Cácphépchiếu hình bản đồcơ bản. Phân loại bản đồ I. MỘT SỐ PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hoá nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. Do bề mặt Trái đất cong nên khi thể hiện mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy, tuỳ từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng vùng cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phépchiếu hình bản đồ khác nhau. Khi chiếu, có thể giữ nguyên mặt chiếu bản đồ là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón, hình trụ. Mặt chiếucó thể tiếp xúc hoặc cắt bề mặt Địa Cầu. Sau đây chỉ đề cập tới những trường hợp mặt chiếu tiếp xúc với mặt Địa Cầu. 1. Phépchiếu phương vị Phépchiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt phẳng. Theo phépchiếu này, mặt chiếu là một mặt phẳng tiếp xúc với một điểm của Địa Cầu. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt chiếu so với trục của Địa Cầu sẽ cócácphépchiếu phương vị khác nhau. a) Phépchiếu phương vị đứng Theo phépchiếu này, mặt chiếu tiếp xúc Địa Cầu ở cực, trục Địa Cầu vuông góc với mặt chiếu. Với nguồn sáng chiếu từ tâm Địa Cầu, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực. Càng xa cực kháng chiến giữa các vĩ tuyến càng dãn ra. Phépchiếu này chính xác khu vực trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác. Phépchiếu này thường dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực. b) Phépchiếu phương vị ngang Theo phépchiếu này, mặt chiếu tiếp xúc với mặt Địa Cầu ở Xích đạo và song song với trục của Địa Cầu. Phépchiếu phương vị ngang với nguồn chiếu nằm trên đường Xích đạo (T) ở vị trí đối diện với điểm tiếp xúc của mặt chiếu (Đ). Trong phépchiếu này chỉ có Xích đạo là đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại là những cung đối xứng nhau qua Xích đạo, khoảng cách giữa các vĩ tuyến cũng tăng dần khi càng xa Xích đạo về hai cực. Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến khác là đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa, khoảng cách giữa các kinh tuyến cũng tăng dần khi càng xa kinh tuyến giữa. Câu hỏi: Theo phépchiếu phương vị ngang, khu vực nào trên bản đồ tương đối chính xác? Mức độ chính xác của các khu vực trên bản đồ thay đổi như thế nào? c) Phépchiếu phương vị nghiêng Ở phépchiếu phương vị nghiêng, mặt chiếucó thể tiếp xúc với bất kì điểm nào trên mặt Địa Cầu, trừ Cực và Xích đạo. Trong trường hợp như vậy, nơi tiếp xúc vẫn là khu vực tương đối chính xác, càng xa nơi tiếp xúc, càng kém chính xác. Phépchiếu phương vị nghiêng thường dùng để vẽ các bản đồcác khu vực ở những vĩ tuyến trung bình. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Vì sao khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ? Vì sao lại phải sử dụng nhiều phépchiếu hình khác nhau? 2. Mức độ chính xác của từng phépchiếu phương vị như thế nào? Cho ví dụ cụ thể? 2. Phépchiếu hình nón Phépchiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra thành mặt phẳng. Phépchiếu hình nón được chia làm ba loại, tuỳ thuộc vị trí của hình nón so với Địa Cầu. - Phépchiếu hình nón đứng: Là phépchiếu mà trục của hình nón trùng với trục quay của Địa Cầu. - Phépchiếu hình nón ngang: Là phépchiếu mà trục hình nón trùng với đường kính của Xích đạo và vuông góc trục quay của Địa Cầu. - Phépchiếu hình nón nghiêng: Là phépchiếu mà trục hình nón đi qua tâm của Địa Cầu nhưng không trùng với trục Địa Cầu mà cũng không trùng với đường kính của Xích đạo. Để tiến hành phépchiếu hình nón đứng, mặt chiếu là một hình nón chụp lên mặt Địa Cầu, từ tâm Địa Cầu người ta chiếucác điểm trên mặt Địa Cầu lên mặt hình nón. Khi triển khai hình nón ra mặt phẳng ta sẽ được một lưới chiếucó dạng hình quạt, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa Cầu và mặt nón là chính xác, còn các vĩ tuyến khác đều dài ra, nên phépchiếu này không bảo đảm được hình dạng và diện tích. Phépchiếu này thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì… 3. Phép chiếu hình trụ Phépchiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng. Gồm: a- Phépchiếu hình trụ đứng b- Phépchiếu hình trụ ngang c- Phépchiếu hình trụ nghiêng Tuỳ theo từng vị trí của trục hình trụ so với trục Địa Cầu sẽ có ba phépchiếu hình trụ. Trong phépchiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là một hình trụ bao quang quả Địa Cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa Cầu và hình trụ là vòng Xích đạo. Theo phépchiếu này chỉ có đường Xích đạo là giữ được độ dài, còn các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra cả về khoảng cách và độ dài, các vĩ tuyến ở gần Xích đạo bị dãn ít, càng xa Xích đạo dãn ra càng nhiều. Các kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau. Bản đồ này chỉ chính xác ở vùng Xích đạo, càng xa Xích đạo càng kém chính xác. Phépchiếu này thường được dùng để vẽ bản đồcác khu vực gần Xích đạo, hoặc bản đồ thế giới. II. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ Ngày nay, bản đồ được sử dụng rộng rãi trong xã hội với những loại hình vô cùng phong phú. Bản đồcó thể được phân thành các nhóm chính theo tỉ lệ, theo nội dung, theo mục đích sử dụng, theo lãnh thổ… Trong từng nhóm chính lại chia ra các nhóm nhỏ với những loại bản đồ khác nhau. - Theo tỉ lệ bản đồ được chia thành ba nhóm: + Bản đồ tỉ lệ lớn, trên 1 : 200.000 + Bản đồ tỉ lệ trung bình, từ 1 : 200.000 đến 1 : 1.000.000 + Bản đồ tỉ lệ nhỏ, nhỏ hơn 1 : 1.000.000 - Theo nội dung, bản đồ được chia thành hai loại: bản đồ địa lí chung và bản đồ chuyên đề. - Theo mục đích sử dụng, bản đồ được chia thành: bản đồ tra cứu, bản đồ giáo khoa, quân sự, hàng hải… Bản đồ giáo khoa lại chia thành: tập bản đồ địa lí (Atlat Địa lí), bản đồ treo tường, bản đồ trống… - Theo lãnh thổ, bản đồ được chia thành bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồcác châu, các đại dương… CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Cho biết phépchiếu hình nón đứng và phépchiếu hình trụ đứng thường được dùng để vẽ bản đồcác khu vực nào của Địa Cầu? 2. Bản đồ được phân loại thành những nhóm chính nào? Theo mục đích sử dụng, người ta chia thành những loại bản đồ nào? . Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản. Phân loại bản đồ I. MỘT SỐ PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần. bản đồ trống… - Theo lãnh thổ, bản đồ được chia thành bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồ các châu, các đại dương… CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Cho biết phép