Bài soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài - Văn 11

9 6K 19
Bài soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài - Văn 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I/ Tìm hiểu chung. 1. Tác giả ( 1912-1960) - Quê quán: Huyện Từ Sơn- Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh- HN - Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. - Ông khao khát viết những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên những vấn đề có tính triết lí về con người, cuộc sống và nghệ thuật. - 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về VH-NT 2. Tác phẩm. - Tóm tắt tác phẩm: SGK - Đặc điểm bi kịch lịch sử: lấy đề tài trong lịch sử, tôn trọng sự thật lịch sử. Nhân vật bi kịch: anh hùng, nghệ sĩ, con người có khát vọng lớn lao, cao đẹp, cũng có khi sai lầm phải trả giá. II. Tìm hiểu văn bản. 1/ Những mâu thuẫn, xung đột cơ bản. * Mâu thuẫn xung đột giữa nhân dân lao động lao khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng gay gắt, căng thẳng. * Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần tuý muôn đời và lợi ích thiết thực, trực tiếp của nhân dân. - Nguồn gốc sâu xa: Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão, tâm huyết cũng không thể thi thố tài năng của mình đem lại cái đẹp cho đời, cho đất nước trong một chế độ thối nát, nhân dân đói khổ lầm than. - Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm - người bạn tri kỉ - mượn tiền bạc và uy quyền của vua Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão lớn lao: xây dựng cho đất nước và dân tộc một toà nhà nguy nga vĩ đại. -> Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính và con đường thực hiện mục đích. - Chính khao khát đó đã đẩy Vũ vào tình trạng đối nghịch trực tiếp với nhân dân. - Muốn thực hiện lí tưởng thì sẽ đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của nhân dân. Nếu xuất phát từ lợi ích nhân dân thì không thực hiện được lí tưởng -> Tấn bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài VNT. 2. Tính cách và diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô. - Vũ Như Tô, một nghệ sĩ- kiến trúc sư thiên tài “ kiến trúc sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân ” - Người có nhân cách lớn, hoài bão lớn, lí tưởng cao cả, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân. Không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không nhận xây đài. Có ước mơ lí tưởng lớn lao nhưng đã thoát li khỏi hoàn cảnh xã hội vì vậy đã không nhận ra Cửu Trùng Đài được xây dựng bằng mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân. - Khát vọng của ông là khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ. Ông rơi vào bi kịch vì lầm lạc trong nghĩ suy và hành động. Ông không chịu trốn chạy vì vẫn tin vào việc làm chính đại và quang minh và sáng ngời chính nghiã của mình, vẫn cho rằng mình có công hơn có tội. - Khi bị dẫn ra pháp trường “Ôi mộng lớn…”-> tâm trạng đau xót tuyệt vọng, phẩn uất cùng cực của VNT 3/ Nhân vật Đan Thiềm. - Trong mắt mọi người thì Đan Thiềm là người đáng coi thường nhưng trong lòng Vũ thì nàng là người tri kỉ, tri âm. - Là người trọng cái tài cái đẹp “ Bệnh Đan Thiềm là chính là bệnh mê đắm tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp” - Người luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp, khẩn khoản khuyên Vũ bỏ trốn, sẵn sàng đổi tính mạng để của mình để cứu Vũ. Không cứu được người tài đã vĩnh biệt tất cả. III/ Tổng kết. a. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ kịch điêu luyện,có tính tổng hợp cao. - Xây dựng nhân vật kịch sắc nét, khắc hoạ tính cách tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động. - Mâu thuẫn kịch đẩy đến cao trào, đỉnh điểm đầy kịch tính. b. Nội dung: - Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân . . hiểu chung. 1. Tác giả ( 191 2-1 960) - Quê quán: Huyện Từ Sơn- Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh- HN - Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề. người, cuộc sống và nghệ thuật. - 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về VH-NT 2. Tác phẩm. - Tóm tắt tác phẩm: SGK - Đặc điểm bi kịch lịch sử: lấy

Ngày đăng: 03/12/2013, 18:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan