1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án đất nước

4 216 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ẩn số Nguyễn Đình Thi 27/03/2008 12:34 Cuốn sách “Nguyễn Đình Thi - Bí mật một cuộc đời” sẽ được ra mắt vào tháng Tư nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Đình Thi. Nhà văn Hoàng Hữu Các là người nhận trách nhiệm biên tập cuốn sách này. Theo ông, đây là một công việc đầy khó khăn, bởi cuộc đời nhà văn Nguyễn Đình Thi có rất nhiều ẩn số: ẩn số về cuộc đời chính trị, ẩn số về chuyện ái tình, ẩn số về những tác phẩm… Nếu không giải mã được những ẩn số này thì ông không thể hoàn chỉnh được bản thảo cuốn sách. May mắn là nhà văn Nguyễn Đình Thi xa chúng ta chưa lâu và những bạn văn cùng trang lứa với Nguyễn Đình Thi vẫn còn một vài người, các con ông Thi, nhất là nhà văn Nguyễn Đình Chính còn giữ rất nhiều tư liệu về người bố đầy tài hoa của mình, đây là những chìa khóa để giải mã những ẩn số về Nguyễn Đình Thi. Báo ANTĐ xin được giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài viết về những “ẩn số Nguyễn Đình Thi” do nhà văn Hoàng Hữu Các biên soạn và giới thiệu. I. Ông Thi mang ba dòng máu Cuốn Kỷ yếu nhà văn Việt Nam hiện đại xuất bản năm 2007, trang 920, viết về tiểu sử của Nguyễn Đình Thi như sau: “Họ và tên khai sinh: Nguyễn Đình Thi. Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924, tại Luang Prabang (Lào). Quê quán: Làng Vũ Thạch, Hà Nội”. Những dòng trên là ẩn số đầu tiên về nhà văn Nguyễn Đình Thi. Ông là người Việt hay người Lào? Nhiều nhà văn nước ta đã hỏi tôi câu này. Một tờ báo lớn của nước ngoài cũng đã hỏi nhà văn Nguyễn Đình Chính - thứ nam của ông Nguyễn Đình Thi câu này. Và nhà văn Nguyễn Đình Chính đã trả lời như sau: “Cụ nội tôi là người Chà Và (Ấn Độ) được một người Pháp thuê trông coi một cửa hàng ở chợ Cầu Gỗ, cụ lấy một người đàn bà tại làng Vũ Thạch, sinh ra ông nội tôi và lấy họ vợ làm khai sinh cho con". Ông nội tôi là nhân viên ngành dây thép (bưu điện) của Pháp, được điều sang Luang Prabang làm việc. ở đây, ông yêu một người phụ nữ gốc Hoa và sinh ra ông Thi vào ngày 20 tháng 12 năm 1924. Năm 1931, người Pháp điều ông nội tôi về làm việc ở Bưu điện Hà Nội. Hai ông bà cùng ông Thi về Hà Nội trên lưng ngựa. Như vậy ông Thi mang trong mình ba dòng máu ấn - Hoa - Việt. Nhưng có lẽ gene ấn là trội nhất. Nhìn ông Thi từ vóc dáng, nước da đến đôi mắt đều rất giống người ấn Độ. Bố tôi rất thích ăn xôi, món ăn ưa chuộng của người Ấn Độ. Ông có thể ăn xôi từ tháng này sang tháng khác mà không biết chán. Em gái tôi - cô Nguyễn Thùy Như cũng rất giống người Ấn Độ. Gene ấn của cụ nội tôi di truyền tới bốn đời sau. II. Con riêng của ông Thi? Có một nữ văn sĩ khá nổi tiếng, có đôi mắt rất đẹp. Nhiều nhà văn quả quyết rằng đó là đôi mắt ông Thi và nữ văn sĩ đó chính là con riêng của ông Thi. Có một nhà báo đã hỏi thẳng nhà văn Nguyễn Đình Chính điều này và câu trả lời như sau: “Vốn Tây học nhưng ông Thi rất phong kiến trong cách đối xử với vợ con. Cái tư tưởng “vợ cái, con cột” nó gắn chặt đến mức ông ghi rất rõ trong di chúc là chỉ có ba người con với người vợ đầu (bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga) là Nguyễn Đình Lễ, Nguyễn Đình Chính và Nguyễn Thùy Như. Toàn bộ di cảo cũng được để lại cho cháu đích tôn. Ông Thi phải viết rõ như thế còn là bởi có người nói ông còn có con nọ, con kia”. Nhà văn Nguyễn Đình Thi và bà Madeleine Riffaud Về chuyện tình ái của ông Thi, Nguyễn Đình Chính nói một cách khái quát như sau: “Những cuộc tình của Nguyễn Đình Thi thường “kinh hoàng như một cuộc chiến tranh” với đau thương mất mát, mưu mô thủ đoạn, kiện tụng tranh giành…. Mỗi lần nghe nói Nguyễn Đình Thi có một cuộc tình mới, người tình thiêng liêng Madeleine Riffaud lại than thở: “Thi đang bước từ cạm bẫy này sang cạm bẫy khác”. III. Với bà Madeleine Riffaud? Nói về chuyện đời và chuyện tình của Nguyễn Đình Thi, nhiều nhà văn thế hệ kháng chiến chống Pháp thường nhắc đến một nữ thi sĩ người Pháp tên là Madeleine Riffaud. Bà Ngô Mỹ Văn, hiện sống ở nhà 4D - ngách 126 - phố Nguyên Hồng, trước đây từng sống và hoạt động trong phong trào Việt kiều ở Paris và cũng từng quen biết Madeleine Riffaud nhưng bà không tin chuyện tình giữa Nguyễn Đình Thi và nữ thi sĩ này là chuyện có thật. “Tôi nghĩ đó chỉ là tin đồn thôi. Madeleine Riffaud là một nhân vật rất danh giá ở Paris. Bà từng được thưởng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, một huân chương danh giá nhất của nước Pháp. Nhân dân Pháp còn tôn phong bà là anh hùng chống Phát xít. Bà là một chiến sĩ chống Phát xít kiên cường và là người bạn lớn của Việt Nam. Hiện bà Madeleine Riffaud đang là Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp-Việt. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng ta như Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh,… đều rất quý mến bà. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bà đã sang Việt Nam nhiều lần với tư cách là phóng viên của Báo Nhân đạo. Bà đã viết nhiều bài báo ca ngợi hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam. Ông Nguyễn Đình Thi là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, bà Madeleine Riffaud sang thăm Việt Nam thì ông Thi phải tiếp đón, nhiều lần thành quen thân. Có lẽ mối quan hệ của hai người cũng chỉ ở mức đó thôi”. Nhưng chuyện tình Madeleine Riffaud - Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn có thật. Hai người quen nhau tại Đại hội Thanh niên dân chủ thế giới năm 1952 rồi họ yêu nhau. Đây là những câu thơ Nguyễn Đình Thi viết tặng Madeleine Riffaud: “Chúng ta như hai ngôi sao Hai đầu chân trời lấp lánh Trong không gian mênh mông xa nhau Chiều chiều cùng sáng lên ánh sáng, không tắt bao giờ”. Những ngày đó tôi thấy ông Thi thường đi một chiếc xe đạp máy peugoet của Pháp. Ông Thi khoe với tôi đó là quà tặng của bà Madeleine Riffaud. Sau một lần ông bị tai nạn xe máy, Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ thị phải trang bị cho ông Thi một chiếc ôtô tốt. Từ đó tôi không thấy ông Thi đi xe đạp máy nữa và chiếc xe peugeot đó cũng không biết đã biến đi đâu mất. Trong di cảo của nhà văn Nguyễn Đình Thi có hơn 1.000 bức thư tình của ông và nữ thi sĩ Madeleine Riffaud gửi cho nhau. Đó là những bức thư viết hoàn toàn theo lối cổ điển, viết bằng bút mực, không phải là bản đánh máy, cũng không phải là thư điện tử. Công ty Cổ phần Truyền thông Nguyễn Đình Thi cùng gia đình đang tiến hành thủ tục để thành lập Bảo tàng Nguyễn Đình Thi. Nhà văn Nguyễn Đình Chính đã làm việc với lãnh đạo của thành phố Hà Nội, muốn mua một tòa công thự ở nội đô để làm bảo tàng. ý kiến này được thành phố Hà Nội ủng hộ, khó khăn trước mắt là tiền, vì giá tòa nhà tới hàng mấy chục tỷ đồng. Biết chuyện này, bà Madeleine Riffaud đã gọi điện cho Nguyễn Đình Chính, đề nghị đổi một biệt thự của bà ở Paris để làm Đại sứ quán Việt Nam lấy tòa công thự ở Hà Nội để làm Bảo tàng Nguyễn Đình Thi. Có khá nhiều phụ nữ từng yêu ông Thi nhưng chưa có ai yêu ông được như bà Madeleine Riffaud. (Theo An ninh Thủ đô) . dáng, nước da đến đôi mắt đều rất giống người ấn Độ. Bố tôi rất thích ăn xôi, món ăn ưa chuộng của người Ấn Độ. Ông có thể ăn xôi từ tháng này sang tháng. như hai ngôi sao Hai đầu chân trời lấp lánh Trong không gian mênh mông xa nhau Chiều chiều cùng sáng lên ánh sáng, không tắt bao giờ”. Những ngày đó tôi

Ngày đăng: 28/11/2013, 10:11

Xem thêm: Gián án đất nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w