Sở GD và ĐT Hà Nội Trường THPT Thượng Cát ---------o0o--------- KIỂMTRA 45 PHÚT - Lớp 10 Môn : Vật lý Mã số đề: 01 Họ và tên:………………………………………… Lớp:……… . Phần trắc nghiệm (Bôi đen vào ô đáp án chọn trong phần trả lời) Trả lời: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B C D Câu 1: Một bình chứa khí N 2 ở thể tích V, nhiệt độ T và áp suất p. Khi nhiệt độ tăng lên 3 lần và thể tích giảm 3 lần thì áp suất trong bình thay đổi như thế nào? A: Tăng 3 lần. B: Giảm 6 lần. C: Không đổi. D: Tăng 9 lần. Câu 2: Trong hệ toạ độ (V-T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp: A: Đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ. B: Đường hypebol. C: Đường thẳng không đi qua gốc toạ độ. D: Đường parabol. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chất khí: A: Khoảng cách giữa các phân tử rất gần. B: Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. C: Chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.D: Chất khí có thể nén rất dễ dàng. Câu 4: Sự biến đổi trạng thái của khí lý tưởng tuân theo: A: Định luật Bôilơ_Mariốt. B: Định luật Gay Luy_Xắc. C: Định luật Sáclơ. D: Cả 3 định luật trên. Câu 5: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 110 J. Chất khí nở ra, thực hiện công 75 J, đẩy pittông đi lên. Nội năng của chất khí thay đổi một lượng là: A: - 35 J. B: - 185 J. C: 35 J. D: 185 J. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với nguyên lý II nhiệt động lực học ? A: Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn . B: Nhiệt lượng vật nhận được để vật sinh công và làm giảm nội năng . C: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả những nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. D: Nhiệt năng lấy từ một nguồn nào đó không thể trực tiếp và hoàn toàn biến thành cơ năng . Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm 3 khí H 2 ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0 C. Hỏi áp suất của lượng khí trên ở thể tích 50 cm 3 và nhiệt độ 0 0 C là bao nhiêu? A: 564 mmHg. B: 654 mmHg. C: 456 mmHg. D: 546 mmHg . Câu 8: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công: A: Mài dao. B: Đóng đinh. C: Nung sắt trong lò. D: Khuấy nước. Câu 9: Một bình thép chứa khí Hydrô ở 27 o C dưới áp suất 6,3.10 5 Pa. Làm lạnh tới nhiệt độ -73 o C thì áp suất của bình là: A: 6,8.10 5 Pa. B: 5,2.10 5 Pa. C: 4,2.10 5 Pa. D:3,1.10 5 Pa. Câu 10: Trạng thái của một khối lượng khí xác định được đặc trưng đầy đủ bằng thông số nào sau đây? A: Nhiệt độ tuyệt đối và thể tích. B: Áp suất và nhiệt độ tuyệt đối. C: Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối và thể tích. D: Áp suất và thể tích. Phần tự luận: Câu 11: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pittông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pittông dịch chuyển. a. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4 000 J, thì nội năng của nó biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? b. Giả sử không khí nhận thêm được nhiệt lượng 12 000 J và công thực hiện thêm được một lượng là 1700 J. Hỏi nội năng của không khí biến thiên một lượng bằng bao nhiêu? Câu 12: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.10 5 Pa và nhiệt độ 50 o C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm đi 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.10 5 Pa. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình. Câu Đáp án Sở GD và ĐT Hà Nội Trường THPT Thượng Cát ---------o0o--------- KIỂMTRA 45 PHÚT - Lớp 10 Môn : Vật lý Mã số đề: 02 Họ và tên:………………………………………… Lớp:……… . Phần trắc nghiệm(Bôi đen vào ô đáp án chọn trong phần trả lời) Trả lời: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B C D Câu 1: Trong quá trình đẳng nhiệt, thể tích của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất chất khí: A: Tăng 2 lần. B: Giảm 2 lần . C: Không đổi. D: Tăng 4 lần. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40cm 3 khí H 2 ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0 C. Hỏi thể tích của lượng khí trên ở áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0 0 C là bao nhiêu? A: 30,29 cm 3 . B: 34 cm 3 . C: 35,92 cm 3 . D: 32 cm 3 . Câu 3: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công: A: Mài dao. B: Đóng đinh. C: Khuấy nước. D: Nung sắt trong lò. Câu 4: Trong hệ toạ độ (p-T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích: A: Đường thẳng kéo dài không đi qua gốc toạ độ. B: Đường hypebol. C: Đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ. D: Đường parabol. Câu 5: Công mà khối khí sinh ra là 1000 J, nếu nội năng của khí tăng một lượng 500 J thì nhiệt lượng nhận vào là: A: 500J. B: 1500J. C: -500J. D: -1500J. Câu 6: Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng là: A: Tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được. B: Nhiệt lượng mà vật nhận được. C: Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được. D: Công mà vật nhận được. Câu 7: Nguyên lý I của nhiệt động lực học là vận dụng định luật nào sau đây ? A: Định luật bảo toàn động năng . B: Định luật bảo toàn cơ năng. C: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. D: Các định luật Niu-tơn. Câu 8: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất khí tăng lên một lượng ∆p = 50kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu? A: 100kPa. B: 10 4 Pa. C: 10kPa. D: 10 3 Pa. Câu 9: Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp: A: Nhiệt độ tuyệt đối không đổi, thể tích tăng. B: Nhiệt độ tuyệt đối không đổi, thể tích giảm. C: Nhiệt độ tuyệt đối giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D: Nhiệt độ tuyệt đối tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với nguyên lý II nhiệt động lực học ? A: Nhiệt lượng vật nhận được để vật sinh công và làm giảm nội năng . B: Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn . C: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. D: Nhiệt năng lấy từ một nguồn nào đó không thể trực tiếp và hoàn toàn biến thành cơ năng . Phần tự luận: Câu 1: Người ta cung cấp nhiệt lượng 15 J cho chất khí đựng trong xialnh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittông đi một đoạn 5 cm. Lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. a. Tính độ biên thiên nội năng của khí. b. Nếu cung cấp thêm cho xilanh nhiệt lượng 22 J và công do khí thực hiện thêm là 10 J thì độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu? Câu Đáp án Câu 2: Một lượng khí đựng trong xilanh có pittông dịch chuyển được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 atm; 15 lít; 300 K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén. Đề 1 1 D 2 A 3 A 4 D 5 C 6 B 7 D 8 C 9 B 10 C Phần tự luận: Câu 1: a/ ∆U = - 4000 J b/ ∆U = 6300 J . Câu 2: T = 565 K hay t = 292 o C Mã đề : 02 Phần trắc nghiệm: 1 B 2 C 3 D 4 C 5 B 6 A 7 C 8 A 9 D 10 A Phần tự luận: Câu 1: a/ ∆U = 14 J b/ ∆U = 26J Câu 2: T = 420 K hay t = 147 o C . trắc nghiệm: 1 B 2 C 3 D 4 C 5 B 6 A 7 C 8 A 9 D 10 A Phần tự luận: Câu 1: a/ ∆U = 14 J b/ ∆U = 26J Câu 2: T = 42 0 K hay t = 147 o C . tích 50 cm 3 và nhiệt độ 0 0 C là bao nhiêu? A: 5 64 mmHg. B: 6 54 mmHg. C: 45 6 mmHg. D: 546 mmHg . Câu 8: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng