Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2010 Tuần 16 – Tiết 15: Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày dấu hiệu nhận biết công cơ học. Lấy ví dụ thực hiện công cơ học trong thực tế. - Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Trình bày được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 2. Vận dụng - Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. II. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị tranh các hình vẽ trong SGK (nếu có). III. Tiến trình dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập • Kiểm tra bài cũ: Trình bày điều kiện để vật nổi, vật chìm. Viết công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt nước. • Tổ chức tình huống học tập: Trong đời sống hàng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh đang ngồi học, con bò đang kéo xe… đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong tất cả các trường hợp này là công cơ học. Vậy công cơ học là gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện xuất hiện công cơ học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 13.1 và 13.2 SGK và thông báo: lực kéo của con bò thực hiện công cơ học, người lực sĩ không thực hiện công cơ học. - Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2. - Quan sát hình vẽ 13.1 và 13.2 kết hợp đọc SGK. - Trả lời C1, C2. C1: Khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời thì có công cơ học. C2: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời. Công cơ học thường được gọi Trịnh Xuyến Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2010 - Nhận xét các câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời và giải thích C3, C4. - Gọi đại diện nhóm trả lời C3, C4. - Nhận xét và bổ sung các câu trả lời của học sinh. - Thảo luận nhóm. - Trả lời C3, C4. tắt là công. C3: Trường hợp có công cơ học: a, c,d. C4: Các lực thực hiện công: a. Lực kéo của đầu tầu hỏa. b. Lực hút của Trái Đất. c. Lực kéo của người công nhân. Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu thức tính công cơ học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày biểu thức tính công cơ học, giải thích các đại lượng có trong công thức. - Gọi học sinh trình bày về công thức tính công. - Nhận xét và bổ sung câu trả lời của HS. - Thông báo phần chú ý SGK. - Đọc SGK. - Trình bày câu trả lời. Công thức tính công: A = F.s A là công của lực F. F là lực tác dụng vào vật. s là quãng đường vật di chuyển. Chú ý: - Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công không được tính bằng công thức trên. - Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Gọi một vài học sinh tóm tắt kiến thức bài học. - Hỏi: Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì có công cơ học không? - Đặt vấn đề: Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông - Tóm tắt kiến thức bài học. - Trả lời câu hỏi. - Trả lời câu hỏi. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng không di chuyển thì không có công cơ học nhưng con người và máy móc vẫn tiêu thụ năng lượng. Trong giao thông vận tải, đường ghồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn Trịnh Xuyến Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2010 đông, thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường các phương tiện vẫn nổ máy phương tiện, vậy có thực hiện công cơ học không? - Yêu cầu học sinh làm C5, C6, C7. - Làm C5, C6, C7. nhiều năng lượng. Khi tắc đường, xe tham gia giao thông vẫn nổ máy nhưng không thực hiện công, điều đó gây tiêu tốn năng lượng và thải các khí độc hại ra môi trường. Cần cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các biện pháp nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. C5: A = F.s = 5000.1000 = 5.10 6 J. C6: A = F.s = 20.6 = 120J. C7: vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập trong SBT. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt, ngày tháng 12 năm 2010 Giáo án tuần 16 Tổ phó Nguyễn Thị Dung Trịnh Xuyến Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2010 Tuần 17 – Tiết 16: Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phát biểu được định luật bảo toàn công cho các máy cơ đơn giản. - Lấy được một số ví dụ minh họa cho định luật về công. 2. Kỹ năng - Vận dụng định luật về công để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và đòn bẩy. II. Chuẩn bị - 01 thước đo - 01 lực kế - 01 giá đỡ - 01 Quả nặng 100 – 200g - 01 Ròng rọc, dây kéo III. Tiến trình dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập • Kiểm tra bài cũ: HS1: Trình bày điều kiện xuất hiện công cơ học. Lấy ví dụ về trường hợp lực tác dụng có sinh công cơ học. Viết biểu thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức. HS2: Chữa bài tập 13.4 SBT. • Tổ chức tình huống học tập: Ở lớp 6 các em đã biết, để đưa một vật lên cao thì người ta có thể kéo vật trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực, nhưng liệu có cho ta lợi về công không? Bài này giúp các em trả lời câu hỏi trên. Hoạt động 2 : Thí nghiệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và trình bày các bước tiến hành thí nghiệm. - Nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và trình bày các bước làm thí nghiệm. Thí nghiệm: B1: Móc quả nặng vào lực kế, kéo lên cao quãng đường S. Đọc độ lớn và quãng đường chuyển động của Trịnh Xuyến Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2010 - Hướng dẫn học sinh làm TN. - Yêu cầu học sinh tiến hành các phép đo như các bước đã trình bày. Ghi kết quả vào bảng. - Yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3, C4. - Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. - Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng. - Trả lời C1, C2, C3, C4. lực kế. B2: Móc quả nặng vào ròng rọc động, móc lực kế vào dây và kéo vật chuyển động quãng đường S. Đọc độ lớn và quãng đường chuyển động của lực kế. C1: 2 1 1 2 F F= C2: 2 1 2s s= C3: 1 2 A A= C4: Dùng ròng rọc động, được lợi bao nhiêu lần về lực thì bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Hoạt động 3: Định luật về công Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Thông báo: Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự TN trên. - Yêu cầu học sinh phát biểu định luật về công. - Thông báo trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng không lợi về lực: đòn bẩy. - Yêu cầu học sinh phát biểu đầy đủ định luật về công. - Phát biểu định luật về công. - Phát biểu đầy đủ định luật về công. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì bị thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Yêu cầu học sinh làm C5, C6. - Làm C5, C6. C5: a. Lực kéo nhỏ hơn 2 lần. b.Công thực hiện trong hai lần Trịnh Xuyến Vật lý 8 – Chương I: Cơ học 2010 bằng nhau. c. A = P.h = 500.1 = 500J. C6: a. 1 210 2 F P N= = 2 8l h m= = b. . 420.4 1680A P h J= = = Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập trong SBT. - Đọc phần “Có thể em chưa biết”. IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt, ngày tháng 12 năm 2010 Giáo án tuần 16 Tổ phó Nguyễn Thị Dung Trịnh Xuyến . ………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt, ngày tháng 12 năm 2010 Giáo án tuần 16 Tổ phó Nguyễn Thị Dung Trịnh Xuyến Vật lý 8 – Chương. ………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt, ngày tháng 12 năm 2010 Giáo án tuần 16 Tổ phó Nguyễn Thị Dung Trịnh Xuyến