LăngTứKiệtLăngTứKiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp ở Cai Lậy gồm: Nguyễn Thanh Long; Trần Công Thận (Trần Quang Thận); Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy–Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX. Sau khi Bốn ông hy sinh ngày 14 tháng 2 năm 1871, nhân dân lập mộ và đền thờ tại Thị trấn Cai Lậy và để tỏ lòng tôn kính nhân dân gọi là LăngTứ Kiệt. Theo lời truyền của dân gian, bốn ông đều là những người can đảm và mưu lược hơn người, thân hình cao lớn, gương mặt cương nghị, da màu đồng đen, sức khỏe phi thường và võ nghệ cao cường. Vốn có lòng yêu nước nồng nàn, khi giặc Pháp xâm lược tỉnh Định Tường (1861), bốn ông đã tham gia lực lượng nghĩa quân do Thiên Hộ Dương lãnh đạo. Cùng với những nghĩa quân khác, bốn ông đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở vùng Ba Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho…trong quá trình chiến đấu, bốn ông đã lập được nhiều chiến công vang dội. Khi cuộc khởi nghĩa Thiên Hộ Dương bị thực dân Pháp đàn áp dã man và căn cứ Đồng Tháp Mười bị tan vỡ vào năm 1866, bốn ông trở về Cai Lậy chiêu tập nghĩa sĩ, tiếp tục đứng lên chống Pháp. Vào ngày 01/01/1871 bốn ông đều sa vào tay giặc, bộn chúng dùng những thủ đoạn vô cùng thâm độc hòng buộc bốn ông phải đầu hàng như: vừa mua chuộc, dụ dỗ vừa tra tấn dã man. Đặc biệt, bọn chúng còn bắt những người thân của bốn ông ra đánh đập hết sức tàn bạo nhằm rúng ép bốn ông phải quy thuận. Thế nhưng, trước sau bốn ông đều khẳng khái tuyên bố “sinh vi tướng, tử vi thần” quyết không chịu khuất phục. Bất lực trước ý chí bất khuất của bốn ông, nên ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ) thực dân Pháp đã xử chém bốn vị anh hừng dân tộc tại chợ Cai lậy. Dã man hơn chúng đã bêu thủ cấp của bốn ông trong suốt bảy ngày liền nhằm khủng bố, uy hiếp tinh thần của nhân dân, sau đó vùi đầu của bốn ông xuống mé ruộng ven đường. Cảm phục cuộc đời và tấm gương chiến đấu oanh liệt, bất khuất của bốn ông, nhân dân Cai Lậy đã đấp nên một đất, xung quanh có làm hàng rào bằng gỗ tốt, quét vôi trắng và sau nhiều lần sửa chữa, trùng tu. Năm 1999, Lăng mộ của bốn ông được tỉnh Tiền Giang trùng tu với quy mô lớn, trông rất khang trang và cổ kính, phía trước cổng có tôn trí câu đối: Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm. Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn. Hằng năm Chính quyền, các Đoàn thể và nhân dân huyện Cai Lậy cúng bốn vị anh hùng dân tộc vào ngày 14/02 tại LăngTứ Kiệt. Di tích LăngTứKiệt được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1999. LăngTứKiệt nằm trên đường 30 tháng 04 thuộc khu phố I, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Vì di tích nằm giữa trung tâm Thị trấn nên đi đến bằng ô tô rất thuận lợi./. Các hình ảnh về di tích lịch sử dân tộc LăngTứKiệt Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch . tại Lăng Tứ Kiệt. Di tích Lăng Tứ Kiệt được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1999. Lăng. Lăng Tứ Kiệt Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp ở Cai