1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án dự thi GVDG vật lý 9 Thấu kính phân kỳ

5 127 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 53,44 KB

Nội dung

Giáo án 5512 Thấu kính phân kỳ lý 9 TÊN BÀI DẠY: THẤU KÍNH PHÂN KỲ Môn học: Vật Lý ; lớp: 9 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: HS nắm được đặc điểm của TKPK về hình dạng và đặc điểm đường truyền của chùm tia tới song song và vuông góc với mặt một TKPK. Nắm được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK: Tia đi qua quang tâm và tia tới song song với trục chính và vẽ được tia ló của các tia đó. 2. Về năng lực: Năng lực chung: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm, năng lực tự chủ độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Năng lực chuyên môn: Phát triển năng lực khoa học, công nghệ trong nghiên cứu làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra nhận xét, năng lực ngôn ngữ chuyên nghành trong thảo luận và trình bày câu trả lời, năng lực thẩm mỹ khi vẽ hình. 3. Về phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm khi hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức bài mới và vận dụng. Phát triển phẩm chất trung thực trong thực hành và báo cáo kết quả thực hành. II. Thiết bị dạy học và học liệu GV: Máy chiếu, bài giảng PP có trình chiếu trò chơi ở phần mở đầu và phần luyện tập, một số phần quà nhỏ. HS: +) SGK, thước kẻ có chia khoảng. +) Mỗi nhóm một bộ TN nghiên cứu đường truyền của tia sáng qua TKPK gồm: nguồn 612V, bộ phát tia laze song song, hộp khói, TKPK, giá quang học. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động, xác định vấn đề cần nghiên cứu: a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ về TKHT, Liên hệ và gợi tình huống có vấn đề và có liên quan đến thực tế cuộc sống và bài sắp học. b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi trong phần trò chơi trên máy chiếu. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tình huống có vấn đề kích thích lòng ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới ở HS. d) Tổ chức thực hiện: GV trình chiếu các câu hỏi trên máy chiếu qua phần “Ô cửa bí mật” HS xung phong cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét lẫn nhau. GV đưa đáp án và trao phần thưởng nhỏ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: HS thực hiện các nhiệm vụ học tập mà GV yêu cầu để nắm được đặc điểm về hình dạng và đường đi của tia sáng; nắm được các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK. Tổ chức thực hiện Nội dung Sản phẩm Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm của TKPK: GV phát cho mỗi nhóm một TKPK và yêu cầu nêu đặc điểm về hình dạng của TKPK, cách ký hiệu. GV yêu cầu các nhóm lắp TN như hình 44.1 SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở phần 1 phiếu học tập GV chốt kiến thức, ghi bảng. HS Làm việc nhóm, thảo luận và nêu đặc điểm về hình dạng của TKPK Thống nhất, ghi vở. Các nhóm lắp TN như hình 44.1 SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở phiếu học tập, rút ra nhận xét về tính chất đường đi của chùm sáng song song qua TKPK. (Hoạt động này nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, phẩm chất trung thực) TKPK được làm bằng vật liệu trong suốt, phần rìa dày hơn phần giữa. Ký hiệu của TKPK trên hình vẽ: Thí nghiệm Nhận xét: Khi chiếu chùm tia song song tới vuông góc với mặt một TKPK thì chùm tia ló loe rộng ra (phân kỳ). Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các khái niệm Quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu cự của TKPK: GV yêu cầu các nhóm quan sát lại thí nghiệm một lần nữa và trả lời câu hỏi C4 ở SGK (Làm theo Yc phần 2 ở phiếu học tập) GV chốt khái niệm trục chính, vẽ hình. Yc Hs tìm hiểu khái niệm quang tâm ở SGK, nêu phương án kiểm tra bằng thí nghiệm. Yc các nhóm làm việc trả lời C5 SGK ( Phần tìm phương án kiểm tra thì chỉ có các nhóm dùng màn hứng ảnh mới có phương án phù hớp, song nếu ko có thì GV HD cách làm) Hãy tìm hiểu SGK và nêu khái niệm tiêu cự của TKPK? GV Tổng kết, đánh giá (Khen ngợi) hoạt động học của các nhóm qua các hoạt động hình thành kiến thức. Các nhóm bật lại công tắc, quan sát lại, thảo luận và trả lời C4 Nêu khái niệm trục chính của TKPK. Vẽ hình minh họa theo GV Cá nhân tự nghiên cứu sgk tìm hiểu khái niệm quang tâm, thảo luận nhóm tìm phương án kiểm tra tính chất các tia tới qua quang tâm. (Phát triển năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm và NL giải quyết vấn đề) Các nhóm quan sát lại thí nghiệm trả lời C5 SGK Thảo luận tìm phương án kiểm tra nhận định. Thực hiện phương án và nêu kết luận. Vẽ hình biểu diễn các tia sáng và các tiêu điểm. (Phát triển NL sáng tạo) HS cá nhân tìm hiểu SGK và nêu khái niệm tiêu cự. Vẽ hình, tô đậm tiêu cự Hình ảnh kết quả của TN Khái niệm trục chính của TKPK. Hình vẽ trong vở của HS Khái niệm quang tâm (SGK) Tia sáng đặc biệt qua TKPK: Tia đi qua quang tam thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. Kết quả mong muốn: HS tìm được một trong 2 hoặc cả hai phương án: Đánh dấu các tia sáng trên màn chiếu, dùng 3 cây thước thẳng đặt sao cho cạnh dọc theo các điểm đã đánh dấu sẽ được các tia cắt nhau. Hoặc đánh dấu xong vẽ lên giấy, hoặc bảng. Khái niệm tiêu điểm: Chùm tia ló có đường kéo dài đi qua một điểm F trên trục chính, điểm đó gọi là tiêu điểm. Mỗi TKPK có 2 tiêu điểm F, F’ đối xứng nhau qua TK. Hình vẽ trong vở của HS. (tia sáng đặc biệt thứ 2: Tia tới song song với trục chính) Khái niệm tiêu cự: Khoảng cách từ quang tâm tới mỗi tiêu điểm: OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của TKPK. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong trò chơi lồng ghép “Hộp quà bí mật”. HS rèn kỹ năng vẽ hình đường đi của các tia sáng đúng, đẹp và khoa học. b) Nội dung: Hs làm câu C7 SGK, vẽ tia ló của các tia tới cho trong hình. 5 câu hỏi nhanh trình chiếu trong trò chơi “Hộp quà bí mật”: Câu 1: Trong tay em có một chiếc kính cận làm thế nào để biết đó là TKHT hay TKPK? Câu 2: Tia tới song song với trục chính của TKPK cho tia ló đi qua tiêu điểm. Câu trên đúng hay sai? Nếu sai phát biểu lại cho đúng. Câu 3: Dùng TKPK để hội tụ chùm sáng của mặt trời chiếu xuống được không? Vì sao? Câu 4: Nêu sự khác nhau về hình dạng của TKHT và TKPK? Câu 5: Có một tia sáng khi đi qua TKPK không bị đổi hướng, tia này phải đi qua đâu? c) Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi trên máy chiếu, hình vẽ của Hs trong vở. d) Tổ chức thực hiện: Yc Hs làm câu C7 SGK, vẽ tia ló của các tia tới cho trong hình. GV quan sát và điều chỉnh nếu cần thiết. Tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật” trên máy chiếu. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và NL tư duy của HS qua các nhiệm vụ học tập. b) Nội dung: Tìm đường truyền đặc biệt của một tia sáng nữa qua TKPK ngoài hai tia đặc biệt đã học trong bài, giải thích bằng lý thuyết tự tìm hiểu được. c) Sản phẩm: HS tìm được đường truyền của tia sáng có phương đi qua tiêu điểm phía bên kia TKPK thì tia ló song song với trục chính. Giải thích bằng tính thuận nghịch của tia sáng mà HS tìm hiểu được qua mạng Internet, tài liệu. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và trả lời trên lớp trong những tiết học tiếp theo GV trao đổi, HD và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong các tiết học sau. 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà Yc nghiên cứu lại bài học, học và ghi nhớ phần “Ghi nhớ” ở SGK. Đọc mục có thể em chưa biết và xem trước bài 45 “Ảnh của vật tạo bởi TKPK” Thực hiện nhiệm vụ ở hoạt động 4.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH HÀ TRƯỜNG THCS THẮNG TƯỢNG ===***=== KẾ HOẠCH BÀI DẠY dự thi GVDG cấp Huyện năm học 2020 - 2021 MÔN: VẬT LÝ BÀI: THẤU KÍNH PHÂN KỲ GV: Nguyễn Tiến Thuận Trường THCS Thắng Tượng Ngày 16 tháng năm 2021 TÊN BÀI DẠY: THẤU KÍNH PHÂN KỲ Mơn học: Vật Lý ; lớp: Thời gian thực hiện: tiết I Mục tiêu Về kiến thức: - HS nắm đặc điểm TKPK hình dạng đặc điểm đường truyền chùm tia tới song song vng góc với mặt TKPK - Nắm đường truyền tia sáng đặc biệt qua TKPK: Tia qua quang tâm tia tới song song với trục vẽ tia ló tia Về lực: - Năng lực chung: Phát triển lực giao tiếp hợp tác hoạt động nhóm, lực tự chủ độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi Năng lực chuyên môn: Phát triển lực khoa học, công nghệ nghiên cứu làm thí nghiệm, quan sát tượng rút nhận xét, lực ngôn ngữ chuyên nghành thảo luận trình bày câu trả lời, lực thẩm mỹ vẽ hình Về phẩm chất: - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân tìm tịi kiến thức vận dụng - Phát triển phẩm chất trung thực thực hành báo cáo kết thực hành II Thiết bị dạy học học liệu - GV: Máy chiếu, giảng PP có trình chiếu trị chơi phần mở đầu phần luyện tập, số phần quà nhỏ - HS: +) SGK, thước kẻ có chia khoảng +) Mỗi nhóm TN nghiên cứu đường truyền tia sáng qua TKPK gồm: nguồn 6-12V, phát tia laze song song, hộp khói, TKPK, giá quang học III Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động, xác định vấn đề cần nghiên cứu: a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ TKHT, Liên hệ gợi tình có vấn đề có liên quan đến thực tế sống học b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi phần trò chơi máy chiếu c) Sản phẩm: Câu trả lời HS, tình có vấn đề kích thích lịng ham học hỏi, tìm tịi kiến thức HS d) Tổ chức thực hiện: - GV trình chiếu câu hỏi máy chiếu qua phần “Ơ cửa bí mật” - HS xung phong cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét lẫn - GV đưa đáp án trao phần thưởng nhỏ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS thực nhiệm vụ học tập mà GV yêu cầu để nắm đặc điểm hình dạng đường tia sáng; nắm khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự TKPK Tổ chức thực Nội dung Sản phẩm Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm TKPK: - GV phát cho - HS Làm việc nhóm, thảo - TKPK làm vật liệu nhóm TKPK luận nêu đặc điểm suốt, phần rìa dày yêu cầu nêu đặc điểm hình dạng TKPK phần hình dạng - Thống nhất, ghi - Ký hiệu TKPK hình TKPK, cách ký hiệu vẽ: - Các nhóm lắp TN - Thí nghiệm - GV u cầu nhóm hình 44.1 SGK, thảo luận - Nhận xét: Khi chiếu chùm tia lắp TN hình 44.1 nhóm trả lời câu hỏi song song tới vng góc với SGK, thảo luận nhóm phiếu học tập, rút nhận mặt TKPK chùm tia ló trả lời câu hỏi phần xét tính chất đường loe rộng (phân kỳ) phiếu học tập chùm sáng song song - GV chốt kiến thức, qua TKPK ghi bảng (Hoạt động nhằm phát triển lực giao tiếp hợp tác, lực ngôn ngữ, phẩm chất trung thực) Hoạt động 2.2: Tìm hiểu khái niệm Quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu cự TKPK: - GV yêu cầu nhóm - Các nhóm bật lại cơng - Hình ảnh kết TN quan sát lại thí nghiệm tắc, quan sát lại, thảo luận - Khái niệm trục lần trả lời trả lời C4 TKPK câu hỏi C4 SGK - Nêu khái niệm trục - Hình vẽ HS (Làm theo Y/c phần TKPK phiếu học tập) - Vẽ hình minh họa theo - GV chốt khái niệm GV trục chính, vẽ hình - Y/c Hs tìm hiểu khái niệm quang tâm SGK, nêu phương án kiểm tra thí nghiệm - Cá nhân tự nghiên cứu sgk tìm hiểu khái niệm quang tâm, thảo luận nhóm tìm phương án kiểm tra tính chất tia tới qua quang tâm (Phát triển lực tự học, lực làm việc nhóm NL giải vấn đề) - Khái niệm quang tâm (SGK) Tia sáng đặc biệt qua TKPK: Tia qua quang tam tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương tia tới - Kết mong muốn: HS tìm - Yc nhóm làm việc trả lời C5 SGK ( Phần tìm phương án kiểm tra có nhóm dùng hứng ảnh có phương án phù hớp, song ko có GV HD cách làm) - Các nhóm quan sát lại thí nghiệm trả lời C5 SGK - Thảo luận tìm phương án kiểm tra nhận định - Thực phương án nêu kết luận - Vẽ hình biểu diễn tia sáng tiêu điểm (Phát triển NL sáng tạo) hai phương án: Đánh dấu tia sáng chiếu, dùng thước thẳng đặt cho cạnh dọc theo điểm đánh dấu tia cắt Hoặc đánh dấu xong vẽ lên giấy, bảng - Khái niệm tiêu điểm: Chùm tia ló có đường kéo dài qua điểm F trục chính, điểm gọi tiêu điểm Mỗi TKPK có tiêu điểm F, F’ đối xứng qua TK - Hình vẽ HS (tia sáng đặc biệt thứ 2: Tia tới song song với trục chính) - Khái niệm tiêu cự: Khoảng - HS cá nhân tìm hiểu SGK cách từ quang tâm tới tiêu - Hãy tìm hiểu SGK và nêu khái niệm tiêu cự điểm: Vẽ hình, tơ đậm tiêu cự nêu khái niệm tiêu cự OF = OF’ = f gọi tiêu cự của TKPK? TKPK - GV Tổng kết, đánh giá (Khen ngợi) hoạt động học nhóm qua hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức học để trả lời câu hỏi trò chơi lồng ghép “Hộp quà bí mật” HS rèn kỹ vẽ hình đường tia sáng đúng, đẹp khoa học b) Nội dung: - Hs làm câu C7 SGK, vẽ tia ló tia tới cho hình - câu hỏi nhanh trình chiếu trị chơi “Hộp q bí mật”: Câu 1: Trong tay em có kính cận làm để biết TKHT hay TKPK? Câu 2: Tia tới song song với trục TKPK cho tia ló qua tiêu điểm Câu hay sai? Nếu sai phát biểu lại cho Câu 3: Dùng TKPK để hội tụ chùm sáng mặt trời chiếu xuống khơng? Vì sao? Câu 4: Nêu khác hình dạng TKHT TKPK? Câu 5: Có tia sáng qua TKPK không bị đổi hướng, tia phải qua đâu? c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi máy chiếu, hình vẽ Hs d) Tổ chức thực hiện: - Y/c Hs làm câu C7 SGK, vẽ tia ló tia tới cho hình - GV quan sát điều chỉnh cần thiết - Tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật” máy chiếu Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển lực tự học NL tư HS qua nhiệm vụ học tập b) Nội dung: Tìm đường truyền đặc biệt tia sáng qua TKPK hai tia đặc biệt học bài, giải thích lý thuyết tự tìm hiểu c) Sản phẩm: HS tìm đường truyền tia sáng có phương qua tiêu điểm phía bên TKPK tia ló song song với trục Giải thích tính thuận nghịch tia sáng mà HS tìm hiểu qua mạng Internet, tài liệu d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực học lớp trả lời lớp tiết học - GV trao đổi, HD đánh giá vào thời điểm phù hợp tiết học sau Hoạt động 5: Hướng dẫn học nhà - Y/c nghiên cứu lại học, học ghi nhớ phần “Ghi nhớ” SGK - Đọc mục em chưa biết xem trước 45 “Ảnh vật tạo TKPK” - Thực nhiệm vụ hoạt động ...2 TÊN BÀI DẠY: THẤU KÍNH PHÂN KỲ Mơn học: Vật Lý ; lớp: Thời gian thực hiện: tiết I Mục tiêu Về kiến thức: - HS nắm đặc điểm TKPK... diễn tia sáng tiêu điểm (Phát triển NL sáng tạo) hai phương án: Đánh dấu tia sáng chiếu, dùng thước thẳng đặt cho cạnh dọc theo điểm đánh dấu tia cắt Hoặc đánh dấu xong vẽ lên giấy, bảng - Khái... phương án phù hớp, song ko có GV HD cách làm) - Các nhóm quan sát lại thí nghiệm trả lời C5 SGK - Thảo luận tìm phương án kiểm tra nhận định - Thực phương án nêu kết luận - Vẽ hình biểu diễn tia sáng

Ngày đăng: 18/04/2021, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w