nhân vậ t Tr ần Văn Sửu được tác giả hi ện lên là một người lương thiệ n, hi ền lành, chấ t. phác, thương vợ, thương con[r]
Trang 1VĂN MẪU LỚP 11
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH CHA CON NGHĨA NẶNG TRÍCH TIỂU THUYẾT
CHA CON NGHĨA NẶNG CỦA HỒ BIỂU CHÁNH
A SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý
B DÀN BÀI CHI TIẾT
Trang 2- Dẫn dắt vào vấn đề
2 Thân bài
- Khái quát chung
• Xuất xứ: thuộc nửa sau chương IX của tiểu thuyết
• Đoạn trích: Đoạn trích gồm hai cảnh: Trần Văn Sửu gặp lại cha vợ và Trần Văn Sửu gặp lại con
• Chủ đề: ngợi ca tình cảm cha con
- Phân tích
• Nhân vật Trần văn Sửu và Hương Thị Tào
o Sau khi lỡ tay làm vợ chết Trần Văn Sửu bỏ trốn Sau mười một năm biệt xứ, vì quá nhớ thương con, anh mạo hiểm trở về Anh gặp lại cha vợ là hương thị Tào rồi sau đó gặp con trai anh là thằng Tí
✓ Tính cách nhân vật Trần Văn Sửu thể hiện trong đoạn trích và trong suốt tác phẩm đều nhất quán, chân thật, chất phác, thương vợ con Do lỡ tay làm vợ chết, mười một năm trốn đi biệt xứ, cô đơn Đến lúc gặp lại cha vợ là hương thị Tào, Trần Văn Sửu không nhắc gì đến tội lỗi của người vợ hư hỏng, lại
tha thiết thổ lộ với cha vợ: “Con thương vợ con lắm” Trong đoạn sau, khi gặp lại con trai, anh lại khuyên: “Con không nên phiền trách mà con… Mà cha đã
quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chi” Anh còn nhắc nhở thêm
“Phải quên đi, đừng có nhớ nữa… Mà má con làm quấy, thì sự chết đó đã chuộc
hết cái quấy rồi…”.Anh đã bộc bạch nỗi niềm xót xa cay đắng ấy một cách
đơn giản và đầy xúc động qua những giọt nước mắt chân thành (khóc rấm rứt, bệu bạo, khóc than…)
✓ Nhân vật hương thị Tào cũng thể hiện nét đẹp tâm hồn của người nông dân Nam Bộ Ông là cha vợ, dù con ró lờ tay giót chêt cơn gái minh, nhưng ồng không phai là ke rỏi trí hẹp tâm mà oán hận Trần Vãn Sửu Ông vẫn dành
cho anh sự cảm thông, tha thứ: “Thôi, chuyện cũ bỏ đi” Sau dó, trước tâm
tình đau đớn của con rể, ông không cầm lòng được, hương thị Tào nghe mấy lời thắm thiết ấy thì cảm động quá, chịu không nổi, nên ông cũng khóc
Trang 3o Trần Văn Sửu hết lòng lo cho hạnh phúc của hai cháu Nhưng tính toán của ông thiết thực, cụ thể, hoàn toàn vì tương lai của hai đứa: gả chồng cho con Quyên chỗ khá giả, cưới vợ cho thằng Tí chỗ tử tế…
o Tình huống đặt ra với Hương Thị Tào là nên hay không nên đáp ứng nguyện vọng tha thiết của con rể Sau khi giảng giải lời hơn lẽ thiệt, ông đuổi con rể đi
vì sợ sưu xuất đầu lộ diện sẽ nguy hiểm cho anh và làm hỏng đại sự trăm năm của con Quyên, thằng Tí Quyết định hợp lí của nhân vật chứng tỏ tầm nhìn gắn với tình thương yêu, bao bọc con cháu của một bậc cha ông
• Nhân vật Trần Văn Sửu và Thằng Tí
Nếu đoạn trước nghiêng về đối thoại, đoạn này lại nghiêng về hành động nhiều hơn, thể hiện hai tấm lòng cao quý
o Lòng thương yêu con của anh Sửu
✓ Vì hạnh phúc của con, anh nhất quyết hi sinh cuộc sống riêng Anh định nhảy xuống sống tự tử
✓ Được gặp gỡ và trò chuyện với thằng Tí, nhận ra lòng hiếu thảo của con, anh cảm thấy thỏa mãn và muốn xa con vĩnh viễn để nó được hạnh phúc Anh thật lả người cha có nghĩa
o Lòng hiếu thảo của Tí: Nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại, Tí dứt khoát chạy theo cha cho bằng được để mời về Cha nhất định đi, Tí quyết đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con về Tí muốn cha được sống
an vui thanh thản lúc tuổi già Nó thật là đứa con có hiếu
• Cuối cùng, cha nhất quyết đi, con nhất quyết không rời cha Cha nghe lời con, không
vì nghĩ đến sự an toàn của mình mà nghe theo con đành lòng nhượng bộ con là
cũng vì con mà thôi! Tình thương cao cả đã chiến thắng “Cha con nghĩa nặng” đã
rạng rỡ…
- Nhận xét:
• Tình huống nghệ thuật có kịch tính cao, làm rõ chủ đề
o Anh Sửu và cha vợ đối thoại, tưởng như bí mật riêng tư, không dè thằng Tý đã nghe đầy đủ nên đã hiểu rõ lòng thương của cha nó
Trang 4o Đang lúc đau đớn nhớ cảnh gia đình cũ, rồi an tâm về tương lai các con, Sửu chui đầu qua lan can cầu định tự tử thì gặp được Tí Cha con cảm động, sung sướng ôm nhau mà khóc
• Đặc điểm ngôn ngữ
o Ngôn ngữ ít trau chuốt, gần với ngôn ngữ đời thường của nông dân Nam Bộ
o Câu biền ngẫu
• Về nội dung, đoạn trích diễn đạt thành công tình cảm thiêng liêng của con người,
đó là tình cha con Sau khi vô tình giết vợ và bỏ trốn, Trần Văn Sửu phải luôn luôn đối mặt với pháp lí và đạo lí Pháp lí thì có thể tránh được sự truy nã nhưng đạo lí thì không trốn được tình phụ tử Lẩn trốn cả đời thì lỗi đạo làm cha, còn trở về có thể nguy hiểm đến tính mệnh Cuối cùng Trần Văn Sửu đã mạo hiểm trở về, nghĩa
là tình phụ tử đã chiến thắng
3 Kết bài:
- Nêu nhận xét, cảm nhận chung nhất về đoạn trích
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
C BÀI VĂN MẪU
Hồ Biểu Chánh là một trong số những cây bút đặt nền móng quan trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Trước khi Tự Lực Văn Đoàn xuât hiện (1932), Hồ Biểu Chánh
đã cho ra mắt bạn đọc hơn 20 cuốn tiểu thuyết và sau này là hơn 60 cuốn tiểu thuyết Ông
là một tác giả quen thuộc của người dân Nam Bộ Tiểu thuyết của ông chẳng những đã phản ánh một phong cách phong phú và chân thật cuộc sống của nhân dân Nam bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng
đã nêu bật tình cảm sâu sắc xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí
Đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” mà chúng ta được học được tác giả xoay quanh ba
nhân vật chính, song hai nhân vật để lại dấu ấn nhất đó là nhân vật: Sửu và Tý Tuy chỉ nằm trong đoạn trích ngắn, nhưng bằng lối viết tinh tế và sắc sảo của Hồ Biểu Chánh, nhưng số phận éo le của nhân vật sửu hiện lên khá đầy đủ Có thể nhận thấy được trong đoạn trích Trần Văn Sửu trước sau như một là người nông dân thuần phát, thương vợ, thương con, chăm chỉ hiền lành Vô tình làm chết vợ, Sửu phải trốn tránh, sống chui lủi, đến tên tuổi của mình cũng phải tìm mọi cách để xóa sạch vì sợ pháp luật săn đuổi, chừng
Trang 5trị Trên mười năm trời, Trần Văn Sửu phải chịu đau khổ về cả thể xác và tâm hồn , chịu cảnh cắn dứt dằn vặt lương tâm Điều này đã được tác gải tái hiện qua lời nói của nhân
vật khi gặp lại bố vợ và đứa con trai yêu quý của mình “Con thương vợ con lắm Tại nó
làm quá, con giận xô nó té, nó chết chớ không phải con giết nó Xin tía thương thân con”
Đúng vậy, người đọc có thể thấy nhân vật vợ Sửu hiện lên là một người lăng loàn, trực tiếp gây nên cuộc sống bất hạn cho Sửu, và các con Vợ Sửu như thế, nhưng Sửu lại không than trách , mà vẫn thương xót người đã chết để rồi cắn dứt lương tâm của mình
vì đã vô tình giết vợ Khi Sửu nói chuyện với con trai, Tí có ý trách mẹ, Sửu liền đứng ra
phân trần cho người con hiểu “Má quấy là quấy với cha, chớ không phải con Mà cha đã
quên cái lỗi của má con rồi, mà con vãn nhớ làm chi?” nói ra điều này, Trần Văn Sửu muốn
Tí khỏi trách người mẹ và đã khẳng định sở dĩ cuộc đời mình éo le, cực khổ là do “số
mạng” chứ không phải do lỗi tại vợ Trong cuộc sống không đáng sông nhưng Sửu vẫn
sông vì thương con, và nhận do mình chứ không phải do vợ Qua đây có thể thấy được nhân vật Trần Văn Sửu được tác giả hiện lên là một người lương thiện, hiền lành, chất phác, thương vợ, thương con Không chỉ thế Trần Văn Sửu ông còn là một người có tấm lòng đôn hậu, vị tha, có tấm lọng rộng lượng Tình thương của Trần Văn Sửu không phải
là nội dung cốt lõi của đoạn trich, nhưng nó góp phần vào việc xây dựng nội tâm nhân vật khá nhất quán của tác giả
Như chúng ta đã nói ở trên, đoạn trích để lại cho người đọc hai nhân vật có dấu ấn nhất đó là Sửu và Tí Tí được hiện lên qua tình yêu thương, nỗi nhớ con của Trần Văn Sửu Điều này được thể hiện khá thành công bằng việc xây dựng tình huống giàu kịch tính Đó
là việc ông Sửu đã tìm về làng, tìm lại đứa con sau bao năm tháng xa cách, nhớ nhung để giãy bày nỗi lòng mình Mặc kệ những ánh nhìn, những sự soi mói của họ hàng, người
thân, nhưng lòng thương con ông vẫn kiên quyết “xăm xăm bước đi về cửa”, cũng chính
vì lòng yêu thương con vô bờ bến đã biến ông thanh một người yếu mền chân thực : khóc
dòng dòng và đã không kiềm chế được cảm xúc của bản thân: “chết không được vì thương
sắp nhỏ quá”; “Con thương sắp nhỏ quá”; “Con nhớ sắp nhỏ quá”…Ông cũng đã thức tỉnh
được lòng tốt của Hương Thị Tào và Hương Thị Tào cho ông biết lũ nhỏ vẫn còn thương ông lắm, khi nghe vậy, Trần Văn Sửu chỉ muốn được thấy mặt chúng dù phải giấu mình
Trang 6Nếu như ở đoạn một, tác giả khắc họa tình cảm của cha đối với con, thì ở đoạn hai này lại là tình cảm của người con đối với người cha Cuộc đối thoại lúc trở về dưới ánh trăng của Trần Văn Sửu và bố vợ bị thằng Tí nghe thấy hết vì nó rình ở cửa Chính chi tiết này cũng tạo nên cao trào, vì thương con mà sống, nhớ con mà về, nhưng lại vì con mà không nỡ gặp, dứt áo ra đi vì sợ tiếng tai của mình liên lụy đến con, tiền đồ của con lại ra
đi trong đau khổ thương nhớ, nhưng khi ra đi Tí lại giữ ông lại, và rồi khi biết con mình sắp giàu ông lại thấy mình như cản trở nó và chỉ muốn nhảy xuống sông tự tử Tình cha
con làm người đọc khong khỏi xúc động “Cha con ôm nhau mà khóc” khi Tí đuổi theo ông
Sửu Cuộc hội thoại của hai cha con càng thể hiện lên tình cha con nghĩa nặng Nếu người cha quay về Tí sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng tai của người cha nhưng bất chấp hi sinh sự giàu sang để cùng sống với bố của mình, thái độ kiến quyết, chân thành của Tí làm cho người
đọc không khỏi rung động Đây cũng chính là “nghĩa nặng” của tình cha con trong đoạn
trích
Như vậy, qua đoạn trích ta có thể thấy được Hồ Biểu Chánh đã khắc họa lên tình cảm cha con đầy kịch tính, từ đó thấy được những tình cảm thiêng liêng nghĩa nặng của tình máu mủ Đoạn trích bên cạnh nghệ thuật miêu tả dựng cảnh khác, hấp dẫn phải nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả Cha con nghĩa nặng mang dấu ấn của thời kỳ đầu văn chương đổi mới theo xu hướng hiện đại
Trang 7Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh
nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng
I Luyện Thi Online
- Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học
- Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các
trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS Pham Sỹ Nam, TS Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn
II Khoá Học Nâng Cao và HSG
lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt
ở các kỳ thi HSG
- Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho
học sinh các khối lớp 10, 11, 12 Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS Lê Bá Khánh Trình, TS Trần
Nam Dũng, TS Pham Sỹ Nam, TS Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt
thành tích cao HSG Quốc Gia
III Kênh học tập miễn phí
- HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất
- HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí