MúasạpMúasạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui, trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múasạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m). Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động. Tốp đập sạp: mỗi đôi trai gái ngồi hai đầu một cặp sạp con và gõ theo nhịp 4/4, cứ ba lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ hai sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu cho múa, vừa gõ vừa hát. Tốp múa: lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập quay, nhảy, bay trên sạp; đội hình uốn lượn quấn quýt, biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì không bị kẹp chân vào. Cứ hễ hai tốp gõ sạp và nhảy múa thay nhau trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng, sôi động. Cuộc vui kéo dài không biết chán, cuốn hút mọi người rất hào hứng, say sưa. Múasạp (Mường) Bối cảnh văn hóa xã hội, cùng các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng là môi trường cho sự nảy sinh múasạp của tộc người Mường. Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung là vùng nhiệt đới, nên có nhiều loài cây, hoa, chim, sinh vật cảnh làm đẹp cho cuộc sống của họ. Điều đó đã đi vào nghệ thuật của từng cộng đồng tộc người, trong đó có nghệ thuật múasạp của người Mường, mà đạo cụ của nó là cây tre. Tre làm nhà, làm công cụ sản xuất, làm ống đựng nước, đựng thức ăn, làm nhạc cụ, làm đạo cụ để múa. Hơn nữa người Mường lại ở vùng thung lũng, nên tre nứa đã là hình ảnh thân thương gắn bó với đời sống của họ. Và lẽ đương nhiên, cây tre, vầu, bương nhỏ đã được người dân sáng tạo thành đạo cụ, tạo thanh âm thanh tiết tấu múa. Chính vì vậy, múasạp là một trong những điệu múa hay nhất của người Mường và của Việt Nam. Múasạp Mường xuất phát điểm từ trò chơi dân gian mà thành nghệ thuật múa. Khởi đầu là trò chơi đập gậy, đập chày, đâm ống, đâm đuống, trải qua quá trình phát triển, nghệ thuật múasạp ngày càng phong phú, sinh động hàm chứa tính nghệ thuật cao. Quá trình đó có thể chia thành các bước: Trò chơi dân gian đập gậy, đập chày - múasạp đơn giản nhảy vào, nhảy ra có thêm động tác (ít biến động) - múasạp được cải biên nâng cao sinh động hấp dẫn, bổ sung chất liệu, hình thức, kết cấu múa. Do sự giao lưu văn hóa nên người Thái cũng phát triển múa sạp. Toàn bộ điệu múa được diễn biến theo nhịp 4/4, một phách mạnh, ba phách nhẹ. Bước cơ bản là nhảy đều nhịp, một chân co, một chân đặt trọng lượng trên mặt đất có thể hoán vị cho nhau. Phách một nhảy ngoài sạp, phách hai, ba, bốn nhảy trong sạp. Cứ như vậy tiếp tục nhảy theo quy cách phân nhịp trên. Có ba cách nhảy: tiến, lùi, tiến chéo. Cách đập sạp: phách 1 (mạnh) đập sạp vào nhau, phách 2, 3, 4 (nhẹ) đập trên sạp cái, sạp con theo kiểu tư duy cấu trúc nghệ thuật của người Mường, như chàm đuống, chàm thau, chàm ống, bao giờ cũng có cái, con. Động tác múa có thể biến động, nhưng cơ bản vẫn là múa nhảy tung khăn. Đội hình là vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc. Sạp tổ chức từ 1 đến 2 đôi (2 người đập sạp, 2 người nhảy). Phát triển nâng cao: bổ sung nhảy cao, nhảy bay trên sạp, có sử dụng thêm một số động tác múa quạt, múa nhạc của tộc người Thái. Tiết tấu âm nhạc lúc nhanh, lúc chậm có cao trào. Phát triển quan trọng nhất là đưa những cây sạp khỏi mặt đất, cho sạp quay, guồng sạp (kiểu guồng nước của người Mường, Thái). Hình thức tổ chức, kết cấu cơ bản giữ được nguyên, sáng tạo mang tính mở: sạp tổ chức từ 4 -5 đôi tạo thành bộ sạp. . dân sáng tạo thành đạo cụ, tạo thanh âm thanh tiết tấu múa. Chính vì vậy, múa sạp là một trong những điệu múa hay nhất của người Mường và của Việt Nam. Múa. thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4cm, dài 3 đến 4m). Khi múa,