UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌCSINHGIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Nămhọc2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG I Câu 1 (1,0 điểm) Xếp các từ Hán Việt sau thành hai nhóm: nhóm yếu tố “tuyệt” có nghĩa dứt, không còn gì và nhóm yếu tố “tuyệt” có nghĩa cực kì, nhất. Tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực. Câu 2 (3,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) phân tích tác dụng của phép tu từ được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều: Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 3 (6,0 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở một mình trên đỉnh núi cao. Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của những con người lao động đó. --------- Hết --------- ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌCSINHGIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Nămhọc2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG II Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu của đề: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cám ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 1 (1,0 điểm) Xác định các từ láy và những cặp từ trái nghĩa có trong câu chuyện. Câu 2 (3,0 điểm) Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã có một cuộc hội thoại thật cảm động. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) bàn về phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. Câu 3 (6,0 điểm) Suy nghĩ gì của em về quan niệm: “Không có món quà nào là quá nhỏ để ta trao, là quá đơn sơ để ta nhận - một khi được gói ghém bằng sự quan tâm và được thắt bằng tình yêu.” --------- Hết --------- ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌCSINHGIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Nămhọc2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI - VÒNG I I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (1,00 điểm) Xếp các từ Hán Việt sau thành hai nhóm: nhóm yếu tố “tuyệt” có nghĩa dứt, không còn gì và nhóm yếu tố “tuyệt” có nghĩa cực kì, nhất. - Tuyệt: dứt, không còn gì tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực - Tuyệt: cực kì, nhất tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt đỉnh 0,50 0,50 * Phân nhóm: nếu sai 1- 2 trừ 0,25 đ, 3-4 trừ 0,5 đ, 5-6 trừ 0,75 đ… Câu 2 (3,00 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) phân tích tác dụng của phép tu từ được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều: Đề yêu cầu viết đoạn văn nên họcsinh không nhất thiết phải triển khai thành một bài viết hoàn chỉnh nhưng cần có sự liên kết chặt chẽ để làm nổi bật nội dung. Về mặt nội dung, họcsinh cần tập trung phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều: + Tiếng đàn được so sánh với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa (chỉ ra được điểm tương đồng giữa tiếng đàn với các hình ảnh so sánh: trong, đục, khoan, mau) 1,50 + Với phép tu từ so sánh, Nguyễn Du đã miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều đa thanh, đa sắc: lúc trầm, lúc bổng, lúc nhặt, lúc khoan (khi trong, khi đục, khi mau, khi chậm). Qua đó, cho thấy tài đánh đàn của Thúy Kiều. Đồng thời qua tiếng đàn, Nguyễn Du còn muốn nói đến tiếng lòng của Thúy Kiều. 1,50 * Họcsinh có thể có thể tổ chức đoạn văn theo nhiều hướng khác nhau miễn sao phân tích được hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những câu thơ đã cho. Câu 3 (6,00 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở một mình trên đỉnh núi cao. Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của những con người lao động đó. a)Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b)Yêu cầu về kiến thức: Họcsinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau: - Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và nêu cảm nhận chung về những nhân vật trong tác phẩm. 1,00 - Trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp của những nhân vật trong truyện (những con người lao động bình thường), chủ yếu là nhân vật chính - anh thanh niên. + Nhân vật anh thanh niên: yêu cuộc sống (yêu cái đẹp, sống ngăn nắp, trồng hoa…); tấm lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc; anh hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm; khiêm tốn; luôn quan tâm đến người khác một cách tự nhiên và chân thành. + Các nhân vật phụ xuất hiện gián tiếp qua lời giới thiệu của anh thanh niên (anh cán bộ nghiên cứu sét, bác kĩ sư nông nghiệp): tự nguyện hy sinh hạnh phúc riêng của mình vì lợi ích chung của cộng đồng; niềm say mê công việc… - Khái quát vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng của những nhân vật: vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động bình dị. * HS có thể đề cập đến những nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp nhưng đây không phải là yêu cầu bắt buộc. 4,00 - Nêu cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật. 1,00 Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi họcsinh đạt được cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌCSINHGIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Nămhọc2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI - VÒNG II I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (1,00 điểm) Xác định các từ láy và những cặp từ trái nghĩa có trong câu chuyện. - Các từ láy: giàn giụa, tả tơi, run run, run rẩy, chăm chăm - Các cặp từ trái nghĩa: không – có; cho – nhận (xin – cho) 0,50 0.50 * Nếu xác định sai 2- 3 từ láy trừ 0,25, 4-5 trừ 0,50 Câu 2 (3,00 điểm) Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã có một cuộc hội thoại thật cảm động. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) bàn về phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. Đề yêu cầu viết đoạn văn nên họcsinh không nhất thiết phải triển khai thành một bài viết hoàn chỉnh nhưng cần có sự liên kết chặt chẽ để làm nổi bật nội dung. Về mặt nội dung, họcsinh cần tập trung những ý chinh sau: + Cuộc hội thoại giữa người ăn xin và cậu bé là cuộc hội thoại của một người già nằm trong hoàn cảnh khốn cùng và cậu bé không có của cải tiền bạc. Cậu bé đã không tỏ ra khinh miệt, mà còn có lời nói, thái độ thể hiện sự trân trọng, tôn kính hết sức chân thành với người ăn xin. 1,00 + Phương châm lịch sự là một trong những phương châm hội thoại khi giao tiếp cần phải tuân thủ: trong giao tiếp, dù người đối thoại ở bất cứ địa vị xã hội nào, hoàn cảnh nào, mình phải thể hiện sự tôn trọng, khiêm nhường lịch sự trong lời nói. + Tuân thủ phương châm lịch sự không những đem lại hiệu quả giao tiếp mà còn là biểu hiện của người có văn hóa, đạo đức. 2,00 Suy nghĩ của em về quan niệm: “Không có món quà nào là quá nhỏ để ta trao, là quá đơn sơ để ta nhận - một khi được gói ghém bằng sự quan tâm và được thắt bằng tình yêu.” a. Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng kiểu bài nghị luận để nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận; - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, họcsinh nêu suy nghĩ của mình về quan niệm đã cho. Họcsinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Đặt vấn đề: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Không có món quà nào là quá nhỏ để ta trao, là quá đơn sơ để ta nhận - một khi được gói ghém bằng sự quan tâm và được thắt bằng tình yêu.” 1,00 - Giải quyết vấn đề: Giải thích, chứng minh: + Trong cuộc sống, chúng ta thường trao tặng cho nhau những món quà (xuất phát từ những mối quan hệ khác nhau) nhưng không phải ai cũng hiểu được cái gì làm nên giá trị của món quà ta trao (hoặc ta nhận). + Món quà không những chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần. + Trao và nhận một món quà là thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương. + Không có món quà nào là “quá nhỏ”, “quá đơn sơ” nếu món quà đó “được gói ghém bằng sự quan tâm và được thắt bằng tình yêu”. Đánh giá: + Đây là một quan niệm đúng đắn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta nhận thức được giá trị đích thực của những món quà ta trao (hoặc nhận) + Có ý thức trân trọng trong việc trao và nhận. Bàn luận: + Thực tế vẫn có người đặt nặng giá trị vật chất của món quà; không biết cách trao và nhận. + Chúng ta cần phê phán và có trách nhiệm giúp họ có nhận thức đúng. 4,00 - Kết thúc vấn đề: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về việc trao tặng quà cho nhau trong cuộc sống. 1,00 Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi họcsinh đạt được cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. . SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VÒNG. Hết --------- ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN QUẾ SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp 9 Thời gian: