1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thiết kế hệ thống cung cấp điện, đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng và nâng cao chất lượng cung cấp điện cho nhà máy xử lý nước thải

93 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trong nhà máy xử lý nước thải cỡ lớn, số lượng các phụ tải cỡ vài nghìn, và phân chia thành nhiều loại, tổng công suất tiêu thụ trong nhà máy khoảng vài chục mêga wát, các thiết bị phải

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ

NƯỚC THẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ

NƯỚC THẢI

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

Mã số: 60520202

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học:

TS Lê Quang Cường

NINH THUẬN, NĂM 2017

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Ninh thuận, ngày….tháng… năm 2017

Học viên

Phạm Thị Nhung

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy TS Lê Quang Cường, người đã hết lòng

giúp đỡ, cung cấp tài liệu khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô tại phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học Bộ môn Kỹ thuật điện - điện tử, Khoa năng lượng, Trường ĐH Thủy Lợi đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lựoi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã tạo điều kiện về mặt thời gian, cỗ vũ tinh thần trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Học viên

Phạm Thị Nhung

Trang 5

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NHÀ MÁY VÀ YÊU CẦU 1

CUNG CẤP ĐIỆN 1

1.1 Giới thiệu về nhà máy 1

1.2 Khái quát về hệ thống cung cấp điện 2

1.2.1 Đặc điểm của nguồn năng lượng điện: 2

1.2.2 Hộ tiêu thụ: 3

1.2.3 Những yêu cầu và nội dung chủ yếu khi thiết kế cung cấp điện 4

1.3 Xác định nhu cầu cung cấp điện 4

1.3.1 Đặt vấn đề 4

1.3.2 Đồ thị phụ tải điện 4

1.3.3 Các đại lượng cơ bản 7

1.3.4 Các đại lượng cơ bản và hệ số tính toán thường gặp 9

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12

2.1 Phương pháp thiết kế 12

2.2 Tiêu chuẩn thiết kế 15

2.2.1 Cấp điện áp 15

2.2.2 Giới hạn giảm điện áp 15

2.2.3 Giới hạn dòng ngắn mạch 16

2.2.4 Hệ số công suất 16

2.2.5 Máy biến áp 16

2.3 Phương pháp tính toán phụ tải 16

2.3.1 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán 17

2.3.2 Tính chọn máy biến áp 21

2.3.3 Chọn điểm tính ngắn mạch 23

2.3.4 Tính chọn tiết diện dây cáp 26

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN 31

3.1 Thiết kế sơ bộ sơ đồ một sợ hệ thống cung cấp điện 31

Trang 6

iv

3.2 Danh sách tải 33

3.3 Tính toán công suất cho máy biến áp 35

3.4 Tính toán công suất cho máy phát điện 41

3.4.1 Máy phát điện 41

3.5 Tính toán dòng ngắn mạch 47

3.5.1 Tính toán ngắn mạch trên lưới điện 51

3.6 Tính toán cáp 54

3.7 Tính toán lựa chọn thiết bị 64

3.7.1 Lựa chọn máy cắt điện 64

3.7.2 Lựa chọn thanh cái 64

3.7.3 Lựa chọn máy biến dòng điện 64

3.7.4 Lựa chọn máy biến áp đo lường 64

CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP ĐIỆN 71

4.1 Bù công suất phản kháng 71

4.1.1 Khái quát 71

4.1.2 Chọn các thiết bị bù 71

4.1.3 Xác định dung lượng bù 73

4.1.4 Xác định vị trí và công suất tụ bù 75

4.2 Điều chỉnh chế độ làm việc của động cơ 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 82

Trang 7

v

DANH M ỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1 Các bước thiết kế hệ thống 13

Hình 2 Mặt bằng và định vị các công trình trong nhà máy 30

Hình 3 Sơ đồ một sợ sơ bộ 32

Hình 4 Tính toán ngắn mạch 53

Hình 5 Tính toán sụt áp và trào lưu công suất 63

Hình 6 Mặt bằng tổng thể tuyến cáp ngầm 24KV 68

Hình 7 Tồng mặt bằng cáp trung thế 6KV 69

Hình 8 Sơ đồ nguyên lý 70

Hình 9 Biểu đồ phân bố phụ tải 77

Hình 10 Sơ đồ mặt bằng trạm bơm như sau: 78

Hình 11 Biểu đồ đóng cắt bơm 79

Hình 12 Quy trình điều khiển bơm 80

Trang 8

vi

DANH M ỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy định về cấp điện áp 15

Bảng 2.2 Giá trị tiêu biểu của điện áp ngắn mạch 25

Bảng 3.1 Bảng công suất tải 33

Bảng 3.2 Bảng kết quả tính toán chọn máy biến áp 39

Bảng 3.3 Bảng thiết bị sử dụng nguồn máy phát 41

Bảng 3.4 Đánh giá ngắn mạch trở kháng máy biến áp 50

Bảng 3.5 Công suất MBA theo tình trạng quá tải hoạt động 50

Bảng 3.6 Bảng Kết của tính toán ngắn mạch 51

Bảng 3.7 Bảng thống kê tính toán ngắn mạch bằng phần mềm ETAP 52

Bảng 3.8 Kết quả tính toán 56

Bảng 3.9 Kết quả tính toán 61

Bảng 3.10 Kết quả tính toán ngắn mạch bằng phần mềm ETAP 61

Bảng 3.11 Lựa chọn thiết bị 65

Bảng 4.1 Lưu lượng nước thải đầu vào 76

Bảng 4.2 Phân bố điện tiêu thụ 77

Trang 9

vii

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AC Dòng điện xoay chiều

DC Dòng điện một chiều

IEC International Electrotechnical Commission

MBA Máy biến áp

Trang 10

viii

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Một hệ thống điện hoạt động hiệu quả là phải kết hợp một cách hài hòa yêu cầu về kinh tế, độ tin cậy cung cấp điện, độ an toàn cao, đảm bảo tính liên tục và nhất là đảm bảo được các tiêu chí kỹ thuật để giúp cho nhà máy hoạt hoạt động an toàn, hiệu quả

và tuổi thọ cao

Trong nhà máy xử lý nước thải cỡ lớn, số lượng các phụ tải cỡ vài nghìn, và phân chia thành nhiều loại, tổng công suất tiêu thụ trong nhà máy khoảng vài chục mêga wát, các thiết bị phải hoạt động theo một qui trình công nghệ nghiêm ngặt Thông thường, hệ thống cấp điện gồm có 2 cấp điện áp là trung áp và hạ áp Các động cơ cho máy bơm

và máy thổi khí rất lớn, cỡ từ 200 đến 800 kW, hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau

Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy phải đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật, độ tin cậy cung cấp điện cao, chất lượng điện năng tốt và tiết kiệm được năng lượng trong quá trình vận hành Vì vậy em xin chọn đề tài: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2 Mục đích của Đề tài:

- Đề tài nghiên cứu phương pháp thiết kế, đưa ra hệ thống cung cấp điện và sử dụng điện năng hợp lý cho nhà máy xử lý nước thải cỡ lớn, trong đó có tính toán lựa chọn các thiết bị, các chỉ tiêu và khảo sát các chế độ làm việc của lưới theo tiêu chuẩn quốc

tế IEC

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nhà máy xử lý nước thải công suất 10 MVA

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu từ nhà máy, phân tích và tính toán thiết kế ra một hệ thống cung cấp điện cho nhà máy đạt các tiêu chuẩn IEC, tin cậy và tiết kiệm năng lượng

Trang 11

ix

5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 4 chương, 14 bảng và ….hình vẽ với các nội dung về: Giới thiệu nhà máy xử lý nước thải, tính toán phụ tải toàn nhà máy Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện năng Đề xuất kiến nghị cho toàn bộ luận văn

Trang 12

1

CHƯƠNG 1 GI ỚI THIỆU NHÀ MÁY VÀ YÊU CẦU

CUNG C ẤP ĐIỆN

1.1 Gi ới thiệu về nhà máy

Tốc độ đô thị hóa của các đô thị không ngừng tăng trong những năm qua Tuy nhiên,

việc phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống thoát nước đô thị, không theo kịp tốc

độ đô thị hóa

Hiện nay, nước thải của Thành phố được thu gom bởi hệ thống cống và kênh mương

rồi xả ra các kênh, hồ và các con sông Tình trạng này gây ô nhiễm nặng cho các kênh mương, sông hồ và tác động xấu tới điều kiện vệ sinh và điều kiện sống của người dân, đặc biệt vào mùa khô khi chỉ có nước thải chảy trong hệ thống kênh mương và sông ngòi này Do tình trạng thẩm thấu nước thải mà nguy cơ nhiễm bẩn nguồn nước ngầm tương đối cao Thêm vào đó, vì phải tiếp nhận nguồn nước thải chưa qua xử lý của thành phố, nên các con sông trong thành phố cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nặng

Hầu hết các hộ gia đình và tòa nhà cao tầng đều đã được trang bị bể tự hoại, tuy nhiên, hoạt động của nhiều bể tự hoại trong số này không đáp ứng yêu cầu và chỉ giúp

giảm phần nào tình trạng ô nhiễm

Trước tình hình đó, việc triển khai lập Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải là rất

cấp bách và cần thiết để tiếp tục phát triển và giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường sống của Thành phố Với mục đích cải thiện môi trường nước, việc xây dựng

hệ thống thoát nước cùng với nhà máy xử lý nước thải tập trung đã được đề xuất

Tên dự án Dự án Nhà máy xử lý nước thải

Trang 13

2

1.2 Khái quát v ề hệ thống cung cấp điện

Ngày nay thế giới đã tạo ra rất nhiều nguồn năng lượng Năng lượng điện hay còn gọi

là năng lượng điện năng hiện nay là một dạng năng lượng rất phổ biến, sản lượng hàng năm trên thế giới càng tăng và chiếm hàng ngàn tỉ kWh Sở dĩ điện năng được sử dụng nhiều như vậy là do có những ưu điểm: dễ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ chuyển đi xa và hiệu suất cao

Trong quá trình sản xuất và phân phối có các đặc điểm sau:

a Điện năng sản xuất ra không tích lũy ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như pin

b Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh Do vậy phải sử dụng rộng rải các thiết bị bảo vệ tự động trong công tác vận hành, điều độ hệ thống cung cấp điện nhằm đảm bảo hệ thống điện làm việc tin cậy và hiệu quả

c Công nghiệp điện lực có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, là một trong những động lực tăng năng suất lao động tạo nên sự phát triển trong kinh tế

Hệ thống điện bao gồm các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp tới các hộ

tiêu thụ và sử dụng điện

Trang 14

3

1.2.2 H ộ tiêu thụ:

Ở đây chúng ta chỉ xét đến hộ tiêu thụ xí nghiệp, nhà máy Tùy theo nề kinh tế và xã

hội, hộ tiêu thụ điện được cung cấp điện với những mức độ khác nhautheer hiện ở mức

độ yêu cầu liên tục cung cấp điện khác nhau và phân thành 3 loại:

Hộ tiêu thụ điện loại 1: là những hộ tiêu thụ mà nếu ngừng cung cấp điện có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng con người, làm thiệt hại

lớn về kinh tế, dẫn đến hư hỏng thiết bị, gây rối loạn các quá trình công nghệ phức tạp,

hoặc làm hỏng hàng loạt sản phẩm, hoặc có ảnh hưởng không tốt về phương diện chính trị

Hộ tiêu thụ điện loại 2: là những hộ tiêu thụ mà nếu ngừng cung cấp điện thì chỉ liên quan đến hàng loạt sản phẩm không sản xuất được, tức là dẫn đến thiệt hại về kinh tế

do ngừng trệ quá trình sản xuất, hư hỏng thiết bị và lãng phí sức lao động, tạo nên thời gian chết của nhân viên… Các nhà máy công nghiệp nhẹ, xưởng cơ khí thường thuộc

hộ tiêu thụ loại 2

Hộ tiêu thụ điện loại 3: là tất cả những hộ tiêu thụ còn lại trừ hộ tiêu thụ loại 1 và loại

2, tức là những hộ cho phép cung cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian sửa chữa, thay thế thiết bị sự cố nhưng thường không cho phép quá một ngày đêm

Ngoài ra các hộ tiêu thụ điện nhà máy, xí nghiệp cũng được phân loại theo chế độ làm

việc như sau:

1 Loại hộ tiêu thụ điện có chế độ làm việc dài hạn: khi đó phụ tải không thay đổi hay thay đổi rất ít Các thiết bị có thể làm việc lâu dài mà nhiệt độ không vượt quá giá trị cho phép

2 Loại tiêu thụ điện có phụ tải ngắn hạn: Thời gian làm việc không đủ dài để nhiệt độ

của thiết bị đạt đến giá trị quy định cho phép

3 Loại hộ tiêu thụ điện có chế độ phụ tài ngắn hạn lặp lại: thiết bị làm việc ngắn hạn xen kẽ với thời gian nghỉ ngắn hạn

Trang 15

4

Mục tiêu chính của thiết kế cung cấp điện là đảm bảo cho hộ tiêu thụ luôn luôn đủ điện năng với chất lượng nằm trong phạm vi cho phép

Một phương án cung cấp điện cho nhà máy, xí nghiệp được xem là hợp lý khi thỏa mãn những yêu cầu sau:

Vốn đầu tư nhỏ, chú ý đến tiết kiệm vật tư hiếm

Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tùy theo tính chất hộ tiêu thụ

Chi phí vận hành hàng năm thấp

Thuận tiện cho vận hành và sửa chữa

Đảm bảo chất lượng điện năng, chủ yếu là đảm bảo độ lệch và độ dao động điện áp bé

nhất và nằm trong phạm vi cho phép so với định mức

Những yêu cầu trên đây thường mâu thuẫn nhau nên người thiết kế phải biết cân nhắc

và kết hợp hài hòa tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể

Ngoài ra khi thiết kế cung cấp điện phải chú ý đến những yêu cầu khác như: có điều

kiện thuận lợi nếu có yêu cầu cần phát triển phụ tải sau này, rút ngắn thời gian xây

dựng…

1.3 Xác định nhu cầu cung cấp điện

Khi thiết kế cung cấp điện cho một công trình thì nhiệm vụ đầu tiên là phải định nhu

cầu điện của công trình đó Tùy theo quy mô của công trình mà nhu cầu điện xác định theo phụ tải thực tế hoặc phải tính đến sự phát triển về sau này Do đó xác định nhu

cầu điện là giải bài toán dự báo phụ tải ngắn hạn hoặc dài hạn

Trang 16

5

Khi thiết kế nếu biết đồ thị phụ tải điển hình thì sẽ có căn cứ để chọn các thiết bị điện, tính điện năng tiêu thụ Lúc vận hành nếu biết đồ thị phụ tải điển hình thì có thể định hướng phương thức vận hành các thiết bị sao cho kinh tế và hợp lý nhất Các nhà máy điện cần nắm được đồ thị phụ tải của các hộ tiêu thụ để định hướng phương thức vận hành của các máy phát điện cho phù hợp Vì vậy đồ thị phụ tải là một tài liệu quan

trọng trong thiết kế cũng như vận hành hệ thống cung cấp điện

Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta xây dựng các loại đồ thị phụ tải khác nhau: Đồ

thị phụ tải hàng ngày, đồ thị phụ tải hàng tháng và phụ tải hàng năm

a Đồ thị phụ tải hàng ngày:

Là đồ thị một ngày đêm (24 giờ) Đồ thị phụ tải hàng ngày có thể vẽ được là do máy tự ghi hay ghi nhận theo từng khoảng thời gian nhất định Đồ thị phụ tải hàng ngày thường được vẽ theo hình bậc thang để thuận tiện cho việc tính

toán

Đồ thị phụ tải hàng ngày cho biết nhịp độ tiêu thụ điện năng hàng ngày của hộ tiêu thụ qua đó có thể định được quy trình vận hành hợp lý (điều chỉnh dung lượng máy biến áp, dung lượng bù ), nhằm đạt được đồ thị phụ tải tương đối hợp lý bằng

phẳng mà như vậy thì giảm được tổn hao trong mạng và đạt được vận hành kinh tế của

những thiết bị Đồ thị phụ tải hằng ngày cũng là tài liệu làm căn cứ để chọn thiết bị điện, tính điện năng tiêu thụ

b Đồ thị phụ tải hàng tháng

Trang 17

6

Đồ thị phụ tải hàng tháng được tính theo phụ tải trung bình của tháng Đồ thị phụ tải

hàng tháng cho biết mức độ tiêu thụ điện năng của hộ tiêu thụ xãy ra từng tháng trên

nhiều năm, tương tự nhau Qua đó có thể định ra lịch sữa chửa bảo trì bảo dưỡng thiết

bị điện một cách hợp lý kịp thời phát hiện ra các hư hỏng trước khi xãy ra sự cố để đáp

ứng yêu cầu cung cấp điện năng cho hộ tiêu thụ

c Đồ thị phụ tải hàng năm

Đồ thị phụ tải hàng năm cho biết thời gian sử dụng công suất lớn nhất, nhỏ nhất hoặc

trung bình của hộ tiêu thụ, chiếm hết bao nhiêu thời gian trong năm, Qua đó có thể

định được công suất của máy biến áp, chọn được các thiết bị điện, đánh giá mức độ sử

dụng và tiêu hao điện năng

Trang 18

đm P

P = ηPđặt : Là công suất đặt của động cơ

đc

η : Là hiệu suất của động cơ

Đối với Rotor lồng sóc thì 0.8< ηđc<0.95 Vì hiệu suất động cơ điện tương đối cao

nên để cho tính toán được đơn giản, người ta thường cho phép bỏ qua hiệu suất, lúc này lấy

Pđ ≈ PđmĐối với các thiết bị điện làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại như : cần trục, máy hàn, khi tính toán phụ tải chúng ta quy đổi về công suất định mức ở chế độ làm việc dài hạn, tức là quy đổi về chế độ làm việc có hệ số tiếp điện ɛ% = 100% Công thức quy đổi như sau:

Đối với động cơ

đm đm

đm P

P, = εĐối với máy dạng biến áp (máy hàn)

đm đm đm

đm S

P, = cosϕ ε

- Phụ tải trung bình P tb

Trang 19

8

Phụ tải trung bình là một đặc trưng của phụ tải trong một khoảng thời gian nào đó.Tổng của phụ tải trung bình của các thiết bị sẽ được đánh giá giới hạn của phụ tải tính toán:

- Phụ tải cực đại P max

Phụ tải cực đại chia ra làm 2 nhóm:

+ Phụ tải cực đại Pmax

Là phụ tải trung bình lớn nhất tính trong khỏang thời gian tương đối ngắn, thời gian được tính khoảng 5-10 đến 20 phút tương ứng với một ca làm việc có phụ tải lớn nhất trong ngày Phụ tải cực đại đôi khi cũng được dùng như phụ tải tính toán Phụ tải cực đại dùng để tính tổn thất công suất lớn nhất, để chọn thiết bị điện, chọn dây dẫn

+ Phụ tải đỉnh nhọn Pđn

Là phụ tải cực đại xuất hiện từ 1-2s Phụ tải đỉnh nhọn được dùng để kiểm tra điều kiện tự khởi động của động cơ, dùng để kiểm tra cầu chì Phụ tải đỉnh nhọn thường xảy ra khi động cơ khởi động

- Phụ tải tính toán P tt

Là thành phần chủ yếu để chọn thiết bị trong cung cấp điện

Trang 20

P

k =Đối với 1 nhóm có n thiết bị

n

i tbi

đm

tb sd

P

P P

P k

1 1

Khi vẽ được đồ thị phụ tải thì hệ số sử dụng có thể được tính

)

.(

2 1

2 2 1 1

n đm

n n sd

t t

t P

t P t

P t P k

+++

+++

Trang 21

thucte pt

P

P P

- Hệ số cực đại kmax

Là tỉ số giữa phụ tải tính toán và phụ tải trung bình trong khoảng thời gian xét Hệ số cực đại tính với một ca làm việc có phụ tải lớn nhất kmax thường được khảo sát theo đường cong kmax € f(ksd và nhq) được tra bởi đồ thị ở hình 3-5 trang 32 sách cung cấp điện

sd đm

tb tb

tt đm

tt

P

P P

P P

Trang 22

11

Số thiết bị hiệu quả là số thiết bị có cùng công suất và chế độ làm việc Đòi hỏi phụ tải bằng phụ tải tính toán của nhóm phụ tải thực tế (gồm có các thiết bị có các chế độ làm việc và công suất khác nhau)

n

i đmi hq

P

P n

1 2

2

1

Khi số thiết bị trong nhóm >5 tính nhq theo (*) khá phiền phức, vì vậy trong thực tế người ta tìm nhq theo bảng hoặc đường cong cho trước

Trước hết đưa ra các giạ thuyết sau:

n : số thiết bị có trong phân xưởng

n1: số thiết bị có công suất ≥ 1/2 công suất của thiết bị có công suất lớn nhất có trong phân xưởng

Pn : tổng công suất ứng với số thiết bị n

Pn1 : tổng công suất ứng với số thiết bị n1

Với: n là số thiết bị có trong nhóm

n1 là số thiết bị có công suất không nhỏ hơn 1/2 thiết bị có công suất lớn nhất P1 , P

là tổng công suất ứng với n1 và n Từ P* và n* tra đồ thị tìm được nhq* Có được nhq*

ta tìm được nhq nhq = nhq* n

nhq là số thiết bị hiệu quả để xác định phụ tải tính toán

Trang 23

Phương pháp luận

Trong dự án này, hệ thống cung cấp điện của nhà máy nước thải được mô phỏng bằng

phần mềm ETAP Ngoài ra thiết kế đạt các tiêu chuẩn là tiêu chí của thiết kế Để có

một sự hiểu biết tổng thể tốt hơn về phương pháp thiết kế hệ thống cung cấp điện trong nhà máy chúng ta sẽ biểu thị nó dưới dạng sơ đồ sau

Trang 24

13 Hình 1 Các bước thiết kế hệ thống

Trang 25

14

1 Phân tích tải:

Định nghĩa điện năng hấp thụ bởi tải và vị trí có liên quan

Xác định vị trí của tải

Định nghĩa đường dẫn và tính chiều dài của các phần tử kết nối

Xác định tổng công suất thu nhận, có tính đến các yếu tố sử dụng và nhu cầu

2 Xác định công suất máy biến áp và máy phát điện

Tính đến khả năng phát triển tải trong tương lai 15 đến 30 phần trăm

3 Chọn dây dẫn, cáp

Xác định dòng điện đi qua dây dẫn

Xác định loại dây dẫn và vật liệu dây dẫn

Giới hạn vượt quá dòng điện ngắn mạch lớn nhất

Dòng điện định mức không thấp hơn dòng điện tải

8 Kiểm tra dây dẫn

Xác minh sự bảo vệ chống lại tải trọng: Dòng định mức hoặc dòng điện định mức của bộ ngắt mạch sẽ cao hơn tải trọng hiện tại nhưng thấp hơn công suất hiện tại của dây dẫn

Trong trường hợp có kết quả không thõa mãn, tất cả các giai đoạn trên phải được lặp lại từ giai đoạn 3

Trang 26

15

2.2 Tiêu chu ẩn thiết kế

Để đảm bảo thiết kế đạt được các chỉ tiêu về kỹ thuật, quy trình thiết kế kỹ thuật phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật Dưới đây tôi xin trình bày một số tiêu chí quan trọng

Điện áp được quá tải trong phạm vi cho phép

Trang 27

50 kA

2.2.4 H ệ số công suất

Hệ số công suất của hệ thống bao gồm tồn hao công suất phản kháng trong máy biến

áp và thiết bị hệ thống phân phối sẽ không được thấp hơn 0.8 so với thiết kế được đánh giá trong suốt quá trình Hệ số công suất được xác định tại các đầu cuối của máy phát

2.2.5 Máy bi ến áp

Trong trường hợp xảy ra sự cố trên một máy biến áp, một máy biến áp khác có thể chịu được toàn bộ tải Ngoài ra một máy biến áp ít nhất phải có 20% tiết kiệm trong chế độ hoạt động bình thường

Điện áp ngắn mạch phần trăm VK% theo IEC 60076-5 cho 2.5 MVA và 12.5 MVA nên lần lượt là 6% và 8%

2.3 Phương pháp tính toán phụ tải

Khái niệm về phụ tải tính toán

Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế hệ thống cung cấp điện Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực tế (biến đổi ) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất Nói một cách khác, phụ tải tính toán cũng làm nóng vật dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực tế gây ra Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán thì có thể đảm bảo an toàn về mặt phát nóng cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành

Trang 28

17

Khi thiết kế cung cấp điện cho một công trình (cụ thể là nhà máy ta đang thiết kế ) thì nhiệm vụ đầu tiên của người thiết kế là phải xác định được nhu cầu điện phụ tải của công trình đó (công suất đặt của nhà máy…)

Tùy theo quy mô của nhà máy mà phụ tải điện phải được xác định theo phụ tải thực tế

hoặc còn phải kể đến khả năng phát triển trong tương lai

Phụ tải tính toán là một số liệu quan trọng để thiết kế cung cấp điện Phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất và số lượng các thiết bị điện, chế độ vận hành

của chúng, qui trình công nghệ của mỗi nhà máy, xí nghiệp, trình độ vận hành của công nhân Vì vậy xác định phụ tải tính toán là một nhiệm vụ rất quan trọng, nếu phụ

tải tính toán được xác định nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện có khả năng dẫn tới cháy nổ rất nguy hiểm, ngược lại nếu phụ tải tính toán

lớn hơn phụ tải thực tế sẽ gây lãng phí và không kinh tế Như vậy việc xác định phụ tải tính toán sẽ đảm bảo cho các thiết bị điện hoạt động và không gây lãng phí điện

2.3.1.1 Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu :

Phụ tải tính toán được tính theo công thức sau:

=

i đi nc

tt k P P

1

ϕtan

tt

tt P

Q =

ϕcos

2

tt tt tt

P Q

Trang 29

18

knc: Hệ số nhu cầu (tra sổ tay)

Pđi, Pđmi :Công suất đặt, công suất định mức của thiết bị thứ i (kW)

Ptt, Qtt, Stt: Công suất tác dụng, phản kháng và biểu kiến tính toán của nhóm thiết bị (kW, kVAR, kVA)

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, thuận tiện Nhược điểm của phương pháp này là kém chính xác, bởi hệ số nhu cầu tra sổ tay là một số liệu cố định cho trước, không phụ thuộc vào chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm

2.3.1.2 Xác định theo suất phụ tải tính toán

Ta có công thức tính như sau:

Ptt = p0.F Trong đó:

p0: Suất phụ tải trên một diện tích sản xuất (W/m2) Giá trị p0 được tra trong sổ tay hoặc các bảng phụ lục tài liệu tham khảo

F: Diện tích sản xuất - tức là diện tích dùng để đặt máy sản xuất (m2)

Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng khi có phụ tải phân bố đồng đều trên diện tích sản xuất nên nó được dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế chiếu sáng

2.3.1.3 Xác định theo công suất trung bình và hệ số cực đại

Số liệu đầu tiên cần xác định là công suất tính toán của từng động cơ và của từng nhóm động cơ trong phân xưởng

P

1 max

Trang 30

19

Trong đó:

n: Số thiết bị điện trong nhóm

Pđmi: Công suất định mức thiết bị thứ i trong nhóm (kW)

ksd: Hệ số sử dụng của nhóm thiết bị, tra sổ tay

kmax: Hệ số cực đại tra đồ thị hoặc tra bảng theo đại lượng ksd và nhq

nhq: Số thiết bị dùng điện hiệu quả

Công thức tính nhqnhư sau:

n

i đmi hq

P

P n

1

2 1 2

) (

) (

Khi n lớn thì việc xác định nhq theo phương pháp trên khá phức tạp Do đó, có thể xác định nhqmột cách gần đúng theo cách như sau:

Khi thoả mãn điều kiện:

3 min max ≤

=

đm

đm P

P m

Trong đó: Pđmmin, Pđmmax: Công suất định mức bé nhất và lớn nhất của các thiết bị trong nhóm (kW)

Khi m > 3 và ksd ≥ 0,2 thì nhq có thể xác định theo công thức sau:

max 1

2

)

2(

đm

n

i đmi hq

P

P n

=

=Khi m > 3 và ksd < 0,2 thì nhqđược xác định theo trình tự như sau:

Tính n1: số thiết bị có công suất lớn hơn hoặc bằng một nửa công suất của thiết bị có công suất lớn nhất

Trang 31

i đmi

P P

Từ n*, P* tra bảng PLI.5 – Trang 255 – Sách “Thiết kế cấp điện – Ngô Hồng Quang,

Vũ Văn Tẩm” ta được n*hq = f(n*,P*) Vậy ta xác định nhq theo công thức sau:

=

i đmi ti

tt k P P

1

Trong đó: kti – Hệ số tải Nếu không biết chính xác có thể lấy trị số gần đúng như sau:

kt = 0,9 với thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn

kt = 0,75 với thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại

Cần lưu ý nếu trong nhóm có thiết bị tiêu thụ điện làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại thì phải quy đổi về chế độ dài hạn trước khi xác định nhq theo công thức:

% đ

đm

qd P k

P =Với kđ: Hệ số đóng điện tương đối phần trăm

Quy đổi về công suất 3 pha đối với các thiết bị dùng điện 1 pha:

Trang 32

21

Thiết bị 1 pha đấu vào điện áp pha: Pqd = 3.Pđmpha max

Thiết bị 1 pha đấu vào điện áp pha: P qd = 3.P đm

Cuối cùng, phụ tải tính toán toàn phân xưởng với n nhóm:

=

i tti đt ttpx k P P

1

=

= n

i tti đt ttpx k Q Q

1

2 2

) (

kđt = 0,9 ÷ 0,95 khi số phân xưởng n = 2 ÷ 4

kđt = 0,8 ÷ 0,85 khi số phân xưởng n = 5 ÷ 10

Đặt vấn đề:

Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp điện

Trạm biến áp dùng để biến đổi điện áp này sang cấp điện áp khác, các trạm biến áp,

trạm phân phối, đường dây tải điện cùng với các nhà máy điện làm thành một hệ thống phát và truyền tải điện năng thống nhất

Dung lượng của các máy biến áp, vị trí, số lượng và phương thức vận hành của các

trạm biến áp có ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống cung

cấp điện Vì vậy, việc lựa chọn máy biến áp bao giờ cũng gắn liền với việc lựa chọn phương án cung cấp điện Dung lượng máy biến áp và các thông số khác của trạm biến

áp phụ thuộc vào phụ tải của nó, vào cấp điện áp và phương thức vận hành của máy

2.3.2.1 Ch ọn số lượng và công suất trạm biến áp

Chọn vị trí đặt trạm biến áp

Trang 33

22

Vị trí trạm biến áp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ An toàn và liên tục cung cấp điện

+ Phòng cháy nổ, bụi bẩn, khí ăn mòn tốt

+ Khả năng phát triển phụ tải sau này

+ Tiêu tốn kim loại màu ít nhất

+ Gần tâm phụ tải ,thuận tiện cho nguồn cung cấp đi tới

+ Thao tác vận hành quản lý dễ dàng và phòng cháy nổ bụi và khí ăn mòn

+ Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành

Vị trí trạm biến áp trung gian nên cho gần trung tâm phụ tải tuy nhiên không nên đưa

vào quá sâu trong xí nghiệp vì ảnh hưởng đến giao thông và các công trình xây dựng khác

Căn cứ vào các yêu cầu trên và dựa vào sơ đồ vị trí trạm Ta chọn vị trí lắp đặt trạm

biến áp như sau: Trạm biến áp ngoài trời, cách tủ phân phối và gần lưới điện quốc gia

2.3.2.2 L ựa chọn máy biến áp

Lựa chọn máy biến áp bao gồm lựa chọn số lượng, công suất chủng loại, kiểu cách và tính năng khác của máy biến áp

a Chọn số lượng và chủng loại máy biến áp

Số lượng trạm biến áp trong một xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ tập trung hay phân tán của phụ tải trong xí nghiệp, ngoài ra còn phụ thuộc vào tính chất quan trọng của phụ tải về mặt cung cấp điện

Có nhiều phương pháp để xác định số lượng và chủng loại máy biến áp nhưng thường

dựa vào những yếu tố chính sau

+ Chủng loại máy biến áp trong cùng một trạm nên đồng nhất nhau Để giảm máy biến

áp dự phòng trong kho và thuận tiện trong lắp đặt và vận hành

Trang 34

23

+ Số lượng máy biến áp trong trạm biến áp: đối với hộ tiêu thụ loại 1 thường chọn 2 máy biến áp trở lên Đối với hộ tiêu thụ loại hai số lượng máy biến áp được chọn phụ thuộc vào việc so sánh các hiệu quả kinh tế - kỹ thuật

b Xác định công suất máy biến áp

Hiện nay có rất nhiều phương án để xác định công suất của máy biến áp nhưng vẫn

dựa trên nội dung các nguyên tắc sau:

+ Chọn theo điều kiện làm việc bình thường, có xét đến quá tải cho phép.Mức độ quá

tải được tính sao cho hao mòn cách điện trong thời gian xét cho phép

+ Kiểm tra theo điều kiện quá tải sự cố với thời gian hạn chế không gián đoạn cung

cấp điện

Với trạm 1 máy: SđmB ≥ Stt

Với trạm 2 máy:

4,1

tt đmB

2

tt đbB

S

4,1

sc đbB

S

S

Ssc là công suất phải cấp khi sự cố một máy biến áp

Để chọn khí cụ điện cho cấp 22 kV ta cần tính cho điểm ngắn mạch N1 tại thanh cái

trạm biến áp trung tâm 22/6,3 kV để kiểm tra máy cắt và thanh góp ở đây ta lấy

cat

N S

S ≥ của máy cắt đầu nguồn

Trang 35

24

Để chọn khí cụ điện cho cấp 6,3kV

+ Phía cao áp của trạm biến áp 6,3kV, cần tính điểm ngắn mạch N2 tại thanh cái 6,3kV

của trạm để kiểm tra máy cắt, thanh góp

+ Phía 6,3 kV cần tính cho điểm ngắn mạch N3 để chọn và kiểm tra cáp, tủ cao áp các

trạm

+ Cần tính điểm N4 trên thanh cái 0,4 kV để kiểm tra tủ hạ áp tổng của trạm

Xác định dòng ngắn mạch 3 pha đối xứng Isc tại điểm khác nhau của mạng là điều cần thiết cho việc thiết kế mạng

Tính toán dòng ngắn mạch 3 pha đối xứng tại những điểm đặc trưng là điều cần thiết

nhằm lựa chọn thiết bị đóng cắt (theo dòng sự cố), cáp (theo ổn định nhiệt), thiết bị

bảo vệ, ngưỡng bảo vệ …

Ngắn mạch 3 pha có tổng trở bằng 0 (hay còn gọi là ngắn mạch kim loại) của mạng được nuôi từ máy biến áp phân phối trung/hạ áp sẽ được khảo sát sau đây Loại trừ

một số trường hợp rất đặc biệt, còn thì ngắn mạch 3 pha kim loại sẽ là nặng nề nhất và đơn giản để tính toán hơn cả

Ngắn mạch xảy ra trong lưới có máy phát hoặc lưới điện một chiều Các tính toán đơn

giản và quy tắc thực tế sẽ cho một vài kết quả chấp nhận được, tương đối chính xác cho hầu hết các trường hợp thiết kế lắp đặt điện

Ngắn mạch tại thanh cái hạ áp của máy biến áp phân phối

Trường hợp một máy biến áp

Một cách sơ bộ có thể tính toán dòng ngắn mạch bỏ qua tổng trở của hệ thống lưới trung thế:

sc

n sc U

I

20

3 3

10

U

P

sc =

Trang 36

25

Trong đó :

Pn -Công suất định mức của máy biến áp (kVA)

U20 - Điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V)

In - Dòng định mức (A)

Isc - Dòng ngắn mạch (A)

Usc - Điện áp ngắn mạch (V)

Giá trị tiêu biểu của Usc máy biến áp phân phối được cho trong bảng :

Bảng 2.2 Giá trị tiêu biểu của điện áp ngắn mạch

Công suất định mức của máy biến áp

Trường hợp nhiều máy biến áp mắc song song

Dòng ngắn mạch trên đầu đường dây ra có thể được coi như là tổng của các dòng ngắn

mạch từ mỗi máy biến áp riêng biệt

Giả sử là các máy đều được nuôi từ cùng một hệ thống và các giá trị Isc của chúng được cho bảng 2.2 Khi lấy tổng, giá trị Isc sẽ lớn hơn giá trị thực xảy ra

Các yếu tố khác không được kể tới là tổng trở của thanh cái và của các máy cắt

Ngắn mạch 3 pha tại điểm bất kỳ của lưới hạ thế

Dòng Isc tại điểm bất kỳ là :

2 2

Trang 37

26

2.3.4 Tính ch ọn tiết diện dây cáp

2.3.4.1 Khái ni ệm

Chọn dây dẫn cũng là một công việc khá quan trọng, vì dây dẫn chọn không phù hợp,

tức không thỏa mãn các yêu cầu về khĩ thuật thì có thể dẫn đến các sự cố như chập

mạch do dây dẫn bị phát nóng quá mức dẫn đến hư hỏng cách điện Từ đó làm giảm

độ tin cậy cung cấp điện và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Bên cạnh việc

thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật thì việc chọn lựa dây dẫn cũng cần thỏa mãn các yêu

cầu kinh tế

Cáp dùng mạng điện cao áp và thấp áp có nhiều loại, thường gặp là cáp đồng, cáp nhôm, cáp một lõi hai lõi ba lõi, cách điện bằng dầu, cao su, hoặc nhựa tổng hợp Ở

cấp điện áp từ 110 kV đến 220 kV cáp thương dùng cách điện bằng dầu hay khí

Cáp có điện áp dưới 10 kV thường được chế tạo theo kiểu 3 pha bọc chung một vỏ chì, cáp có điện trên 10 kV thường được bọc riêng lẻ từng pha

Cáp có điện áp từ 1000 V trở xuống thường được cách điện bằng giấy tẩm dầu, cao xu

hoặc nhựa tổng hợp

Dây dẫn ngoài trời thường là dây trần 1 sợi hoặc nhiều sợi Dây dẫn đặt trong nhà thường được bọc cách điện bằng cao su hoặc nhựa Một số trường hợp ở trong nhà có

thể dùng dây trần hoặc thanh dẫn nhưng phải treo trên sứ cách điện

Dây dẫn và dây cáp trong mạng điện được lựa chọn theo các điều kiện sau đây:

- Lựa chọn theo điều kiện phát nóng

Phương pháp này tận dụng hết khả năng tải của dây dẫn và cáp, áp dụng cho lưới hạ áp

đô thị, công nghiệp và sinh hoạt

Tiết diện dù chọn theo phương pháp nào cũng phải thoả mãn các điều kiện kỹ thuật sau đây:

∆Ubt ≤ ∆Ubtcp

∆Usc ≤ ∆Usccp

Trang 38

27

Isc ≤ Icp Trong đó: ∆Ubt, ∆Usc – là tổn thất điện áp lúc đường dây làm việc bình thường và khi

ở đường dây bị sự cố nặng nề nhất (đứt 1 đường dây trong lộ kép, đứt đoạn dây trong

mạch kín)

∆Ubtcp, ∆Usccp - trị số ∆U cho phép lúc bình thường và sự cố

Với U ≥ 110 kV: ∆Ubtcp = 10%Uđm

- Lựa chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép

Phương pháp lựa chọn tiết diện này lấy chỉ tiêu chất lượng điện làm điều kiện tiên quyết Chính vì thế nó được áp dụng để lựa chọn tiết diện dây cho lưới điện nông thôn, thường đường dây tải điện khá dài, chỉ tiêu điện áp rất dễ bị vi phạm

- Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng điện

Jkt (A/mm2) là số ampe lớn nhất trên 1mm2 tiết diện chọn theo phương pháp này sẽ

có lợi về kinh tế Phương pháp chọn tiết diện dây theo Jkt được áp dụng với mạng điện

có điện áp U ≥ 110 kV, bởi vì trên lưới ngày không có thiết bị sử dụng điện trực tiếp đấu vào, vấn đề điện áp không cấp bách, nghĩa là yêu cầu không chặt chẽ Lưới trung

áp đô thị và xí nghiệp nói chung khoảng cách tải điện ngắn, thời gian sử dụng công

suất lớn cũng được chọn theo Jkt

Những cách xác định tiết diện dây dẫn:

Trang 39

28

+ Xác định tiết diện dây theo độ sụt áp

+ Xác định tiết diện dây theo điều kiện phát nóng và độ bền cơ học

Công suất biểu kiến tính toán của phụ tải :

ϕ

η.cos

tt tt

P

S =

Trong đó:

𝜂𝜂: Hiệu suất của động cơ (𝜂𝜂 = 0,9)

Ptt: Công suất tác dụng của phụ tải

cosφ: Hệ số công suất (cosφ = 0,8)

Dòng điện định mức làm việc chạy trong dây dẫn:

đm

tt đm

U

S I

.3

=

Trong đó:

Uđm: Điện áp định mức mạng điện (kV)

Stt: Công suất biểu kiến tính toán của phụ tải (kVA)

2.3.4.2 L ựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp theo điều kiện phát nóng

Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn và cáp, vật dẫn bị nóng lên Nếu nhiệt độ dây dẫn

và cáp quá cao có thể làm cho chúng bị hư hỏng, hoặc giảm tuổi thọ

Mặt khác độ bền cơ học của kim loại dẫn điện cũng bị giảm xuống Do đó nhà chế tạo quy định nhiệt độ cho phép đối với mỗi loại dây dẫn, dây cáp

Ví dụ: dây trần có nhiệt độ cho phép là 75oC, dây bọc cao su có nhiệt độ cho phép là

55oC

Hãy xét trường hợp đơn giản nhất, đó là sự phát nóng của dây trần đồng nhất Dây dẫn

trần đồng nhất là dây dẫn có tiết diện không thay đổi theo chiều dài và làm bằng một

Trang 40

29

vật liệu duy nhất Khi không có dòng chạy trong dây dẫn thì nhiệt độ của nó bằng nhiệt độ môi trường xung quanh Khi có dòng chạy qua đo hiệu ứng jun dây dẫn bị nóng lên Một phần nhiệt lượng sẽ đốt nóng dây dẫn, phần nhiệt còn lại sẽ tỏa ra môi trường xung quanh

Nếu nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt dây dẫn và cáp khác với nhiệt độ tiêu chuẩn nêu trên thì dòng điện cho phép phải được hiệu chỉnh K (tra sổ tay cẩm nang): Do đó

tiết diện dây dẫn và cáp phải được thỏa mãn điều kiện sau:

Mạch dây không chôn dưới đất

Hệ số K thể hiện điều kiện lắp đặt K= K1.K2.K3

Đối với cáp không chôn trong đất, hệ số K đặc trưng cho điều kiện lắp đặt Nó là tích

của 3 hệ số K1.K2.K3

K1: Thể hiện ảnh hưởng của cách thức lắp đặt

K2: Thể hiện ảnh hưởng tương hỗ của hai mạch đặt kề nhau

K3: Thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ tương ứng với dạng cách điện

Ngày đăng: 24/04/2021, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w