GV: Nguyễn Thị Nhàn Đềcươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 Đềcươngôntập văn 9 (2009 -2010) A. Phần văn: Kì I - Cần nắm vững các văn bản nhật dụng đã học ở kì I (3 văn bản) + Phong cách Hồ Chí Minh. + Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. + Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Nắm vững về chuyện trung đại - thơ và truyện hiện đại Việt Nam (xem lại đềcương học kì I: Có 15 câu hỏi đã giải đáp). Kì II - Cần nắm vững tất cả các loại truyện, thơ văn hiện đại tại Việt Nam – nước ngoài. I. Phần thơ: Kì I + II Câu 1: Những tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 9 (2 tập). Về tác giả, tác phẩm, năm sáng tác, thể thơ, nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. 1. Đồng chí - Chính Hữu, 1948. Thể thơ tự do. - Nội dung: Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí cảm động, sâu sắc. - Nghệ thuật: Chi tiết hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật. 3. Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận. 4. Bếp lửa – Bằng Việt. 5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm. 6. Ánh trăng – Nguyễn Duy. (Xem lại đềcương kì I – đã làm rồi). 7. Con cò – Chế Lan Viên, 1962. Thể thơ tự do. - Nội dung: Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người. - Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. 8. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, 1980. Thể thơ năm chữ. - Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung. 1 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đềcươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gắn với dân ca. Hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo. 9. Viếng lăng Bác – Viễn Phương, 1976. Thơ tám chữ. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị và cô đúc. 10. Sang thu – Hữu Thỉnh, 1977. Thơ năm chữ. Bài thơ nói lên từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự chuyển biến này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài thơ. 11. Nói với con – Y Phương, sau 1975. Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Câu 2: Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn: + 1945-1954: Đồng chí. + 1954-1946: Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò. + 1946-1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. + Sau năm 1975: Ánh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con. Các tác phẩm thơ trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau cách mạng tháng 8 – 1945 qua nhiều giai đoạn: + Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng rất anh hùng. (Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ). + Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những qua hệ tốt đẹp của con người: Đoàn thuyền đánh cá; Mùa xuân nho nhỏ; Con cò; Nói với con. Nhưng điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong suốt thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc. + Tình cảm yêu nước, tình quê hương. + Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ. 2 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đềcươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 + Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu tròn sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn (ở các ý trên cần đưa dẫn chứng vào để làm sáng tỏ vấn đề). Câu 3: Những điểm chung và nét riêng về chủ đề tình mẹ con trong 3 bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Con cò; Mây và sóng. • Điểm chung: hai bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và Con cò đều đề cập đến tình mẹ con, ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng, dùng điệu ru, lời ru của người mẹ. • Khác nhau: + Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Bình Trị Thiên trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. + Con cò: Khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru. + Mây và sóng: Hóa thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Câu 4: Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội được thể hiện trong ba bài thơ: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Ánh trăng • Giống nhau: Cả ba bài thơ đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. • Khác nhau: + Đồng chí viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn và lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng. + Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe. Một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Câu 5: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: + Đồng chí: Sử dụng bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính vào thơ gần như là trực tiếp (như: nước mặn đồng chua, đất cày lên 3 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đề cươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày…). Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng, nhưng cũng rất thực mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng. + Đoàn thuyền đánh cá: Lại chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (VD: mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng đã cài then, đêm sập cửa, thuyền lái gió với buồm trăng…). • Bài thơ: Tiểu đội xe không kính và Ánh trăng: bài thơ của Phạm Tiến Duật sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác của người lái xe. Còn Ánh trăng của Nguyễn Duy tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh. +Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Bút pháp hiện thực và lãng mạn, chất Huế đậm đà. Lời tâm tình của tác giả trước lúc đi xa. Hình ảnh đặc sắc: Mùa xuân nho nhỏ. + Con cò – Chế Lan Viên: Bút pháp dân tộc- hiện đại: phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc: con cò, cánh cò. Câu 6: Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học. (HS tự làm) Câu 7: Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện sau Cách mạng 8-1945: Các tác phẩm: Làng, Lặng lẽ Sapa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi, Bến quê: Đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao từ sau Cách mạng 8-1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp- Mĩ. Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp- Mĩ và xây dựng đất nước đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), anh thanh niên (Lặng lẽ Sapa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi). Họ có những nét tính cách chung: yêu quê hương đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của đất nước. Nét tính cách và phẩm chất riêng ở mỗi nhân vật: + Ông Hai: Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến. + Anh thanh niên (Lặng lẽ Sapa): Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người. + Bé Thu (Chiếc lược ngà): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha. 4 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đề cươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 + Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh. + Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, luôn kề cần cận với cái chết, tình cảm trong sáng hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ. (Tất cả các nhân vật trên đều đưa dẫn chứng vào để phân tích) • Lưu ý: - Học thuộc lòng tất cả các bài thơ, tác giả, tác phẩm. - Nắm vững tác giả, tác phẩm, tóm tắt các truyện, học thuộc ghi nhớ. - Xem lại nội dung bài giảng các văn bản đã học. - Nắm vững nội dung 2 vở kịch: Bắc Sơn - Tôi và chúng ta. B. Phần Tiếng Việt: I. Lý thuyết: 1. Nắm vững các biện pháp tu từ vựng: 8 biện pháp. - So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh, nói quá, chơi chữ. (Xem lại vở ghi tự chọn học kì 1) - Phân tích được các biện pháp tu từ trong các đoạn văn, đoạn thơ. 2. Nắm vững các bài Tiếng Việt đã học ở lớp 9. a. Các phương châm hội thảo: 5 phương châm + Phương châm về lượng + Phương châm về chất + Phương châm quan hệ Nắm chắc khái niệm, cho VD? + Phương châm cách thức + Phương châm lịch sự b. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. c. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. d. Sự phát triển của từ vựng. e. Thuật ngữ g. Liên kết câu và liên kết đoạn văn h. Nghĩa tường minh và hàm ý. II. Phần bài tập: (Xem lại các bàitập đã giải) Một số bàitập thực hành: 5 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đề cươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 Bàitập 1: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong các câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Nguyễn Du- “Truyện Kiều”) Các từ láy trong đoạn thơ trên vừa tả hình dạng của sự vật, vừa thể hiện tâm trạng của con người. Đặc biệt là từ láy “nao nao” thể hiện cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng. Bàitập 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để tìm và phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ sau: a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương) b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm) - Hai VD a và b: tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ 2. + Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Viễn Phương, tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cữu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cữu ấy,… Qua đây người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của nhà thơ đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ. + Với hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Cũng là hình ảnh mặt trời nhưng tác giả bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã sử dụng với một tác dụng khác. Hình ảnh “mặt trời” ẩn dụ giúp ta hiểu đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ dân tộc Tà Ôi. Em bé là biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của người mẹ đối với con. Con là mặt trời của mẹ, là ánh sáng, là mục đích, là khát vọng của đời mẹ. Con là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Chính con đã giúp mẹ có thêm niềm tin, ý chí và nghị lực trong cuộc sống lao động, chiến đấu đầy gian khổ thử thách. Đồng thời qua đó cũng biểu lộ một tình yêu nóng bỏng: tình mẹ con. 6 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đề cươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 Bàitập 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây: - Họa sĩ nào cũng đến Sapa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này… (Nguyễn Thành Long - “Lặng lẽ Sapa”) + Phép lặp từ ngữ: Họa sĩ – họa sĩ + Phép thế: Sapa – đấy Bàitập 6- trang 156-157, SGK II Đọc truyện cười: Hai kiểu áo. Trả lời câu hỏi: a. Câu chứa hàm ý: “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp đân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” b. Nội dung hàm ý là: “Ngài phải cúi đầu thấp trước quan trên, ngài ngửng đầu lên cao đối với dân đen.” Từ hàm ý này có thể hiểu một hàm ý sâu xa hơn: “Ông là kẻ nịnh trên nạt dưới”. c. Tuy nhiên, người nghe chỉ hiểu được hàm ý thứ nhất (trực tiếp hơn), điều này được xác nhận ở câu ra lệnh cuối cùng của quan “Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu”. Nếu quan trên hiểu hàm ý thứ hai thì thay cho lệnh trên sẽ là một cơn thịnh nộ. III. Phần Tập làm văn: Ôn lại các kiểu bài: Thuyết minh, tự sự, nghị luận. Đặc biệt là tự sự, nghị luận. (Xem lại các đềbài đã làm ở phần học ôn) Làm đềcương một số đềbài cụ thể: Đề 1: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Đề 2: Hãy phân tích đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải- “Mùa xuân nho nhỏ”) 7 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đề cươngôntập cuối năm - Ngữ văn 9 2009-2010 Đề 3: Em hãy sắm vai kể, nêu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Đề 4: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. Đề 5: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Gợi ý các đề bài: Đề 1: Nêu cảm nhận và suy nghĩ về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. - Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác (Đưa luận cứ, luận chứng, lập luận đi làm sáng tỏ vấn đề => nội dung, nghệ thuật). Đề 2: Phân tích đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Cần làm rõ hai mặt: nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. - Về nội dung: Đó là khát vọng được hòa nhập, được cống hiến phần sức lực nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước khi còn tuổi thanh xuân và cả khi mái đầu đã bạc. - Nghệ thuật: Đại từ nhân xưng “ta”, điệp ngữ “Dù là”, “ta làm”, hình ảnh ẩn dụ. Đề 3: Biết cách làm một bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật văn bản tự sự, ngôi kể trong văn bản tự sự. + Kiến thức: nắm vững nội duung câu chuyện “Chiếc lược ngà” (Đoạn xem lời kể với những yếu tố miêu tả nội tâm, cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con). (Xem lại đềcương kì I) Đề 4: Xem lại đềcương kì I. Đề 5: Cần làm rõ các ý cơ bản - Phương Định là một cô gái khá đẹp được nhiều người để ý. - Nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. - Yêu mến những người đồng đội. - Dũng cảm, tự trọng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đó là - Hình ảnh con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. 8 . trong cuộc sống. Câu 2: Sắp xếp các bài thơ theo từng giai đoạn: + 194 5- 195 4: Đồng chí. + 195 4- 194 6: Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Con cò. + 194 6- 197 5:. II. Phần bài tập: (Xem lại các bài tập đã giải) Một số bài tập thực hành: 5 GV: Nguyễn Thị Nhàn Đề cương ôn tập cuối năm - Ngữ văn 9 20 09- 2010 Bài tập