Tài liệu de thi nop phong

8 290 0
Tài liệu de thi nop phong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT NINH BÌNH TXKS ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI BỔ TÚC THPT - LỚP 12 Năm học 2010 - 2011 MÔN:NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) Mã kí hiệu: V-DH01-HSG12BT-10 Câu 1:(8 điểm) Nêu suy nghĩ của em về lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận người trong xã hội ta hiện nay? Câu 2: (12 điểm) Cảm nhận về hai mùa thu của Nguyễn Đình Thi trong đoạn thơ sau: “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. ” (Trích: “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi ) -----------------------Hết---------------------- Sở GD&ĐT NINH BÌNH TXKS HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI BỔ TÚC THPT -LỚP 12 Mã kí hiệu: V-DH01-HSG12BT-10 Câu Kiến thức cần đạt Điểm Mở bài: - Bên cạnh lối sống đẹp, trong xã hội hiện nay còn có những biểu hiện của lối sống tiêu cực, đặc biệt là sự thờ ơ vô cảm với đồng loại của con người. 1 đ Thân bài: 1. Các biểu hiện 2 đ - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói riêng, của con người nói chung là tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, . - Thực tế đáng buồn là hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều những cá nhân sống vô cảm, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội: không giúp đỡ người già yếu, người hoạn nạn, trẻ nhỏ .những người cần sự giúp đỡ. - Bản thân ta phải nhận thức được quan điểm đúng đắn. 2. Các cách ứng xử không đẹp đã xảy ra trong xã hội: 2đ - Không quan tâm đến người bên cạnh - Bỏ mặc người khác trong hoàn cảnh khó khăn, làm ngơ trước sự cầu cứu giúp đỡ. - Phải phê phán những điều xấu này. 3. Làm thế nào để sống tốt 2đ - Phải sống chân thành, trung thực - Sống bao dung, vị tha, không ngại khó, không ngại khổ. - Luôn luôn bồi dưỡng tình cảm, quan tâm, chăm sóc những người xung quanh ta. - Thường xuyên giao lưu, giao tiếp với xã hội để hiểu tâm sự của người khác, kịp thời giúp đỡ . Kết bài: 1 đ Thông điệp: Hãy biết yêu mến những người quanh ta, và xây dựng môi trường sống nhiều tình yêu thương, bởi ta không thể sống tách rời tập thể. Câu 2 (12 điểm) Mở bài: - Mùa thu luôn là đề tài tạo cảm hứng sâu sắc trong lòng các thi nhân - Nguyễn Đình Thi có sự trải nghiệm cảm xúc qua hai mùa thu khác nhau, đầy ấn tượng trong bài thơ Đất nước của mình. 1 đ Thân bài: 10 đ 1. Cảm hứng Thu 6 đ a) Những ngày thu đã xa 3đ -Mùa thu mang vẻ đẹp rất đặc trưng của Hà Nội. -+Sáng chớm lạnh, những làn gió heo may thổi nhẹ + Những con phố dài thơ mộng + Những chiếc lá vàng rơi phủ kín mặt đường. 1,5đ Câu 2 (12 điểm) + Ánh nắng thu dát vàng lên những thềm nhà ven phố. +Hương cốm thơm dịu nhẹ, ấm áp lan toả trong gió buổi sớm mai . - Nhưng tĩnh lặng, vắng vẻ và man mác buồn. Một cảm giác trống trải, chơi vơi . 1.5đ b) Mùa thu nay. - Không gian thay đổi: + Không phải ở Hà Nội mà là ở Việt Bắc. + Không phải trên thềm nắng phố cổ mà ở giữa núi đồi bao la. - Tâm trạng thay đổi + Không còn cảm giác buồn, trống trải nữa mà là sự vui sướng + Tư thế tự chủ: “đứng vui nghe” + Tâm hồn phơi phới, đầy tự hào. + Cảm giác vui sướng khi được làm chủ đất nước. - Vận mệnh đất nước thay đổi. + Không còn bị nô lệ lầm than nữa. + Đất nước đã được độc lập. 3 đ 2. Nghệ thuật thơ ở hai đoạn thơ 3 đ a) Đoạn 1: Nhịp thơ chậm, dàn trải, khiến giọng thơ buồn, sâu lắng. b) Đoạn 2: Nhịp thơ nhanh, sử dụng nhiều điệp từ, điệp cấu trúc câu, tạo nhạc điệu vui tươi cho đoạn thơ. 1.5 1.5 3. Liên hệ với các bài thơ viết về mùa thu khác, Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của tâm trạng đến hình ảnh thơ 1đ Kết bài: Tình yêu đất nước sâu nặng của tác giả. Cảm hứng thơ chân thành tha thiết, khiến bài thơ gây xúc động làng người. 1 đ ---------------------H ết------------------------ Sở GD&ĐT NINH BÌNH TXKS ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I -LỚP 12 Năm học 2010 - 2011 Mã kí hiệu: V-DH01-KTHKIL12-10 Câu 1: (2 đ) Em hãy trình bày phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu? Câu 2: (3đ) Bạo lực trong học đường đang là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Em hãy nêu suy nghĩ và đề suất giải pháp khắc phục tình trạng này? Câu 3: (5đ) Em hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người con gái khi yêu nói chung, của nhà thơ nói riêng? ---------------------------------Hết----------------------------- Sở GD&ĐT NINH BÌNH TXKS HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I LỚP 12 Năm học 2010 - 2011 MÔN:NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) Mã kí hiệu: V-DH01-KTKI L12-10 Câu Yêu cầu về kiến thức cơ bản Điểm Câu 1 1. Phong cách thơ trữ tình – chính trị. 0,5đ 2. Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. 0.5 đ 3. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. 0.5 đ 4. Đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. 0.5 đ Câu 2 (3 điểm) I. Mở bài Bạo lực học đường đang là vấn đề gây sự quan tâm chú ý đặc biệt của xã hội vì sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của nó. II. Thân bài 1. Thực trạng, hậu quả: - Bạo lực xảy ra ở mọi cấp học, đặc biệt nhiều ở bậc THCS, THPT. - Bạo lực xảy ra ngày càng nhiều, và mức độ ngày càng nghiêm trọng. (Trong các vụ bạo lực học đường có tình trạng kéo bè kết đảng, đánh người có tổ chức, bằng những hung khí tự chế, gây sát thương lớn, thậm chí gây tử vong.) - Bạo lực không chỉ xảy ra ở HS nam mà còn có chiều hướng gia tăng ở hs nữ. 2. Nguyên nhân - Do sự không quan tâm, buông lỏng quản lí của gia đình học sinh, để các em tiếp xúc với các loại văn hoá phẩm độc hại, mang tính bạo lực như băng đĩa phim bạo lực, trò chơi điện tử . - Do những chế tài xử phạt trường hợp bạo lực chưa có tính răn đe, còn nhẹ, khiến học sinh không khiếp sợ khi hành động. - Do đặc điểm sinh lí của lứa tuổi: ưa hoạt động, thích thể hiện, dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc . 3. Giải pháp khắc phục - Về phía nhà trường và các cơ quan pháp luật: tăng cường giám sát, quản lí học sinh trong giờ học, tránh tụ tập, hạn chế các quán Internet, quản lí mạng . - Về phía gia đình: Tăng cường giáo dục đạo đức, quan tâm, chăm sóc các em tốt hơn, hướng cho HS biết lựa chọn bạn tốt, trò chơi bổ ích . - Về phía bản thân HS: Luôn tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. học cách biết yêu thương, quý trọng người khác, sống vị tha, nhân ái. . III. Kết bài. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1đ 0.5đ Hãy biết kiềm chế cơn nóng giận để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy học cách yêu thương mọi người xung quanh ta. Câu 3 (5 điểm) Mở bài - Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ có tâm hồn đôn hậu. Chị hay viết về tình yêu, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.“Sóng” là một trong những bài thơ viết về tình yêu hay nhất của chị. - Sóng là hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, 0.5 đ Thân bài 4đ 1. Hình tượng sóng được gợi lên từ nhạc điệu, nhịp điệu câu thơ: - Sự đan xen thanh bằng - trắc, tạo nên nhịp điệu trầm bổng, gợi hình ảnh con sóng nhấp nhô. - Sóng biển được chuyển hoá thành sóng thơ, sóng thơ là sự ghi nhận sóng lòng, sóng tình cảm. 1 đ 2. Sóng là hình tượng ẩn dụ cho tâm trạng người phụ nữ đang yêu. - Tấm lòng khao khát một tình yêu thuỷ chung, trong sáng: + Sóng có trạng thái đối cực,trái ngược nhưng bản chất vẫn là sự dịu dàng, đôn hậu. + Tấm lòng thuỷ chung thể hiện qua nỗi nhớ bao chùm khắp không gian, thời gian, hướng về một phương duy nhất. - Sự chân thành bạo dạn, chủ động trong tình yêu, khao khát sống hết mình cho tình yêu. + Sự táo bạo trong việc sử dụng hình tượng sóng để nói về người con gái của Xuân Quỳnh. + Tuy mạnh bạo, chủ động nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp dịu dàng , giàu nữ tính. + Khát vọng sống hết mình cho tình yêu thật mãnh liệt. - Muốn hoá thân trong tình yêu đạt tới sự vĩnh hằng. + Cuộc đời là hữu hạn, khát vọng tình yêu là vô hạn, nhận thức được điều này, thơ Xuân Quỳnh thoáng chút lo âu. + Để khắc phục nghịch cảnh, giải pháp của Xuân Quỳnh là dâng hiến hết mình cho tình yêu để đạt tới sự vĩnh hằng. III. Kết bài Qua “Sóng ”, ta hiểu được tâm hồn khao khát yêu, vẻ đẹp vừa truyền thống, vừa hiện đại của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. 1,0 đ 1.0đ 1.0đ 0.5đ ------------------------------H ết -------------------------- Người ra đề Tổ trưởng CM P.GĐ Chuyên môn Vũ Khánh Phượng Đào Thị Hoà Hoàng Minh Thanh . Câu 2 (12 điểm) Mở bài: - Mùa thu luôn là đề tài tạo cảm hứng sâu sắc trong lòng các thi nhân - Nguyễn Đình Thi có sự trải nghiệm cảm xúc qua hai mùa thu. Điểm Câu 1 1. Phong cách thơ trữ tình – chính trị. 0,5đ 2. Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. 0.5 đ 3. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thi t. 0.5

Ngày đăng: 30/11/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của tâm trạng đến hình ảnh thơ - Tài liệu de thi nop phong

y.

ví dụ về sự ảnh hưởng của tâm trạng đến hình ảnh thơ Xem tại trang 4 của tài liệu.
- Sóng là hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, - Tài liệu de thi nop phong

ng.

là hình tượng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan