn ra (1) I. Đông-hồ ấn-nguyệt 東 湖 印 月 Lờ-thờ kia núi nọ non, Đời bao mấy lũ cảnh còn nhưng nhưng Mắt láo lưng mảnh nhìn hoa cỏ, Một Đông-hồ là thú Võng-xuyên. Vũng bằng nước trải trời liền, Khi ban rượu cúc gióng thuyền giúp vui. Nguyệt sao soi một vầng vãn vãn Tượng giữa dòng in sẵn cung-nga. Khách tiên vầy lũ đôi ba, Trên khoe mặt ngọc dưới loè đài gương. Một tấm buồm muôn trùng xa cách, [...]... tài hèn chưa đủ đua bơi Thơ rằng: Dòng Nam vững rạng khách dầu chơi, Hai thức như thêu nước với trời Bãi khói dưới không hương lại bủa, Hồ gương trong có gấm thêu rơi Sóng chôn vảy ngạc tình không xiết, Nhạn tả thơ trờ giá mấy mươi Một lá yên-ba dầu lỏng lẻo, Dong trăng lường gió nước vơi vơi III - Giang thành dạ-cổ 江城夜鼓 Hễ là làm khách tiêu-dao, Muốn cùng hứng ý trải bầu tam thiên Trấn Hà-tiên mỗi... đâu lạnh-lùng Hiu-hiu ai phất gió đông, Trên hồ tinh-tú một dòng lung-lay Kẻ gió mưa người thì non nước, Hai phía đều chiếm được thu-thanh Cảnh lành như đợi người lành, Mua nhàn một khắc giá đành nghìn câu, Thấy tinh-thần tấm lòng phơi-phới, Biển vẽ-vời xui lại nguồn tham Khuyên ai chưa trả áo cơm, Đã say thế nước lại ôm thế trời Mấy khách chơi xa gần tùng-tụ, Rượu thơ bày chẳng ngủ năm canh Say sưa... Mấy khách tuyền mỗi ái mỗi đủ, Thưởng gia-kỳ kẻo phụ lương-tiêu Hòa nge, hòa tỏ hòa -xiêu, Gió mưa phủi động, nước bèo khiến tan Chút lời hoang giãi vần tả cảnh, Miễn đừng cười dễ sánh tiền-chương Thơ rằng Một hồ rờ - rỡ tiết thu quang, Giữa có vầng trăng nổi rõ-ràng Đáy nước chân mây in một sắc, ẳ Hằng nàng Tố tỏ đôi phương Rạng thanh đã hứng thuyền Tô-tử, Lạnh-lẽo cáng đau dạ Lạc-xương Cảnh một mà tình... Tan canh rồi lại rạng đông, Phò-tang một miếng chiêng đồng thả vô Vững cơ-đồ khỏe phò thế nước, Mở đường đi khỏi bước chông gai Sắt đinh là chỉ con trai, Dành người dìu dắt để tây chống thành Đấng vuốt nanh anh-tài đã tót, Vẻ Thanh xưa thú tốt năm mươi Hãy cho hết phận tôi người, Cắp non đòi thuở vén trời có khi Khách phụng-trì cũng gồm thao-lược, Chốn thi-đàn bảy bước tranh-phong Thơ rằng: Trống quân... nổi uy-phong, Nghiêm dóng đòi canh ỏi núi sông Đánh phá mặt gian người biết tiếng, Vang truyền lệnh sấm chúng nghiêng lòng Phao tuông đã thấy an ba vạc, Nghiêm nhặt chi cho lọt mảy lông Thẻ lụng sớm hầu trưa bóng ác, Tiếng xe sầm-sạt mới nên công IV.- Tiêu tự thần chung 簫寺晨鐘 Khách chùa Tiêu ân-cần phật-tự, Đêm đêm hằng phân thử âm dương Giấc hòe hồn bướm mơ-màng, Lầu quân trống đã điểm sang năm dùi... ngút rộng, Mấy phụng-trì một giống quang-tinh Đã hay ngao-ngán dòng xanh, Cá phun nước mực hạc đoanh khói trà Nhạn gần xa hãy còn hiệp lũ, Chốn bãi nồm bay phủ mừng xuân Tiếc ai gởi vực ran tần, Giang -hồ du-khách mở gần hải-môn Mặc cá tôm đều bày nhan-nhản, Đầm giao-long chưa hãn dòng khơi Có khi mặc được thợ trời, Cũng toà nhật nguyệt cũng ngôi linh-thần Thú giang-tân này là đệ-nhất, Nghĩ trần-hoàn... chằm đạo-vị, Niệm cấu kinh sử trí hằng đua Dầu không lộc nước quyền vua, Cầu thoa lỗ kiến cầu dùa chòm ong Tiếng lạnh-lùng vận càng sâu thiết, Khách tha-hương sầu biết mấy mươi Phủi buồn lập chí thảnh-thơi, . là 10 bài thơ đó, riêng Mạc Thiên Tích có làm 10 bài thơ Nôm, hầu hết theo vần 10 bài Hán. Về 10 bài Nôm này, phần nhiều các sách đều chỉ biết có 10 bài. chỉ ghi nhận được 4 bài thơ chữ Nôm “trong luồng”, 7 bài thơ chữ Hán phù hợp với những bài xướng của Mạc Thiên Tích, 1 bài thơ chữ Nôm đề là Hà Tiên thập

Ngày đăng: 03/12/2013, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w