Bài soạn Đề HSG Ngữ Văn 2010-2011

9 332 0
Bài soạn Đề HSG Ngữ Văn 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN TRẦN VĂN THỜI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 09-01-2011 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------- Thí sinh làm cả hai câu sau: Câu 1: ( 6 điểm) Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng em hãy phân tích những đặc sắc về giá trị nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 2: (14 điểm) Có nhận định cho rằng: “Một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước”. Bằng những tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ……… Hết ………. ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN TRẦN VĂN THỜI HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG MÔN NGỮ VĂN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2010 – 2011 Ngày thi: 09 - 01 – 2011 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: Vận dụng kiến thức về phép tu từ từ vựng em hãy phân tích những đặc sắc về giá trị nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 2: Có nhận định cho rằng: “Một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước”. Bằng những tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ……… Hết………. Hướng dẫn chấm Câu 1: A. Yêu cầu: - Chỉ ra những biện pháp tu từ có trong đoạn trích. - Phân tích tác dung của từng biện pháp t từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích B. Hướng dẫn cụ thể: Những giá trị nghệ thuật góp phần thể hiện nội dung đoạn thơ: - Bao trùm đoạn thơ là âm hưởng nhè nhẹ với những thanh bằng chiếm ưu thể tạo ra một giọng thơ buồn man mác diễn tả tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ, cảm giác lo âu của nàng Kiều. - Sử dụng một loạt từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm .làm cho tám câu thơ như tăng cấp về màu sắc tâm trạng xót xa của nhân vật trữ tình. - Một loạt những hình ảnh ẩn dụ: cánh buồm thấp thoáng, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng là dự cảm về cuộc đời trôi nổi, đầy sóng gió của thân phận nàng Kiều. ĐỀ CHÍNH THỨC - Những câu hỏi tu từ : Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Cho thấy số phận nàng Kiều như một kiếp hoa tàn trôi vô định theo dòng nước mà không biết đâu là bến bờ. - Cả tám câu thơ từng cặp đều sử dụng điệp từ “ buồn trông” một cách nhuần nhị cho thấy một nỗi buồn trùng điệp phủ kín tâm trạng nàng Kiều, nàng nhìn cảnh vật bằng con mắt tâm trạng. - Nguyễn Du là nhà thơ tài hoa nhất trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh trong đoạn thơ chan hòa vào nhau. Đoạn thơ với những phép tu từ độc đáo đã diễn tả tâm trạng buồn đau da diết, nỗi lo sợ hãi hùng của nàng Kiều và dự cảm về một cuộc đời đầy sóng gió của một kiếp “ hồng nhan bạc mệnh”. Câu 2: A.Yêu cầu: 1/ Kiểu bài: Phân tích để chứng minh một nhận định 2/ Nội dung: Chủ nghĩa yêu nước trong văn học hiện đại Việt nam. 3/ Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ trong các tác phẩm văn học hiện đại của chương trình Ngữ văn lớp 9 đã được học. B. Hướng dẫn cụ thể: Có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: 1/ Mở bài (1,5 điểm) -Giới thiệu khái quát lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. - Tinh thần yêu nước được phản ánh sâu sắc trog các tác phẩm văn học. -Dẫn dắt trích lời nhận định. 2/ Thân bài (11 điểm) a/ Giải thích lời nhận định: * Nêu mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống: - Mối quan hệ giữa văn học với thực tế cuộc sống, lịch sử: Văn học lấy chất liệu từ thực tế cuộc sống, từ thực tế cuộc sống các nhà văn thai nghén tạo ra tác phẩm, tác phẩm văn học ra đời nhằm phục vụ cuộc sống. - Cuộc sống gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nên văn học thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước trải qua các thời đại. *Giải thích khái niệm yêu nước: (02 điểm) - Khái niệm yêu nước: Yêu nước là một khái niệm rộng thể hiện qua nhiều biểu hiện khác nhau: + Trưc tiếp cầm súng, chiến đấu để bảo vệ đất nước. + Ở hậu phương nêu cao tinh thần yêu làng, yêu nước, phục vụ kháng chiến. + Khi đất nước hòa bình yêu nước là tham gia lao động sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước; Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần công sức nhỏ bé của mình để hy sinh cống hiến một cách thầm lặng. b/ Phân tích, chứng minh chủ nghĩayêu nước trong văn học Việt Nam: Có nhiều cách triển khai dẫn chứng, học sinh có thể trình bày theo bất kì cách nào miễn là đưa ra một hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp nhằm phân tích chứng minh cho nhận định. Có thể trình bày theo tiến trình lịch sử, có thể trình bày theo những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước . Sau đây là gợi ý về cách triển khai theo hướng trình bày từng biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước: * Yêu nước là trực tiếp tham gia chiến đấu, càm súng để bảo vệ đất nước: - Theo tiếng gọi của lý tưởng dân tộc, của non sông các anh từ những miền quê khác nhau cùng chung lý tưởng trở thành đồng chí tri âm tri kỉ: Quê hương anh nước mặn đồng chua . Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. ( Đồng chí-Chính Hữu) - Là ý chí quyết tâm đấu tranh giải phóng miền Nam bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm. Đó là tinh thần của tuổi trẻ thời chống Mỹ cứu nước: Không có kính rồi xe không có đèn . Chỉ cần trong xe có một trái tim ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật) * Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Với người nông dân chân chất họ yêu nước bằng tinh thần tự hào về quê hương đất nước. Tinh thần yêu nước gắn liền với tinh thần kháng chiến. Điển hình cho người nông dân yêu nước là hình tượng ông Hai: “Nghe tin làng chợ Dầu theo Tây cổ họng ông Hai nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” , “ Về đến nhà ong nằm vật ra giường, nước mắt chảy ròng ròng, nhìn lũ con ông tủi thân. Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm giống việt gian để nhục nhã thế này ? ”. Ông tâm sự với thằng con út để giãi bày tâm sự của mình và để thanh minh cho tấm lòng yêu làng của ông. ( Làng – Kim Lân) * Chủ nghĩa yêu nước thể hiện cũng thay đổi khi đất nước được hòa bình: - Đó là ý thức tự hào, ca ngợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội qua công việc lao động làm giàu cho đất nước. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động phơi phới niềm vui, tràn đầy hào hứng: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Măt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) - Là tinh thần lao động cống hiến phần nhỏ bé của mình một cách thầm lặng: Nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tiêu biểu cho tinh thần yêu nghề, có lý tưởng sống cao đẹp. Anh tìm thấy niềm vui của cuộc sống ngay chính trong công việc đem lại ý nghĩa to lớn cho đất nước: “ Khi ta làm việc thì ta với công việc là hai chứ sao lại một mình được. Công việc của cháu tuy vất vả thật đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” ( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Lưu ý: học sinh có thể nêu thêm những dẫn chứng khác 3/ Kết bài (1,5 điểm) - Khẳng định lại tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu nghìn đời của dân tọc Việt Nam. - Học sinh nêu cảm nghĩ tự hào về chủ nghĩa yêu nước đã làm rạng danh lịch sử dân tộc, viết nên những trang sử hào hùng. - Hành động của mỗi học sinh để nối tiếp truyền thống yêu nước nghìn đời của dân tộc. THANG ĐIỂM CHẤM Điểm 18-19-20 - Học sinh phải làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Phải nêu đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b). -Bài viết có dẫn chứng phong phú mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. -Lời văn trong sáng, mạch lạc, giàu hình ảnh có tính thuyết phục người đọc. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 15-16-17 - Học sinh phải làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Phải nêu đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b). -Bài viết có dẫn chứng phong phú mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. -Lời văn trong sáng nhưng cách lập luận đôi lúc chưa được tự nhiên mạch lạc. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 12-13-14 - Học sinh phải làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Phải nêu đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b). -Bài viết có dẫn chứng phong phú mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. -Lời văn trong sáng nhưng cách lập luận đôi lúc chưa được tự nhiên mạch lạc. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 09-10-11 - Học sinh phải làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Phải nêu đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b). -Bài viết có dẫn chứng phong phú nhưng chưa mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Hoặc việc nêu dẫn chứng chưa đầy đủ để minh họa cho vấn đề. -Lời văn trong sáng nhưng cách lập luận đôi lúc chưa được tự nhiên mạch lạc. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 06-07-08 - Học sinh phải không làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Nêu không đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích còn sơ sài. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b). -Bài viết có dẫn chứng phong phú nhưng chưa mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Hoặc việc nêu dẫn chứng chưa đầy đủ để minh họa cho vấn đề. -Lời văn trong sáng nhưng cách lập luận đôi lúc chưa được tự nhiên mạch lạc. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Chưa có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 04-05 - Học sinh phải không làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Nêu không đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích còn sơ sài. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b) nhưng trong từng luận điểm chưa đảm bảo đủ các luận cứ. -Bài viết có ít dẫn chứng thiếu tính phong phú và chưa mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Hoặc việc nêu dẫn chứng chưa đầy đủ để minh họa cho vấn đề. -Lời văn trong sáng nhưng cách lập luận lủng củng khiến bài viết không mạch lạc gây khó hiểu cho người đọc người nghe. -Chấm câu tùy hứng, câu văn không rõ nghĩa. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Chưa có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 02-03 - Học sinh phải không làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Nêu không đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích còn sơ sài. Câu 2: - Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b) nhưng trong từng luận điểm chưa đảm bảo đủ các luận cứ. -Bài viết có ít dẫn chứng thiếu tính phong phú và chưa mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Hoặc việc nêu dẫn chứng chưa đầy đủ để minh họa cho vấn đề. -Lời văn trong sáng nhưng cách lập luận lủng củng khiến bài viết không mạch lạc gây khó hiểu cho người đọc người nghe. -Chấm câu tùy hứng, câu văn không rõ nghĩa. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Chưa có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 01 - Học sinh phải không làm đủ cả hai câu. Trong đó: Câu 1: -Nêu không đủ được các biện pháp tu từ như gợi ý trong đáp án chấm. Phân tích làm nổi bật giá trị của từng biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung đoạn trích còn sơ sài. Câu 2: - Bài viết không đảm bảo bố cục 3 phần, từng phần không có đủ các nội dung theo đáp án chấm nêu trên (Phần thân bài nêu được tất cả các ý: a,b) nhưng trong từng luận điểm chưa đảm bảo đủ các luận cứ. -Bài viết có ít dẫn chứng thiếu tính phong phú và chưa mang tính thuyết phục cao về chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trong văn học hiện đại Việt nam được học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Hoặc việc nêu dẫn chứng chưa đầy đủ để minh họa cho vấn đề. -Lời văn thiếu trong sáng và cách lập luận lủng củng khiến bài viết không mạch lạc gây khó hiểu cho người đọc người nghe. -Chấm câu tùy hứng, câu văn không rõ nghĩa. -Cách trình bày sạch đẹp, khoa học, rõ ràng. -Chưa có phần liên hệ tốt với bản thân từ đó giáo dục được ý thức học tập nói chung tới mọi đối tượng. Điểm 0 -Những trường hợp còn lại. • Lưu ý: Tùy vào chất văn thể hiện trong bài viết cũng như cách viết văn giàu hình ảnh mà giáo viên cân nhắc khuyến khích cho học sinh. -----Hết----- . UBND HUYỆN TRẦN VĂN THỜI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 09-01-2011. sáng tỏ nhận định trên. ……… Hết ………. ĐỀ CHÍNH THỨC UBND HUYỆN TRẦN VĂN THỜI HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG MÔN NGỮ VĂN PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2010

Ngày đăng: 27/11/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan