1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu SKKN anh

6 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

CÁC THỦ THUẬT KIỂM TRA VÀ ÔN TẬP TỪ VỰNG CHO HỌC SINH THCS PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI rong những năm gần đây, đất nước chúng ta đang chuyển mình mạnh mẽ để hoà nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, số người nước ngoài đến du lịch, làm việc ở nước ta ngày càng nhiều. Bên cạnh đó thì số học sinh Việt Nam du học nước ngoài cũng tăng một cách đáng kể và theo một thống kê gần đây đã công bố rằng : du học sinh của Việt Nam không kém các học sinh, sinh viên của nước khác về tiếp nhận kiến thức, nghiên cứu khoa học, ý thức tự học. Tuy nhiên, đa số du học sinh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt ở nước ngoài do vốn ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, còn rất hạn chế. Trong giao tiếp với người nước ngoài thì việc giao tiếp bằng tiếng Anh là một yếu tố quan trọng để học tập, làm việc, giao lưu, trao đổi giưã các nền văn hoá trong thời kỳ mở cửa của nước ta. Thế nhưng làm thế nào để chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ thì có lẽ đa số học sinh phải chuẩn bị Tiếng Anh ngay từ khi còn ở trường THCS. Chính vì điều đo, dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông là một trong những mục tiêu đào tạo mà nhà nước ta đã đề ra nhằm đào tạo ra một thế hệ có đủ năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn đất nước trong thời kỳ phát triển. T Việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh là giải pháp cơ bản để nâng cao giáo dục. Chính vì vậy Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã tiến hành cải cách sách giáo khoa Tiếng Anh ở cấp THCS. Chương trình cải cách này chú trọng đến việc phát triển tư duy sáng tạo, tìm tòi và sự năng động của các em. Song song với việc cải cách sách giáo khoa là việc đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn mà mục đích cuối cùng là giao tiếp được bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc thay sách và đổi mới chương trình đã bước vào năm thứ năm nhưng việc giao tiếp của học sinh ở trường THCS mà nhất là ở những vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng hành cùng với việc thay sách, đổi mới chương trình và phương pháp dạy và học, tôi nhận thấy việc hạn chế trong giao tiếp của học sinh ở vùng nông thôn là do việc ít được tiếp xúc bằng Tiếng Anh nên các em ít nhớ được từ. Muốn giao tiếp được bằng Tiếng Anh đòi hỏi học sinh song song với việc rèn luyện các kỹ năng là học từ vựng và phải có vốn từ vựng nhất định. Mặc dù từ vựng chỉ là một thành phần nhỏ trong câu, nhưng từ vựng lại là một phương tiện không thể nào thiếu được trong thực hành và giao tiếp. Thế nhưng, đối với lứa tuổi của học sinh ở trường THCS các em chưa hiểu hết được mục đích của việc học ngôn ngữ mà học chỉ vì môn Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc tại trường nên các em ít học từ vựng và nhớ từ. Chính vì điều đó đã gây cho tôi sự trăn trở là phải tìm ra phương pháp giúp đỡ các em học tư, ôn từ và nhớ từ lâu và áp dụng các thủ thuật trong việc ôn từ thế nào cho hiệu quả. Bên cạnh đó có thể làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn và hiệu quả học tập cao hơn. Đó chính là lý do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này . II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi: - Việc đổi mới sách giáo khoa với các chủ đề xoay quanh cuộc sống giúp giáo viên dễ tìm tài liệu tranh ảnh để minh hoạ và ôn tư. - Sách giáo khoa có nhiều tranh ảnh đẹp và nhiều bài tập luyện nhớ cho học sinh. - Sự phát triển công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều tư liệu hình ảnh qua mạng inter net và giảng dạy bằng công nghệ thông tin giúp giáo viên thiết kế được nhiều trò chơi và các hoạt động để ôn từ. - Sự quan tâm của nhà trường về việc trang bị các thiết bị dạy học như tranh ảnh , mô hình trong việc dạy từ và thực hiện bài dạy. 2. Khó khăn - Học sinh nơi tôi giảng dạy là vùng sâu chưa được tiếp cận nhiều với Tiếng Anh qua thực tế. - Các em ít học từ do chưa quan tâm nhiều đến môn học nên động cơ học tập chưa cao. - Đa số học sinh là dân tộc Hoa và dân tộc thiểu số việc phát âm còn hạn chế. - Thiết bị dạy học ở trường còn thiếu chưa có “projector” để thực hiện dạy bằng công nghệ thông tin nên đa số thực hiện theo tiết học truyền thống là phần nhiều. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. TỔNG QUAN Trong việc dạy Tiếng Anh, kiểm tra và ôn từ là một hoạt động dạy không thể thiếu trong một tiết học nào. Việc kiểm tra và ôn từ không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn là việc giúp các em nghe từ, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng được từ trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vì vậ,y việc tìm ra những cách thức kiểm tra và ôn từ phù hợp là nhiệm vụ của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu từ, sử dụng được từ vào trong câu theo từng ngữ cảnh và nhớ được từ lâu. Đây là các thủ thuật để kiểm tra và ôn từ cho học sinh ở THCS. Các thủ thuật trong đề tài này cũng đã được đề cập đến nhiều trong các tài liệu hướng dẫn dạy ở bộ môn Tiếng Anh. Tuy nhiên làm thế nào để áp dụng các thủ thuật đó một cách có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy một cách linh hoạt. Có thể thủ thuật này phù hợp với bài dạy này nhưng lại không hiệu quả đối với bài học khác. Tuy nhiên để áp dụng vào thực tế cho phù hợp và sinh động hiệu quả cao thì còn tuỳ thuộc vào phương tiện giảng dạy của từng tiết học và sự linh hoạt của giáo viên để biến mỗi hoạt động thành trò chơi lý thú để lôi cuốn học sinh gây cho các em sự hứng thú học tập và nhớ từ. Một số thủ thuật, trò chơi sẽ thuận tiện hơn và hấp dẫn hơn nếu giáo viên dạy có hỗ trợ của công nghệ thông tin (Powerpoint). Đối với các tiết dạy truyền thống thì giáo viên cần chuẩn bị nhiều hơn bằng các giáo cụ trực quan như bảng phu, hình ảnh, mô hình …. Mỗi thủ thuật có những cái riêng khi được giáo viên vận dụng vào thực tiễn. Sự chọn lọc các thủ thuật cho phù hợp từng mục đích dạy, từng bài dạy, từng phương tiện đồ dùng dạy học tránh việc nhàm chán trong hoạt động là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong đề tài này II/. PHẠM VI ĐỀ TÀI. Đề tài này được nghiên cứu để áp dụng cho các giáo viên dạy Tiếng Anh tại trường THCS trong việc kiểm tra và ôn từ cho học sinh ở các khối lớp 6,7,8,9 theo chương trình Tiếng Anh cho trường THCS hiện hành. III/. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Tham khảo các tài liệu về phương pháp giảng dạy: + English language teaching methodology của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. + Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6,7,8,9 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo + Sách giáo viên các lớp 6,7,8,9 + Cẩm nang cho người dạy Tiêng Anh của nhà xuất bản giáo dục + Tài liệu học thay sách các khối 6,7,8,9 - Thực hành trên tiết dạy ở các lớp tôi đảm nhiệm tại trường THCS Bảo Bình - Trao đổi cùng các giáo viên bộ môn tại trường, rút kinh nghiệm từ việc dự giờ và trao đổi chuyên môn qua tổ bộ môn. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN A. Phần chuẩn bị Để việc kiểm tra và ôn từ được sinh động, học sinh dễ tiếp thu giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây: - Lập kế hoạch từ vựng sẽ được ôn theo đặc trưng của từng tiết học. - Lựa chọn trò chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học(bảng phụ, bút lông, handout, thẻ bìa, mô hình…)trước khi đến lớp nếu dạy học không có hỗ trợ của công nghệ thông tin. - Soạn các hiệu ứng kĩ càng, phù hợp nếu dạy có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. - Chuẩn bị cách tổ chức cho học sinh chơi và học có hiệu quả, tạo sự hưng phấn cho học sinh nhưng vẫn bám sát vào nội dung bài và tiết kiệm thời gian . B. Tiến trình thực hiện - Có nhiều cách ôn từ và giúp cho học sinh nhớ từ. Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể chọn lựa cách thức thể hiện cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần warm up hoặc sau khi vừa dạy xong từ vựng . - Giáo viên thực hiện qua các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để nhớ từ trong bài. Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể hoặc từng cá nhân. Tuy nhiên, cho dù thực hiện dưới hình thức nào, thì giáo viên cũng cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi , nhận xét, bổ sung để phần kiểm tra và ôn từ được theo dõi và thực hiện cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Sau đây là một số hoạt động giúp giáo viên kiểm tra và ôn từ cho học sinh. 1. Slap the board - Mục đích của thủ thuật này giúp cho học sinh ôn lại từ và nhớ từ. Trò chơi này cũng có thể giúp giáo viên kiểm tra và ôn vừa cách phát âm vừa ngữ nghĩa của từ cho học sinh và phù hợp với các tiết có nhiều từ và từ mang nhiều nghĩa trừu tượng. Ngoài ra còn dễ thực hiện trong hầu hết các tiết dạy tạo không khí lớp sôi động và hứng thú - Ví dụ: Unit 12- section B 2- English 7 - Giáo viên yêu cầu lớp trưởng là người quản trò đọc từ cho các bạn chơi. Có thể từ trên bảng là Tiếng Anh , nhưng người quản trò hô bằng Tiếng Việt và ngược lại. Học sinh có thể ôn lại cách phát âm và nghĩa qua việc đọc và nghe từ khi chơi. 2. Guess the picture - Mục đích của trò chơi giúp cho nhiều học sinh thực hành ôn và nói từ mới một cách có ý nghĩa. - Vẽ một số tranh đơn giản minh hoạ một số từ cần ôn tập trên giấy A 4 và xếp thành một chồng. - Cho một học sinh lên chọn một bức tranh ( không cho những học sinh khác thấy) - Những học sinh khác đoán xem đó là tranh gì bằng cách hỏi: “ Is it a…………… ?” - Học sinh đoán đúng sẽ lên thay cho em trước. Dairy product balanced cereal lifestyle affect moderat e amount Body- building guideline Ví dụ: Các từ ôn các từ aimchair, lamp, couch, television, table, chair, telephone… ở Unit 3- section A 1- English 6 3. Matching - Mục đích giúp học sinh ôn từ khi kết hợp từ mới với các định nghĩa, ngữ nghĩa hoặc qua các bức tranh nhằm tiết kiệm thời gian trong phần dạy từ. - Tuỳ vào mục đích về từ của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù hợp. Có thể là kết hợp từ với định nghĩa trong những tiết có từ trừu tượng hoặc kết hợp từ với nghĩa tiếng Việt đối với bài có từ khó giải thích, hoặc với tranh khi những từ cần có trực quan mà giải thích khó thay thế được. - Ví dụ: Nối với các định nghĩa hoặc với nghĩa tiếng Việt khi các từ trừu tượng khó giải thích: Unit 1- Section Read- English 9 Match each word in column A to its definition in column B A B 1. climate 2. currency 3. compulsory 4. mosque 5.comprise 6. pen pal a. the system of money used in a country b. a building in which Muslims worship c. someone who you regularly write friendly letters to but have never met d. the regular pattern of weather conditions e. required by the rule f. to consist of - Ví dụ : Nối từ với nghĩa Tiếng Việt Unit 10- Section Read- English 9 1. orbit a. hít đất 2. perfect health b. tuyệt diệu, kỳ diệu 3. totally c. quỹ đạo . GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi: - Việc đổi mới sách giáo khoa với các chủ đề xoay quanh cuộc sống giúp giáo viên dễ tìm tài liệu tranh ảnh để minh hoạ. sinh ở THCS. Các thủ thuật trong đề tài này cũng đã được đề cập đến nhiều trong các tài liệu hướng dẫn dạy ở bộ môn Tiếng Anh. Tuy nhiên làm thế nào để áp

Ngày đăng: 03/12/2013, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w