Hướng dẫn sử dụng Google sites - phần mềm tạo trang web miễn phí Tác giả : PGS.TS. Bùi Thế Tâm, soạn lần đầu ngày 9/12/2009, cập nhật lần cuối ngày 11/12/2009 Nội dung của trang này thuộc bản quyền của © Bùi Thế Tâm và buithetam.wordpress.com. Bài viết này có thể được in ra để dùng với mục đích cá nhân và phi thương mại. Nếu bạn muốn phát hành lại trong trang web của bạn làm ơn liên lạc với tác giả hoặc ít nhất phải trích dẫn lại nguồn là: "Tác giả : PGS. TS. Bùi Thế Tâm, Nguồn : http://buithetam.wordpress.com" Google sites (viết tắt là GS) là một ứng dụng của Google dùng để tạo một trang web miễn phí. Bạn có thể tạo một trang web cho cá nhân (giáo viên, nhà văn, nhà thơ, sinh viên, học sinh, người về hưu .), một tập thể như lớp học hay một câu lạc bộ, thậm chí cho một cơ quan. Trang web lập trên GS có ưu điểm là rất dễ lập và chạy rất nhanh. Ví dụ trang web của một giáo viên: Tạo một trang web mới Một tài khoản của Google có thể tạo được rất nhiều trang web, mỗi trang web GS cung cấp một dung lượng là 100 MB. Để tạo một trang web đầu tiên mở trang http://sites.google.com, xuất hiện màn hình chính của Google sites, vào tài khoản Google (email, mật khẩu) và nháy nút "Đăng nhập", xuất hiện màn hình "Google sites Tạo trang web mới". Trong màn hình này có nút "Tạo trang web mới", phần dưới là danh sách các trang web bạn đã lập. Nháy vào nút "Tạo trang web mới", xuất hiện trang màn hình khai báo. Trong mục "Chọn mẫu để sử dụng" bạn hãy lựa chọn một mẫu trang web, trong mục "Đặt tên trang web của bạn" hãy nhập tên của trang web, chọn URL cho trang web, nhập mã hiển thị, cuối cùng nháy nút "Tạo trang web" để hoàn tất. Tạo một bài viết mới cho trang web Giả sử bạn đã đăng nhập vào tài khoản của Google và mở trang web của bạn. Muốn tạo một bài viết (page) mới bạn nháy vào nút "Tạo trang" ở góc trên phải màn hình, xuất hiện màn hình đặt tên cho trang: Chọn mẫu để sử dụng là "Trang Web", trong mục "Tên" đặt tên cho bài viết (tên này sẽ hiện ra ở đầu bài, tên này cũng hiện ra trong sitemap). Tiếp theo bạn phải lựa chọn trang này ở cấp cao nhất hay là ở cấp con của một trang nào đó. Cuối cùng nháy "Tạo trang". Xuất hiện màn hình soạn thảo bài viết: Dùng Thanh menu khi soạn thảo Thanh menu có 4 mục: • Mục "Chèn" : dùng để chèn Hình ảnh, chèn liên kết, dòng ngang, tài liệu của Google Documents, ảnh Picasa, ô văn bản. • Mục "Định dạng" : định dạng theo các Tiêu đề, chỉ số trên và dưới, căn chỉnh theo lề. • Mục "Bảng" : chèn một Bảng và các thao tác với bảng. • Mục "Bố cục" : chọn một trong 9 cách bố cục trang như 1 cột, 2 cột, ba cột Dùng Thanh công cụ khi soạn thảo Thanh công cụ có các nút: Hoàn tác, Làm lại, Ô chọn phông chữ, Ô chọn cỡ chữ, Đậm, Nghiêng, Gạch dưới, Màu văn bản, Màu nền văn bản, Thêm hoặc xóa liên kết, Danh sách được đánh số, Danh sách có dấu đầu dòng, Tăng thụt lề, Giảm thụt lề, Căn trái, Căn giữa, Căn phải, Xóa định dạng, Chỉnh sửa nguồn HTML. Cuối bài viết có hai mục: • Attachments : bổ sung các tệp đính kèm vào bài viết • Comments: bổ sung nhận xét cho bài viết. Ghi lại bài viết: nháy nút "Lưu" ở góc trên phải màn hình. Quản lý các bài đã viết Sau khi đăng nhập vào tài khoản Google và mở trang web của bạn, màn hình trang web có dạng: Thanh bên Sidebar là thanh quản lý các bài viết. Trang Home thường dùng để giới thiệu về trang web, giới thiệu về tác giả, hoặc chứa mục lục toàn bộ các bài viết trong website. Mục Sitemap cho hiện toàn bộ các bài viết của website ở dạng danh sách hay dưới dạng cây, nháy vào một bài thì nội dung bài hiện phần bên phải màn hình. Mục "Edit sidebar": dùng để điều chỉnh thanh bên (độ rộng, đặt bên phải hay bên trái màn hình, lựa chọn các bài viết đưa vào thanh bên). Nút "Chỉnh sửa trang" ở góc trên phải màn hình: chỉnh sửa bài viết đang hiện trên màn hình. Nút "Tác vụ khác" có rất nhiều chức năng đối với bài đang hiện trên màn hình. Khi nháy vào nút này xuất hiện các mục: Lịch sử sửa lại của bài viết, Đăng ký nhận thông báo về các thay đổi của trang web, In trang ra giấy, Di chuyển trang, Xóa trang, Xem trước trang với tư cách người xem, Chia sẻ trang web này với mọi người. Lệnh "Tác vụ khác / Cài đặt trang" cho xuất hiện hộp thoại: Nếu bạn lựa chọn không "Hiển thị tiêu đề trang" thì tên bài phải nằm trong nội dung của bài viết. Mục "URL của trang" bạn có thể thay đổi dạng ngầm định để người xem dễ truy nhập. Lệnh "Tác vụ khác / Manage site" cho xuất hiện hộp thoại: Khung bên trái màn hình là toàn bộ các mục để quản lý website: các hoạt động gần đây của trang web, các bài viết, các tệp đính kèm, các mẫu trang. Mục "Chung" dùng để thay đổi tên trang web, mô tả trang web, chọn ngôn ngữ hiển thị, xóa trang web. Mục "Chia sẻ" để mời mọi người vào trang web của bạn với tư cách chủ nhân, với tư cách cộng tác viên hay với tư cách người xem. Phần "Giao diện trang web" có 3 mục dùng để thay đổi toàn bộ bố cục trang, thay đổi màu sắc và phông chữ, chọn một trong các chủ đề có sẵn. Rút gọn tên miền Khi làm xong trang web trong GS bạn thường có một tên miền khá dài, chẳng hạn http://sites.google.com/site/buithetamwebsite. Trang web http://www.4vn.in của công ty "Khong Gian Mang Co. Ltd" cung cấp nhiều mẫu tên miền đẹp, rút gọn, dễ nhớ nhưng Free hoàn toàn. Trong ví dụ vừa nêu có thể rút gọn tên miền thành http://tam.come.vn rất dễ nhớ (tên bạn đặt là tên miền cấp ba). Khi nào không thích bạn cũng có thể xóa bỏ nó. Trang web nước ngoài http://my.dot.tk cũng cho phép bạn rút gọn tên miền miễn phí mà tên bạn đặt là tên miền cấp hai, ví dụ http://bttam.tk (đuối có định của tên miền là tk). Khi đã có tài khoản trong my.dot.tk bạn có thể sửa password, sửa tên miền, thêm tên miền mới. . Hướng dẫn sử dụng Google sites - phần mềm tạo trang web miễn phí Tác giả : PGS.TS. Bùi Thế Tâm, soạn lần đầu ngày 9/12/2009,. hình chính của Google sites, vào tài khoản Google (email, mật khẩu) và nháy nút "Đăng nhập", xuất hiện màn hình " ;Google sites Tạo trang