Gián án Mỹ Tho Xưa

3 220 0
Gián án Mỹ Tho Xưa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vài nét về Mỹ Tho xưa Thứ sáu, ngày 26/11/2010 Thế kỷ 17-18, Mỹ Tho đại phố là một trong những trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhất Nam Bộ- các thư tịch cổ nói vậy. Hình thành vào khoảng năm 1679, Mỹ Tho đại phố chiếm trọn một phần thôn Mỹ Chánh thuộc dinh Trấn Định (nay thuộc phường 2, 3, 8 của thành phố Mỹ Tho, nằm cặp sông Tiền). Cầu Quay Từ đầu thế kỉ 17 hoặc sớm hơn, cuối thế kỉ 16, Mỹ Tho đã có lưu dân người Việt vào khẩn hoang và tiến hành sản xuất nông nghiệp. Vào vùng đất mới, người đi khai hoang gặp những thuận lợi rất cơ bản như : khí hậu điều hòa, không có bão lụt, mặt đất bằng phẳng với sông rạch chằng chịt mang lại tôm cá, nước tưới, phù sa màu mỡ và thuận tiện cho việc giao lưu… Tuy nhiên, trong buổi đầu, cư dân gặp không ít trở ngại như : rừng rậm hoang hiểm, ác thú đầy dẫy…Thế nhưng, bằng sức lao động quả cảm, bền bỉ, sáng tạo trong việc khai thác tài nguyên tự nhiên (đất, nước…) đến nửa sau thế kỉ 17, việc mở mang ruộng đất, trồng tỉa hoa lợi của cư dân người Việt ở Mỹ Tho về cơ bản đã đi dần vào ổn định. Đến năm 1679, đất và người Mỹ Tho đã tiếp nhận đùm bọc một nhóm người Hoa do Dương Ngạn Địch dẫn đầu, vì chống đối vương triều Mãn Thanh nên di trú sang nước ta. Ở Mỹ Tho, số người Hoa này chủ yếu sống nhờ vào nghề buôn bán, và qua quan hệ hôn nhân với người Việt, chỉ sau vài thế hệ, họ nhập thân hòan toàn vào dân tộc Việt Nam, mà dấu ấn còn sót lại để nhận biết chỉ là danh xưng “Minh Hương” (tức là con cháu nhà Minh) mà thôi. Khối cộng đồng dân tộc Việt – Minh Hương đã chung sức đồng lòng ra sức phát triển Mỹ Tho. Cho đến khoảng cuối thế kỉ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất ở toàn Nam bộ hồi đó (hai trung tâm kia là Cù Lao Phố _ Biên Hòa và Hà Tiên), với “chợ phố lớn Mỹ Tho, có nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc, làm thành một chốn đại đô hội, rất phồn hoa, huyên náo” (Gia Định thành thông chí - Trịnh Hoài Đức). Sự sung thịnh của chợ Mỹ Tho đã nói lên nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở địa phương đã có những bước phát triển đáng kể. Nông sản, nhất là lúa gạo và cau, không chỉ đủ dùng cho nhu cầu của cư dân Mỹ Tho, mà còn dư ra với số lượng lớn, trở thành hàng hóa được buôn bán trên thị trường cả nước. Do đó, ở Mỹ Tho, sự hình thành vào buổi đầu là yếu tố “phố chợ”, và đó cũng là nền móng quyết định cho sự nghiệp phát triển về sau của Mỹ Tho. Có thể nói, lúc bấy giờ, làng xã của người Việt ở Mỹ Tho cũng bước dần vào chỗ ổn định. Đó là các làng Điều Hòa, Phú Hội, Mỹ Chánh, Bình Tạo, Mỹ Hóa, Đạo Ngạn, Thạnh Trị. Do chợ Mỹ Tho đã nổi lên như một trung tâm kinh tế - thương mại sầm uất, do cơ chế hành chánh ở cơ sở là làng xã đã có nề nếp, qui củ, cho nên năm 1781, chúa NGuyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định từ giồng Kiến Định (Tân Hiệp) về thôn Mỹ Chánh - chợ Mỹ Tho (tức khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, phường 8 ngày nay). Bắt đầu từ đây, Mỹ Tho đã trở thành một trung tâm hành chánh thật sự, và để đi đến chỗ hoàn thiện nó, năm 1792, chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Mỹ Tho. Thành này do Trần Văn Học vẽ kiểu theo phương pháp đồ họa phương Tây, có tham khảo kiểu thành Vauban của Pháp. Thành Mỹ Tho có “dạng hình vuông, chu vi 998 tầm (khoảng 2000m), có mở hai cái cửa ở phía tả và phía hữu, nơi cửa có xây cầu bắc ngang hào, hào rộng 8 tầm (khoảng 16m), sâu 1 tầm (khoảng 2m), bốn mùa nước ngọt có nhiều tôm cá, dưới cầu có cửa cống nhỏ để lưu thông với sông lớn, ngoài hào có đắp lũy đất, có cạnh góc lồi ra hũng vô như hình hoa mai, chân lũy mặt tiền 30 tấm (khoảng 60m) thì đến sông lớn. Trong đồn có những kho gạo, kho thuốc đạn, trại quân và súng lớn, tích trữ đầy đủ, nghiêm chỉnh” (Gia định thành thông chí). Đến cuối thế kỉ 18, Mỹ Tho đã có phố chợ buôn bán náo nhiệt, và khi đã xây dựng xong ngôi thành kiên cố, có quân đội thường trực và súng lớn để bảo vệ, thị địa phương Mỹ Tho đã trở thành một thành phố đúng nghĩa của nó. Do yêu cầu phát triển thành phố, năm 1826, vua Minh Mạng cho dời lỵ sở của trấn Định Tường (trấn này được thành lập năm 1808 dưới thời vua Gia Long) ở thôn Mỹ Chánh sang hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo ở về phía hữu ngạn sông Bảo Định (nay thuộc các phường 1,4,7), hình thành nên Mỹ Tho “mới”. Thành Mỹ Tho “mới” được Lê Văn Duyệt trực tiếp chỉ huy khoảng 11 ngàn nhân công thi công, xây dựng. Thành này vẫn được đắp bằng đất, chu vi 320 trượng (khoảng 2000m), cao 9 thước 5 tấc (khoảng 4,3m) mở 4 cửa, hào rộng 8 trượng (khoảng 3m), sâu 6 thước 5 tấc (khoảng 2,9m) (theo Đại Nam nhất thống chí). Theo phỏng đoán, Mỹ Tho “mới” nằm lọt trong khung các con đường Rạch Gầm (phía nam), Lê Đại Hành (phía bắc), Lê Lợi (phía đông) và Nam Kì Khởi Nghĩa (phía tây). Các cửa thành, phỏng đoán tọa lạc tại các địa điểm sau : - Cửa Bắc : ngã tư Lê Đại Hành – Hùng Vương. - Cửa Nam : ngã ba Rạch Gầm – Hùng Vương. - Cửa Đông : ngã tư Lê Lợi – Thủ Khoa Huân. - Cửa Tây : ngã ba Nam Kì Khởi Nghĩa – Thủ Khoa Huân. Ở lỵ sở mới, ngoài việc xây dựng thành tỉnh, chính quyền phong kiến còn tiến hành xây dựng hàng loạt các công trình khác nhằm phục vụ cho yêu cầu kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng …của địa phương, xứng đáng với vị trí trung tâm của toàn tỉnh Định Tường, như cất chợ, xây dựng cửa quan để thu thuế (1835), trường học (1826), đàn Xã Tắc (1833) thờ thần Xã Tắc (thần đất nước), đàn Tiến Nông (1832) thờ Thần Nông, miếu Thành Hoàng (1848)…(Gia Định thành thông chí). Đồng thời, lúc bấy giờ ở Mỹ Tho cũng có nhiều cá nhân bỏ tiền của ra để xây dựng một số chùa chiền có kiểu kiến trúc đẹp, độc đáo như chùa Bửu Lâm (1803) ở thôn Phú Hội, chùa Thiên Phúc (1803) ở thôn Mỹ Hóa, hội quán Kim Bảo (1819) (nay là chùa Ông phường 8), chùa Vĩnh Tràng (1849) ở thôn Mỹ Hóa… Như vậy từ năm 1826 trở đi, Mỹ Tho bao gồm Mỹ Tho “cũ” và “mới”, cùng nhau phát triển. Giữa Mỹ Tho “cũ” và “mới”, do cách nhau bởi kinh Bảo Định, nên liên lạc với nhau bằng đò ngang, và từ đó hình thành nên một xóm đưa đò chuyên nghiệp mà sử sách gọi là “giang trạm Điều Hòa” (Gia Định thành thông chí). Được biết trước đó, năm 1791, chính quyền phong kiến có xây cầu Quỳ Tông bắc ngang kinh Bảo Định nhưng đến năm 1801, do nước sông chảy xiết, gây xoáy lở, nên cầu bị bỏ (Đại Nam nhất thống chí). Điểm độc đáo của Mỹ Tho là được dựng lên ở ngã ba sông, thành phố ven sông, đặc trưng của hầu hết các thành phố - đô thị ở miền Nam. Đó là ngã ba sông do sông Mỹ Tho và kinh Bảo Định giao dòng với nhau, tạo ra sự thuận lợi về mọi mặt và làm chất xúc tác để Mỹ Tho vươn lên mạnh mẽ. Có thể nói do nằm ở vị trí ngã ba sông nên Mỹ Tho có sức quy tụ ghe thuyền, vật lực từ các địa phương khác đến đây và từ đó lan tỏa ra khắp nơi : ngược dòng sông Tiền theo hướng tây lên Cai Lậy, Cái Bè, Sa Đéc v v Hoặc xa hơn nữa là Campuchia, hay xuôi dòng về phía đống đến Chợ Gạo, Gò Công, rồi ra cửa Tiểu theo đường biển ngoặc lên Gia Định hay ra tận Phú Xuân đến Huế, còn nếu như theo con kinh Bảo Định thì vẫn đến được Vũng Gù (Tân An ngày nay) rồi đi tiếp đến Gia Định. Và một khi đã nói đến Mỹ Tho thì phải nói đến Cồn Rồng nằm trên sông Tiền ở phía trứơc mặt thành phố. Cồn này bắt đầu nổi lên từ năm 1788, có dáng như con rồng nằm, nên vua Gia Long mới đặt tên là Long Châu, còn dân gian thì quen gọi là Cồn Rồng. Tên “Mỹ Tho” xuất hiện từ rất sớm. Có thể tên Mỹ Tho được viết bằng chữ Hán Nôm đã xuất hiện từ năm 1679 khi Trịnh Hoài Đức ghi trong quyển Gia Định thành thông chí sự kiện sau đây : “Ngày 28 tháng 2 năm Kỷ Vị (1679), tướng Long Môn là Dương Ngạn Địch từ nước Tàu chạy sang quy phục. Tháng 5, chúa Nguyễn sai Xá sai Văn Trinh dẫn cả binh biền và ghe thuyền đến đóng dinh trại ở địa phương Mỹ Tho”. Còn tên Mỹ Tho viết bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện cùng thời với tên Sài Gòn, tức là vào khoảng năm 1747. Về từ nguyên và ngữ nghĩa của địa danh Mỹ Tho có hai cách giải thích. Cách thứ nhất cho rằng, địa danh Mỹ Tho có nguồn gốc từ chữ Hán Nôm với Mỹ là xinh đẹp và Tho là tên một loại cỏ. Cách thứ hai cho là, Mỹ Tho từ tiếng Khmer “Mêso” đọc trại mà ra, có nghĩa là “cô gái đẹp” hay “nàng tiên”. Theo http://www.tgu.edu.vn . Mỹ Tho. Có thể nói, lúc bấy giờ, làng xã của người Việt ở Mỹ Tho cũng bước dần vào chỗ ổn định. Đó là các làng Điều Hòa, Phú Hội, Mỹ Chánh, Bình Tạo, Mỹ. về thôn Mỹ Chánh - chợ Mỹ Tho (tức khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, phường 8 ngày nay). Bắt đầu từ đây, Mỹ Tho đã trở thành một trung tâm hành chánh thật

Ngày đăng: 03/12/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan