1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn on tap cam ung

4 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 103 KB

Nội dung

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ CẢM ỨNG (CHƯƠNG II: CẢM ỨNG) Câu 1. Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào? A. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động. B. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động. C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc. D. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương. Câu 2.Ý nào sau đây không đúng khi nói về diễn biến của giai đoạn mất phân cực trong cơ chế hình thành điện thế hoạt đông? A. Tính thấm của màng đối với Na+ giảm (cổng Na+ đóng lại). B. Sự chênh lệch điện thế ở hai bên màng tế bào giảm nhanh (từ -70mv tới 0mv). C. Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng làm trung hoà điện tích âm bên trong màng. D. Tính thấm màng tế bào thay đổi (cổng Na+ mở). Câu 3.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không là phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh dạng ống? A. Hươu bị con người bắn hụt, sẽ chạy chốn thật nhanh khi nhìn thấy người. B. Bấm chuông cho cá ăn, làm nhiều lần như vậy chỉ cần bấm chuông là cá đã lên chờ ăn. C. Khỉ đi xe đạp, Hải cẩu vỗ tay, D. Bò gặm cỏ, gà ăn thóc. Câu 4. Ở động vật, cảm ứng là: A. Các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện, giúp bảo vệ cơ thể và thích nghi với môi trường B. Các phản xạ không điều kiện, giúp bảo vệ cơ thể C. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển D. Các phản xạ có điều kiện, giúp cơ thể thích nghi với môi trường Câu 5. Ý nào sau đây là đúng về điện thế hoạt động khi ở giai đoạn tái phân cực? A. Trong giai đoạn tái phân cực, tính thấm màng tế bào thay đổi. B. Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. C. Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào. D. Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ dư thừa làm bên trong màng tích điện dương. Câu 6. Xináp là A. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. B. diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến .). C. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. D. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. Câu 7. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào? A. Hướng sáng B. Hướng sáng dương C. Hướng sáng âm D. Hướng sáng và gió Câu 8. Ứng động ở thực vật là gì? A.Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích. B. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng. C. Là sự vận động thuận nghịch của các cơ quan có cấu tạo kiểu hình dẹp khi có kích thích. D. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích. 9. Cơ sở thần kinh của tập tính học được là: A. Phản xạ không điều kiện. B. Chuỗi các phản xạ có điều kiện. C. Phản xạ. D. Chuỗi các phản xạ không điều kiện. 10. Ứng động sinh trưởng là gì? A. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên. B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích. C. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng. D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích. 11. Điện thế hoạt động là gì? A. Là sự biến đổi rất nhanh điện thế ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực, tái phân cực. B. Là điện thế xuất hiện khi có sự chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài tế bào. C. Là điện thế xuất hiện khi tế bào ở trạng thái hoạt động. D. Là điện thế xuất hiện khi có sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. 12. Ý nào sau đây là không đúng khi giải thích phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện? A. Dễ dàng bị mất đi nếu không được sử dụng. B. Có tính di truyền. C. Bẩm sinh. D. Đặc trưng cho loài và rất bền vững. 13. Ý nào sau đây không phải là sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được? A. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là các phản xạ không điều kiện còn cơ sở thần kinh của tập tính học được là các phản xạ có điều kiện - phản xạ không điều kiện. B. Tập tính bẩm sinh không di truyền còn tập tính học được dễ mất đi. C. Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài còn tập tính học được mang tính cá thể. D. Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống. 14. Một số tập tính phổ biến ở động vật: 1- Tập tính kiếm ăn 5- Tập tính di cư. 2- Tập tính lãnh thổ. 6- Tập tính đe doạ 3- Tập tính cạnh tranh 7- Tập tính xã hội 4- Tập tính sinh sản A. 1 - 2- 3 - 4 – 5 B. 3 - 4 - 5 - 6 – 7 C. 1 - 3 - 4 - 5 – 6 D. 1 - 2 - 4 - 5 – 7 15. Phản xạ phức tạp thường là A. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não. B. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các TB tuỷ sống. C. phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn TB thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não. D. phản xạ có điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh, trong đó có các tế bào vỏ não. 16. Các kiểu ứng động của cây? A. Ứng động sức trương - hoá ứng động. B. Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại. C. Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng. D. Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại. 17. Thế nào là hướng hoá? A. Phản ứng sinh trưởng của cây đối với các chất hoá học. B. Là phản ứng của cây đối với các hoá chất ở môi trường sống. C. Là phản ứng của cây tránh xa các hoá chất độc hại. D. Là phản ứng sinh trưởng của cây hướng tới các hoá chất cần cho sự phát triển. 18. Phản xạ đơn giản thường là A. phản xạ có DK, thực hiện trên cung PX được tạo bởi một số ít TBTK và thường do tuỷ sống điều khiển. B. phản xạ KDK, thực hiện trên cung PX được tạo bởi một số ít TBTK và thường do tuỷ sống điều khiển. C. phản xạ không DK, thực hiện trên cung PX được tạo bởi một số ít TBTK và thường do não bộ điều khiển. D. phản xạ KDK, thực hiện trên cung PX được tạo bởi 1 số lượng lơn TBTK , thường do tuỷ sống điều khiển. 19. Tập tính bẩm sinh là A. những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài. B. những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài. C. một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài. D. những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố hoặc mẹ, đặc trưng cho loài. 20. Vì sao sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lại theo kiểu "nhảy cóc"? A. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi thần kinh bị bao bằng bao miêlin cách điện. D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. 21. Ý nào không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường. B. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm nănng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. C. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên. D. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. 22. Các dạng điện sinh học? (chọn phương án đúng nhất) A. điện thế nghỉ - điện thế hoạt động. B. điện thế hoạt động. C. điện thế nghỉ - điện năng. D. điện thế hoạt động – điện năng. 23. Học ngầm là A. những điều học được một cách có ý thức ,sau đó được tái hiện giúp DV giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng. B. những điều học được một cách Ko có ý thức,sau đó DV rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự. C. những điều học được 1 cách Kocó ý thức sau đó được tái hiện giúp DV giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng. D. những điều học được 1cách có ý thức mà sau đó được giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng. 24. Thế nào là hướng tiếp xúc? A. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng. B. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh. C. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài. D. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc. 25. Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này dựa vào sự thay đổi của: A. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật B. Sức trương nước của tế bào C. Xung động thần kinh thực vật D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng 26. Bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là gì? A. Cơ quan thụ cảm. B. Hạch thần kinh. C. Cơ, tuyến, . D. Chuỗi thần kinh. 27. Ý nào sau dây không phải là vai trò của chất trung gian hoá học trong truyền tin qua xinap? A. Axetat và côlin quay trở lại chuỳ xinap và được tái tổng hợp lại thành axetylcolin chứa trong các túi. B. Xung thần kinh lan truyền đến chuy xinap và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap. C. Chất TGHH đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. D. Enzym có ở màng sau xinap thuỷ phân axetylcolin thành axetat và côlin. 28. Ở các dạng động vật không xương sống như thân mềm, giáp xác, sâu bọ, tính cảm ứng thực hiện nhờ: A. Dạng thần kinh hạch B. Dạng thần kinh ống C. Các tế bào thần kinh đặc biệt D. Hệ thần kinh chuỗi 29. Hai loại hướng động chính là A. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất). B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng hướng về trọng lực). C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). D. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích). 30. Chọn câu đúng nhất khi nói về xinap? A. Tốc độ truyền tin qua xinap hoá học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin. B. Chuyển giao xung thần kinh khi qua xinap hoá học có thể không cần chất trung gian hoá học. C. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hoá học là axetin colin. D. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau. 31. Thế nào là tập tính xã hội? A. Là tập tính sống bầy đàn. B. Là tập tính tranh giành nhau về giới, nơi ở. C. Là tập tính bảo vệ lẫn nhau chống lại kẻ thù. D. Là tập tính hỗ trợ nhau trong cuộc sống. 32. Hệ thần kinh của giun dẹp có A. hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng B. hạch đầu, hạch thân. C. hạch đầu, hạch ngực. D. hạch ngực, hạch bụng. 33. Có các kiểu hướng hoá nào? A. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm B. Hướng hoá dương - hướng hoá âm. C. Hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm. D. Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực (cây hướng tới hoá chất có lợi và tránh xa hoá chất có hại). 34. Tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? A. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan đem truyền tin về tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. B. Kim nhọn đâm vào ngón tay, thụ quan giúp rụt ngón tay lại. C. Kim nhọn đâm vào ngón tay, tuỷ sống phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. D. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay, cơ ngón tay co làm ngón tay co lại. 35. Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là: A. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm B. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương D. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm 36. Vì sao tập tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành? A. Vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn. B. Vì sống trong môi trường đơn giản. C. Vì không có thời gian để học tập. D. Vì khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. 37. Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều? A. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng. B. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh. C. Các nơron trong cung PX liên hệ với nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều. D. Xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. 38. Vì sao khi dùng kim châm vào thân con thủy tức, con thủy tức co toàn thân? A. Hệ thần kinh của thủy tức là dạng lưới B. Hệ thần kinh của thủy tức là dạng ống C. Hệ thần kinh của thủy tức phát triển rất cao, phản ứng nhanh và nhạy D. Hệ thần kinh của thủy tức là dạng chuỗi hạch 39. Cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin là: 1- Điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. 2- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh nhanh hơn. 3- Điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ điểm này sang điểm khác của tế bào. 4- Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh chậm. A. 1 - 4. B. 1 - 2. C. 3 - 2. D. 3 - 4. 40. Thế nào là lan truyền xung thần kinh theo cách nhảy cóc? A. Lan truyền liên tục từ điểm này sang điểm khác kề bên. B. Lan truyền từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. C. Lan truyền không liên tục giữa các vùng. D. Lan truyền từ vùng này sang vùng khác. 41. Vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể được gọi là: A. Cử động sinh trưởng B. Vận động cảm ứng C. Vận động thích nghi D. Hướng động môi trường 42. Hướng động là gì? A. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng. B. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều. C. Hình htức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường. 43. Điện thế nghỉ là A. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. B. sự chên lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương, còn ngoài màng mang điện âm. D. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm, còn ngoài màng mang điện dương. . khuếch tán từ ngoài vào trong màng làm trung hoà điện tích âm bên trong màng. D. Tính thấm màng tế bào thay đổi (cổng Na+ mở). Câu 3.Trong các ví dụ sau, ví. cực? A. Trong giai đoạn tái phân cực, tính thấm màng tế bào thay đổi. B. Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. C. Trong giai

Ngày đăng: 01/12/2013, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w