Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp luật hiện hành và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam Đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển. Nhà nước luôn tìm mọi cách để thu hút, duy trì và phát triển tốt môi trường đầu tư của mình. Để làm tốt điều đó, một trong những phương pháp được đưa ra là hàng loạt các chính sách để đảm bảo đầu tư, nhằm tạo uy tín, sự tin tưởng cũng như tạo ra một môi trường đầu tư thật sự có tiềm lực, thu hút tối đa các dự án đầu tư vào nước mình. Với các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua các chính sách đảm bảo đầu tư mà có thể cải thiện, nâng cao đáng kể lòng tin cũng như tranh thủ, tận dụng tối đa những chính sách từ phía từ phía chính quyền trong nước và hơn thế nữa.
Trang 1Đề bài: Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp
luật hiện hành và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở
Việt Nam
Trang 2Bảng những từ viết tắt
Trang 3Danh mục tài liệu tham khảo
1 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đầu tư, nxb CAND
2 Luật Đầu tư 2014
3 Các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 : luận văn thạc sĩ luật học / Nguyễn Thị Ánh Nguyệt ; PGS TS Dương Đăng Huệ hướng dẫn
4 Luật Đầu tư 2020
5 Báo Tiền phong ngày 06/10/2015, báo Dân Trí ngày 24/10/2015, báo ANVT ngày 31/10/2015
Trang 4MỞ ĐẦU
Đầu tư luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển Nhà nước luôn tìm mọi cách để thu hút, duy trì và phát triển tốt môi trường đầu
tư của mình Để làm tốt điều đó, một trong những phương pháp được đưa ra là hàng loạt các chính sách để đảm bảo đầu
tư, nhằm tạo uy tín, sự tin tưởng cũng như tạo ra một môi trường đầu tư thật sự có tiềm lực, thu hút tối đa các dự án đầu
tư vào nước mình Với các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua các chính sách đảm bảo đầu tư mà có thể cải thiện, nâng cao đáng kể lòng tin cũng như tranh thủ, tận dụng tối đa những chính sách từ phía từ phía chính quyền trong nước và hơn thế nữa Vì lẽ đó, em xin chọn
NỘI DUNG
I Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm đầu tư
1 Khái niệm các biện pháp bảo đảm đầu tư
Các biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là cam kết của Nhà nước Việt Nam về việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các NĐT trong quá trình tiến hành dự án đầu tư tại Việt Nam
2 Các biện pháp bảo đảm đầu tư
Theo Luật Đầu tư 2014 thì các biện pháp sau:
Trang 5- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
- Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
- Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài
ra nước ngoài
- Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng
- Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
II Đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư
1 Bảo đảm về quyền sở hữu tài sản
Điều kiện tiên quyết để NĐT tiến hành hoạt động ĐT là
họ phải có vốn nên họ luôn chú trong đến sự an toàn của của vốn bên cạnh yếu tố lợi nhuận Thông thường khi di chuyển vốn và tài sản sang nước ngoài để ĐT thì việc các NĐT lo sợ biện pháp “Quốc hữu hóa” của nước sở tại sẽ tước đoạt tài sản của họ là điều không tránh khỏi.Do đó muốn thu hút được
sự quan tâm của các NĐT thì quốc gia đó phải có chế độ bảo
hộ đối với quyền sở hữu tài sản mà họ đưa vào kinh doanh
Quyền sở hữu tài sản là chế định đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 Khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013
đã quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.”
Điều 9 Luật Đầu tư 2014 là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013, theo đó Nhà nước không được sự dụng quyền
Trang 6năng cưỡng chế đặc biệt của mình để xâm phạm tới tài sản hợp pháp của NĐT:
“1.Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2 Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý
do quốc phòng, an ninhhoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Bảo đảm tài sản của NĐT là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của NĐT khi tiến hành hoạt động ĐT kinh doanh Nhà nước Việt Nam tôn trọng và cam kết bảo đảm vốn và tài sản của NĐT bằng những quy định cụ thể
Đó là:
a Không quốc hữu hóa, không tịch thu tài sản hợp pháp của NĐT bằng các biện pháp hành chính
Trong Luật Đầu tư 2014 , bảo đảm quyền sở hữu tài sản
là một biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định tại Khoản 1 Điều 9 như sau : “ Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hỏa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính " Khi đầu tư , nhà đầu tư luôn có một khối tài sản hợp pháp Số tài sản này không bị quốc hữu hôn ( đưa các tài sản từ sở hữu
tư nhân thành sở hữu Nhà nước ) hay bị tịch thu bằng biện pháp hành chính Quy định này chính là sự cụ thể hóa Điều 32 Hiến pháp năm 2013 , theo đó Nhà nước không được sử dụng quyền năng cường chế đặc biệt của mình để xâm phạm tới tài
Trang 7sản hợp pháp của nhủ đầu tư Quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư được bảo hộ Việc quy định về chế định này trong hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu của Việt nam cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế Với nội dung chính là lời cam kết thỏa đáng đối với nhà đầu tư về việc không quốc hữu hỏa , không tịch thu vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư bằng các biện pháp hình chính , Chính phủ đã tạo lập được lòng tin cho nhà đầu tư về quyền sở hữu chỉnh củng của
họ đối với khối tài sản đem đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
b Trưng mua trưng dụng tài sản của NĐT
Các vấn đề liên quan đến trang mua , trưng dụng tài sản của các nhà đầu tư nói riêng và của các chủ thể khác trong xã hội nói chung được cụ thể hóa trong Luật Trưng mua , trưng dụng tài sản 2008 Luật Trưng mua , trưng dụng tài sản 2008 giải đáp được các băn khoăn của các nhà đầu tư trong việc tiến hành trang mua , trưng dụng tài sản trong các trường hợp mà pháp luật quy định Khi có lý
do quốc phòng , an ninh , không chỉ nhà đầu tư mà các doanh nghiệp , cá nhân hay hộ gia đình đều có khả năng bị trong mua , trưng dụng tài sản Lúc đó , nhà đầu tư được thanh toán , bồi thưởng theo quy định của pháp luat Sự việc trưng mua , trưng dụng được đưa ra từ các quyết định hành chính của Nhà nước Theo quy định tại Điều 2 Luật Trung mua , trưng dụng tài sản 2008 thì Nhà nước chỉ trang mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong trường hợp thực sự cần thiết vì lý do an ninh , quốc phòng hay vì lợi ích quốc gia Khi đó, nhà đầu tư nhận được sự thanh toản hoặc đền bù theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng
Trang 8mua, trưng dụng , dựa trên tinh thần Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Biện pháp này có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư mà không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào, được áp dụng đối với tất cả nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt không phân biệt đầu trong nước hay đầu nước ngoài
2 Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác1 Những dự án được Thủ tướng Chính phủ bảo lãnh là những dự án đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến xã hội Đây cũng là biện pháp đảm bảo đầu tư quan trọng, một phần thể hiện vai trò, sự quan tâm và điều hành đất nước của Chính phủ đối với những dự án quan trọng đó Mặt khác, những dự án này là những dự án lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực mạnh về tài chính, lượng vốn bỏ ra là rất nhiều nên việc cần sự bảo lãnh của chính phủ là cần thiết
3 Bảo đảm hoạt động kinh doanh
1 Điều 12, Luật Đầu tư 2014
Trang 9Để NĐT có thể thoải mái tham gia ĐT tại Việt Nam, Nhà nước ta bảo đảm cho NĐT được hoạt động ĐT trong một môi trường thoải mái, thuận lợi, hợp lý nhất như các nước phát triển trên Thế giới hiện nay Do vậy, Nhà nước không bắt buộc NĐT phải thực hiện những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều
10 Luật đầu tư 2014.Tuy nhiên, căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác
Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền2
2 Điều 10, Luật Đầu tư 2014
Trang 104 Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài
Yếu tố cơ bản tác động tới hoạt động ĐT là thu nhập do kết quả ĐT đem lại, là lợi nhuận chủ ĐT được hưởng Đây chính là mục đích NĐT nào cũng mong đạt được Động lực thúc đẩy NĐT là hy vọng thu nhập hiện nay và tương lai sẽ cao hơn chi phí bỏ ra Do vậy, Nhà nước ngoài việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản của NĐT nước ngoài thì còn cam kết cho
họ được chuyển tài sản hợp pháp của mình ra khỏi Việt Nam Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng với các nhà đầu
tư nước ngoài có hoạt động đầu tư tại Việt Nam Theo Luật đầu tư, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây: (1) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; (2) Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; (3) Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu
tư3
Nhà nước ta luôn đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài được tự do trong việc sản xuất, kinh doanh của chính mình, không bị lệ thuộc vào bất kỳ yêu cầu nào mang tính can thiệp vào hoạt động riêng và hợp pháp của họ Đây là điều đương nhiên và tất yếu của bất kỳ quốc gia nào trong việc đảm bảo đầu tư, dành cho những nhà đầu tư cái quyền tự
do định đoạt trong khuôn khổ cho phép của pháp luật
5 Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
3 Điều 11, Luật Đầu tư 2014
Trang 11Xuất phát từ một thực tế là do sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội nên pháp luật cũng cần có những thay đổi cho phù hợp Tuy nhiên sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các NĐT, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự
ổn định,gây khó khăn cho hoạt động ĐT kinh doanh Vì thế Nhà nước cần phải có những biện pháp thích đáng để bảo vệ quyền lợi của các NĐT trong trường hợp này
Thứ nhất, trường hợp nhưng quy định pháp luật mới được
ban hành quy định ưu đãi ĐT cao hơn ưu đãi ĐT mà NĐT đang được hưởng thì NĐT được hưởng ưu đãi ĐT theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của
dự án
Thứ hai, trường hợp văn bản pháp luật mới được ban
hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi ĐT mà NĐT được hưởng trước đó thì NĐT được tiếp tục áp dụng ưu đãi ĐT theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự
án Những ưu đãi mà NĐT được hưởng trong trường hợp này là
ưu đãi ĐT được quy định tại Giấy phép ĐT, Giấy phép kinh doanh, GCN ưu đãi ĐT, GCN ĐT, GCN ĐKĐT,văn bản quyết định ĐT hoặc văn bản khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và những ưu đãi khác Tuy nhiên, không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khoẻ của cộng đồng, bảo vệ môi trường Trong trường hợp NĐT không được tiếp tục áp dụng ưu đãi ĐT theo quy định cũ thì sẽ được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
Trang 12“a)Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
b)Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c)Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.”
III Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở
Việt Nam
1 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Thời gian gần đây, báo chí trong nước có đăng có đăng một loạt các bài viết về “Ngân hàng Nhà nước mua lại hàng loạt các ngân hàng với giá 0 đồng”4 liên quan đến việc nhà nước quốc hữu hóa tài sản của các nhà đầu tư Đó là câu chuyện một loạt các ngân hàng như: OceanBank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương), GPBank (Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu), CBbank (Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam) lần lượt được Ngân hàng nhà nước Việt Nam mua lại với giá 0 đồng và trở thành các Ngân hàng thương mại TNHH MTV
do nhà nước làm chủ sở hữu Các nguồn thông tin này làm dư luận hiểu theo nhiều chiều hướng khác nhau Trong đó, có chiều hướng cho rằng, nhà nước đang quốc hữu hóa tài sản tư nhân, tài sản của các nhà đầu tư Để lập luận theo hướng này,
họ cho rằng: “Bằng việc mua lại này, NHNN đã chính thức thế chân toàn bộ cổ đông hiện hữu của các ngân hàng này, dù là
cổ đông lớn hay nhỏ, tổ chức hay cá nhân, để trở thành chủ
sở hữu duy nhất, và ngân hàng trước đó trở thành ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
31/10/2015
Trang 13làm chủ sở hữu” Do đó, việc chuyển đổi hình thức sở hữu ở các ngân hàng này từ sở hữu tư nhân (cổ phần) sang thuộc sở hữu hoàn toàn của Nhà nước thì về bản chất phải được gọi là quốc hữu hóa, biến một tài sản nào đó thuộc sở hữu phi nhà nước thành sở hữu nhà nước cho dù tài sản này có thể không còn giá trị gì
2 Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Trong những năm gần đây, nhà nước ta đang chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường nên vấn đề này được nhà nước thực hiện khá tốt Hơn nữa, nhà nước đang tiến hành quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước dần rút khỏi việc can thiệp vào nền kinh tế Tuy vậy, trong quá trình cổ phần hóa này vẫn còn điều mà doanh nghiệp lo lắng, đó là việc nhà nước can thiệp quá nhiều vào nhân sự cấp cao của doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hóa, việc nhà nước chỉ định hay bổ nhiệm một công chức nhà nước nắm vai trò quản trị công ty đang trong quá trình cổ phần hóa
mà ít theo theo năng lực thay vì như ở các quốc gia tiên tiến, một người có thể không có 1 đồng vốn nào nhưng vẫn được thuê làm chủ tịch HĐQT vì người đó có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp
Như vậy, công tác nhân sự là do kết quả sản xuất kinh doanh yêu cầu và kết quả kinh doanh đó sẽ do thị trường trả lời, chứ không phải từ ý muốn chủ quan của người quản lý vốn Đây là xu hướng đáng lo ngại, bởi điều này đi ngược với
mô hình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại mà Nhà nước đang cam kết xây dựng Mặt khác, khi nhân sự do Nhà nước
Trang 14cử người quản lý và quyết định thì việc tự do định đoạt trong đầu tư kinh doanh cũng bị ảnh hưởng đáng kể
3 Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp
Hiện nay, việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được điều chỉnh bởi thông tư 186/2010/TT-BTC Tuy nhiên, mối lo lắng khi áp dụng Thông tư này chính là việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cố gắng tìm kiếm các biện pháp hợp pháp khác để dịch chuyển lợi nhuận hợp pháp của họ ra nước ngoài trong năm, thay vì chờ đến đầu năm sau khi đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế địa phương Các cách được họ sử dụng để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài không theo quy định của Luật Đầu tư
Như vậy có thể thấy rằng việc giới hạn thời gian chuyển lợi nhuận của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua việc ban hành Thông tư 186, xét về lý thuyết,
sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hiện nay trong ngắn hạn Tuy nhiên, trên thực tế trong trung và dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm mọi cách sử dụng các kênh giao dịch được phép khác để gián tiếp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài một cách hợp pháp mà có thể làm giảm nguồn thu về thuế và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước
4 Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật
Hiện tại, Luật Đầu tư có hiệu lực là Luật đầu tư 2014 nhưng Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2020 và có một vài