“ Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và đã chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” Ôi!Từng dòng thơ của Nguyễn Khoa Điềm như làm sống dậy hào khí của hai cuộc kháng chiến hào hùng chống Pháp, Mĩ. Và từ trong hình ảnh bom đạn đầy khốc liệt ấy, bao người chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng, kiên cường và bất khuất. Có rất nhiều nhà thơ đã sáng tác về hình ảnh người chiến sĩ cao quý ấy như lời tri ân và nhắc nhở lớp trẻ phải nhớ đến công ơn mà các anh đã hi sinh vì hai tiếng “Tự do”. Một trong số ấy, “Đồng chí” của Chính Hữu chính là bàithơ đặc tả sống động về tình đồng đội thời chiến, về những người nông dân cầm súng được trích trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. Chính Hữu được biết đến là nhà thơ cách mạng với rất ít tác phẩm nhưng đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm xúc. Qua “Đồng chí”, ta sẽ hiểu hơn. “ Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” Mở đầu bài thơ, hình ảnh về hai miền quê như hiện lên trước mắt chúng ta. “Anh” xuất thân từ vùng ngập mặn, khó cày cấy vì phèn chua. “Tôi” ra đi từ miền sỏi đá khô cằn khó mà có thể trồng trọt. Có lẽ, sự khó khăn về hoàn cảnh đã hình thành nên tình cảm đồng đội của hai người chăng?Đúng vậy, cùng chung cảnh ngộ với nhau, dường như hai nhân vật đã hình thành nên sợi dây tình cảm vô hình đang dần gắn kết hai người lại với nhau vì họ đều là những người nông dân cầm súng bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Hai trái tim giản dị, chân chất cùng chung nhịp đập từ đây. “Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” Hai nhân vật “anh” và “tôi” từ phương trời nao nhưng lại cùng chung lí tưởng, mục đích với nhau nên đã tạo ra mối nhân duyên thật đáng trân trọng. Hình ảnh “súng bên súng, đầu sát bên đầu” sao lại thân thuộc và họ rất gần gũi bên nhau. Cây súng – người bạn chiến đấu của họ đang cạnh nhau, đầu họ sát kề nhau như chút gì đó san sẻ cho nhau, như chút gì đó trao nhau niềm tin. Bức tranh ấy thật sống độc làm sao khi tư thế sẵn sàng chiến đấu trong việc thi hành nhiệm vụ vẫn chất chứa của cái tình mang tên :Đồng chí! “Đồng chí!” – tên gọi khá quen thuộc với các cơ quan ban ngành hiện nay như Đoàn, Đảng nhưng mấy ai biết rằng hai tiếng thiêng liêng ấy xuất phát từ bàithơ này. Cùng chung lí tưởng cao đẹp, họ đã tìm đến ánh sáng của cách mạng soi gọi và cùng chiến đấu bên nhau. Tiếng”Đồng chí” ấy như một câu cảm thán của tác giả xúc động thốt lên từ sâu trong tim ông. Đó là sự khẳng định mối về sự đồng cảm tương quan hình thành nên sự bền chặt của hai người chiến sĩ. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay” Hai câu thơ trên như biểu rõ tâm trạng của người lính khi ra trận. Họ bỏ lại sau lưng tất cả, có lẽ là hạnh phúc riêng để đặt vận mệnh cả dân tộc lên vai. Điều đó thật thiêng liêng, cao cả hơn bất kì thứ gì phải không?Nơi quê hương anh vẫn còn đó, cái nghề nông gắn theo “anh” từ nhỏ nhưng “anh” đã gửi lại hậu phương. Tiền tuyến nơi đây biết rằng khó khăn ở chốn ấy có người thân, bè bạn và đôi khi là tình yêu của anh đang ngóng chờ. Gian nhà trống vì vắng tiếng anh chợt lung lay vì những cơn gió trái trời. Liệu rằng trái tim người lính còn bền bỉ hay chăng? Vâng, “anh” thật sự “mặc kệ”. Hai từ “mặt kệ” như thái độ bỏ qua tất cả sau lưng, vượt lên lợi ích riêng của cá nhân nhằm giữ vững lí tưởng chung là giành độc lập. Như Tố Hữu có viết: “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!” Đấy!Tố Hữu cũng cùng chung mục đích như nhân vật “anh” kia, sẵn sàng làm người lính đi đầu. Họ đã chấp nhậncầm cây súng trên tay, đặt hàng triệu trái tim lên mình thì ắt hẳn họ đã quên đi những vui buồn cá nhân để mang độc lập về cho dân tộc. Dường như tất cả các chiến sĩ đều đã quên đi bản thân, chỉ nghĩ đến thời cuộc bấy giờ mà mang trong mình một ý chí sắt đá kiên cường nhất. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Biết rằng đã tham gia chiến đấu vì Tổ quốc, vì quê hương thì đâu ai còn giữ riêng cho mình một nỗi niềm. Hình tượng “giếng nước, gốc đa” được tác giả nhân hóa một cách sinh động nhưng đó lại là hình ảnh thật lắng động. Giếng nước có mẹ hay chị người chiến sĩ hay đến múc nước dùng cho sinh hoạt trong gia đình, gốc đa nơi có người cha đang dẫn trâu về, cây đa đầu làng như đang chờ hình bóng của ai đó hay người lính chăng? Và biết đâu, trái tim một cô gái đang ngóng chờ anh chiến sĩ nơi gốc đa ấy thì sao? Quê hương vẫn đang là hậu phương cho “anh” có thể vững tin mà thi hành nhiệm vụ của mình. Sự sẻ chia của hai nhân vật “anh và tôi” thật lắng sâu Tình đồng chí đồng đội không đừng lại ở đó, đó còn là sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Từng cơn sốt đi qua sẽ là cơ hội cho tình cảm của họ được gắn bó hơn cả. “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh./ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” Họ đã trải qua cùng nhau từng cơn khốn khó của căn bệnh sốt rét kia mà khi ấy vẫn chưa có thuốc trị dường như sự chân thành từ trái tim đã kết nối hai tâm hồn với nhau. Có lẽ lúc nguy nan sẽ là lúc mỗi con người sẽ biết được giá trị của tình cảm là gì. Vừng trán ướt dẫm mồ hôi vì cơn sốt nhưng vẫn còn cái tình đồng chí nơi đây. Thật đáng trân trọng biết bao bạn nhỉ? “Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Trong rừng lạnh biết mấy thế mà áo “anh” lại rách vai, quần “tôi” có vài mảnh vá. Có lẽ đây là chút gì của sự đồng cảm với nhau giữa hai người lính. Áo “anh” rách thì đã sao khi quần”tôi” cũng chắp vá. Sự thiếu thốn về vật chất nhưng chẳng ngăn tinh thần của các anh. “Miệng cười buốt giá”, nghe có vẻ như nụ cười kia vẫn chịu ảnh hưởng từ cơn giá rét bên ngoài và còn” Chân không giày”. Sự ấm áp nay còn đâu khi trời đang trở gió, quần áo chẳng lành với đôi chân trần. Chắc các anh khổ cực lắm, lạnh buốt lắm nhưng thực chất chỉ là bề ngoài mà thôi. Trái tim người lính vẫn đang rừng rực với tinh thần chiến đấu. Vì vậy, sự đồng cảm đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm từ đôi tay đây, các anh đã trao nhau ngọn lửa rực cháy của tình yêu đất nước, trao nhau niềm thương cảm cùng nhau. “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” Cái cảnh giá rét của sương muối như ngấm sâu vào da thịt của người lính. Miền Bắc lúc bấy giờ, nơi rừng hoang ẩm ướt và cái lạnh thấu xương như cắt thịt vẫn chẳng làm nao lòng những người lính kiên cường ấy. Ai nếm trải qua gian lao, thử thách mới thấu hiểu hết những khó khăn mà ngày trước các anh bộ đội đã từng vượt qua. Bức tranh tả thực về hai người lính chung lí tưởng dưới màn sương rét buốt đã bộc hết tấm lòng mà họ dành cho đất nước, quê hương. Chính vì vậy, câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.” rõ ràng là một câu thể hiện sự chủ động, sẵn sàng. Dù có khó khăn cách mấy thì “anh” và “tôi” đều sát cánh bên nhau để làm tròn nhiệm vụ được giao. Đó còn là khí phái hiên ngang, chủ động trước bọn giặc kia. Hình ảnh hai người lính gác như được tô rõ nét qua câu thơ này. Có lẽ, cạnh bên nhau với sự đồng cảm, sẻ chia thì dù bao trở ngại về vật chất, thời tiết bên ngoài cũng chẳng làm nao núng làm ta nhớ đến câu thơ:”Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước./Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”cũng tràn đầy nhiệt huyết như người lính trong bàithơ này. Và kết thúc bức tranh tả thực sinh động ấy, tác giả đã dùng hình ảnh “Đầu súng trăng treo” – một hình ảnh khiến người đọc phải suy ngẫm. Dường như ba sự vật đầu-súng- trăng đã gắn kết lại cùng nhau. Ánh trăng vằng vặc kia như đang soi sáng cho người lính cách mạng. Cây súng và hai đầu tựa vào nhau tạo nên sự gắn kết chặt chẽ không chỉvề hình thức mà cả hai tâm hồn đã đồng điệu cùng nhau. Trăng kia cũng sáng soi cho tình đồng chí của họ. Ôi!Bức tranh thật sống động về hình ảnh và cả về cái tình mà họ - những người nông dân cầm súng đã dành cho nhau. Qua bàithơ “Đồng chí” của Chính Hữu, ta đã thấy được cơ sở hình thành nên những tình cảm cao đẹp giữa đồng đội có chung hoàn cảnh và lí tưởng như nhau. Từ đó, ta rút ra cho bản thân rất nhiều bài học về sự gắn kết giữa người với người, đặc biệt là người cùng chung ta lí tưởng sống. Ta cũng phần nào biết được nỗi gian lao mà các anh lính đã phải trả qua từ vật chất đến điều kiện thời tiết. Nhờ bàithơ này, ta sẽ cố gắng học tập vươn lên để không công ơn mà những người chiến sĩ cách mạng đã giành được cho ta như ngày hôm nay. Giá trị của bàithơ sẽ mãi trường tồn và hai tiếng :”Đồng chí!” sẽ mãi là tiếng gọi thân thương nhất cho đến mai sau. . ấy, “Đồng chí của Chính Hữu chính là bài thơ đặc tả sống động về tình đồng đội thời chiến, về những người nông dân cầm súng được trích trong tập thơ “Đầu. sống động về hình ảnh và cả về cái tình mà họ - những người nông dân cầm súng đã dành cho nhau. Qua bài thơ “Đồng chí của Chính Hữu, ta đã thấy được cơ