Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂMTRA HỌC KÌ 1 ( 2010 – 2011) Họ và tên…………………. Môn: Lịchsử9 Lớp…. Thời gian: 45 phút Đề lẻ: I/ Phần trắc nghiệm: (3đ) A : Điền vào chổ chấm sao cho phù hợp với nội dung lịchsử (1,5đ) 1. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc từ tháng… năm………… 2. Tại Mỹ có hai Đảng là…………………………………….thay nhau cầm quyền 3. Xu thế chung của thế giới ngày nay là………………………………… B/ Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất: (1,5đ) 1/ Nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là: A. Anh B. Mĩ C. Liên Xô D. Nhật Bản 2/ Hội nghị IanTa diễn ra tại nước: A. Anh B. Mĩ C. Liên Xô D. Pháp 3/ Vật liệu đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống là: A. Sắt B. Nhôm C. Đồng D. Chất dẻo Poli me II/ Tự luận: (7đ) Câu 1: Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào? Tại sao giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng? (4đ) Câu 2: Nêu những nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc? (1đ) Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? (2đ) Bài làm ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ I/ TRẮC NGHIỆM: (3Đ) A: (1,5đ) 1. (0,5đ) ……………9….1977 2. (0,5đ)……………Đảng cộng hào và Đảng dân chủ 3. (0,5) ……… hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế B. (1,5đ) 1. (0,5đ) B 2. (0,5) C 3. (0,5đ) D II/ Tự luận: (7đ) Câu 1: a/ (2,5đ) * Sau chiến tranh thế giới thứ nhất sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc. - Giai cấp địa chủ phong kiến: Ngày càng cấu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hoá thành 2 bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tăng nhanh về số lượng nhưng lại bị chén ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. - Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hoá – Là lực lượng đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước…vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. b/ (1,5đ) Vì: - Công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, lao động có kỹ luật, kỹ thuật. - Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, thì giai cấp công nhân Việt Nam còn cóa đặc điểm riêng: Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất nên có tinh thần cách mạng cao nhất…. Câu 2: (1đ) - Duy trì hoà bình an ninh thế giới - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc - Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… Câu 3: (2đ) * Tích cực: - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. * Hạn chế: Huỷ diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂMTRASỬ KÌ I ( 2010 – 2011) Họ và tên……………………. Môn: Lịchsử9 Lớp…. Thời gian 45 phút ĐỀ CHẴN I/ TRẮC NGHIỆM: (3Đ) A/ Điền vào chỗ chấm sao cho phù hợp với nội dung lịch sử: (1,5đ) 1. Nguyên thủ 3 cường quốc: Liên xô – Mĩ – Anh tham gia hội nghị Ian ta là 2. Từ ngày 24 – 26/41945 đại biểu……………họp ở Xan ph ran – xi – cô thông qua hiến chương liên hợp quốc. 3. Hiện nay Mĩ đang ráo riết tiến hành nhiều chính sách để xác lập trật tự thế giới…………………………… do Mĩ hoàn toàn chi phối B/ Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất: (1,5đ) 1. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm: A. 1987 B. 1988 C. 1989 D. 1990 2. Các trung tâm kinh tế lớn của thế giới là: A. Mỹ - Nhật Bản. B. Mỹ - Anh – Pháp C. Mỹ - Tây Âu – Pháp. D. Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản. 3. Nguồn năng lượng mới ngày càng được sử dựng rộng rãi là: A. Gió C. Nguyên tử B. Thuỷ triều D. Mặt trời II/ Tự luận (7đ) Câu 1: a/ Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? (2,5đ) b/ Tại sao nói “ Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc? (1,5đ) Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục nào? mục đích của của các thủ đoạn đó? (3đ) Bài làm ĐÁP ÁN ( ĐỀ CHẴN) Lịchsử9 I/ TRÁC NGHIỆM (3Đ) A. (1,5đ) 1 : (0,5đ)………… Xtalin, Ru – dơ – ven, Soc – sin 2. (0,5đ) ………50 nước 3. (0,5đ) ………. Đơn cực B/ (1,5đ) 1. (0,5đ) Đáp án C 2. (0,5đ) D 3. (0,5đ) C II/ Tự luận : (7đ) Câu 1 : a/ (2,5đ) - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế - 1 trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực ( châu phi, trung Á…) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển b/ (1,5đ) - Thời cơ vì: Trong bối cảnh chung của thế giới là hoà bình, ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. - Thách thức vì: Phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế… Câu 2: (3đ) - Về chính trị: Pháp thực hiện chính sách “ chia để trị” thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoàn mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp khủng bố mọi hành động yêu nước. - Về văn hoá giáo dục: Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học… * Mục đích: Cũng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, đào tạo bộ máy tay sai phục vụ đắc lực cho chúng và ngu dân để dễ bề thống trị - đẩy mạnh khai thác bóc lột được nhiều hơn . chiến tranh lạnh vào năm: A. 198 7 B. 198 8 C. 198 9 D. 199 0 2. Các trung tâm kinh tế lớn của thế giới là: A. Mỹ - Nhật Bản. B. Mỹ - Anh – Pháp C. Mỹ - Tây. bênh. - Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90 % dân số, bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hoá – Là lực lượng đông đảo của cách mạng. -