1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN áp dụng quy trình cam kết chi tại kho bạc nhà nước (tt)

11 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 315,41 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu , phân tích , đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN và quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhằm đáp ứng mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước áp dụng các thông lệ tốt của quốc tế trong lĩnh vực quản lý Tài chính công, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, có hiệu lực áp dụng và thi hành đồng bộ với dự

án Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

Xuất phát từ những nhận định nêu trên, việc em chọn lựa và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiê ̣n công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN khi áp dụng quy trình kiểm soát cam kết chi tại KBNN Đồng Tháp” với mong muốn đưa ra một số giải pháp có tính tham

khảo nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN nói riêng cũng như công tác quản lý chi NSNN nói chung

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu , phân tích , đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN và quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay, xác định các điểm tương đồng, khác biệt, mối quan hệ có tính tương hỗ của 2 nghiệp vụ kiểm soát do KBNN cùng thực hiện;

Trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích nêu trên, đề xuất viê ̣c tích hợp công tác kiểm soát cam kết chi và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN;

Tiến hành phân tích các điều kiện thực hiện cũng như đề xuất các kiến nghị nhằm triển khai công tác này trong khuôn khổ định hướng hoàn thiện , nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ quản lý, kiểm soát và thực hiện cam kết chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động động quản lý, điều hành việc kiểm soát và thực hiện cam kết chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp trong thời gian 2011 – 2015 Các giải pháp và kiến nghị đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở số liệu thứ cấp là hệ thống báo cáo hoạt động của KBNN Đồng Tháp, các tài liệu liên quan của thanh tra – kiểm tra, kiểm soát Kho bạc Nhà nước, các báo cáo của cơ

Trang 2

quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước

Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn công chức làm công tác thanh tra – kiểm tra, kiểm soát của KBNN Đồng Tháp, các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để triển khai thực hiện cơ chế quản

lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp một cách tốt nhất, vừa phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý ngân sách và tài chính tại địa phương vừa đáp ứng được định hướng cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Kiểm soát chi và Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi tại KBNN Đồng Tháp

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi khi áp dụng Cam kết chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI NSNN QUA KBNN

1.1 Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước

1.1.1 Khái niệm về NSNN

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước NSNN là một hệ thống thống nhất, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (gọi chung là ngân sách địa phương)

1.1.2 Chi NSNN

Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung được vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nước

trong từng công việc cụ thể

1.2 Nội dung cơ bản về kiểm soát chi NSNN qua KBNN

Trang 3

Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ

1.3 Nội dung cơ bản về kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN

Kiểm soát cam kết chi là là toàn bộ các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán NSNN hàng năm được duyệt và tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định, trên cơ sở đó KBNN giữ lại một khoản dự toán tương ứng để đảm bảo chi trả khi các khoản chi đủ điều kiện để thanh toán

Kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế

Các khoản cam kết chi ngân sách nhà nước phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam; các khoản cam kết chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được theo dõi theo nguyên tệ; đồng thời, được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ hàng tháng do

Bộ Tài chính quy định để hạch toán cam kết chi Cam kết chi chỉ được thanh toán khi số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số tiền chưa được thanh toán của khoản cam kết chi đó

Chỉ thực hiện kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng được ấn định (theo văn bản quy định) thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN

Kiểm soát cam kết chi được phân ra làm hai loại cam kết chi: (1) Cam kết chi thường xuyên, (2) Cam kết chi đầu tư

Thực hiện kiểm soát ngay khi đơn vị sử dụng ngân sách cam kết chi NSNN, chứ không đợi tới khi thanh toán, chi trả mới bắt đầu kiểm soát chi Kiểm tra các khoản chi có nằm trong dự toán được duyệt và được bố trí kinh phí hàng năm; kiểm tra số dư dự toán còn lại của đơn vị; kiểm tra căn cứ pháp lý (chế độ, định mức, tiêu chuẩn) đối với các khoản chi có yêu cầu

Trang 4

Quy trình cam kết chi bao gồm 2 bước cơ bản:

- Thực hiện kiểm soát các nền tảng, cơ sở pháp lý hình thành nên khoản cam kết chi NSNN, còn gọi là thực hiện kiểm soát cam kết chi pháp lý

- Khi các thủ tục kiểm soát cam kết chi pháp lý đã hoàn thành và đảm bảo yêu cầu, đơn vị kiểm soát cam kết chi NSNN tiến hành hạch toán cam kết chi để theo dõi, giám sát

và thực hiện chi trả, thanh toán khi nghiệp vụ kinh tế hoàn thành

1.4 Các nhân tố tác động đến công tác kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN

1.4.1 Những nhân tố khách quan

- Cần phải có một nền tảng pháp lý đủ mạnh, đặc biệt là trong quy trình chi NSNN, để các thành phần kinh tế, các chủ thể có quan hệ với NSNN phải nghiêm túc tuân thủ thực hiện các quy định liên quan đến thực hiện cam kết chi

- Hạ tầng kỹ thuật về mạng, kỹ năng máy vi tính, trình độ cán bộ của các ĐVSDNS cũng như các thành phần kinh tế khác phải đạt được một mặt bằng nhất định

để có thể tham gia vận hành, truy cập thông tin và thực hiện giám sát hoạt động kiểm soát cam kết chi

- Các ĐVSDNS cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử

dụng kinh phí từ NSNN, hiểu rõ việc thi hành kiểm soát cam kết chi là trách nhiệm, nghĩa

vụ của các ngành, các cấp, các đơn vị cá nhân có liên quan

1.4.2 Những nhân tố chủ quan

- Cơ sở pháp luật duy nhất để xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát cam kềt chi NSNN qua KBNN chỉ là thông tư 113/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính Việc theo dõi, hạch toán cam kết chi cũng đòi hỏi một bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực kế toán

- Quản lý nhà cung cấp: để thực hiện quản lý chi NSNN, theo thông lệ quốc tế, bên cạnh việc kiểm soát các thủ tục, hồ sơ, chứng từ thì việc quản lý nhà cung cấp cũng

là một nội dung lớn và quan trọng

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VÀ KIỂM SOÁT CAM KẾT CHI TẠI KBNN ĐỒNG THÁP

2.1.KBNN trong công tác quản lý chi NSNN

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN tổ chức thực hiện các hoạt động theo quy định, nhằm đảm bảo các khoản chi của các ĐVSDNS đúng tiêu chuẩn và định mức chi tiêu của Nhà nước, thực hiện thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN khi

đã đủ điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng

Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, là việc KBNN tổ chức thực hiện các hoạt động theo quy định, xem xét các quyết định chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán NSNN hàng năm được duyệt

và tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định, và KBNN hạch toán giữ lại một khoản dự toán tương ứng để đảm bảo chi trả khi đã đủ điều kiện để thanh toán

2.2 Thư ̣c tra ̣ng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp

Kiểm soát chi thường xuyên Bảng 2.1: Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua

KBNN giai đoạn năm 2011 – 2015, cụ thể

Năm

Tổng số kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ

Số món thanh toán chưa đủ thủ tục

Số tiền từ chối thanh toán

(Nguồn: Theo báo cáo kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Đồng Tháp)

Qua kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đồng Tháp những năm gần đây cho thấy kho bạc có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN

Trang 6

Bảng 2.2: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tƣ NSNN qua KBNN giai đoạn 2011

– 2015, cụ thể nhƣ sau

Đơn vị tính: triệu đồng

án (dự án)

Kế hoạch vốn đầu

tƣ (triệu đồng) toán (triệu đồng) Từ chối thanh

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn ĐT.XDCB KBNN Đồng Tháp)

Các khoản bị KBNN từ chối thanh toán chi NSNN xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do sai sót trong quá trình lập dự toán, không có trong kế hoạch vốn hàng năm, không có khối lượng hoàn thành Bên cạnh đó, việc bố trí vốn dàn trải, nhỏ giọt, mang tính dàn đều, xây dựng kế hoạch vốn hàng năm không phù hợp với điểm dừng

kỹ thuật của các dự án đầu tư XDCB

Bảng 2.3: Nợ thanh toán khối lƣợng ĐTXDCB giai đoạn 2011 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

(Địa bàn)

LUỸ KẾ

2011

LUỸ KẾ

2012

LUỸ KẾ

2013

LUỸ KẾ

2014

LUỸ KẾ

2015

Tổng cộng

1 Huyện Tân Hồng 1.825 1.634 1.563 762 0

2 Huyện Hồng Ngự 1.978 1.811 1.785 895 562

4 Huyện Tam Nông 1.912 1.845 1.721 973 350

5 Huyện Thanh Bình 1.347 1.298 1.119 763 675

6 Thành phố Cao Lãnh 5.670 4.376 3.015 0 552

7 Huyện Cao Lãnh 1.029 907 896 852 761

8 Huyện Tháp Mười 1.376 1.201 1.159 1.011 560

9 Thành phố Sa Đéc 1.559 1.537 1.526 0 0

10 Huyện Châu Thành 891 824 752 884 498

11 Huyện Lai Vung 1.992 1.778 1.663 1.102 791

12 Huyện Lấp Vò 2.165 2.117 2.019 1.305 897

Trang 7

(Nguồn: Theo báo cáo tình hình nợ khối lượng thanh toán VĐT XDCB – STC ĐT)

Như vậy, theo số liệu phản ánh tại bảng 2.2 và 2.3 nêu trên, đối với tỉnh Đồng Tháp thì khối lượng các công trình XDCB đã thực hiện nhưng chưa được thanh toán là rất lớn

2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát cam kết chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp

2.3.1 Thực trạng kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trong điều kiện triển khai áp dụng TABMIS tại Đồng Tháp

Để triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách – kho bạc và từng bước thực hiện kế toán dồn tích; hỗ trợ lập ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các

Bộ, ngành, địa phương; tăng cường kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước của các đơn vị

dự toán và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và quy định công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN

2.3.2 Quản lý, kiểm soát cam kết chi trong điều kiện áp dụng TABMIS

2.3.2.1 Quản lý, kiểm soát cam kết chi thường xuyên

a) Hồ sơ cam kết chi thường xuyên: Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên (gửi lần đầu hoặc khi có điều chỉnh hợp đồng); Đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi

b) Kiểm soát tại KBNN: Đối chiếu cam kết chi so với dự toán ngân sách nhà nước,

đảm bảo đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng của đơn vị; Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo phù hợp với dự toán được giao của đơn vị; Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của đơn vị, đảm bảo

đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định

c) Xử lý sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của đơn vị dự toán: Trường hợp đảm bảo

đủ các điều kiện thực hiện cam kết chi, KBNN ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS; thông báo số cam kết chi được quản lý trên TABMIS cho đơn vị dự toán biết

để quản lý và thanh toán

d) Quản lý cam kết chi đối với các hợp đồng nhiều năm: Đối với hợp đồng mua

bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong nhiều năm ngân sách và có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, đơn vị dự toán gửi hợp đồng đến KBNN nơi giao dịch để theo dõi, quản lý

2.3.2.2 Quản lý, kiểm soát cam kết chi đầu tư

a) Hồ sơ cam kết chi đầu tư: Hợp đồng có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên (gửi lần

Trang 8

đầu khi đề nghị cam kết chi hoặc gửi khi có điều chỉnh hợp đồng); Đề nghị cam kết chi

hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi

b) Quản lý hợp đồng chi đầu tư: Căn cứ hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ do

chủ đầu tư gửi đến, KBNN kiểm soát tính pháp lý của hợp đồng, nếu đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện cam kết chi thì nhập các thông tin của hợp đồng vào TABMIS và thông báo số cam kết chi được quản lý trên TABMIS cho chủ đầu tư được biết để quản lý

và thanh toán cam kết chi

c) Kiểm soát tại KBNN: Trên cơ sở số vốn đã bố trí cho từng hợp đồng chi đầu tư

trong năm, chủ đầu tư gửi đề nghị cam kết chi đầu tư đến KBNN nơi giao dịch Căn cứ

đề nghị của chủ đầu tư, KBNN thực hiện:

- Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không vượt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi

- Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của chủ đầu tư, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi trước thời hạn theo quy định

d) Xử lý sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư: Trường hợp đảm bảo đủ

các điều kiện, KBNN ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho chủ

đầu tư được biết

2.3.3 Quá trình tổ chức triển khai công tác kiểm soát cam kết chi NSNN tại KBNN Đồng Tháp thời gian qua

Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai từng bước

2.3.4 Kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi tại KBNN Đồng Tháp

Những khó khăn, hạn chế:

- Thực trạng công tác kiểm soát chi tài khoản tiền gửi dự toán vẫn còn lộ ra nhiều bất cập Một số chức năng hệ thống TABMIS cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Hệ thống báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý

- Việc phối hợp giữa KBNN và cơ quan Tài chính các cấp trong quá trình nhập số liệu dự toán, trong đó có dự toán chi đầu tư còn chưa đồng bộ

Nguyên nhân:

- Chưa có một quy định riêng mang tính pháp lý cao về kiểm soát chi tài khoản tiền gửi có nguồn gốc từ NSNN cho cơ quan quản lý tài chính nói chung và cho KBNN nói riêng Do yêu cầu kiểm soát toàn bộ các khoản chi của đơn vị sử dụng ngân sách dẫn

Trang 9

đến việc kiểm soát còn mang tính hình thức, thủ tục

- Tình trạng phân bổ và giao dự toán NSNN hằng năm chưa kịp thời (phân bổ chậm phải tạm cấp đầu năm), chất lượng chưa cao (phân bổ chưa phù hợp với nhu cầu phải bổ sung nhiều lần trong năm) sẽ làm ảnh hưởng đến tính khả thi của cơ chế quản lý

và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI KHI ÁP DỤNG CAM KẾT CHI QUA KBNN ĐỒNG THÁP

3.1 Định hướng hoạt động và hoàn thiện công tác kiểm soát chi khi áp dụng kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Đồng Tháp

- Đảm bảo thực hiện kiểm soát, cam kết, thanh toán các khoản chi NSNN tại KBNN theo đúng quy định của Luật NSNN, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN

- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của Nhà nước

- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách, các nhà cung cấp trong việc tham gia quản lý thực hiện kiểm soát chi và cam kết chi NSNN

3.2 Những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi và cam kết chi

- Hoàn thiện hệ thống, cập nhật, bổ sung, tích hợp các văn bản pháp quy quy định

về quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN

- Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN

- Đổi mới phương thức và công cụ kiểm soát chi Nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ

Kiến nghị với Chính phủ

(1) Cần có chỉ đạo điều hành của Đảng, Quốc hội và Chính phủ để xây dựng khuôn khổ pháp lý cũng như tổ chức thực hiện; Cần ban hành, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý có tình hiệu lực cao nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và Thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và đổi mới của Việt Nam

(2) Nhà nước cần phải có cơ chế cải cách hành chính sâu rộng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị

Trang 10

Kiến nghị với Chính quyền địa phương

(1) Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của Chính quyền địa phương tỉnh Đồng Tháp

(2) Tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho KBNN Đồng Tháp trong công tác chấp hành pháp luật chi NSNN và kiểm soát chi NSNN

Kiến nghị với cơ quan Tài chính

(1) Bộ Tài chính cần xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cụ thể hơn để thống nhất áp dụng và làm cơ sở xác định các điều kiện cho một khoản chi NSNN Đồng Thời, phải tăng cường chỉ đạo sự phối hợp thống nhất việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thực hiện cơ chế khoán chi

(2) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các đơn

vị sử dụng NSNN

Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

(1) Xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực của KBNN

(2) Hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN

(3) Hiện đại hóa công nghệ thanh toán

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác kiểm soát cam kết chi NSNN với việc áp dụng q uy trình kiểm soát cam kết chi qua KBNN là một tất yếu trong quá trình thực hiện cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam Đây là một quá trình phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và các thành phần kinh tế

Xuất phát từ kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại Trường , quá trình làm việc và nghiên cứu tại KBNN Đồng Tháp , em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, giải quyết cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện trên các nội dung sau:

- Đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN; tình hình tổ chức triển khai kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN Phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan quy trình quản lý, kiểm soát, cam kết và thực hiện chi NSNN trong giai đoạn hiện tại; phân tích các điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 quy trình kiểm soát; phân tích các vấn đề liên quan đến tổ chức triển khai kiểm soát cam

Ngày đăng: 23/04/2021, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w