GiảthuyếtmớivềcuộcđấusúngcủaA. S. Pushkin Nhà thơ Nga vĩ đại A. S. Pushkin đã từ giã cõi đời cách đây 174 năm. Từ đó đến nay các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu ở Nga và trên thế giới đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn về tác phẩm cũng như cái chết đầy bất trắc của con người này. Tưởng như sau gần hai thế kỉ mọi chi tiết vềcuộc đời và sự nghiệp của ông đã được soi xét đến chân tơ kẻ tóc. Tuy nhiên mới đây các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra những giảthuyếtmớivề nguyên nhân cuộcđấusúngcủa nhà thơ. Cuộcđấusúng giữa Pushkin và Dantes diễn ra ngày 8 tháng 2 năm 1837. Hai ngày sau, 10 tháng 2, nhà thơ số một của nước Nga qua đời. Theo giảthuyết chính thức, Pushkin bị giết bởi một vết tử thương từ viên đạn súng lục của Dantes. Tất nhiên, nếu cuộcđấusúng diễn ra trong thời đại chúng ta thì nhà thơ có thể được cứu sống - các nhà y học nhiều lần khẳng định rằng vết thương của Pushkin không nghiêm trọng lắm, nhưng khoa học lúc bấy giờ chưa đủ trình độ để cứu chữa cho ông. Gây ra nhiều tranh cãi hơn cả là nguyên nhân dẫn tới cuộcđấusúng bất hạnh. Nói một cách khác, ai là người có lỗi trong cái chết của Aleksandr Pushkin? Về vấn đề này lâu nay đã tồn tại rất nhiều giả thuyết, chứng cứ khác nhau, nhiều lời đồn đại và đàm tiếu, nhiều nhân chứng, từ các bác sĩ đến bạn bè của nhà thơ. Hơn nữa, sự thật, tất nhiên, ở mỗi người một khác. Giảthuyết cổ điển được giảng dạy ở trường phổ thông như sau: một vài năm sau khi cưới cô vợ trẻ xinh đẹp Natalya Goncharova, Pushkin chạm trán với kẻ tình địch của mình George Dantes. Anh chàng người Pháp này ra sức ve vãn vợ của Pushkin, sau đó bị thách đấusúng và đã sát hại nhà thơ. Tuy nhiên, càng ngày các nhà nghiên cứu càng phát hiện ra nhiều chi tiết khác biệt so với những gì ban đầu chúng ta lầm tưởng. Cuộcđấusúng thứ nhất của Pushkin và Dantes không thành vì nó được thách trước thềm đám cưới của Ekaterina Goncharova (chị gái của Natalya) và Dantes. Và cuộcđấusúng lần thứ hai do Pushkin thách đã trở thành định mệnh. Ngoài rất nhiều phỏng đoán khác nhau vềmối quan hệ qua lại bên trong bộ ba này còn có một số giảthuyết đã được khẳng định bằng tư liệu: tất nhiên ở mức độ mà những người ngoài có thể phán xét về chúng. Giảthuyếtđầu tiên và thú vị nhất thuộc về bá tước Aleksandr Vasilyevich Trubetsky, vốn là người không quen biết thân tình với Pushkin, nhưng hiểu ông rất rõ qua các cuộc gặp gỡ riêng trong xã hội thượng lưu Peterburg và qua mối quan hệ gần gũi của mình với Dantes. Câu chuyện được ghi lại của bá tước kể về một mối quan hệ hoàn toàn mới đối với tấn bi kịch này. Theo các hồi ức và chứng cứ mà Trubetsky tiếp cận được thì Pushkin hoàn toàn không ghen Natalya với Dantes. Tình hình ở đây hơi khác thường - Pushkin yêu cô em gái của vợ, Alexandrine, một người không xinh đẹp như bà chị, nhưng lại cực kỳ thông minh. Nàng cũng đem lòng yêu nhà thơ khi ông còn chưa cưới Natalya, và hơn nữa, nàng nhớ thuộc lòng tất cả các tác phẩm của ông. Như Trubetsky khẳng định, Pushkin đã đáp lại mối tình của Alexandrine. Dantes thường hay đến chơi nhà Pushkin. Anh ta tán tỉnh Natalya như là tất cả những người đẹp khác, nhưng nói chung anh ta cũng không say đắm nàng một cách đặc biệt. Những bức thư do Liza, người hầu của Natalya, chuyển tới cũng không nói lên điều gì: trong thời đại chúng ta đó là chuyện bình thường. Pushkin biết rất rõ rằng Dantes không thực sự say đắm vợ mình, nhà thơ nói chung không ghen, nhưng như ông nói, ông rất ghét Dantes bởi lối cư xử hơi hỗn láo, ngôn ngữ khiếm nhã đối với các bà - bá tước Trubetsky khẳng định. Vâng, Pushkin có ác cảm với Dantes, nhưng ông cũng chỉ dừng lại ở đó. Cuộcđấusúng trở thành hậu quả của một mối ghen tuông khác - với cô em gái Alexandrine: Chẳng bao lâu sau lễ cưới Pushkin đi lại với Alexandrine và sống cùng nàng. Sự kiện này không còn gì phải nghi ngờ. Chính Alexandrine đã thú nhận điều đó. Bạn hãy nghĩ xem, trong hoàn cảnh đó liệu Pushkin còn có thể ghen vợ mình với Dantes nữa không? Nếu như Pushkin không thích những cuộc viếng thăm của Dantes, thì nói chung không phải vì Dantes tán tỉnh và pha trò với vợ ông, mà là vì khi đến chơi nhà Pushkin, Dantes gặp gỡ với Alexandrine. Nguyên nhân chính dẫn tới cuộcđấusúng là sự kiện Dantes cùng với vợ là Ekaterina sắp sửa rời nước Nga sau lễ cưới và Alexandrine cũng chuẩn bị đi cùng họ. Tất nhiên, vì câu chuyện tình giữa Pushkin và Alexandrine được giữ bí mật rất cẩn thận, nên mối quan hệ của Dantes với Natalya đã trở thành nguyên nhân chính thức. Giảthuyết thứ hai thuộc về một hậu duệ của George Dantes, nam tước Loter de Gekkern Dantes. Trong bài trả lời phỏng vấn gần đây trên tờ Thanh niên Moskva ông đã đưa ra giảthuyếtcủa mình dựa trên nhiều công trình nghiên cứu. Theo nam tước, Pushkin yêu Natalya, yêu một cách chân thành, ngưỡng mộ nàng, nhưng lại tỏ ra rất "gia trưởng", ông không cho vợ thể hiện cá tính của mình. Loter de Gekkern đã đưa ra một bằng chứng là lá thư của nhà thơ gửi mẹ vợ của mình, bà Natalya Ivanovna Goncharova, trong đó ông viết: "Nghĩa vụ của vợ con là phục tùng những gì con cho phép". Vladimir Fridkin, tác giả cuốn sách "Ngành Pushkin học ở nước ngoài", viết: "Khi cưới Natalya, Pushkin ý thức được rằng Natalya còn chưa yêu ông, và ông đã viết điều đó cho bà mẹ vợ. Nhưng vào năm 1831 ông muốn tu tỉnh và tin rằng có thể sống hạnh phúc với Natalya. Nàng chính là nguyên mẫu của nhân vật Tachyana Larina trong tiểu thuyết thơ "Evgeny Onegin"- điềm đạm, thuỷ chung, kín đáo . Nhưng ta hãy nhớ lại xem tác phẩm này đã kết thúc như thế nào: là vợ của một viên tướng, nhưng linh hồn của Tachyana lại thuộc về một người đàn ông khác. Đối với Pushkin sự chung thuỷ về thể xác của nhân vật đối với người chồng hợp pháp trong câu chuyện này không phải là điều chủ yếu. Đối với các thi sĩ nói chung linh hồn bao giờ cũng quan trọng hơn ." Chính vì vậy, ngày 4 tháng 11 năm 1836, sau khi nhận được bức thư nặc danh về sự phản bội của vợ, Pushkin đã tra hỏi Natalya Nikolayevna và nàng đã chính thức thừa nhận có quan hệ với Dantes. Điều quan trọng không phải là sự phản bội về thể xác, mà là tinh thần. Ngôi nhà của thi sĩ giây phút này sụp đổ như làm bằng các tông, Vladimir Fridkin viết tiếp. - Pushkin đánh mất ý nghĩa cuộc sống của mình. Ông không muốn giết chết người khác chỉ vì hắn được vợ mình yêu. Nhưng có thể tìm cái chết cho chính bản thân mình bằng chuyện đó. Rất có thể đấy là nguyên nhân của những hành động rồ dại của Pushkin trong những tháng cuối cùng củacuộc đời. Trong hồi ký của mình Sologub viết: "Tất cả mọi người đều ngăn cản Pushkin. Chỉ một mình ông không muốn điều đó". Pavlishchev, con rể của Pushkin, cũng viết: "Nhà thơ tìm đến cái chết, vì ông sẽ rất bất hạnh, nếu như còn sống ." Tuy nhiên, giảthuyết này không được bà Galina Sedova, người phụ trách nhà lưu niệm Pushkin, tác giả cuốn sách vừa hoàn thành về những tháng cuối đời của nhà thơ, chia sẻ. Theo bà, giảthuyết cho rằng Pushkin muốn kết thúc cuộc đời là không chính xác: "Ông muốn sống, làm việc và hoàn toàn không có ý định chết. Ví dụ, trong ngày đi đấusúng ông còn yêu cầu chuyển các vở kịch cho tờ tạp chí của mình". Ngoài ra, bà Sedova còn nhận xét rằng đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện này là người làm chứng của George Dantes, hầu tước Olivie d'Arshiak: ông ta luôn tìm cách hoà giải các đối thủ. Ông ta đã thực hiện thành công điều đó vào tháng 11 năm 1836, khi Pushkin lần đầu tiên thách đấu với Dantes. Chính vì sợ d'Arshiak lại thuyết phục được họ, đêm trước cuộcđấusúng bất hạnh Pushkin tìm mọi các tránh gặp ông ta. Qua các hồi ức của những người đương thời, Sedova nhận xét rằng trước ngày xảy ra cuộcđấusúng Pushkin viếng thăm rất nhiều bạn bè. Thậm chí ông còn đến gặp cả nhà văn Fedorov và trò chuyện gần hai giờ đồng hồ, mặc dù Fedorov là người mà Pushkin luôn luôn coi thường. Từ đó có thể kết luận rằng Pushkin muốn kéo dài thời gian. Nhiệm vụ thứ hai mà nhà thơ đã hoàn thành là ý định bảo vệ người làm chứng của mình Konstantin Danzas khỏi bị truy tố vì đã không báo cáo vềcuộcđấusúng đang được chuẩn bị. Sedova cho rằng Pushkin đã chọn trước cho mình người làm chứng là Danzas và thoả thuận cùng với ông ta về điều đó. Tuy nhiên, về sau nhà thơ đã làm mọi cách để chứng minh rằng thoả thuận đó xuất hiện ngẫu nhiên, ngay trước cuộcđấu súng. Pushkin đã giới thiệu người làm chứng của mình vào phút chót. Như vậy, ông đã giải quyết hai vấn đề - bảo vệ cho Danzas khỏi bị truy tố và loại trừ khả năng bị d'Arshiak hoà giải. Không một ai để ý tới những chi tiết tế nhị này. Về sau Danzas bị xét xử, nhưng các lời khai của ông cho thấy rằng ông gặp Pushkin bên chiếc cầu ở Vườn Mùa hạ vào ngày xảy ra cuộcđấu súng. Họ lặng lẽ đi tới đại sứ quán Pháp và gặp d'Arshiak. Chỉ ở đây Pushkin mới kể cho ông ta hết mọi việc, họ đưa ra các điều kiện củacuộcđấu súng, rồi các thành viên đi đến sông Đen. Và kết quả điều tra đã chứng minh rằng Danzas quả thật là người làm chứng một cách ngẫu nhiên, vào đúng phút chót, tình tiết này đã làm giảm tội cho ông ta. Tuy nhiên, trên đây vẫn là những giảthuyếtvềcuộcđấusúngcủa Pushkin. Trong tương lai các nhà lịch sử và nhà nghiên cứu sẽ còn phải đưa ra các giảthuyết khác trên cơ sở những tư liệu có thể sẽ được tìm thấy nữa - chỉ một điều chúng ta có thể nói chắc chắn: ngày 10 tháng 2 năm 1837 nước Nga đã vĩnh viễn mất đi một Thi sĩ Vĩ đại.