Tuần35 Ngày soạn: / / . Tiết 161, 162 Ngày dạy / / . BẮC SƠN ( Nguyễn Huy Tưởng) A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được: 1.Kiến thức: -Đặc trưng cơ bản thể loại kịch. -Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra. -Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. 2.Kĩ năng: -Đọc hiểu một văn bản kịch. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tranh tác giả, tư liệu về nhà viết kịch. -Trò: Soạn kĩ các câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 . Ổn định nề nếp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Em đánh giá như thế nào về tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc? 3. Bài mới: Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Không chỉ truyện ngắn,thơ bộc lộ được tâm trạng,tính cách mà cả kịch cũng góp một tiếng nói rất chung vào cuộc sống . Hoạt động của thầy và trò. Hoạt động 2 : (15) HS đọc chú thích SGK. GV giới thiệu thêm. HS đọc chú thích SGK Em biết gì về thể loại kịch? GV nhấn mạnh : TP kịch mang đậm tính chất anh hùng và không khí lịch sử . Loại … HS đọc tóm tắt SGK. GV HD cách đọc, tổ chứcchỉ định phân vai hai lớp kịch đầu. GV tóm tắt 2 lớp còn lại. HS đọc tóm tắt SGK. Hoạt động 3 : (13ph) Các lớp kịch gồm những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Nêu diễn biến và hãy chỉ ra tình huống bất ngờ. Hoạt động 4: (5ph) Các em thực hiện nội dung luyện tập Nội dung I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê ở Hà Nội. Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau 1945. 2. Tác phẩm : *) Kịch : Là một trong 3 loại hình văn hóa thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. - Phương thức thể hiện : Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại). Bằng cử chỉ , hành động nhân vật. - Thể loại : Kịch hát (Chèo, tuồng…). Kịch thơ.Kịch nói (Bi kịch, hài kịch, chính kịch). - Cấu trúc : Hồi, lớp (cảnh). 3. Đọc,giải nghĩa từ. 4. Tường thuật : Diễn biến : Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm (Ngọc). Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía Cách mạng…). (5. Luyện tập ) Cảm nhận của em khi tiếp nhận thể loại kịch ? Chuyển tiết 162 Hoạt động của thầy và trò. Hoạt động 1 : (25ph) Hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật thơm? Đọc lời đối thoại của Thơm với Ngọc thể hiện sự nghi ngờ của cô. Đánh giá của em về hành động của Thơm? Nhân vật Thơm có biến chuyển gì trong lớp kịch này? Qua nhân vật Thơm tác giả đã khẳng định điều gì? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Nội dung II. Phân tích: 1. Nhân vật Thơm : - Hoàn cảnh : Cha, em trai hy sinh. Mẹ bỏ đi. - Còn một người thân duy nhất là Ngọc (Chồng). Sống an nhàn được chồng chiều chuộng (sắm sửa, may mặc….). - Tâm trạng : Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ. - Thái độ với chồng : Băn khoăn, nghi ngờ lo chồng làm việt gian. Tìm cách dò xét, cố níu chút hy vọng về chồng. - Hành động : Che dấu Thái, Cửu (Chiến sĩ Cách mạng) ngay trong buồng của mình. Khôn ngoan, che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng. Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã chuyển biến thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng. - Cuộc đấu tranh cách mạng gay cấn ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, Thơm? HS trả lời GV bổ sung. Bằng thủ pháp nào, tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y? Đó là bản chất gì? Đánh giá và nêu cảm nhận của em về nhân vật này? Những nét nỗi rõ trong tình cảm của Thái và Cửu là gì? Em có nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng? Hoạt động 2 : (10ph) Nêu nét chính về nội dung, nghệ thuật kịch? HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3 : (5ph) Thực hiện các nội dung luyện tập theo nhóm sau đó chọn đại diện để trình bày. cách mạng không bị tiêu diệt. 2. Nhân vật Ngọc : -Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài. Làm tay sai cho giặc (Việt gian).Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét. 3. Nhân vật Thái, Cửu : (Chiến sĩ cách mạng). Thái : Bình tĩnh, sáng suốt. - Cửu : Hăng hái, nóng nảy Những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành đối với Tổ quốc, cách mạng, đất nước. III. Tổng kết : - Nghệ thuật : Cách tạo dựng tình huống gay cấn éo le sử dụng ngôn ngữ đối thoại cô đọng đặc sắc. - Nội dung : Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc chị là người phụ nữ sáng suốt yêu đất nước – đứng hẳn về phía cách mạng. IV. Luyện tập : Nếu được làm người phụ nữ vợ một tên việt gian em sẽ chọn con đường nào? 4. Củng cố: (3ph) Tình cảm cách mạng được thể hiện qua hai lớp kịch như thế nào? 5. Dặn dò: (2ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 163. Tổng kết Tập làm văn. ***************************************** Tuần35 Ngày soạn: / / . Tiết 163, 164 Ngày dạy / / . TỔNG KẾT VĂN HỌC A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh đạt được: 1.Kiến thức: -Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học. -Sự khác nhau giưa kiểu văn bản và thể loại văn học. 2.Kĩ năng: -Tổng hợp,hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học -Đọc - hiểu một văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy. -Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng. -Kết hợp hài hòa,hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài B. CHUẨN BỊ: - Thầy :Hệ thống kiến thức . - Trò: Soạn kĩ các câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) Em đã tiếp cận những thể loại văn bản nào ? 3.Bài mới: Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: Tổng kết hệ thống các dạng bài là việc làm quan trọng .Giúp cho học sinh củng cố những kiến thức đã học . Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động 1: (30ph) Lập bảng hệ thống hóa các kiểu văn bản đã học: Nội dung 1. Bảng hệ thống các văn bản đã học: TT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể 1 Văn bản tự sự - Trình bày các sự vật (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục. - Mục đích biểu hiện con người quy luật đời sống, bày tỏ thái độ. - Bản tin báo chí. - Bản tường thuật, tường trình. - Lịch sử. - Tác phẩm văn hóa nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) 2 Văn bản miêu tả Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. 3 Văn bản biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người, tự nhiên xã hội, sự vật. - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn. 4 Văn bản thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn với chúng. - Thuyết minh sản phẩm. - Giới thiệu di tích, thắng cảnh nhân vật. - Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học 5 Văn bản nghị luận Trình bày tư tưởng chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm luận cứ và lập luận thuyết phục. - Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. 6 Văn bản điều hành (hành chính công vụ) Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí hay ngược lại. - Đơn từ- Báo cáo- Đề nghị - Biên bản- Tường trình - Hợp đồng - Thông báo Hoạt động 2 : (10) GV hướng dẫn học sinh luyện tập. 2. Luyện tập : Em thích nhất loại văn bản nào vì sao ? CHUYỂ TIẾT 164 Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Hoạt động 1: (10ph) So sánh các kiểu văn bản GV nêu câu hỏi phân nhóm cho học sinh thảo luận: Nhóm 1: So sánh tự sự khác miêu tả? Nhóm 2: Thuyết minh khác tự sự và miêu tả? Nhóm 3: Nghị luận khác điều hành? Nhóm 4: Biểu cảm khác thuyết minh? Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau không? Vì sao? Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản được không? Nêu một ví dụ để làm rõ (HS lấy ví dụ như văn bản nghị luận : cần tự sự, thuyết minh làm luận cứ). Hoạt động 2: (10ph)Phân loại các thể loại văn học và kiểu văn bản. GV chia ba nhóm làm 3 câu 5,6,7 SGK Các nhóm thảo luận tìm hiểu đặc trưng của kiểu văn bản trong TLV khác thể loại văn bản tương ứng 1. So sánh các kiểu văn bản trên: *) Sự khác biệt của các kiểu văn bản: - Tự sự : trình bày sựu việc - Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng. - Thuyết minh: cần trình bày những đối tượng thuyết minh cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan. - Nghị luận: bày tỏ quan điểm. - Điều hành: hành chính. - Biểu cảm: cảm xúc. 2. Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản: a. Văn bản tự sự và thể loại văn tự sự: * Giống: kể sự việc * Khác: - Văn bản tự sự: xét hình thức phương diện - Thể loại tự sự: Đa dạng. + Truyện ngắn,Tiểu thuyet,Kịch. Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự : cốt truyện, nhân vật, sự việc, kết cấu. b. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình: - Giống: chứa đựng cảm xúc, tình cảm chủ đạo. - Khác: + Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng(văn xuôi). Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ). Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận, - Thuyết minh: giải thích cho một cơ sở nào đó vấn đề bàn luận. - Tự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề. - Miêu tả. Hoạt động 3 : (8ph) GV lấy ví dụ kinh nghiệm đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp làm văn như thế nào? Hoạt động 4 : (8ph) Hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản ở lớp 9. Hoạt động 5 : (5ph) GV hướng dẫn HS luyện tập. 3. Tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS: - Đọc hiểu văn bản- học cách viết tốt. 4. Ba kiểu văn bản học ở lớp 9: Kiểu văn bản đặc điểm Văn bản thuyết minh. Văn bản tự sự Văn bản nghị luận Đích (Mục đích) Phơi bày ND sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng Trình bày sự việc Bày tỏ quan điểmnhận xét đánh giá về vai trò Các yếu tố tạo thành Đặc điểm khả quan của đối tượng. - Sự việc - Nhân vật Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng Khả năng kết hợp đặc điểm cách làm Phương pháp thuyết minh, giải thích Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định . - Hệ thống lập luận. - Kết hợp miêu tả, tự sự. 5. Luyện tập : Hãy chỉ ra trình tự thực hiện một văn bản tự sự mà em đã học? 4. Củng cố: (3ph) Văn bản tự sự để lại cho em những ấn tượng nào ? Hãy chỉ ra cái hay của văn bản tự sự . 5. Dặn dò: (1ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 165. Tôi và chúng ta. Tìm hiểu kĩ về tác giả và tác phẩm . ***************************************** Tuần 35, 36 Ngày soạn: / / . Tiết 165, 166 Ngày dạy / / . TÔI VÀ CHÚNG TA ( Lưu Quang Vũ) A. MỤC TIÊU :Giúp học sinh đạt được: 1.Kiến thức: -Tính cách của các nhân vật tiêu biểu (Hoàng Việt,Nguyễn Chính) và cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái mới và cái cũ,giữa tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu ,bảo thủ. -Nghệ thuật xây dựng tình huống,tạo mâu thuẫn kịch. 2.Kĩ năng: -Đọc - hiểu một văn bản kịch. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Tranh tác giả, tư liệu về Lưu Quang Vũ . -Trò: Soạn kĩ các câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (5ph) Em có nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng? 3. Bài mới: Hoạt động 1 (1ph) Giới thiệu bài: An tượng sâu sắc của mỗi người Việt Nam một thời về nhà viết kịch thật khó phai mờ bởi ông đã để lại cho đời những tác phẩm sâu sắc giàu ý nghĩa nhân văn . Hoạt động của thầy và trò. Hoạt động 2 : (15ph) GV cho HS đọc chú thích về tác giả. - GV giới thiệu chung về chân dung của tác giả, thơ và kịch của Lưu Quang Vũ. - Giới thiệu về vỡ kịch, giới thiệu về bối cảnh hiện thực đất nước sau 1975-1980. - HS xác định nhân vật chính, phụ. Đọc phân vai. - GV giới thiệu về bối cảnh hiện thực, nội dung cảnh 3. Hoạt động 2 : (17ph) GV giới thiệu khung cảnh trước đó của xí nghiệp Thắng Lợi để HS hiểu tình huống kịch ở cảnh 3. Trong kịch có 2 tuyến nhân vật, hãy chỉ Nội dung I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả : - Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội. - Đặc điểm kịch : Đề cập đến thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời xã hội đang đổi mới mạnh mẽ. 2. Tác phẩm : 9 cảnh - Trích trong “Tuyển tập kịch” - Đoạn trích là “Cảnh 3”. 3. Đọc,giải nghĩa từ: 4. Đại ý: Cuộc đối thoại gay gắt công khai đầu tiên giữa 2 tuyến nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt. II. Phân tích: 1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản. - Tình trạng ngưng trễ sản xuất của xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết táo bạo Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch SX mở rộng và phương án làm ăn mới. ra những tuyến nhân vật đó? Mỗi tuyến đại diện cho những tư tưởng nào? Chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản giữa 2 tuyến ở những mặt nào trong mối quan hệ công việc điều hành tổ chức sản xuất và quản lý trong xí nghiệp? Hoạt động 3 : (6ph) GV hướng dẫn học sinh tiểu kết và luyện tập Tuyên chiến với cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu. - Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa 2 tuyến nhân vật. Hoàng Việt (Giám đốc) và Sơn (kĩ sư). Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm Phòng tổ chức lao động, tài vụ (biên chế, tiền lương)quản đốc Phân xưởng (hiệu quả tổ chức) Bảo thủ, máy móc Chuyển tiết 166 Hoạt động của thầy và trò. Hoạt động 1: (25) Đọc cảnh kịch ấn tượng của em về những nhân vật nào? Thực tế cái mới chưa được thử thách có dễ chấp nhận không? Dự đoán về kết quả, cảm nhận của em? Hoạt động 2 : (10ph) Nêu vài nét về NT và ND của tác phẩm? Hoạt động 3 : (5ph) - Hướng dẫn HS luyện tập. Nội dung 2. Những nhân vật tiêu biểu. a. Giám đốc Việt : - Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, giám nghĩ, giám làm. - Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý. - Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp. - Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động toàn diện của xí nghiệp. b. Phó giám đốc Chính : - Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khóe. - Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh c. Quản đốc phân xưởng Trương: 3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và kết thúc tình huống. - Cuộc đấu tranh giữa 2 phái : Đổi mới và bảo thủ. ! Phản ánh tính tất yếu và gay gắt những tình huống xung đột kịch là vấn đề nóng bỏng của đời sống vốn rất sinh động. - Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng. IV.Tổng kết: - NT : Kịch với nhân vật tính cách rõ rệt. - ND : Vấn đề đổi mới trong sản xuất. IV . Luyện tập : Hãy đánh giá những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm ? 4. Củng cố: (3ph) Nêu chủ đề của vở kịch “Tôi và chúng ta” . 5. Dặn dò: (2ph) Chuẩn bị tốt cho tiết 167. Tổng kết Văn học. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi để hệ thống kiến thức . (Việt gian).Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét. 3. Nhân vật Thái, Cửu : (Chiến sĩ cách mạng). Thái : Bình tĩnh, sáng suốt. - Cửu : Hăng. văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. 3 Văn bản biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người, tự nhiên xã hội, sự vật. - Điện mừng,